Đề tài Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại tỉnh Cà Mau từ năm 1998 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai.

Có hai kiểu phân loại tranh chấp đất đai, hoặc là phân theo mục đích sử dụng (tranh chấp về quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng) hoặc là phân theo chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đất đai gồm: tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị (gọi chung là tổ chức); giữa tổ chức với tổ chức.

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thậm chí nhảy vào chiếm giữ tranh chấp rất quyết liệt, có số trường hợp đất hoang hóa sau giải phóng Nhà nước ta xây dựng nông trường (gần 30 năm) nay chủ cũ ngang nhiên vào giành lại. Mặt khác do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi lại một phần đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân để mở rộng đô thị, mở rộng khu công nghiệp, các công trình công cộng của Nhà nước việc thực hiện chính sách đền bù giải tỏa từng thời điểm có khác nhau, trước Luật Đất đai năm 1993 ta thu hồi chỉ bồi hoàn hoa màu và các vật kiến trúc có trên mặt đất, nay đất đó đã giao cấp lại cho cán bộ và nhân dân, và đất có giá rất cao, người bị thu hồi đất có cảm giác họ như bị mất trắng còn số hộ nhận được đất, được hưởng lợi rất lớn. b. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại: b.1. Tình hình: Do kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, việc đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống ngày càng rộng rãi nên người dân lỉnh hội được chính sách pháp luật tăng lên đáng kể, làm cho người dân xóa đi những tập tục, những cái tôi của địa phương mình là những việc không rõ ràng cũng đi yêu cầu, khiếu nại. Kết quả đơn yêu cầu của người dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết ngày càng giảm. b.2. Kết quả: Tổng số đơn nhận được từ năm 1998 đến nay là 4555 đơn (từ năm 1999-2001: 3115 đơn, từ năm 2002 đến nay: 1440 đơn). Đã xử lý 2650 đơn, còn tồn động 1905 đơn. Số vụ thuộc thẩm quyền từ năm 1998 đến nay là 4555 đơn (năm 1999-2001: 3115 đơn, năm 2002 đến nay: 1440 đơn), số vụ việc được giải quyết là 2650 đơn. c. Công tác giải quyết tố cáo, vi phạm pháp Luật đất đai: c.1. Tình hình: Đơn tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai thời gian qua tuy không nhiều (từ năm 1998 đến nay có 07 đơn) nhưng nó cũng cho ta thấy được việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu của cán bộ ta còn yếu kém. Từ khi có chỉ thị 09/CT-TW, việc đơn tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai theo chiều hướng giảm (trước khi có chỉ thị 09/CT-TW là 04 đơn, sau khi có chỉ thị 09/CT-TW là 03 đơn). Do sự chỉ đạo kịp thời và kiên quyết của trung ương Đảng, của chính phủ, đồng thời cấp ủy Đảng chính quyền ban ngành toàn thể các cấp đã quan tâm chỉ đạo sâu sắc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo đã tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh, nên đã phát huy tính tích cực và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại tố cáo. Cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều người có trình độ, năng lực và kinh nghiệm, có bản lĩnh vững vàng, có trách nhiệm. Trong giải quyết biết lấy dân làm gốc, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tuân thủ nghiêm chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước c.2. Kết quả: Tổng số vụ tố cáo vi phạm về đất đai từ năm 1998 đến nay là 07 vụ (năm 1999 - 2001: 04 vụ, năm 2002 đến nay: 03 vụ), số lượng đã giải quyết: 07 vụ. 2. Các dạng tranh chấp: Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại tỉnh Cà Mau từ năm 1998 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai. Có hai kiểu phân loại tranh chấp đất đai, hoặc là phân theo mục đích sử dụng (tranh chấp về quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng) hoặc là phân theo chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đất đai gồm: tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị (gọi chung là tổ chức); giữa tổ chức với tổ chức. Tại tỉnh Cà Mau đã nổi lên một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua chỉ mang tính chất vận dụng chung Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và mới đây nhất là sự ra đời của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. Tỉnh Cà Mau chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng nhìn chung có thể khái quát một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết trong thời gian qua như sau: a. Đòi lại đất cũ: Dạng tranh chấp này trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra phổ biến và phức tạp được thể hiện ở những dạng sau: *Đòi lại đất cũ khi thực hiện chủ trương “nhường cơm sẻ áo” thời kỳ 1975- 1980: Ở dạng tranh chấp này người nhường đất hiện nay đời sống gặp nhiều khó khăn, không có đất sản xuất. Nhưng khi đó người được nhường hiện nay không canh tác trực tiếp trên phần đất đó hoặc sang nhượng cho người khác. Khi giải quyết dạng tranh chấp trên nếu căn cứ theo điều 2 Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổ bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 thì không giải quyết trả lại đất cho chủ cũ. Nhưng trong giải quyết tranh chấp đất đai phải kết hợp Luật Đất đai với các chính sách xã hội khác và đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chính vì vậy có trường hợp giải quyết trả lại một phần, có trường hợp trả lại tiền công khai phá ban đầu. * Đòi lại đất thời kỳ 1980 - 1990 đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất: Khi các hợp tác xã, tập đoàn bị giải thể thì phần lớn đất được trả về chủ cũ nhưng có một số bộ phận nông dân không lấy được đất vì người đang sử dụng phần đất đó ngoài ra không còn phần đất nào khác hoặc đã làm nhà ở vì không có chổ ở. Ở dạng tranh chấp này cũng tương tự như dạng trên cũng kết hợp Luật Đất đai với các chính sách xã hội khác nhau và đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chẳng hạn nếu người chủ cũ đòi lại đất mà hiện tại người này có kinh tế ổn định hoặc đã có đất canh tác đảm bảo cuộc sống, còn người đang canh tác chỉ sống nhờ chủ yếu vào phần đất đó thì giải quyết bằng cách người hiện đang canh tác phải trả tiền công cải tạo, khai phá trước đây cho chủ cũ hay là chia đôi khi có trường hợp trả lại hoàn toàn phần đất đó. Khi giải quyết dạng tranh chấp này gặp một số khó khăn như trường hợp chủ cũ hiện nay gặp khó khăn không có đất sản xuất và người đang sử dụng đất thì đời sống chủ yếu dựa vào phần đất nói trên. Khi giải quyết trả lại một phần hay chia đôi thì người đang sử dụng phần đất đó cho rằng họ sử dụng ổn định lâu dài và có đóng thuế sử dụng đất về phía chủ cũ họ đưa ra chứng cứ chứng minh đất này là của họ nay gia đình gặp khó khăn nên xin lại một phần. Khi giải quyết dạng này chủ yếu là hòa giải. * Đòi lại đất hay đòi lại tiền hoa lợi khi thực hiện chính sách “trang trải” đất đai thời kỳ 1981 – 1983: Khi thực hiện chủ trương này có Quyết định 13/HĐ-BT của Hội Đồng Bộ Trưởng là phải bồi thường hoa lợi trên phần đất đó (công cải tạo, cây trồng, hoa màu trên phần đất đó). Riêng tỉnh Cà Mau có quyết định 152/QĐ-UB của UBND tỉnh Cà Mau quy định nếu người được nhường đất phải trả tiền hoa lợi cho người nhường, giá trị bồi hoàn được tính 50 -70% Năng suất của năm gần nhất (hay tính theo hạng đất). Trường hợp trong thời gian thực hiện chủ trương, người nhận đất không bồi hoàn hoa lợi theo những quy định lúc bấy giờ đến những năm gần đây khi phát sinh tranh chấp thì người nhận đất phải thực hiện theo quyết định mới số 214/QĐ-UB của UBND tỉnh ban hành năm 1994 là bồi hoàn 100% giá trị đất tính theo giá trị hiện tại. Khó khăn ở dạng này là tìm ra chứng cứ xác minh là đã trả hoa lợi hay chưa cho chủ lúc bấy giờ. * Đòi lại đất của chủ cũ mà trước đây chủ cũ đã tự ý bỏ đất đi: Khi mà giá trị đất ngày càng tăng cao thì vấn đề tranh chấp đòi lại đất diễn ra khá nhiều. Trường hợp trước đây vì chạy giặc hay gia đình gặp khó khăn đã để lại đất cho người gần đó canh tác, hay tự ý bỏ đi một thời gian, chính quyền nơi đó đã giao cho một số hộ hiện thời không có đất để canh tác. Giải quyết dạng tranh chấp này nếu thông qua kết quả xác minh mà chủ cũ tự ý bỏ đất không canh tác mà được chính quyền giao cho người khác sử dụng ổn định lâu dài từ trước đến nay thì không giải quyết trả lại (theo điều 2 Luật Đất đai năm 1993), có trường hợp giải quyết bồi hoàn hay trả lại một phần đất. Khi giải quyết ở dạng tranh chấp này thường là vấn đề chứng cứ để xác nhận phần đất này là của họ trước kia là tự ý bỏ đi hay vì một lý do khác nay gia đình gặp khó khăn về xin lại một phần đất để sinh sống. Ví dụ: Báo cáo xác minh đơn yêu cầu của bà Phạm Thị Trọng, ngụ ấp 6, xã trí Phải, huyện Thời Bình, tỉnh Cà Mau. * Nội dung đơn yêu cầu: Bà Phạm Thị Trọng yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau xem xét lại Quyết định số 914/QĐ-UB ngày 14 tháng 6 năm 2002 của UBND huyện Thời Bình là không trả lại phần đất đang tranh chấp 32.760 m2 cho bà Trọng. * Nguồn gốc đất: Do Ông Phạm Văn Huê chồng bà Trọng khai phá vào năm 1940. * Hiện trạng: Phần đất đang tranh chấp là phần đất sản xuất nông nghiệp do các ông Phát, Đạt, Giàu trực tiếp quản lý. * Diễn biến: Theo trình bày của bà Phạm Thị Trọng vào năm 1960 gia đình bà có cho gia đình bà Hồ Thị Thời (mẹ ruột của ông Phát, Đạt, giàu) thuê để sản xuất nông nghiệp với diện tích là 3 ha mỗi năm bà Thời đóng 30 dạ lúa, bà Thời đóng được 7 năm (năm 1960- 1967). Năm 1986 ông Huê mất, bà Thời có đưa 3 tấm dán để đóng hòm, vì vậy được trừ vào 3 năm thuê đất. Từ thời điểm này, ông Phát, Đạt, Giàu tiếp tục canh tác trên phần đất tranh chấp, bà Trọng cho rằng vào năm 1970 cho đến các năm trở về sau năm nào bà cũng trở về yêu cầu các ông Phát, Đạt, Giàu trả lại đất. Sự việc được chuyển đến UBND xã Trí Phải hòa giải nhưng không thành, vụ việc được chuyển đến UBND huyện Thời Bình giải quyết. Ngày 14/06/2002 chủ tịch UBND huyện Thời Bình ra Quyết định số 914/ QĐ-UB giữ nguyên hiện trạng phần đất đó cho các ông Phát, Đạt, Giàu tiếp tục quản lý sử dụng. Bà Trọng yêu cầu đến UBND tỉnh. Sau khi xem xét hồ sơ và biên bản làm việc lúc 13 giờ ngày 11/09/2002 bà Phạm Thị Trọng cũng thừa nhận phần đất nói trên do các ông Phát, Đạt, Giàu quản lý sử dụng ổn định đến nay, gia đình bà Trọng không canh tác trên phần đất này. Báo cáo số 49/BC-ĐC báo cáo về việc xác minh đơn yêu cầu của bà Trọng ngày 04/11/2002 và thanh tra Sở Địa chính có kiến nghị như sau (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) + Kiến nghị với UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định chuẩn y Quyết định số 914/ QĐ-UB ngày 14/02/2002 của UBND huyện Thời Bình. + Bác đơn yêu cầu của bà Phạm Thị Trọng. Qua vụ việc ta thấy giải quyết không trả lại đất cho bà Trọng là hợp lý căn cứ vào điều 2 tiết 2 của Luật Đất đai năm 1993 thì việc khiếu nại yêu cầu của bà Trọng là không có căn cứ. Vì đất bà Trọng bỏ đi và các ông Phát, Đạt, Giàu sử dụng ổn định. b. Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ: Trường hợp này thường là đất mượn của người khác canh tác rồi sang bán không có giấy tờ, chỉ làm giấy chuyển nhượng bằng tay không có xác nhận của chính quyền địa phương… giải quyết dạng này thu hồi đất trả về chủ cũ. Ví dụ: Báo cáo kết quả xác minh đơn yêu cầu của bà Nguyễn Thị Khoen ngụ ấp 6 xã An Xuyên, TP Cà Mau. * Nội dung yêu cầu: của bà Khoen khiếu nại quyết định số 418/ QĐ của UBND Thành phố Cà Mau buộc hộ bà Khoen giao trả phần đất có diện tích 3240 m2 cho hộ bà Trần Kim Nhỏ quản lý sử dụng. * Nguồn gốc đất: Đất của bà Trần Kim Nhỏ sang lại cho ông Từ Văn Minh năm 1994. * Diễn biến: Theo trình bày của bà Khoen: Đất này là đất của bà Trần Kim Nhỏ đã sang lại cho ông Từ Văn Minh diện tích 3.240 m2, bà Nhỏ canh tác sản xuất đến năm 1996 thì bà nhượng lại cho ông Trần Việt Hòa (tên thường gọi là ông Mót) ông Hòa sản xuất đến năm 1998 thì sang lại cho bà Nguyễn Thị Khoen, đến vụ mùa năm 1999 thì xảy ra tranh chấp. Vụ việc được ấp hòa giải nhưng không thành, hồ sơ chuyển đến UBND thành phố Cà Mau giải quyết. Ngày 19/04/2002 UBND thành phố Cà Mau ra quyết định số 418/QĐ-UB buộc bà Khoen trả lại phần đất cho bà Trần Kim Nhỏ và buộc ông Hòa trả lại cho bà Khoen 17 chỉ vàng 24k nhưng phía bà Khoen cho rằng nếu lấy lại vàng hiện giờ không mua được 3.240 m2 đất nên bà tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh giải quyết. Phía bà Trần Kim Nhỏ trình bày: Đất này bà cho em ruột là ông Trần Việt Hòa sản xuất đến năm 1996 ông Hòa sản xuất đến năm 1998 thì sang lại cho bà Khoen và bà Trần Kim Nhỏ cho là không hay, Vì ở với mẹ tại phường 6 TP Cà Mau, khi bà hay được vào vụ mùa năm 1999 đến động viên bà khoen xin chuộc lại đất, bà khoen không đồng ý từ đó xảy ra tranh chấp. * Kết quả xác minh: Ngày 11/07/2002 Thanh tra Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) kết hợp các ban ngành chức năng xác minh làm rõ việc như sau: Đất này của bà Trần Kim Nhỏ cho em ruột là ông Trần Việt Hòa mượn vào năm 1996, phía bà Trần Kim Nhỏ đóng thuế hàng năm, đến tháng 05 năm 1998 ông Hòa tự tiện lấy phần đất này bán cho bà khoen hết diện tích 3.240 m2 giá 20 chỉ vàng 24 k (có giấy tay bàn cận ký, nhưng không có chính quyền địa phương xác nhận) ông Hòa nhận được của bà Khoen 17 chỉ vàng 24 k. (ngoài đất đang tranh chấp bà Khoen còn có 5.100 m2 đất vườn + ruộng). Từ những cơ sở xác minh trên, căn cứ vào điều 1 khoản 2 và Điều 85 của Luật Đất đai năm 1993 đồng thời căn cứ vào Điều 697 của bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đủ chứng cứ giải quyết đơn yêu cầu của bà Nguyễn Thị Khoen * Kiến nghị: Hủy bỏ tờ hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Trần Việt Hòa và bà Nguyễn Thị Khoen giao trả lại 3.240 m2 đất trồng lúa cho bà Trần Kim Nhỏ, ông Hòa có trách nhiệm trả lại 17 chỉ vàng cho bà khoen. Kiến nghị với UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định chuẩn y quyết định số 418/ QĐ-UB của UBND TP Cà Mau ngày 19/04/2002. Bác đơn yêu cầu của bà Khoen đồng thời có biện pháp xử lý đối với ông Hòa, nếu ông Hòa không nhận thấy sai trái và trách nhiệm khắc phục sai trái. Qua ví dụ trên ta thấy tranh chấp đất đai là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải tìm chứng cứ thật đầy đủ và chính xác. Vụ việc trên Sở Địa chính kiến nghị bác đơn yêu cầu của bà Khoen, hủy bỏ tờ nhượng đất giữa bà Nguyễn Thị Khoen và ông Trần Việt Hòa, trả lại đất cho bà Trần Kim Nhỏ là phù hợp. Theo điều 6 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 “nghiêm cấm việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép” và tại Điều 31 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998- 2001 “thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND xã nơi có đất”. c. Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa: Dạng tranh chấp diễn ra với số lượng khá phổ biến và phức tạp, như đất của ông bà cha mẹ cho con cháu nay đòi lại. Khi xác minh vụ việc người cho đất nói trước đây là cho mượn khi kinh tế gia đình khá hơn thì lấy lại, còn người nhận đất thì cho rằng là cho luôn. Thật sự dạng tranh chấp này gặp khó khăn cho công tác giải quyết. Đất hương quả là phần đất mà người nào chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, cha mẹ thì được hưởng quyền lợi trên phần đất đó như là được trực tiếp sản xuất trên phần đất đó. Nhưng khi trong cuộc sống gia đình đang thờ cúng gặp khó khăn nên anh em xin được thờ cúng cha mẹ, ông bà… Có trường hợp người anh, em đi chiến tranh nay hòa bình trở về xin được thờ cúng, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ và một thời gian sau ông bà, cha mẹ đã chết nay người đó xin được thờ cúng và quản lý phần đất đó. Giải quyết dạng tranh chấp này gặp khó khăn ở chỗ lấy ý kiến của thân tộc, nếu mọi người trong thân tộc công minh, vô tư nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn khách quan thì không có gì phức tạp. Nhưng trong thân tộc có một số người cho rằng người này đúng và một số người khác lại cho là người kia đúng thì công tác giải quyết, kết luận gặp khó khăn. Ví dụ: Báo cáo kết quả xác minh đơn yêu cầu của bà Quách Thị Thâu, ngụ ấp 3 xã Nguyễn Phích huyện U Minh tỉnh Cà Mau. * Nguồn gốc đất: Đất của ông Lý Văn Hậu (cha của ông Trợ và ông Kiệt), đến đây khai phá khoảng năm 1940, đất trồng lúa diện tích 130 công tầm 3m. * Diễn biến: Lúc vợ chồng ông Hậu còn sống phần đất này đã phân chia cụ thể. Cho vợ chồng ông Lý Tương Trợ 30 công tầm 3m năm 1962, phần đất này hiện nay do ông Lý Tương Trợ trực tiếp sản xuất. Chia cho con gái thứ 3 là Lý Thị Búp 8 công tầm 3m. Chia cho con gái thứ 4 là Lý Thị Nhỏ 8 công tầm 3m. Phần còn lại là 84 công tầm 3m ông Kiệt hưởng và sản xuất nuôi vợ chồng ông Hậu. Bà Lý Thị Nhỏ có chồng nhưng vẫn ở chung với cha là ông Hậu, sau đó chồng bà Nhỏ bệnh và qua đời, tại đây ông Kiệt quản lý sử dụng. Phần đất của bà Lý Thị Búp sau khi phân chia bà sản xuất được khoản 10 năm, bà cũng cho luôn ông Kiệt để thờ cúng cha mẹ và đề nghị với ông Kiệt lấy luôn phần đất của bà Nhỏ cộng với phần đất của bà, diện tích 16 công tầm 3m để làm đất hương quả thờ cúng. Đến năm 1972, 1973 chồng bà Thâu (Ông Lý Tương Trợ) thỏa thuận với em ruột của ông là Ông Lý Văn Kiệt cắt phần đất chung của cha mẹ để lại cho Ông Lý Tương Trợ làm riêng nuôi sống gia đình. Đến năm 1983 Ông Trợ về hưu Ông bàn với Ông Kiệt cho thỉnh bàn thờ cha mẹ về thờ đến ngày 11/12/1997 Ông Trợ mất, sau đó 100 ngày, Ông Kiệt cùng 2 người dâu của ông đến thỉnh bàn thờ về cúng mặc dầu bà Thâu không đồng ý, nhưng Ông Kiệt vẫn ngang nhiên thỉnh bàn thờ về và Ông Kiệt tuyên bố sẽ thu hồi lại hai dây đất của bà Thâu đã được Ông Kiệt chia cho từ năm 1973. Vụ việc được ấp, xã hòa giải nhưng không thành và hồ sơ vụ việc được chuyển đến UBND huyện U Minh giải quyết, qua kết quả xác minh, lấy ý kiến của người trong nội tộc. Ngày 09/09/1999 UBND huyện U Minh ra quyết định số 1379/QĐ-UB là chia đôi phần đất 16 công tầm 3m là đất hương quả hiện nay do bà Quách Thị Thâu đang canh tác. Bà Quách Thị Thâu vẫn tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh Cà Mau. Vụ việc được Sở Địa chính tỉnh Cà Mau xem xét, xác minh, lấy ý kiến của người trong nội tộc. Đồng thời bà Búp xác nhận phần đất của bà và bà Nhỏ sau khi bà Nhỏ chết bà đồng ý là phần đất này đưa vào đất hương quả thờ cúng cha mẹ và tại biên bản hợp dân ngày 31/06/2000 việc chia đôi phần đất trên là phù hợp. Báo cáo số 40/CB-UB, ngày 20/06/2000 Thanh tra Sở Địa chính Cà Mau về việc yêu cầu giải quyết đơn yêu cầu của bà Quách Thị Thâu và có kiến nghị như sau: Kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định chuẩn y quyết định số 1379/QĐ-UB ngày 9/09/1999 của UBND huyện U Minh là hoàn toàn đúng đắn. Bác đơn yêu cầu của bà Quách Thị Thâu. Qua vụ việc trên cho thấy việc tranh chấp đất hương quả, đất nội tộc rất khó để áp dụng luật, chỉ dựa vào ý kiến hợp dân và của người thân trong thân tộc và vụ việc giải quyết theo ý kiến hợp dân ngày 31/10/2000 theo lời xác nhận của bà Búp là hoàn toàn phù hợp. d. Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng: Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã trưng dụng một phần đất của nhân dân để giao khoán cho các công ty Nhà nước, hay xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các khu tái định cư cho người dân, giải tỏa mặt bằng làm lộ giới. Do lúc đó chính sách đất đai chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng trưng dụng đất chưa được bồi hoàn hoặc có bồi hoàn một ít. Còn hiện nay trong quá trình trưng dụng đất khi bồi hoàn thì khung giá chưa hợp lý, hay khi trưng dụng đất giải phóng mặt bằng nhằm mục đích thực hiện quy hoạch xây dựng khu tái định cư nhưng khi xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh thì lại bán lại với giá quá cao. Giải quyết ở dạng này trước đây chưa đền bù cho người dân còn trường hợp đền bù chưa thỏa đáng thì điều chỉnh khung giá cho hợp lý. Ví dụ: Giải quyết yêu cầu của Ông Phan Lý Qưới (cháu ngoại của Ông Lâm Chánh Phú) được Ông Lâm Chánh Phú ủy quyền ngụ tại phường 8 TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. * Nội dung đơn yêu cầu: Ông Phan Lý Qưới khiếu nại việc UBND tỉnh Minh Hải (củ) nay là tỉnh Cà Mau quyết định trưng dụng khu đất của gia đình ông vào năm 1976 giao cho công ty thương nghiệp mà không được bồi hoàn. Đề nghị Nhà nước xem xét bồi hoàn và giao trả lại cho gia đình ông một số diện tích chưa sử dụng, gia đình cất nhà và trông coi mồ mả (vì hiện nay còn 6 mộ trên khu đất này) Công ty phát triển nhà đang quản lý và cắt nhà bán. * Kết quả xác minh: * Nguồn gốc: Khu đất này của hộ ông Lâm Chánh Phú khai phá (Ông ngoại của Ông Phan Lý Qưới) gồm 2 lô. Lô 1: bộ củ 214, bộ địa mới 37 tờ 5 có diện tích 1,16 ha vào năm 1957 khu đất này nằm ngoài mặt tiền đường Lý Văn Lâm là khu đất thổ cư + vườn. Gia đình ông sử dụng liên tục từ trước và sau tiếp thu gia đình có cho một số hộ thuê mướn còn lại một số tự vào bao chiếm cất nhà ở cho đến nay. Lô 2: Có địa bộ 209, địa bộ mới 38, tờ số 3 diện tích 1,30 ha, An Xuyên, Bạc Liêu, khu đất này gia đình ông Lâm Chánh Phú quản lý sử dụng lập vườn và trồng lúa liên tục đến năm 1976 UBND tỉnh ra quyết định số 160/QĐ-UB trưng dụng giao cho Công ty thương nghiệp, hiện nay là Công ty Phát triển nhà đang quản lý. * Diễn biến: Vào năm 1976 UBND tỉnh ra quyết định số 160/QĐ-UB ngày 30/07/1976 UBND tỉnh Minh Hải do Phó chủ tịch thứ nhất Trần Minh Mẩn ký trưng dụng khu đất có diện tích 1,3 ha của Ông Lâm Chánh Phú cấp cho Công ty Thương nghiệp Minh Hải. Sau khi được cấp đất Công ty Thương nghiệp hợp đồng với Công ty xây lắp nội thương Miền Tây nhận sang lắp mặt bằng, xây nhà kho, khu tập thể và trại vỗ béo heo thuộc Công ty Thương nghiệp Cà Mau. Sau đó Công ty Thương nghiệp giao lại cho Công ty Nông sản thực phẩm, hiện trạng lúc đó là đất vườn trống lúa, lát (không có cất nhà ở) do đó chưa có bồi hoàn cho hộ ông Lâm Chánh Phú, còn diện tích ngoài khu vực này khi chưa trưng dụng có một số hộ làm chòi ở thì được bồi hoàn, thực tế hoa màu còn (có xác nhận của ông Trần Thanh Hải lúc đó là trưởng phòng kho vận và kiến thiết, trực tiếp theo dõi của Công ty Nông sản thực phẩm). Công ty quản lý đến đầu năm 1998 thì UBND tỉnh căn cứ tờ trình số 43/TT-XD ngày 08/01/1998 về việc thống nhất quản lý và phân phối nhà ở UBND tỉnh ra quyết định số 01/QĐ-UB thu hồi quyền quản lý sử dụng đất toàn bộ nhà và khu tập thể gia đình cán bộ buộc Công ty Thương nghiệp tổng hợp đại đường Lý Văn Lâm Phường 1 để bàn giao cơ sở xây dựng. Ngày 22/09/1999 Sở xây dựng- Công ty phát triển nhà- Công ty thương nghiệp tổng hợp tính giá trị mặt bằng 139.002.000 đồng có biên bản kèm theo để làm cơ sở bàn giao từ Công ty Thương nghiệp tổng hợp sang Công ty phát triển nhà. Căn cứ quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở phường 1 và phường 9 Cà Mau số 26/QĐ-UB, ngày 26/03/2000 của UBND tỉnh nên giao ngành chức năng tổ chức bàn giao, thẩm định, định giá sang lắp mặt bằng giá trị kiến trúc làm cơ sở bồi hoàn thu hồi vốn và chuyển giao. Đến ngày 29/04/2000 UBND tỉnh ra quyết định số 131/QĐ-UB về việc bàn giao khu đất do Công ty Thương nghiệp quản lý sử dụng (khu Nông sản thực phẩm) khóm 1 phường 1 cho Công ty phát triển nhà đầu tư khu nhà ở. Ngày 15/06/2000 hai bên đã thực hiện QĐ số 131/QĐ-UB của UBND tỉnh đã làm công tác tạm bàn giao có các ngành chức năng tham dự. Ngày 26/07/2000 đã tiến hành họp hội đồng giá bồi hoàn sang lắp mặt bằng, giá trị kiến trúc. Đến ngày 31/07/2000 thì bàn giao chính thức khu Nông sản thực phẩm củ cho củ cho Công ty phát triển nhà với diện tích chung 22.041,9 m2 trong đó số đất của hộ Ông Phan Lý Qưới được xác định 9.900 m2 trừ Tỉnh Đoàn và cơ quan phụ nữ 624 m2 còn lại diện tích 9276 m2 khu đất UBND tỉnh thu hồi giao lại cho Công ty phát triển nhà có diện tích 9.900 m2 là đất của hộ Ông Phan Chánh Phú còn một phần lọt qua lâm viên 19/5. * Kiến nghị: UBND tỉnh chỉ đạo cho Công ty phát triển nhà chừa lại số diện tích đất là mồ mã cho phù hợp (hiện đã có một số mã trên khu đất này). Xem xét chừa lại cho Ông Phan Lý Qưới 300 m2 (Vì gia đình đông con). Số diện tích đất còn lại tính bồi hoàn theo quy định là khu quy hoạch khu dân cư (theo từng loại đất). * Qua ví dụ trên ta thấy: Khi UBND trưng dụng đất chưa bồi hoàn thành quả lao động cho hộ Ông Phan Lý Qưới xin được bồi hoàn là phù hợp vì ở điều 3 quyết định số 160 QĐ-UB ngày 30/07/1976 có ghi, Công ty Thương nghiệp có trách nhiệm giải tỏa mặt bằng trong chiều hướng dung hòa nhất là nhà cửa, hoa màu hoặc dân có công khai phá. đ. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của các huyện, thành phố: Ở dạng tranh chấp này thường sau khi huyện, thành phố ra quyết định, đương sự chưa thỏa mảng tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh giải quyết và Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết. Giải quyết ở dạng tranh chấp này thường thì thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua việc xác minh các chứng cứ trình UBND tỉnh ra quyết định giải quyết. Ví dụ: Kết quả xác minh việc khiếu nại của Ông Hồ Văn Đạm, ngụ tại ấp 10B xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, khiếu nại quyết định số 279/QĐ-UB của UBND huyện Trần Văn Thời ký ngày 05/04/2002. * Nội dung yêu cầu trong đơn: Ông Hồ Văn Đạm cho rằng vào năm 1990 do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn ông và mẹ của Ông là bà Nguyễn Thị Kim có cầm cố cho Ông Nguyễn Văn Tài một miếng đất ruộng diện tích 1.440 m2 ấp 10B xã Trần Hợi, với giá bằng 5 chỉ vàng 24k khi nào bên Ông Đạm có vàng thì chuộc lại đất. Đến đầu năm 2000 Ông Đạm đem vàng đến chuộc thì Ông Tài nói đất này Ông không phải cầm cố mà Ông đã sang cho Ông Đạm. Từ đó Ông Đạm phát đơn thưa, vụ việc được ấp, xã hòa giải không thành, hồ sơ chuyển đến UBND huyện Trần Văn Thời, đến ngày 05/04/2002 UBND huyện Trần Văn Thời ký quyết định số 179/QĐ-UB, nội dung giữ nguyên hiện trạng quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.doc