Đề tài Khảo sát và đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai)

Lời nói đầu. 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 2

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 5

NGHIÊN CỨU. 2.1 Đối tượng nghiên cứu. 5

2.2 Nội dung nghiên cứu. 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu. 5

2.3.1 Phương pháp kế thừa. 5

2.3.2 Phương pháp thực địa. 6

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn. 6

2.3.4 Phương pháp thống kê xã hội học. 6

PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI Ở HAI XÃ 7

SAN SẢ HỒ VÀ LAO CHẢI. 3.1 Vị trí địa lý. 7

3.1.1 Xã San Sả Hồ. 7

3.1.2 Xã Lao Chải. 7

3.2 Địa hình thổ nhưỡng. 7

3.2.1 Địa hình. 7

3.2.2 Thổ nhưỡng. 8

3.3 Khí hậu thuỷ văn. 9

3.3.1 Khí hậu. 9

3.3.2 Thuỷ văn. 9

3.4 Kinh tế xã hội. 10

3.4.1 Xã San Sả Hồ. 10

3.4.2 Xã Lao Chải. 11

PHẦN IV: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 12

4.1 Lý luận chung về Trekking tour. 12

4.1.1 Sự hình thành. 12

4.1.2 Khái niệm Trekking tour. 13

4.1.3 Đặc trưng của Trekking tour. 15

4.1.4 Các thể loại Trekking tour. 16

4.1.5 Cấp độ Trekking tour. 17

4.2 Lý luận chung về TNDL. 17

4.2.1 Khái niệm. 17

4.2.2 Đặc điểm của TNDL. 18

4.2.3 Các loại TNDL. 19

PHẦN V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23

5.1 Kết quả khảo sát TNDL ở hai xã San Sả Hồ và 23

Lao Chải

5.1.1 TNDL tự nhiên. 23

5.1.2 TNDL nhân văn. 32

5.2 Kết quả khảo sát Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải. 36

5.2.1 Khái quát chung. 36

5.2.2 TNDL phục vụ Trekking tour. 37

5.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ Trekking tour. 38

5.2.4 Sự tham gia của cộng đồng. 38

5.2.5 Một số tuyến Trekking tour đang được khai thác trong

 VQG Hoàng Liên - Sa Pa. 39 5.2.6 Một số lộ trình Trekking tour cụ thể. 41

5.3 Đánh giá TNDL phục vụ Trekking tour. 43

5.3.1 Các tiêu chí khảo sát để đánh giá TNDL. 43

5.3.2 Kết quả đánh giá. 46

5.4 Tác động của Trekking tour đến TNDL. 55

5.4.1 Tác động đối với TNDL tự nhiên. 55

5.4.2 Tác động đối với TNDL nhân văn. 56

PHẦN VI: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP. 58

6.1 Kết luận. 58

6.1.1 Về nguồn TNDL phục vụ Trekking tour tại hai xã San Sả Hồ 58

 và Lao Chải.

6.1.2 Về các tuyến Trekking tour đang thực hiện tại hai xã San Sả Hồ 58 và Lao Chải.

6.1.3 Đánh giá nét độc đáo, đặc sắc và giá trị của TNDL 58

 phục vụ Trekking tour.

6.1.4 Tác động của hoạt động Trekking tour lên TNDL ở San Sả Hồ 59

 và Lao Chải.

6.2 Tồn tại, kiến nghị và giải pháp. 59

6.2.1 Tồn tại. 59

6.2.2 Kiến nghị và giải pháp về nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng 61

 thu nhập cho người dân địa phương. 6.2.3 Kiến nghị và giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho người 62

dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát và đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
macroplepis Benth et Hook. 2 Thiết sam Tsuga yunnanensis (Franch) Mast 3 Thông tre Dopocarpus brerifolius (Thunb) D. Don 4 Sam đỏ Taxus chinensis Chinh 5 Sam bông - Vân nam Smen totaxu yunnaensis Li 6 Đinh tùng (Phỉ) Cephlotaxus hainanensis H.L.Li Riêng Fan si pan có khoảng 210 họ, 682 chi và trên 1700 loài từ ngành rêu đến ngành có hạt (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995). Trong hệ thực vật Fan si pan có nhiều yếu tố: Yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới được đặc trưng bởi các họ nổi tiếng như: họ Thích, Long não, Chè, Mộc Lan, Đơn nem, Dẻ, Sau sau. Yếu tố này thường gặp ở độ cao 2000m trở nên. Đặc trưng cho các yếu tố này là các chi: Paris họ Vương tùng; Betula, Alnus họ Bạch dương (Betulaceae); Leucothoea, Enkyanthus, Pieris, Rhododendron, Vaccinium họ Đỗ quyên (ericaceae); Celtis, Ulmus họ Du (Ulmaceae); Fagus, Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae); Aesculus họ Kẹn (Hippocastanaceae); Getiana họ Long đởm (Gentianaceae)... Yếu tố đặc hữu được thể hiện ở Fan si pan có 18 loài Lan đặc hữu trong số 19 loài đặc hữu ở Bắc Bộ hoặc chi Carex thuộc họ Cói có 7 loài đặc hữu Bắc Bộ thì 6 loài có ở Fan si pan. Ngoài ra hệ thực vật còn mang tính chất cổ xưa, nguyên thuỷ. Điều đó được thể hiện ở Fan si pan có tới 30 họ có 1 chi với ít loài và nhiều họ chỉ có một loài như: Họ Chuông đài, Tục đoạn, Ngũ mạc, Đuôi ngựa, Huyết đằng, Tinh tiết và Tô sơn. Các họ mang tính chất nguyên thuỷ như Mộc Lan, Na, Hoa sói, Phòng kỷ, Mao Lương, Long não... Không những ở Fan si pan có nhiều họ nguyên thuỷ mà còn có nhiều chi nguyên thuỷ còn sót lại như: Exbucklandia, Rhodoleia thuộc họ Sau sau; Abies, Tsuga thuộc họ Thông; Fokienia thuộc họ Hoàng đàn; Sargentodoxa thuộc họ Huyết đằng. Hệ động vật cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được ở Fan si pan có tới 327 loài thuộc 78 họ, 26 bộ của riêng các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 11 loài, 32 loài chim, 8 loài thằn lằn và 6 loài ếch nhái. Các loài thú quý hiếm như vượn đen, voọc đen, cầy gấm, cầy mực, báo, hổ... Tuy nhiên tình trạng nguồn lợi động vật rừng hiện nay đã suy giảm rất nhiều do người dân săn bắn, phá rừng. Những loài động vật còn số lượng nhiều đều là những loài có kích thước nhỏ và giá trị kinh tế không cao. Bảng 07: Bảng các loài chim đặc hữu cho kiểu khí hậu á nhiệt đới ở VQG Hoàng Liên – SaPa STT Tên loài Tên khoa học 1 Chuối tiêu đất Pellorneum tickelli 2 Khướu đuôi cụt Rimator malacoptilus 3 Hoét đuôi cụt xanh Brachypteryx montana 4 Hoét đuôi cụt mày trắng Brachypteryx leucophrys 5 Hoét đuôi cụt bụng vằn Beachypteryx stellata 6 Oanh đuôi nhọn mày trắng Erithacus indicus 7 Đuôi đỏ xanh Rhyacoris fuliginosus 8 Đuôi đỏ đầu trắng Phoenicurus leucocephalus 9 Hoét đuôi dài Hodgsonius phaenicuroides 10 Chích choè nước đốm trắng Enicurus 11 Chích choè nước lưng đốm Enicurus maculatus Bảng 08: Các loài bò sát đặc hữu ở Sa Pa STT Tên loài Tên khoa học 1 Thạch sùng Sa Pa Hemiphuylloduetylus chapaensis 2 Đuôi Japalura swinhonis 3 Rắn hổ mang núi Dipsas monticola 4 Rắn bành mũi Sa Pa Parahabdophis chapaensis 5 Rắn hổ đất Plagiopholis delacouri 6 Rắn rồng đầu đen Subynophis melancephalus 7 Rắn lục géc đơn Trimer esurusjerdoni 8 Rắn lục mũi hếch Deinaglisrondon acutus Như vậy sự đa dạng phong phú của các loài sinh vật mang tính đặc trưng, đặc hữu cao ở Fan si pan không những hấp dẫn đối với khách du lịch leo núi mà còn thu hút các nhà khoa học và những người muốn khám phá, tìm hiểu về Fan si pan. 5.1.2 TNDL nhân văn San Sả Hồ và Lao Chải là 2 xã có gần 100% người H'Mông sinh sống, người Kinh chỉ chiếm 4 - 5%. Do đó những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều như nhau. Các sản phẩm văn hoá phục vụ du lịch gồm: * Địa bàn cư trú và kiến trúc nhà ở: Khác với người Tày sinh sống ở vùng thấp có kiểu kiến trúc nhà sàn cao và thoáng mát, người H'Mông sống ở độ cao 800 - 1800m nên có kiến trúc nhà trệt thấp và kín để chắn gió. Nguyên vật liệu để làm nhà chủ yếu là gỗ, kể cả mái lợp. Các tấm ván gỗ được ghép lại với nhau để tạo thành tường nhà mà không có khớp nối hoặc đinh, còn mái lợp là những tấm ván gỗ nhưng chủ yếu là gỗ Pơ mu, một loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế và đặc hữu cao. Kiểu làm nhà này có liên quan mật thiết đến thói quen sống du canh du cư, nhà luân chuyển đến nơi ở mới của người H'Mông. Nhà thường rộng 4 - 5 gian, số phòng trong một căn nhà của người H'Mông phụ thuộc vào quy mô của gia đình đó, phòng bếp được làm ở trong nhà. Khi người con trai kết hôn, căn phòng lớn trong nhà sẽ được ngăn ra cho cặp vợ chồng mới cưới. Nhà chăn nuôi gia súc của người H'Mông cũng được làm bằng gỗ, gần nhà ở nhưng cao và thoáng hơn. * Trang phục truyền thống: Trang phục của người H'Mông có màu chàm sẫm, may bằng vải lanh tự dệt. Nam mặc áo cánh và quần lá tọa. Phía ngoài còn khoác một cái áo không có tay, xẻ 3 tà, cổ áo cao, viền cổ và các tà áo thường được thêu bằng chỉ màu đỏ, xanh. Đầu đội mũ tròn màu đen ôm lấy đỉnh đầu, chân đi dép. Nữ mặc váy ngắn đến đầu gối, áo dài tay xẻ 3 tà dài bằng váy, có dây đai thắt ngang lưng. Viền các tà áo và cổ áo cũng thêu chỉ xanh, đỏ, vàng sặc sỡ nổi bật hơn áo nam, giữa tay áo hoặc cổ tay áo thêu các hoa văn hình chữ chi, hình rô. Bắp chân quấn sà cạp, đầu đội khăn xếp, tóc quấn trong khăn. Màu sắc chủ yếu trên trang phục ngày thường của người H'Mông là màu chàm sẫm nên họ có tên gọi cụ thể hơn là người H'Mông đen. Trang phục trong ngày cưới hoặc mặc trước khi sang thế giới bên kia của người H'Mông lại rực rỡ sắc màu bởi các băng dải đỏ, màu vàng chồng chất bả vai, ống tay, thân váy. Ngoài ra cả nam và nữ người H'Mông đều mang đồ trang sức bằng bạc, nam thường đeo vòng ở cổ còn nữ đeo cả ở cổ, tay và tai. Những chiếc hoa tai của người phụ nữ H'Mông hình trăng khuyết chạm khắc các hoa văn chìm thô mộc nhưng rất có hồn. * Phong tục tập quán: Do địa hình dốc người dân đã sáng tạo làm những mảnh ruộng kiểu bậc thang ôm lấy đồi núi, thoải dần theo độ dốc khác nhau hình thành nên cánh đồng ruộng bậc thang đẹp mắt rất độc đáo. Cánh đồng ruộng bậc thang đẹp nhất và có bề dày lịch sử lâu đời nhất là ruộng bậc thang ở xã Lao Chải. Từ nhiều đời ông cha để lại, ruộng bậc thang ở đây rất nhiều chạy dọc theo sườn núi và ở hai bên bờ suối Mường Hoa, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho phong cảnh thung lũng Mường Hoa. ở San Sả Hồ ruộng bậc thang ít hơn và mới được làm còn phân tán, không tập trung như ở Lao Chải vì có những khoảnh rừng hỗn giao lá rộng, những mảng tre, luồng chia cắt những cánh đồng ruộng bậc thang nhưng dưới tán rừng hỗn giao lá rộng là những nương thảo quả xanh tốt bạt ngàn. Diện tích trồng thảo quả ở San Sả Hồ chiếm khoảng 333.5ha trong khi ở Lao Chải chỉ có 70.4ha. Cùng với lúa và thảo quả người dân trồng thêm ngô, khoai, sắn, chàm, lanh dệt vải và chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm như trâu bò, lợn, gà, ngựa, dê. Người H'Mông có tục kéo vợ, nghĩa là người con trai khi muốn cô gái về làm vợ mình anh ta hoặc cùng một số người bạn kéo cô gái về nhà mình ở khoảng 3 - 4 ngày, nếu thấy hợp ý nhau thì tổ chức đám cưới, nếu không hợp ý nhau thì thôi, cô gái sẽ trở lại nhà mình. Nghi lễ cưới của người H'Mông là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Từ các nghi thức hát của ông mối (hát xin mở cửa, hát xin chỗ treo ô, hát xin mời thuốc, mời rượu...). Lễ vật cho nhà gái khi cưới là 100 đồng bạc trắng và 100kg thịt lợn. Nhưng đến nay thực hiện theo nếp sống mới, quy định chỉ còn 20 đồng bạc trắng và 50kg thịt lợn. * Tổ chức quan hệ xã hội: Người H'Mông sống trong một nhà hòa thuận đầm ấm, đến tuổi dựng vợ gả chồng thì người H'Mông tách nhau ra ở riêng. Hôn nhân của người H'Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời nên rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương xuống chợ và đi hội. * Nghề truyền thống: Người H'Mông nổi tiếng với nghề dệt vải và thêu các hoa văn trên trang phục của mình. Nguyên liệu dệt của người H'Mông là cây lanh, trong quá trình dệt sợi lanh đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn. Sau khi sợi được se thành chỉ sẽ được quấn thành cuộn và nghiền nát để bỏ được các đầu nút, giúp cho sợi chỉ khoẻ và dễ dệt hơn. Ngoài ra còn có nghề rèn, nghề đan nát. * Các lễ hội: Trước kia người H'Mông có rất nhiều lễ hội và các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. Hiện nay người dân thực hiện nếp sống mới, bỏ đi những phong tục lạc hậu, các lễ hội kéo dài ngày càng được rút ngắn lại rồi mai một dần chỉ còn một số lễ hội phổ biến như lễ Tết, lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng. Tết cổ truyền của người H'Mông được tổ chức vào tháng 12 âm lịch. Trong dịp tết nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn. Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào những ngày nửa đầu tháng giêng, tại một khu đồi hay ruộng bằng phẳng gần làng, giữa trồng một cây tre giống như cây nêu ở miền xuôi, trên ngọn treo miếng lụa hoặc nhiễu đỏ. ý nghĩa của lễ hội là cầu mệnh, sức khoẻ, đông con cái, làm ăn thịnh vượng, chăn nuôi phát đạt. Sau phần lễ mang nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh thần là phần hội với những trò chơi dân tộc như đánh pao, đánh võ, đua ngựa, bắn súng, bắn nỏ, múa khèn, thổi sáo, chọi gà mang tính cộng đồng thu hút nhiều trẻ già, trai gái tham gia. Lễ hội Nào Sồng (ăn thề đầu năm) được tổ chức nào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của làng. Sau khi cúng thổ địa, mọi người bàn bạc xây dựng hương ước bảo vệ rừng, lễ ăn thề và bầu ra người đầu hội. Các lễ hội đều xuất phát từ tín ngưỡng, phồn thực tức là biểu hiện của niềm mơ ước về sự sinh sôi nảy nở của con người, gia súc, mùa màng. * Văn nghệ dân gian: Các dụng cụ âm nhạc của người H'Mông: khèn, đàn môi, kèn lá và sáo được trình diễn trên đường xuống chợ, khi những đôi trai gái muốn gửi gắm tình cảm của mình vào những âm thanh của các dụng cụ âm nhạc truyền thống của họ. Điệu múa khèn, các làn điệu dân ca của người H'Mông cũng rất phong phú, đặc sắc mang tính chất trữ tình và những câu hát thường không ăn khớp với nhau mà tuỳ thuộc vào khối lượng kiến thức về văn học, nghệ thuật của mỗi người, những người già thường biết nhiều hơn về những nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. * Tín ngưỡng tôn giáo: Người H'Mông thờ cúng tổ tiên. Khi cúng thì chủ yếu là thầy cúng, họ thường lập bàn thờ chỉ là một tờ giấy hình chữ nhật ở trên bức vách hậu gian giữa. Ngoài ra người H'Mông còn thờ cúng một hệ thống ma nhà, ma côt...Một số nhà theo đạo Kitô giáo, đạo tin lành. 5.2 Kết quả khảo sát Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải 5.2.1 Khái quát chung VQG Hoàng Liên nằm ở phía đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, hầu hết có độ cao trên 1000m, đặc biệt nơi đây có đỉnh Fan si pan cao 3143m và hệ sinh thái rừng á nhiệt đới và ôn đới phân bố ở các độ cao khác nhau duy nhất của Việt Nam. Từ đặc điểm này đã tạo ra cho VQG Hoàng Liên có tính đa dạng sinh học vào bậc nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở nước ta và đã thu hút nhiều nhà khoa học tới đây nghiên cứu về rừng và đa dạng sinh học. Trong địa bàn VQG Hoàng Liên còn nhiều dân tộc sinh sống, chứa đựng nhiều nét văn hoá dân tộc độc đáo cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp đã thu hút và hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hoá, chinh phục đỉnh Fan si pan ngày càng đông. Hiện nay, ở Sa Pa có nhiều tuyến du lịch khác nhau, trong đó có 6 tuyến được khai thác trong VQG Hoàng Liên. Các tuyến này khai thác trên cơ sở điểm đến là các làng, bản và có đi qua một số hệ sinh thái của VQG. Riêng tuyến leo núi Fan si pan không đi qua làng bản nào ngoại trừ điểm xuất phát, toàn bộ chuyến đi sẽ phải xuyên rừng vượt dốc. Du khách sẽ tận mắt chứng kiến sự đa dạng phong phú của hệ thực vật cùng với các kiểu thảm thực vật thay đổi theo độ cao, tính đa dạng của hệ sinh thái, cảnh quan. Đối với các tuyến du lịch đi qua làng bản, du khách sẽ được tìm hiểu khám phá bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số H'Mông, Dao, Tày mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng đặc biệt nhất là người H'Mông vừa chiếm số đông vừa có các hoạt động kinh tế xã hội của họ gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Đến nay họ vẫn còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ cổ xưa với bản sắc văn hóa rất độc đáo, đối lập với những gì mà con người xã hội hiện đại thường gặp. San Sả Hồ và Lao Chải nằm trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên, là hai xã có gần 100% người H'Mông sinh sống, có đỉnh Fan si pan, thung lũng Mường Hoa là những TNDL đặc trưng, độc đáo và hấp dẫn nhất trong hệ thống TNDL VQG. Trong 6 tuyến du lịch diễn ra trong VQG Hoàng Liên thì có 5 tuyến diễn ra ở San Sả Hồ và qua Lao Chải. 5.2.2 TNDL phục vụ Trekking tour - TNDL tự nhiên: Tài nguyên rừng với các hệ sinh thái rừng phân bố ở các độ cao khác nhau, có các loài cây đặc trưng riêng. Hệ động thực vật phong phú đa dạng và quý hiếm với nhiều loài đặc hữu. Hệ thống đồi núi cao đồ sộ, địa hình đa dạng tương phản và độc đáo hấp dẫn nhất là đỉnh Fan si pan cao 3143m. Nhiều suối và thác nước đẹp điển hình là suối Mường Hoa, thác Cát Cát, thác Bạc. Thung lũng Mường Hoa với phong cảnh thiên nhiên và phong cảnh làng bản đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra xen giữa làng bản của người H'Mông ở San Sả Hồ và Lao Chải là những khu rừng cấm, rừng thiêng của làng. - TNDL nhân văn: Bản sắc văn hóa H'Mông đặc trưng bởi kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống, phương thức canh tác ruộng bậc thang, phong tục tập quán, nghề trồng lanh, dệt vải và những nương tràm, nương thảo quả. Các lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn đặc biệt như lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng. Các nhạc cụ truyền thống như khèn, đàn môi, kèn lá. Các công cụ lao động, cối nước giã gạo, máy phát điện với công suất nhỏ sử dụng sức nước, nhà máy thuỷ điện xây dựng từ thời Pháp thuộc, cầu treo. 5.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ Trekking tour ở Lao Chải chưa có một nhà dân nào là cơ sở lưu trú cho khách. Trường học ở Lao Chải là một điểm dừng chân nghỉ ngơi và ăn trưa của du khách. Lao Chải là điểm đến đầu tiên trong lộ trình Lao Chải - Tả Van nên họ rất ít sử dụng các dịch vụ về đồ uống hay đồ ăn nhẹ. Dọc con đường mà khách du lịch đi từ UBND xã đến thôn Lý Lao Chải có 4 quầy bán đồ uống và đồ ăn nhẹ, một trạm dừng chân gần xã Tả Van. Qua suối Mường Hoa có 4 cầu treo phục vụ việc đi lại và một số gia đình bán đồ thổ cẩm tại nhà khi khách ghé thăm, hàng hoá chủ yếu là quần áo thổ cẩm. ở xã San Sả Hồ có 6 nhà nghỉ, một nhà câu lạc bộ cộng đồng, một trạm y tế có thể phục vụ khách du lịch. Hệ thống đường bê tông ở thôn cát cát và 2 cầu treo bắc qua suối mường hoa, phục vụ việc đi lại cho người dân và khách du lịch. Riêng tuyến Fan si pan, cơ sở vật chất hầu như không có gì, ngoài một số điểm dừng chân, cắm trại và nghỉ qua đêm chủ yếu dựa vào tự nhiên có sẵn, điểm xuất phát tại Núi Xẻ có một vài bậc bê tông. Đường lên thác Bạc có đường bằng các bậc bê tông và cầu sắt để ngắm thác Bạc rất thuận lợi. Ngoài ra còn có rất nhiều quầy bán hàng lưu niệm trên tuyến đường Cát Cát - Sín Chải và 8 quầy bán thổ cẩm, đồ lưu niệm, đồ ăn nướng ở chân thác Bạc. 5.2.4 Sự tham gia của cộng đồng Hoạt động du lịch phát triển, kéo theo số người tham gia vào các hoạt động du lịch ở San Sả Hồ và Lao Chải cũng lớn hơn so với các xã khác. Sự tham gia chủ yếu thông qua hoạt động bán hàng thổ cẩm, đồ uống, bánh kẹo và hoa qủa, làm hướng dẫn viên du lịch, người dẫn đường, xe ôm và khuân vác đồ đạc cho khách đi Fan si pan. ở thôn Sín Chải xã San Sả Hồ có thêm các cơ sở lưu trú, phục vụ khách nghỉ qua đêm, đặc biệt là sự tham gia của người dân vào câu lạc bộ cộng đồng. Một mô hình du lịch mới được thử nghiệm ở Sín Chải nhằm mục đích mang lại lợi ích cho người dân địa phương, giao lưu văn hoá giữa người dân địa phương với khách du lịch, bảo vệ TNDL tự nhiên và giữ gìn nét đặc sắc, độc đáo của TNDL nhân văn. Ngoài ra còn có một loại hình du lịch mới nữa là Craftlink, loại hình phục vụ này ra đời nhằm giới thiệu sản phẩm truyền thống đến tay du khách mà chủ yếu là thổ cẩm vào thời điểm mùa vụ đồng thời để trình diễn các thao tác kỹ thuật và trả lời các câu hỏi của khách về kỹ thuật làm hàng thổ cẩm. Loại hình phục vụ này đang được bắt đầu tiến hành ở thôn ý Linh Hồ xã San Sả Hồ. 5.2.5 Một số tuyến Trekking tour đang được khai thác ở hai xã San Sả Hồ 1/ Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Giàng Tả Chải - Sa Pa (tuyến số 1). 2/ Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Núi Xẻ - Thác bạc - Sa Pa (tuyến số 2) 3/ Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Bãi Bằng - Fan si pan - Núi Xẻ - Sa Pa (tuyến số 3) 4/ Sa Pa - Cát Cát - Fan si pan - Sa Pa (tuyến số 4) 5/ Sa Pa - Núi Xẻ - Fan si pan - Sa Pa (tuyến số 5) Dựa vào độ khó khăn trong việc thực hiện chuyến du lịch đi bộ mạo hiểm, trên cơ sở phân chia cấp độ theo tập quán Trekking tour quốc tế, có thể chia thành các nhóm cấp độ sau. a) Trekking tour cấp độ 1 Trekking tour cấp độ 1 là những tuyến đi dễ thực hiện và phù hợp với quỹ thời gian lưu trú ngắn của du khách, khi đi du lịch vào các ngày nghỉ cuối tuần và du lịch kết hợp. Hay với những khách đi du lịch vì mục đích nghỉ dưỡng, ngắm cảnh ở Sa Pa điển hình là khách nội địa và khách Trung Quốc. Các tuyến Trekking tour được thực hiện với cấp độ 1 trong xã San Sả Hồ và qua xã Lao Chải là : + Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa. + Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa. Hai tuyến du lịch này được coi là phổ biến và có số lượng lớn du khách đến thăm, hội tụ đủ các loại TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Nhưng TNDL chủ yếu tập trung tại một làng bản nhất định nên đường xá đi lại nhiều, được mở mang ngày càng rộng, dễ đi lại như ở Lao Chải và đường mòn ở điểm du lịch Cát Cát đã được bê tông hoá đưa vào sử dụng. Thời gian thực hiện các tuyến này diễn ra quanh năm, đi về trong ngày. b) Trekking tour cấp độ 2 Các tuyến thuộc cấp độ 2 ở San Sả Hồ và Lao chải là: + Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Núi Xẻ - Thác Bạc - Sa Pa (tuyến số 2) + Sa Pa - Lao chải - Tả Van - Giàng Tả Chải - Sa Pa (tuyến số 1). Mức độ thực hiện các tour này còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ Trekking tour chưa có nhiều, chỉ có 6 nhà nghỉ ở Sín Chải với tình hình vệ sinh chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt là khi đi vào rừng đường khó đi, phải leo dốc nhiều. Thời gian thực hiện tour thường là 2 ngày 1 đêm. c) Trekking tour cấp độ 4 + Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Bãi Bằng - Fan si pan - Núi Xẻ - Sa Pa (tuyến số 3) + Sa Pa - Cát Cát - Fan si pan - Sa Pa (tuyến số 4) + Sa Pa - Núi Xẻ - Fan si pan - Sa Pa (tuyến số 5) Đây là các tuyến trong xã San Sả Hồ, đường đi dài và rất khó khăn do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao, có nơi vách đứng, cơ sở vật chất hầu như chưa có gì. Thời gian thực hiện tour dài 3 đến 4 ngày. Trong 5 tuyến Trekking tour diễn ra ở San Sả Hồ và Lao Chải không có tuyến nào thuộc cấp độ 3 và cấp độ 5. 5.2.6 Một số lộ trình Trekking tour cụ thể a) Tuyến Lao Chải - Tả Van Thời gian: 1 ngày Buổi sáng: Bắt đầu khởi hành từ thị trấn Sa Pa vào lúc 9h sáng du khách đến thăm bản làng và tìm hiểu bản sắc văn hóa H'Mông ở Lao Chải, tham quan và ngắm cảnh làng bản xen lẫn ruộng bậc thang rất đẹp, ngắm cảnh núi rừng Hoàng Liên, thung lũng Mường Hoa. Đến Tả Van nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà dân. Buổi chiều: đi theo con đường mòn qua nhiều sinh cảnh rừng khác nhau đã bị tác động bởi con người, rừng trúc thuần loài, nương thảo quả, cầu Mây ở Giàng Tả Chải, bãi đá cổ Tả Van và quay trở lại thị trấn Sa Pa lúc 3giờ 30phút. b) Tuyến Cát Cát - Sín Chải - Núi Xẻ - Thác Bạc Thời gian: 2 ngày 1 đêm Ngày 1: từ Sa Pa đến Cát Cát dài 2 km đi bộ mất khoảng 45 phút (có thể dùng xe cơ giới) thăm bản người H'Mông, thác Cát Cát và nhà máy thuỷ điện, ruộng bậc thang, tài nguyên rừng, phong cảnh thiên nhiên. Đi theo con đường mòn tới Sín Chải (mất khoảng 1 giờ) thăm bản người H'Mông, tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng, nghỉ tối tại Sín Chải. Ngày 2: Du khách sẽ phải đi xuyên rừng qua nhiều sinh cảnh khác nhau như các hệ sinh thái rừng ở độ cao khác nhau, nương thảo quả, vườn táo mèo, nương chàm, suối, núi Xẻ, thác Bạc sau đó trở lại Sa Pa. c) Lộ trình Fan si pan Ngày 1: Buổi sáng từ thị trấn Sa Pa (Trụ sở VQG) đi đến đèo Trạm Tôn (cao điểm 1.954m) lúc 7h30' sáng. Du khách hòa cùng tiếng chim hót. Từ độ cao 1.930m, du khách nghỉ ngơi lấy sức để leo đến độ cao 2.219m thì nghỉ ngơi ăn trưa. Dọc đường đi từ độ cao 1.930 - 2.219m du khách được ngắm HST rừng sồi, giẻ và nhiều loại cây rừng khác đặc trưng cho HST rừng cao và trung bình. Tại nơi nghỉ trưa có rất nhiều loại phong lan khác nhau, mọc trên sườn đá. Tiếp đến cao điểm 2.780m, du khách dừng chân và quan sát phong cảnh núi non, khu rừng trúc xen kẽ với Đỗ quyên (vào mùa xuân Đỗ quyên nở đỏ cả một khu rừng). Tại đây có nhiều phong cảnh đẹp, du khách có thể chụp ảnh lưu nịêm. Chặng đường tiếp theo du khách chuyển tới cao điểm 2.930m, đoạn đường đi lại rất khó khăn và mất nhiều sức nhưng cao điểm này đã là điểm ngủ của đêm thứ nhất (thời gian vào khoảng 17h-17h30'). Tại đây du khách có thể nghỉ ngơi, đi dạo ngắm cảnh, chụp ảnh. Ngày 2: Xuất phát từ 7h30' sáng, du khách đi xuống tận chân khe của đỉnh Fan si pan và chuẩn bị leo lên đỉnh. Đi qua lòng khe, phong cảnh ở đây khá đẹp vì có nhiều trúc lùn xen kẽ với Đỗ quyên cổ thụ. Đi trên sườn của thung lũng này, chúng ta có thể ngắm cảnh núi non hùng vĩ của đỉnh sét đánh (2.900m) và đỉnh Fan si pan nóc nhà của tổ quốc thân yêu. Đi khoảng 1h là du khách đã đặt chân lên đỉnh Fan si pan, một đỉnh cao là mơ ước được chinh phục, khám phá của biết bao nhiêu người. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thật tự hào khi đã chinh phục được nóc nhà Đông Dương. Từ đỉnh Fan si pan, phóng tầm mắt ra xa, một bên là phần đất xã Mường Khoa, Thân Thuộc (huyện Than Uyên và huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu), một bên là thị trấn Sa Pa thấp thoáng trong màn sương. Một điều đặc biệt là chúng ta có thể ngắm đường chân trời, một cảm giác thật lạ khi tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Sau khi nghỉ ngơi, chụp ảnh, khoảng 9h - 9h30' du khách tiếp tục cuộc hành trình xuống cao điểm 2.910m để nghỉ ngơi ăn trưa sau đó đi xuống cao điểm 2.300m trên đoạn đường này quý khách sẽ nhận được những nét độc đáo của HST rừng này với những cây tùng cổ kính, rêu phong đã có hàng trăm năm tuổi. Tại cao điểm 2.300m là điểm nghỉ qua đêm thứ hai trong cuộc hành trình chinh phục đỉnh Fan si pan. Chỉ mất khoảng 3 giờ đồng hồ, do còn nhiều thời gian cho một buổi chiều, du khách có thể ngắm cảnh xung quanh với HST suối, ven suối, tại điểm này có nhiều hoa và cây cổ thụ. Ngày 3: Buổi sáng xuất phát từ 8h đi xuống đường Sín Chải (hoặc đi về hướng Trạm Tôn theo một đường khác), đoạn này tuy hơi dốc và tương đối nguy hiểm nhưng tạo cho ta cảm giác khác lạ, trên đường qua nhiều HST rừng khác nhau từ rừng thường xanh trên núi cao với những loài hoa đỗ quyên, phong lan... Tại tuyến du lịch này, du khách có thể kết hợp tìm hiểu và ngắm các loài chim (cả chim di cư), gà lôi... Với những đoàn ít người may mắn, có thể gặp một số loài động vật có vú như sơn dương, cầy, gấu... Xuống đến bản Sín Chải du khách có thể tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống của người H'Mông và thăm mô hình du lịch cộng đồng, sau đó trở về thị trấn Sa Pa vào 12h trưa, kết thúc cuộc hành trình chinh phục đỉnh Fan si pan. Bên cạnh một số tuyến đang khai thác, trong tương lai VQG Hoàng Liên còn khai thác một số tuyến phụ Fan si pan phục vụ du khách tham quan du lịch, khám phá thiên nhiên. Thời gian thuận lợi để leo núi Fan si pan là từ tháng 1 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, còn từ tháng 7 đến tháng 9 là vào mùa mưa do đó không thuận lợi để leo núi. 5.3 Đánh giá TNDL phục vụ Trekking tour 5.3.1 Các tiêu chí khảo sát để đánh giá TNDL Theo tài liệu khảo sát Trekking tour do dự án Hỗ trợ bền vững huyện Sa Pa thực hiện và dựa vào thực tế đi khảo sát của bản thân tôi đã chọn một số tiêu chí khảo sát để đánh giá TNDL là: Đặc trưng tự nhiên, đặc trưng văn hoá, mức độ sử dụng hiện tại và mức độ nhạy cảm. * Đặc trưng tự nhiên: Gồm các yếu tố địa hình và độ cao, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng. Địa hình độ cao là thành phần của tự nhiên, là một trong những yếu tố quan trọng, là thành phần không thể thiếu được trong nguồn TNDL tự nhiên phục vụ Trekking tour. Giả sử nếu không có địa hình phức tạp, độ dốc cao có khi là vách núi dựng đứng, thũng lũng sâu, thì các tuyến du lịch trong hai xã không còn được coi là Trekking tour nữa mà chỉ đơn thuần là chuyến đi dã ngoại hay đi bộ trên núi. Hoặc trong các tuyến du lịch tới làng bản mà không phải vượt qua những đồi núi cao, địa hình hiểm trở khó đi lại, vất vả nặng nhọc và nguy hiểm thì sẽ mất đi tính đặc trưng của Trekking tour (Đi bộ mạo hiểm khám phá thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên, rèn luyện và thể hiện bản thân, thử thách khả năng chịu đựng cả về tâm lý và sinh lý). Khi đó chỉ đơn thuần là những chuyến du lịch văn hoá thông thường, du khách có thể sử dụng phương tiện giao thông tới làng bản mà không cần phải dùng đến đôi chân của mình, không vất vả nặng nhọc. Vì vậy với đặc điểm địa hình độ cao của xã San Sả Hồ và Lao chải (đặc biệt là đỉnh Fan si pan) là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí đặc trưng tự nhiên và là thành phần quan trọng của TNDL tự nhiên phục vụ Trekking tour. Sản phẩm du lịch được tạo nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2993.doc
Tài liệu liên quan