Nhóm I có tỷ lệ số bệnh nhân bị quá kích buồng trứng (2,6%) lớn hơn nhóm III (2,3%), tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với P(I,III) > 0,05. Nhóm II không có trường hợp nào bị quá kích buồng trứng.
Nguyên nhân là do: Khoảng cách giữa đáp ứng tốt và quá kích buồng trứng là rất nhỏ. Số lượng nang noãn phát triển thể hiện sự đáp ứng của buồng trứng với phác đồ KTBT. Buồng trứng đáp ứng càng tốt, số lượng nang noãn phát triển càng nhiều thì nguy cơ quá kích buồng trứng càng cao.
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh LH tạo ra sẽ có tác dụng kích thích các giai đoạn phát triển cuối cùng của nang noãn, làm chín nang noãn và gây phóng noãn khoảng 34-36 giờ sau đó.
Sau khi phóng noãn, hoàng thể sẽ được tạo thành. Nếu không có thai, hoàng thể tồn tại khoảng 10 –14 ngày. Nếu có thai, hoàng thể tồn tại đến tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ.
1.4. sử dụng thuốc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Trong phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm, thuốc sử dụng được chia thành 2 pha:
Kích thích buồng trứng
Hỗ trợ hoàng thể.
1.4.1. Kích thích buồng trứng [8][16][24]
Kích thích buồng trứng (KTBT) là bước quan trọng quyết định thành công của chu trình IVF.
Nguyên tắc chung của các phác đồ KTBT là làm tăng nồng độ FSH trong huyết thanh kéo dài để tăng số lượng nang noãn phát triển ở cả hai buồng trứng, số noãn và số phôi thu được sẽ nhiều hơn. Nhờ đó có cơ hội để lựa chọn nhiều phôi chất lượng tốt, có khả năng làm tổ cao để chuyển vào buồng tử cung. Số phôi còn lại sau chuyển phôi còn có thể trữ lạnh, sử dụng lại sau này, góp phần làm tăng khả năng có thai của bệnh nhân với một lần KTBT. Ngoài ra, phác đồ KTBT còn tạo điều kiện nội mạc tử cung thuận lợi cho sự làm tổ của phôi.
Để có một chu trình IVF có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau kích thích buồng trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành.
Ban đầu, FSH ngoại sinh được sử dụng đơn thuần để kích thích các nang noãn phát triển. Tuy nhiên trong khoảng 20 – 30% các chu kỳ KTBT, các nang noãn phát triển không đồng bộ, có sự tăng đột ngột đỉnh LH nội sinh gây hiện tượng hoàng thể hoá sớm, rụng trứng sớm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc hủy bỏ chu trình điều trị.
Do đó vào những năm 1980, các thuốc tương tự GnRH (GnRH agonist: GnRHa) đã được sử dụng phối hợp với FSH nhằm ngăn ngừa đỉnh LH nội sinh trước khi thu hoạch noãn làm tăng tỷ lệ có thai. Sự phối hợp này đã được chứng minh là có hiệu quả hơn hẳn so với việc dùng FSH đơn thuần [20].
Cũng với mục đích ngăn ngừa đỉnh LH nội sinh, hiện nay nhiều trung tâm đã nghiên cứu đưa chất đối kháng GnRH (GnRH antagonist: GnRH anta) vào sử dụng trên lâm sàng và thu được những kết quả khả quan.
Hiện nay các phác đồ KTBT luôn bao gồm: FSH/ GnRHa hoặc GnRH anta/ hCG.
Việc lựa chọn phác đồ KTBT do bác sĩ quyết định, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ với nguyên tắc: Thu được số lượng nang noãn cần thiết cho thụ tinh trong ống nghiệm, lượng thuốc sử dụng ở mức tối thiểu và hạn chế được quá kích buồng trứng.
1.4.1.1. Thuốc sử dụng trong kích thích buồng trứng
FSH [5][9]
Đặc tính chung:
FSH là hormon do tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích phát triển và làm trưởng thành các nang noãn và noãn.
Các chất có hoạt tính FSH bao gồm:
- Urofollitropin: được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ sau mãn kinh, có hoạt tính FSH.
- Human menopausal gonadotropin (Menotropin): được chiết xuất và tinh chế từ nước tiểu phụ nữ sau mãn kinh, chứa hoạt tính FSH và LH với hàm lượng tương đương.
Follitropin alpha, Follitropin beta: Hormon tái tổ hợp FSH của người.
Gonadotropin huyết thanh được lấy từ huyết thanh ngựa cái mang thai, hiện nay ít dùng.
Chế phẩm FSH tái tổ hợp có nhiều ưu điểm hơn các chế phẩm FSH chiết xuất từ nước tiểu: độ tinh khiết cao (99%), không chứa LH. Sử dụng FSH trong kích thích buồng trứng đạt được nhiều nang noãn phát triển đều đặn hơn, số phôi thu được, tỷ lệ có thai tăng lên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng FSH tái tổ hợp có hiệu quả điều trị tốt hơn FSH có nguồn gốc từ nước tiểu. [19][24]
Dạng thuốc và hàm lượng
Bột pha tiêm (kèm dung môi):
Urofollitropin: ống 100 IU, 150 IU.
Menotropin: ống 75 IU FSH + 75 IU LH; 150 IU FSH + 150 IU LH.
Follitropin alpha: ống 75 IU, 150 IU.
Follitropin beta: ống 50 IU, 75 IU, 100 IU, 150 IU. Ngoài ra, Follitropin beta còn được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng 50 IU, 75 IU, 100 IU, 150 IU, 200 IU/ lọ.
Cách dùng và liều lượng:
Urofollitropin, Menotropin dùng theo đường tiêm bắp. Follitropin alpha và Follitropin beta dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Trong KTBT, liều dùng của FSH ban đầu tuỳ thuộc vào từng người bệnh, dựa theo tuổi, thể trọng, đặc điểm nội tiết và tiền sử đáp ứng của người bệnh. Liều FSH ban đầu thông thường được sử dụng là từ 100 – 300 IU/ ngày. Liều dùng sau đó tuỳ thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Thuốc phải được dùng với liều thấp nhất có hiệu quả.
GnRHa [5][9]
Đặc tính chung:
GnRHa là những thuốc tổng hợp có cấu trúc tương tự GnRH. GnRHa có thời gian bán thải dài hơn và hoạt tính sinh học mạnh hơn so với GnRH tự nhiên.
Khi bắt đầu sử dụng, GnRHa gây tăng tiết cả hai hormon FSH và LH, sau đó nếu sử dụng liên tục GnRHa (khoảng 10 –14 ngày) sẽ gây giảm tiết FSH, LH vì các thụ thể ở tuyến yên sẽ giảm về số lượng và tính nhạy cảm đối với GnRH nội sinh. Hiệu quả quan trọng của GnRHa trong KTBT là ngăn ngừa đỉnh LH nội sinh trước khi thu hoạch noãn.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Buserelin (Suprefact): Thuốc tiêm 1 mg (dạng acetat)/ ml và phun mũi (dạng acetat): 100 microgam/ liều xịt định trước.
Leuprorelin acetat (Prostap, Lucrin, Enantone): Bột pha tiêm: 3,75 mg + dung môi 1 hoặc 2 ml hoặc bột pha tiêm 5 mg/ ml.
Goserelin (Zoladex): 3,6 mg (base); 10,8 mg (base), chứa trong 1 bơm tiêm chuyên dụng cấy dưới da 1 lần.
Triptorelin (Decapeptyl, Dipherilin): Bột pha tiêm 0,1 mg; 3,75 mg + dung môi 1 ml hoặc 2ml.
Nafarelin (Synarel): Thuốc xịt mũi: 1 xịt = 200 microgam.
Cách dùng và liều lượng:
Được dùng theo đường tiêm dưới da, tiêm bắp, hoặc xịt mũi. Liều dùng tuỳ thuộc vào từng chế phẩm.
c. GnRH anta [7][12]
Đặc tính chung:
GnRH anta là những thuốc tổng hợp cũng có cấu trúc tương tự GnRH, nhưng nhiều vị trí acid amin bị thay đổi. GnRH anta không làm tăng tiết FSH và LH, mà ngược lại cạnh tranh với GnRH tại thụ thể làm ức chế việc tiết FSH và LH của tuyến yên chỉ vài giờ sau khi sử dụng. Do đó nồng độ LH nội sinh trong cơ thể được kiểm soát. Khi phối hợp với FSH để KTBT, GnRH anta được sử dụng vào thời điểm có nguy cơ xuất hiện đỉnh LH nội sinh.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Cetrorelix: Bột pha tiêm 0,25 mg + 1 ml dung môi.
Ganirelix: Dung dịch tiêm 0,25 mg/ 0,5 ml.
Cách dùng và liều lượng:
GnRH anta được dùng qua đường tiêm dưới da, liều sử dụng là 0,25 mg/ ngày.
d. hCG (Human Chorionic Gonadotropin) [5][8]
Đặc tính chung:
Là một hormon do nhau thai của phụ nữ có thai tiết ra và được lấy từ nước tiểu phụ nữ sau mãn kinh.
hCG có tác dụng giống LH nhưng mạnh hơn và kéo dài hơn. Trong KTBT, hCG được dùng thay thế để tạo đỉnh LH thay cho đỉnh LH nội sinh giúp cho sự trưởng thành cuối cùng của nang noãn trước khi chọc hút noãn.
Chế phẩm hCG được sử dụng hiện nay là chế phẩm được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Bột pha tiêm (kèm dung môi): hCG ống 1500 IU, 2000 IU, 5000 IU, 10000 IU
Cách dùng và liều lượng:
hCG được dùng qua đường tiêm bắp với liều duy nhất 5000 – 10000 IU.
1.4.1.2. Các phác đồ thuốc kích thích buồng trứng
Hiện nay có ba phác đồ thường được sử dụng là:
Phác đồ dài: gồm FSH/ GnRHa/ hCG
Phác đồ ngắn dùng GnRHa: gồm FSH/ GnRHa/ hCG
Phác đồ ngắn dùng GnRH anta: gồm FSH/ GnRH anta/ hCG
Việc phân chia phác đồ dài và phác đồ ngắn là dựa vào thời gian sử dụng của GnRHa và GnRH anta.
Phác đồ dài [9][12][24]
Phác đồ được sử dụng cho những bệnh nhân đáp ứng tốt với KTBT.
Cách sử dụng:
Bắt đầu dùng GnRHa vào ngày thứ 1 hoặc ngày thứ 19 – 21 của chu kỳ kinh.
Dùng kéo dài 10 –14 ngày, giảm liều của GnRHa xuống một nửa và bắt đầu dùng FSH.
Kiểm tra sự phát triển của nang noãn qua siêu âm và định lượng nội tiết tố estradiol trong máu.
Tiêm hCG để kích thích phóng noãn.
- Chọc hút noãn 34 – 36 giờ sau khi tiêm hCG.
ưu nhược điểm của phác đồ:
Với phác đồ này, sự phát triển của nang noãn đồng bộ hơn các phác đồ khác, hạn chế được gần như hoàn toàn đỉnh LH nội sinh, tránh được hiện tượng rụng trứng sớm và hoàng thể hoá sớm. Số noãn thu được trong một chu kỳ điều trị cao. Hiện tại đây vẫn là phác đồ có tỷ lệ thành công cao nhất.
Mặc dù có nhược điểm là số lượng thuốc sử dụng lớn dẫn đến tăng giá thành điều trị, cho đến nay đây vẫn là phác đồ sử dụng phổ biến nhất.
b. Phác đồ ngắn dùng GnRHa [9][12][24]
Cách dùng:
Bắt đầu dùng GnRHa vào ngày thứ 2 của chu kỳ.
- Ngày thứ 3 của chu kỳ: Giảm liều GnRHa xuống một nửa. Bắt đầu dùng FSH.
Theo dõi và tiến hành chọc hút noãn như phác đồ dài.
Ưu nhược điểm của phác đồ:
Phác đồ này có ưu điểm là GnRHa và FSH chỉ được sử dụng từ đầu chu kỳ nên lượng thuốc sử dụng ít hơn nên giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên hiệu quả kiểm soát đỉnh LH nội sinh kém hơn phác đồ khác.
Hiện nay phác đồ được sử dụng cho những bệnh nhân đáp ứng kém với KTBT.
c. Phác đồ ngắn dùng GnRH anta [7][22]
Cách dùng:
Bắt đầu dùng FSH vào ngày thứ 2 của chu kỳ.
Dùng thêm GnRH anta vào ngày thứ 6 – 7 của sau khi dùng FSH.
Tiếp tục theo dõi và chọc hút noãn như hai phác đồ trên.
Ưu nhược điểm của phác đồ:
Đây là phác đồ đang được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng. GnRH anta có tác dụng ngăn ngừa đỉnh LH nội sinh trong thời gian ngắn sau khi sử dụng. Với phác đồ này, thời gian dùng thuốc ngắn hơn, chi phí điều trị của bệnh nhân thấp hơn các phác đồ khác. Ngoài ra, còn làm tăng tỷ lệ thành công ở những bệnh nhân đáp ứng kém với KTBT [7][17].
Hỗ trợ hoàng thể [5][9][12]
Sau khi chọc hút noãn, bệnh nhân được sử dụng thuốc nhằm hỗ trợ hoàng thể. Thuốc sử dụng là: Progesteron.
Đặc tính chung:
Progesteron là một hormon được tiết ra chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Progesteron có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung và rất cần thiết cho quá trình mang thai. Trong chu trình IVF, Progesteron được sử dụng làm thuốc trợ thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Các chế phẩm Progesteron sử dụng có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.
Dạng thuốc và hàm lượng
Chế phẩm tự nhiên:
Dung dịch dầu để tiêm bắp: ống tiêm: 25 mg/ ml, 50 mg/ ml, 50 mg/ ml, 100 mg/ 2ml.
Gel bôi âm đạo: 4%, 8%.
Viên nang: 100 mg.
Chế phẩm tổng hợp:
Hydroxyprogesteron caproat: viên nén 5 mg, ống tiêm dung dịch dầu 1 ml và 2 ml chứa 125 mg và 250 mg.
Medroxyprogesteron acetat: viên nén 50 mg và 100 mg, hỗn dịch tiêm bắp 500 mg/ 2,5 ml.
Medrogesteron: viên 5 mg.
Megesterol: viên nén 40 mg.
Dihydroprogesteron: viên nén 5 mg.
Cách dùng và liều lượng:
Trong pha hỗ trợ hoàng thể, thuốc bắt đầu được dùng ngay sau khi chọc hút noãn, dùng trong 15 ngày. Nếu có thai, bệnh nhân dùng tiếp đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Liều lượng thuốc tuỳ thuộc vào từng loại chế phẩm.
1.4.3. Đáp ứng bất thường trong điều trị [9][19][24]
Biến chứng quan trọng nhất và thường gặp nhất là Hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT). Đây là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng trứng đối với các thuốc KTBT, chiếm khoảng 1 – 30% tổng số các trường hợp điều trị.
Triệu chứng thường gặp: bụng đau tức, buồn nôn, nôn, tăng cân nhanh, hai buồng trứng lớn và đau, nặng hơn có thể dẫn đến phù, tràn dịch màng phổi.
Hầu hết HCQKBT đều phục hồi hoàn toàn và không để lại di chứng.
Để dự phòng HCQKBT có thể giảm liều hoặc ngừng sử dụng FSH hoặc không cho hCG.
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân được điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm có kích thích buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 1/1/2004 đến 31/12/2004.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Khảo sát hồi cứu trên hồ sơ bệnh án lưu trữ tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ sản trung ương. Ghi chép những thông tin cần thiết của từng bệnh nhân vào phiếu thu thập thông tin (Phụ lục I).
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm tuỳ theo loại phác đồ KTBT:
Nhóm I: Nhóm sử dụng phác đồ dài
Nhóm II: Nhóm sử dụng phác đồ ngắn dùng GnRHa
Nhóm III: Nhóm sử dụng phác đồ ngắn dùng GnRH anta
và khảo sát theo những chỉ tiêu nghiên cứu sau:
Những đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
Độ tuổi bệnh nhân
Nguyên nhân vô sinh
Phân loại vô sinh
Tình hình sử dụng thuốc
Các thuốc sử dụng
Các phác đồ thuốc kích thích buồng trứng sử dụng
Sử dụng thuốc hỗ trợ hoàng thể
Hiệu quả của phác đồ:
Số noãn thu được
Số phôi thu được
Kết quả có thai
Đáp ứng bất thường trong điều trị
2.2.3. Xử lý số liệu
Các số liệu được mã hoá và xử lý bằng phần mềm Excel 6.0. Các khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê nếu P <0,05 (Độ tin cậy 95%).
Chương 3
kết quả nghiên cứu và bàn luận
Trong số những bệnh nhân được điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2004 thì có tất cả 587 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
Kết quả nghiên cứu như sau:
3.1. đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Độ tuổi của bệnh nhân
Trong số 587 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 51, ít tuổi nhất là 21, trung bình là 34,0 ± 5,2. Tuổi của bệnh nhân được chia thành các nhóm:
- Từ 21 – 30 tuổi: Tuổi sinh đẻ phổ biến
- Từ 31 – 35 tuổi: Tuổi còn phù hợp với sinh đẻ
- Từ 35 – 40 tuổi: Tuổi muộn có thai
- Từ 40 – 51 tuổi: Tuổi khó có thai
Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Độ tuổi của bệnh nhân
Tuổi
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Số BN
Tỷ lệ(%)
Số BN
Tỷ lệ(%)
Số BN
Tỷ lệ(%)
21 – 30
129
37,0
7
11,7
23
12,9
31 – 35
153
43,9
12
20,0
53
29,8
36 – 40
46
13,2
24
40,0
73
41,0
40 – 51
21
5,9
17
28,3
29
16,3
Tổng
349
100,0
60
100,0
178
100,0
Tuổi TB
32,3 ± 4,7
37,6 ± 4,6
36,3 ± 4,9
Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị tuổi trung bình của bệnh nhân
Nhận xét
ở nhóm I: có đến 80,9% bệnh nhân ở lứa tuổi 35 tuổi.
ở nhóm II: tỷ lệ bệnh nhân > 35 tuổi (68,3%) chiếm ưu thế hơn so với bệnh nhân < 35 tuổi (31,7%).
ở nhóm III: tỷ lệ bệnh nhân từ 31 – 40 tuổi (70,8%) chiếm ưu thế hơn so với các độ tuổi khác (29,2%).
Về độ tuổi trung bình ở các nhóm (được minh hoạ ở hình 3.1) cho thấy rõ bệnh nhân ở nhóm I có độ tuổi trung bình thấp hơn so với bệnh nhân ở nhóm II và nhóm III, sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê với P(I,II) 0,05.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đáp ứng kém với KTBT như: phẫu thuật buồng trứng, viêm tử cung, nhiễm độc hoá chất, do tia xạ.... trong đó yếu tố được biết đến đầu tiên và quan trọng hàng đầu là tuổi của bệnh nhân. Tuổi của bệnh nhân càng lớn thì khả năng đáp ứng với KTBT giảm, và do đó hiệu quả điều trị giảm. [24]
3.1.2. Nguyên nhân vô sinh
Các nguyên nhân gây vô sinh được chỉ định trong IVF của chúng tôi gồm có: Nguyên nhân do tắc vòi trứng; nguyên nhân khác gồm: nguyên nhân do chồng, nguyên nhân do chồng + vợ (do buồng trứng, lạc nội mạc tử cung) và các trường hợp không rõ nguyên nhân. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2. Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân
Nhóm
Tắc
vòi trứng
Nguyên nhân khác
Không rõ nguyên nhân
Tổng
Nhóm I
Số BN
245
50
54
349
Tỷ lệ (%)
72,2
14,3
15,5
100,0
Nhóm II
Số BN
50
3
7
60
Tỷ lệ (%)
83,3
5,0
11,7
100,0
Nhóm III
Số BN
142
9
27
178
Tỷ lệ (%)
79,8
5,1
15,1
100,0
Tổng 3 nhóm
Số BN
437
62
88
587
Tỷ lệ (%)
74,5
10,6
14,9
100,0
Nhận xét:
Trong số các nguyên nhân vô sinh ở cả 3 nhóm thì vô sinh do tắc vòi trứng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các nguyên nhân vô sinh khác (ở nhóm I, II và III lần lượt là 72,2%; 83,3%; 79,8%).
Thành công của IVF phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh, IVF cho kết quả cao nhất ở nhóm nguyên nhân do tắc vòi trứng [16]. Chỉ định chính của IVF là các trường hợp tắc vòi trứng và điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của chúng tôi.
Theo Trịnh Phương Nhung thì trong tổng số các bệnh nhân điều trị bằng phương pháp IVF tại Viện BVBMVTSS năm 2002 thì nguyên nhân vô sinh do tắc vòi trứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân vô sinh: 76,1%. [11]
Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị nguyên nhân vô sinh
3.1.3. Phân loại vô sinh
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát loại vô sinh theo hai nhóm: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Phân loại vô sinh
Phân loại vô sinh
Nguyên phát
Thứ phát
Tổng
Nhóm I
Số BN
164
185
349
Tỷ lệ (%)
47,0
53,0
100,0
Nhóm II
Số BN
25
35
60
Tỷ lệ (%)
41,7
58,3
100,0
Nhóm III
Số BN
63
115
178
Tỷ lệ (%)
35,4
64,6
100,0
Tổng 3 nhóm
Số BN
252
335
587
Tỷ lệ (%)
42,9
57,1
100,0
Hình 3.3. Biểu đồ biểu thị phân loại vô sinh
Nhận xét:
Tính chung cho tất cả 587 bệnh nhân, vô sinh thứ phát chiếm ưu thế hơn so với vô sinh nguyên phát (57,1% so với 42,9%). Tỷ lệ vô sinh thứ phát ở 3 nhóm I, II và III lần lượt là: 53,0%; 58,3%; 64,6%.
Theo Nguyễn Đức Mạnh, tỷ lệ vô sinh do tắc vòi trứng ở vô sinh thứ phát (56,7%) cao hơn so với vô sinh nguyên phát (34,9%), rất có ý nghĩa thống kê với P < 0,01 [10]. Mà chỉ định chính của IVF là cho các trường hợp vô sinh do tắc vòi trứng. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân vô sinh thứ phát chiếm ưu thế so với vô sinh nguyên phát trong nghiên cứu của chúng tôi.
3.2. Tình hình sử dụng thuốc
3.2.1. Các thuốc sử dụng
Khi tiến hành điều trị bằng phương pháp IVF, dù được KTBT theo phác đồ nào thì tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng các thuốc sau:
Nhóm thuốc KTBT: bao gồm:
FSH
GnRHa hoặc GnRH anta
hCG
Thuốc hỗ trợ hoàng thể: Progesteron
Kết quả khảo sát các thuốc sử dụng như sau:
3.2.1.1. FSH
FSH sử dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4. FSH được sử dụng
Tên thuốc
Biệt dược
Dạng thuốc
Hàm lượng
Đường dùng
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Follitropin alpha
Gonal F
Bột pha tiêm
75,150 IU/ống
TDD
249
42,4
Follitropin
beta
Puregon
Dung dịch tiêm
50,75,100 IU/lọ
TDD
338
57,6
Tổng
587
100,0
Nhận xét:
2 loại FSH được sử dụng là Follitropin alpha và Follitropin beta với tỷ lệ sử dụng Follitropin beta nhiều hơn so với Follitropin alpha (57,6% so với 42,4%). Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hà (2004) thì hiệu quả điều trị của Follitropin alpha và Follitropin beta là như nhau [6]. Do vậy việc sử dụng 2 thuốc là theo thói quen của bác sĩ.
3.2.1.2. GnRHa
Được sử dụng cho bệnh nhân nhóm I và nhóm II với tổng số 409 bệnh nhân. Các GnRHa sử dụng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.5. GnRHa được sử dụng
Tên thuốc
Biệt dược
Dạng thuốc
Hàm lượng
Đường dùng
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Triptorelin
Decapeptyl
Dipheralin
Bột pha tiêm
0,1mg/lọ
TDD
317
77,5
Buserelin
Suprefact
Dung dịch tiêm
6mg/ 6ml
TDD
92
22,5
Tổng
409
100,0
Nhận xét:
Có hai loại GnRHa được sử dụng là Triptorelin và Buserelin. Trong đó Triptorelin được sử dụng nhiều hơn (77,5%), Buserelin được sử dụng ít hơn (22,5%). Cả hai loại đều được tiêm dưới da.
3.2.1.3. GnRH anta
GnRH anta được dùng cho bệnh nhân ở nhóm III với tổng số 178 bệnh nhân. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6. GnRH anta được sử dụng
Tên thuốc
Biệt dược
Dạng thuốc
Hàm lượng
Đường dùng
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Cetrorelix
Cetrotide
Bột pha tiêm
0,25 mg/lọ
TDD
67
37,6
Ganirelix
Orgalutran
Dung dịch tiêm
0,25mg/
0,5 ml
TDD
111
62,4
Tổng
178
100,0
Nhận xét:
Có hai loại GnRH anta được sử dụng là: Cetrorelix và Ganirelix, trong đó Ganirelix được sử dụng nhiều hơn Cetrorelix (62,4% so với 37,6%).
3.2.1.4. hCG
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 1 chế phẩm hCG được sử dụng trong KTBT cho tất cả các bệnh nhân:
Bảng 3.7. hCG được sử dụng
Tên thuốc
Biệt dược
Dạng thuốc
Hàm lượng
Đường dùng
hCG
Pregnyl
Bột pha tiêm
5000 IU/ ống
TB
3.2.1.5. Progesteron
Chỉ có một chế phẩm Progesteron được sử dụng cho tất cả 587 bệnh nhân:
Bảng 3.8. Progestron được sử dụng
Tên thuốc
Biệt dược
Dạng thuốc
Hàm lượng
Đường dùng
Progesteron
Utrogestran
Viên nang
100 mg
Đặt âm đạo
3.2.2. Các phác đồ thuốc kích thích buồng trứng sử dụng
3.2.2.1. Phác đồ dài (Nhóm I)
Kết quả khảo sát 349 bệnh nhân dùng phác đồ dài cho thấy như sau:
Ngày bắt đầu dùng thuốc: Ngày thứ 19 – 21 hoặc ngày thứ 1 của chu kỳ kinh (trong đó ngày thứ 19 – 21 chiếm 87,9%, ngày thứ 1 chiếm 12,1%).
Thuốc bắt đầu dùng: GnRHa: liều 0,1 mg/ ngày.
Tiêm kéo dài 10 –14 ngày, kiểm tra sự ức chế tuyến yên qua định lượng estradiol/ máu, 2 ngày 1 lần. Khi đã khẳng định sự ức chế tuyến yên, giảm liều GnRHa xuống một nửa 0,05 mg/ ngày. Bắt đầu sử dụng FSH.
Liều FSH sử dụng ban đầu trong 6 ngày đầu là như nhau cho từng bệnh nhân.
Bắt đầu từ ngày thứ 6, bệnh nhân được siêu âm đo kích thước nang noãn và định lượng estradiol/ máu, 2 ngày 1 lần. Thay đổi liều FSH tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân.
Khi có ít nhất 1 nang noãn đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol tăng lên đáng kể thì bệnh nhân được tiêm một liều duy nhất hCG 5000 – 10000 IU.
Chọc hút noãn 34 - 36 giờ sau khi tiêm hCG.
Tổng thời gian dùng thuốc trung bình là 24,6 ± 1,5 (ngày).
3.2.2.2. Phác đồ ngắn dùng GnRHa (Nhóm II)
Có 60 bệnh nhân sử dụng. Kết quả khảo sát phác đồ cho thấy như sau:
Ngày bắt đầu dùng thuốc: ngày thứ 2 của chu kỳ kinh.
Thuốc sử dụng: GnRHa với liều 0,1 mg/ ngày.
Ngày thứ 3 của chu kỳ: giảm liều GnRHa xuống một nửa 0,05 mg/ ngày. Bắt đầu sử dụng FSH với liều 6 ngày đầu là như nhau cho từng bệnh nhân.
Bắt đầu từ ngày thứ 6, bệnh nhân được siêu âm đo kích thước nang noãn và định lượng estradiol/ máu, 2 ngày 1 lần. Thay đổi liều FSH tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân.
Khi có ít nhất 1 nang noãn đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol/ máu tăng lên đáng kể thì bệnh nhân được tiêm 1 liều duy nhất hCG 5000 – 10000 IU.
Chọc hút noãn 34 – 36 giờ sau khi tiêm hCG.
Tổng thời gian dùng thuốc là: 10,9 ± 0,9 ngày.
3.2.2.3. Phác đồ ngắn dùng GnRH anta (Nhóm III)
Có 178 bệnh nhân sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy như sau:
Ngày bắt đầu dùng thuốc: ngày thứ 2 của chu kỳ.
Thuốc sử dụng là FSH với liều 6 ngày đầu là như nhau cho từng bệnh nhân.
Bắt đầu từ ngày thứ 6, bệnh nhân được siêu âm đo kích thước các nang noãn và định lượng estradiol/ máu 2 ngày 1 lần, thay đổi liều lượng FSH tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân.
Vào ngày thứ 6 của FSH, khi có ít nhất một nang noãn đạt đường kính 14 mm thì bắt đầu dùng thêm GnRH anta với liều 0,25 mg/ ngày. Sử dụng song song FSH và GnRH anta.
Khi có ít nhất 1 nang đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol/ máu tăng lên đáng kể, bệnh nhân được tiêm 1 liều duy nhất hCG 5000 – 10000 IU.
Chọc hút noãn 34 – 36 giờ sau khi tiêm hCG.
Tổng thời gian dùng thuốc trung bình là 10,2 ± 1,3 ngày.
Phác đồ dài
GnRHa
FSH
10 – 14 ngày
N1/N19-21
Chu kỳ kinh
hCG
Tiêm hCG khi có ít nhất 1 nang đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol
tăng lên đáng kể. Chọc hút 34 –36 giờ sau khi tiêm hCG
hCG
N2 N3
Chu kỳ kinh
Phác đồ ngắn dùng GnRHa
FSH
Tiêm hCG khi có ít nhất 1 nang đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol
tăng lên đáng kể. Chọc hút 34 –36 giờ sau khi tiêm hCG
GnRHa
N2
Chu kỳ kinh
Phác đồ ngắn dùng GnRH anta
Tiêm hCG khi có ít nhất 1 nang đạt đường kính 18 mm và nồng độ estradiol
tăng lên đáng kể. Chọc hút 34 –36 giờ sau khi tiêm hCG
hCG
Nang 14 mm
FSH
GnRH anta
Hình 3.4. Các phác đồ thuốc sử dụng trong KTBT
* Nhận xét chung về sử dụng 3 phác đồ:
Nguyên tắc chung: Cả 3 phác đồ đều dựa trên một nguyên tắc chung là sử dụng FSH để kích thích sự phát triển của nang noãn. Các phác đồ chỉ khác nhau về thời điểm sử dụng chất ức chế đỉnh LH nội sinh là GnRHa hoặc GnRH anta.
Về sử dụng từng thuốc trong phác đồ:
GnRHa: liều sử dụng như nhau trong phác đồ dài và phác đồ ngắn dùng GnRHa: liều dùng khởi đầu là 0,1 mg/ ngày, bắt đầu giảm 0,05 mg/ ngày từ thời điểm dùng FSH.
FSH: Không có mức liều chuẩn thống nhất cho tất cả các bệnh nhân. Liều FSH được dựa trên sự đáp ứng của từng bệnh nhân.
Tổng liều FSH được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.9. Tổng liều FSH sử dụng (IU)
Nhóm I (n=349)
Nhóm II (n=60)
Nhóm III (n=178)
2107,1 ± 549,0
2940,8 ± 619,4
2819,7 ± 705,8
P(I,II) < 0,05
P(II,III) > 0,05
P(I,III) < 0,05
Hình 3.5. Biểu đồ biểu thị tổng liều FSH sử dụng (IU)
Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy: Tổng liều FSH ở nhóm I thấp hơn hẳn so với nhóm II và nhóm III. Sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê với P(I,II) và P(I,III) 0,05.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về độ tuổi trung bình giữa các nhóm: ở nhóm II và nhóm III, bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng với KTBT kém nên cần liều FSH lớn, trong khi đó bệnh nhân ở nhóm I có đáp ứng tốt với KTBT nên chỉ cần liều FSH nhỏ cũng có thể gây được đáp ứng.
hCG: được sử dụng như nhau trong cả 3 phác đồ.
Tổng thời gian dùng thuốc KTBT: Được minh họa trong hình 3.6
Hình 3.6. Biểu đồ biểu thị tổng thời gian dùng thuốc KTBT (ngày)
Trong 3 nhóm thì nhóm I có tổng thời gian dùng thuốc KTBT trung bình là lớn nhất, lớn hơn hẳn 2 nhóm còn lại, sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê với P(I,II) , P(I,III) < 0,05.
Nhóm III có tổng thời gian dùng thuốc KTBT nhỏ hơn nhóm II, tuy nhiên sự khác nhau này là không có ý nghĩa thống kê với P(II,III) > 0,05.
3.2.2. Sử dụng thuốc hỗ trợ hoàng thể:
Sau khi chọc hút noãn, bệnh nhân được sử dụng Progesteron hỗ trợ hoàng thể: Liều sử dụng: 400 mg/ ngày chia 4 lần. Sử dụng trong vòng 15 ngày, nếu kiểm tra có thai thì dùng kéo dài đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Đây là phác đồ dùng chung cho tất cả các bệnh nhân.
3.3. Hiệu quả sử dụng thuốc
3.3.1. Số noãn thu được
Sau khi dùng phác đồ thuốc KTBT, bệnh nhân được chọc hút noãn. Số noãn trung bình t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN009.doc