MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Phạm vi đề tài và phương pháp nhiên cứu 4
3. Đóng góp của đề tài 5
4. Bố cục của Niên luận 5
5. Quy cách trình bày 6
II. PHẦN NỘI DUNG
A. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả Ưng Trình 7
2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa
2.1 Hoàn cảnh ra đời 8
2.2 Tình hình văn bản 9
2.3 Hình thức và bố cục 9
2.4 Nội dung chính 11
2.5 So sánh cách phân chia thiên mục của Luận ngữ tinh hoa với cách phân chia thiên mục các tác phẩm viết về Luận ngữ khác 15
2.6 Vị trí và vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản Hán Nôm Việt Nam 19
3. Kết luận 23
B. Dịch chú tác phẩm 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC (NGUYÊN BẢN)
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát và dịch chú tác phẩm luận ngữ tinh hoa của Nguyễn Phúc Ưng Trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng sổ nhận, bất đắc kì môn nhi nhập, bất kiến tông miếu chi mỹ , bách quan chi phú, đắc kì môn giả hoặc quả hỹ.” (子貢曰: “譬之宮墙 , 賜之墙也及肩 , 窺見室家之好 . 夫子之墙數仞 , 不得其門之入 , 不見宗廟之美 , 百官之富 , 得其門者或寡矣” ) nghĩa là : Tử Cống nói : “ Ví như cung tường, tường của tứ này chỉ tới vai, nhìn vào thì thấy sự tốt đẹp trong nhà. Tường của phu tử cao tới vài nhận, không tìm được cửa để vào thì không nhìn thấy sự mỹ lệ của tông miếu, sự giàu có của bách quan, song kẻ tìm được cửa thì ít lắm vậy.”
(4) Luận ngữ - Học nhi : Tử viết : ” Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ.” ( 子曰 : “ 學而時習之, 不亦說乎 ?”)
(5) Luận ngữ - Tử Hãn : Tử viết : “ Pháp ngữ chi ngôn, năng vô tòng hồ ? Cải chi vi quý.”( 子曰 : “法語之言 , 能無從乎 ? 改之為貴” )Nghĩa là : Khổng Tử nói : “ Những lời nói có phép tắc không thể theo được sao ? Sửa theo đó là quý.”
(6) Luận ngữ - Công dã tràng : Tử tại Trần viết: “ Quy dư ? Quy dư ? Ngô đảng chi tiểu tử cuồng giản, phỉ nhiên thành chương, bất tri sở dĩ tài chi.” (子在陳曰 : “歸與 ? 歸與 ? 吾黨之小子狂簡 , 斐然成章 , 不知所以栽之” ) Nghĩa là : Khổng Tử ở nước Trần nói rằng : “ Về chăng ? Về chăng ? Các môn sinh của ta là kẻ cuồng sĩ, giản lược, không câu nệ tiểu tiết, lại là người có văn thể rỡ ràng, nhưng họ không biết cách sửa mình theo đạo.”
(7) Luận ngữ - Ung dã : Viết : “ Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hỹ.” ( 曰 : “仁者先難而后獲 , 可謂仁矣” ) nghĩa là : “ Người nhân trước hết phải làm những việc khó rồi sau đó mới thu hoạch được thành tựu, vậy mới có thể gọi là nhân.”
(8) Luận ngữ - Vi chính : Hoặc vị tử viết : “ Tử hề bất vi chính ?” Tử viết : “ Thư vân hiếu hồ duy hiếu, hữu ư huynh đệ, thi ư hữu chính, thị diệc vi chính, hề kì vị vi chính.” ( 或謂子曰 : “子兮不為政 ?” 子曰 : “書雲: “孝乎,惟孝 , 友於 兄弟, 施於有政 , 是亦為政 , 奚其為為政”) Nghĩa là : Có người hỏi Khổng Tử rằng : “ Sao ngài không làm việc chính trị ?” Khổng Tử đáp : “ Kinh thư có nói : “ Kẻ nào hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, rồi mang ra thi hành chính trị thì đó cũng là làm việc chính trị rồi. Sao cần đến lúc làm quan mới làm chính trị.”
(9) Luận ngữ - Thuật nhi : Tử viết “ Đa văn, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, đa kiến nhi chí chi, tri chi thứ dã.” (子曰 : “多聞擇其善者而從之 , 多見而至之 , 知之次也” ) Nghĩa là : “ Nghe nhiều, chọn lấy điều thiện mà theo, thấy nhiều ghi nhớ lấy những điều đáng chú ý, ấy là bậc thứ tri vậy.”
(10) Luận ngữ - Nhan Uyên : Nhan Uyên viết : “ Hồi tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hỹ.” ( 顏淵曰 : “回雖不敏 , 請事斯語矣” ) nghĩa là : Nhan Uyên nói rằng : “ Hồi này tuy không minh mẫn, nhưng cũng theo lời dạy của thầy.”
(11) Luận ngữ - Thái Bá : Tăng Tử viết : “ Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn.” (曾子曰 : “士不可以不弘毅 , 任重而道遠” ) nghĩa là : Tăng Tử nói : “ Kẻ sĩ không thể không có chí khí rộng lớn và sự cương nghị, bởi vì gánh nặng mà đường xa.”
(12) Đã chú.
(13) Luận ngữ - Tử Lộ : Tăng Tử viết : “ Quân tử dĩ văn hội hữu. dĩ hữu phụ nhân.” (曾子曰 : “君子以文而會友 , 以友輔仁 )Nghĩa là : Tăng Tử nói : “ Quân tử dùng văn để kết bạn, lấy bạn để phụ giúp cho điều nhân.”
(14) Luận ngữ - Lý nhân : Tử viết : “ Đức bất cô, tất hữu lân.” (子曰 : “德不孤, 必有鄰.” ) Nghĩa là : Khổng Tử nói : “ Người có đức chẳng lẻ loi, ắt có những kẻ đồng tâm đồng chí gần gũi và ủng hộ mình.”
(15) Luận ngữ - Tiên tiến : Đối viết : “ Phi viết năng chi, nguyện học yên. Tông miếu chi sự, như hội đồng, đoan, chương phủ, nguyện vi tiểu tướng yên.” (對曰 : “非曰能之 , 願學焉 , 宗廟之事, 如會同 , 端 , 章甫 , 願為小相焉”) Nghĩa là : Công Tây Hoa đáp : “ Chẳng nói là có đủ khả năng nhưng cũng nguyện được học tập theo. Như các dịp tế lễ trong tông miếu, những cuộc hội họp các vua chư hầu, mặc áo huyền đoan, đội mũ chương phủ, nguyện làm phần tiểu tướng mà thôi.”
* Luận ngữ tinh hoa biền ngôn
Phiên âm
Khổng Tử danh Khâu, tự Trọng Ni. Lỗ Xương Bình hương, Trâu ấp nhân dã. Phụ Thúc Lương Hột, mẫu Nhan Thị Trưng Tại. Sinh ư Canh Tuất niên, thập nhất nguyệt, canh tý ( Thiên chúa giáng sinh tiền ngũ bách ngũ thập nhất niên ). Chung ư Nhâm Tuất niên, tứ nguyệt, kỷ sửu ( Thiên chúa giáng sinh tiền tứ bách thất thập bát niên ). Thọ thất thập tam tuế. Tử sinh ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, học tắc bất yếm, hối nhân bất quyện. Kì yến cư dã, bất ngữ quái lực loạn thần. Kì tại hương đảng tuân tuân tự bất năng ngôn. Kì tại triều đình biền biền ngôn duy cẩn nhĩ. Hoặc vấn : “ Tử hề bất vi chính ?” Tử viết : “ Hiếu hồ duy hiếu hữu vu huynh đệ, thi vu hữu chính, thị diệc vi chính, hề kì vi vi chính ?” Hoặc nguyện văn tử chi chí, Tử viết : “ Lão giả an chi, bằng hữu tính chi, thiếu giả hoài chi…” Dĩ cố Khổng Tử giáng sinh chí tử nhị thiên tứ bách lục thập dư niên, nhi danh thường tôn, đạo thường trọng dã. Quốc triều phụng tự Khổng Tử tại kinh chi An Ninh xã địa phận. Kì miếu danh viết Văn Miếu, tại ngoại chư tỉnh miếu danh đồng. Kì thần vị đề viết : “ Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử thần vị”. Xuân thu quốc tế, khâm mệnh văn ban đại thần nhất viên hành lễ.
Bộc ấu học vô sư thụ, gia đại nhân dĩ công phồn bất hạ, cố phiến ngôn chích tự đắc chi mẫu giáo. Chí Thành Thái Quý tị niên, gia đại nhân phụng chỉ đặc sai sung Đông Dương Toàn quyền Đa La Niết Xan đại thần phủ từ Hàn lâm. Nhân dịch Tứ thư toàn bộ, mông thưởng bội tinh, quí dĩ cảo thị. Bộc tự nhược hữu đắc, thiết dĩ Khổng Tử cách ngôn, thế đạo nhân tâm ư Luận ngữ bị hỹ. Nhi Tề luận nhị thập nhị thiên, Cổ luận nhị thập nhất thiên, Lỗ luận nhị thập thiên, quân thị kí giả tuỳ đắc biên tàng, phân hợp thiên chương mạn cô điều thứ. Cận nhân hưu giả ôn cố phân mục trích thiên, liên dụng bính vị tử đệ tiện dị kí ức, nãi tuân lệ đệ trình Học bộ tài duyệt nãi mông Phụ chính đại thần Hiệp biện Đại học sĩ, Lĩnh học bộ Thượng thư Hồ tước tướng đại nhân, tịnh học bộ quý liệt giám thưởng, hứa vĩ hiệt uý trừu anh, thiết thực dị hiểu, học giả giản độc thậm tiệm, túc thư Trụ kinh Khâm sứ đại thần Đại nhân phúc duyệt, Phụng phiến ban cấp thi hành. Bộc tự suỷ khốn học, nhi ư Thánh đạo chi đại, phu giáo chi nan, Luận ngữ tinh hoa đồ thị, cung tường ngoại vọng. Cung ức tiên vương phụ thi Thương Sơn tập hữu cú vân : “ Di kinh năng thục phủ? Lục thập vạn dư ngôn”. Bộc duy bội phục Khổng ngôn, đắc chi nhất nhị, cảm bất tự miễn dĩ huấn tử đệ, hoặc thứ cơ tu đạo chi vị giáo, Sơ phi hữu ý ư thành sách dã. Viên dụng biền ngôn, quán dĩ Khổng Tử lược trạng, hạnh thức giả kì lượng chi. Thời Duy Tân Giáp Dần, Quý thu thượng cán. Tùng Thiện Vương phòng Công tôn, bị phạp Quốc Tử Giám tư nghiệp, Kính Đình Ưng Trình Hiếu Hậu thị cẩn thư.
Dịch nghĩa
Khổng Tử tên là Khâu, Tự là Trọng Ni, người ở hương Lỗ Xương Bình, ấp Trâu. Cha là Thúc Lương Hột, mẹ là Nhan Thị Trưng Tại, sinh vào ngày Canh tý, tháng mười một năm Canh tuất (Năm 551, trước thiên chúa giáng sinh), mất vào ngày Kỷ sửu, tháng tư năm Nhâm tuất (Năm 478, trước thiên chúa giáng sinh), thọ 73 tuổi. Khổng Tử bình sinh ôn hoà mà nghiêm trang, oai vệ mà không hung mãnh (1), học thì không biết chán, dạy người không mệt mỏi (2). Khi ở nhàn, không nói tới các việc quái lạ, sức mạnh, rối loạn, thần thánh (3). Khi ở chốn làng xóm thì thật thà, dường như chẳng biết ăn nói, khi ở chốn triều đình thì ngài biện luận rành rọt và cẩn thận (4). Có người hỏi rằng sao ngài không làm chính trị, Khổng Tử đáp : “ Hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, rồi mang ra thi hành, ấy cũng là làm chính trị rồi, sao phải làm chính trị.” (5) . Có người muốn được nghe trí của Khổng Tử, Khổng Tử đáp : “ Người già được an dưỡng, bạn bè thì tin nhau, trẻ nhỏ được bao bọc” (6). Từ lúc Khổng Tử giáng sinh tới nay đã hơn hai ngàn bốn trăm sáu mươi năm mà danh thường tôn, đạo thường trọng vậy. Quốc triều phụng tự Khổng Tử tại địa phận xã An Ninh tại kinh đô, đặt tên miếu là Văn Miếu, các miếu ở tỉnh ngoài cũng như vậy. Thần vị đề rằng : “ Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử thần vị.” Xuân Thu quốc tế khâm mệnh cho một viên đại thần thuộc văn ban tới hành lễ.
Tôi thủa nhỏ học hành không có thầy truyền dạy, gia đại nhân bởi việc công bận rộn, không lúc nhàn hạ nên những câu lẻ chữ vặt tự sở đắc được do mẹ dạy. Đến năm Quý Tị thời Thành Thái (1893), gia đại nhân phụng chỉ đặc sai sung làm Hàn lâm của Phủ toàn quyền Đông Dương Đa La Niết Xan. Nhân dịch toàn bộ sách Tứ thư mà được mông thưởng bội tinh, về lấy bản thảo cho xem nên tôi tự như có điều sở đắc. Trộm nghĩ những cách ngôn của Khổng Tử về đạo đời và lòng người đều đầy đủ trong sách Luận ngữ, mà sách Tề luận(7) hai mươi hai thiên, Cổ luận(8) hai mốt thiên, Lỗ luận(9) hai mươi thiên đều do người ghi biên soạn, phân hợp thiên chương, tản mạn không có điều mục. Nay nhân lúc nhàn rỗi, ôn lại điều cũ mà phân trích thành thiên mục, dùng như vị bánh để các học trò tiện ghi nhớ. Lại theo lệ đệ trình lên Học bộ tài duyệt, được Phụ chính đại thần Hiệp biện Đại học sỹ, Lĩnh Học bộ Thượng thư Hồ tước tướng đại nhân cùng quý vị ở bộ Học giám thưởng cho là sưu tầm sự anh hoa, thiết thực dễ hiểu, người học có thể giảng đọc rất tiện. Gửi về kinh cho Khâm sứ đại thần đại nhân phúc duyệt, cho được ban cấp thi hành. Tôi tự lượng sức học mà đối với sự lớn lao của thánh đạo, sự khó khăn của phu giáo thì Luận ngữ tinh hoa chỉ cung tường ngoại vọng (10) mà thôi. Kính nghĩ đấng tiên vương phụ ( tức Tùng Thiện Vương ) trong Thương Sơn thi tập có câu rằng : “ Di kinh năng thục phủ? Lục thập vạn dư ngôn” (các Kinh sách để lại ai có thể thuần thục hơn sáu mươi vạn lời) Tôi bội phục lời nói của thánh Khổng, sở đắc được một hai điều, dám chẳng tự gắng để dạy con em hoặc ngõ hầu (tu theo đạo thì gọi là giáo (11)), lúc đầu không có ý làm thành sách bèn dùng lối biền ngôn, lược trạng Khổng Tử đặt lên đầu, may được bậc thức giả lượng thứ cho.
Năm Giáp Dần (1914), Niên hiệu Duy Tân, Quý thu thượng cán. Tùng Thiện Vương Phòng Công Tôn, bị phạp Quốc Tử Giám Tư nghiệp, Kính Đình Ưng Trình Hiếu Hậu thị cẩn viết.
Chú thích
(1) Luận ngữ - Thuật nhi : “Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an.” (子温而厲 , 威而不猛 , 恭而安 ) Nghĩa là : “Khổng Tử ôn hoà mà nghiêm trang, oai vệ mà không hung mãnh, cung kính mà an nhàn.”
(2) Luận ngữ - Thuật nhi : Tử viết : “ Mặc nhi thức chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện, hà hữu ư ngã tai !” (子曰 : “默而識之 , 學而不厭 , 誨人不倦 , 何有於我哉” ) nghĩa là : Khổng Tử nói : “ Trầm mặc để suy nghĩ đạo lý để ghi nhớ được trong lòng, học đạo mà không biết chán, dạy người mà không biết mệt, ba điều đó có ở nơi ta chăng?”
Đã chú.
(4) Luận ngữ - Hương đảng : “ Khổng Tử ư hương đảng, tuân tuân như dã, tự bất năng ngôn giả. Kỳ tại tông miếu, triều đình, biền biền ngôn, duy cẩn nhĩ.” (孔子於鄉黨恂恂如也似不能言者 . 其在宗廟朝廷便便言唯謹爾” ) Nghĩa là : Khổng Tử khi ở nơi làng xóm thì ngài thật thà như chẳng biết ăn nói. Nhưng đến khi ra tông miếu triều đình, thì ngài biện luận rất rành rẽ và cẩn thận.
(5) Đã chú.
(6) Luận ngữ - Công dã tràng : Tử Lộ viết : “ Nguyện văn Tử chi chí.” Tử viết : “ Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi.” . (子路曰 : “願聞子之志 .” 子曰 : “老者安之 , 朋友信之 , 少者懷之” ) Nghĩa là : Tử Lộ hỏi : “ Muốn được nghe chí nguyện của thầy.” Khổng Tử đáp : “ Ta muốn cho người già cả được an vui, khỏi khổ cực ; Bạn bè tin tưởng lẫn nhau ; Trẻ nhỏ thì được bao bọc.”
(7)(8)(9) Tề luận, Cổ luận và Lỗ luận : Thời Tiền Hán, khi thu thập sách vở cũ phát hiện ra ba bản Tề luận( bản này lưu truyền ở nước Tề ), Lỗ luận ( bản này lưu truyền ở nước Lỗ) và Cổ luận ( phát hiện thấy trong vách nhà họ Khổng, viết bằng chữ khoa đầu).
(10) Ấu học quỳnh lâm – Sư sinh : “ Vị đắc cập môn giả viết cung tường ngoại vọng.” ( 未得及門者曰宮墙外望 ) nghĩa là : “ Chưa tìm được cửa thì gọi là đứng ngoài cung tường nhìn vào.”
(11) Trung Dung : “Suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo.” Nghĩa là : “ Noi theo tính thì gọi là đạo, sửa theo đạo thì gọi là giáo.” (率性之謂 道 , 修道之謂教” )
* Luận ngữ tinh hoa mục lục.
1. Học vấn : 18 tiết
2. Tiến tu : 21 tiết
3. Sự thân : 8 tiết
4. Trì kỷ : 34 tiết
5. Tiết vật : 24 tiết
6. Quan nhân : 26 tiết
7. Xử thế : 24 tiết
8. Vi chính : 27 tiết
學問
Học vấn ( 19 tiết )
曰:「性相近也, 習相遠也。」
Viết : “ Tính tương cận dã, tập tương viễn dã.” ( Dương hóa )
( Khổng Tử nói: “ Con người sinh ra thì cái tính ban đầu vốn giống nhau, nhưng càng ngày do thói quen càng khiến tính đó khác xa nhau.” )
2. 曰:「學而時習之, 不亦說乎?。」
Viết : “ Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ.” ( Học nhi )
( Khổng Tử nói : “ Khi học mà được luyện tập theo sự học đó, chẳng phải là vui sao ? ” )
3. 曰:「學而不思則罔, 思而不學則殆。」
Viết : “ Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.” ( Vi chính )
( Khổng tử nói : “ Học mà không suy nghĩ sẽ mờ tối, nghĩ mà không học sẽ không an lòng.” )
4. 曰:「學如不及, 猶恐失之。」
Viết : “ Học như bất cập, do khủng thất chi.” ( Thái Bá )
( Khổng Tử nói : “ Học mà dường như không theo kịp người, còn lo sợ có điều bỏ mất.” )
5. 曰:「 好仁不好學, 其蔽也愚。好知不好學, 其蔽也蕩。好信不好學, 其蔽也賊。好直不好學, 其蔽也絞。好勇不好學, 其蔽也亂。好剛不好學, 其蔽也狂。」
Viết : “ Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu. Hiếu tri bất hiếu học, kỳ tế dã đãng. Hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế dã tặc. Hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế dã giảo. Hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế dã loạn. Hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng.” ( Dương hóa )
( Khổng Tử nói : “ Yêu thích điều nhân mà không yêu thích sự học, sẽ bị sự ngu dốt che lấp. Yêu thích sự hiểu biết mà không yêu thích sự học, sẽ bị sự mơ hồ che lấp. Yêu thích sự tín mà không yêu thích sự học, sẽ bị sự nguy hại che lấp. Yêu thích sự ngay thẳng mà không yêu thích sự học, sẽ bị sự loạn che lấp. Yêu thích sự cương trực mà không yêu thích sự học, sẽ bị sự ngông cuồng che lấp.” )
6. 曰:「生而知之者, 上也;學而知之者, 次也;困而學之, 又其次也。困而不學, 民斯為下矣!」
Viết : “ Sinh nhi tri chi giả, thượng dã. Học nhi tri chi giả, thứ dã. Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hỹ.” ( Quý thị )
( Khổng Tử nói : “ Người sinh ra đã biết là bậc trên cùng. Học rồi mới biết là hạng thứ hai. Khổ ải để học mà biết, là hạng dưới nữa. Khốn khổ mà không chịu học, là hạng dưới tất thảy.” )
7. 曰:「我非生而知之者, 好古, 敏以求之者也。」
Viết : “ Ngã phi sinh nhi tri chi giả, hiếu cổ, mẫn dĩ cầu chi giả dã.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “ Ta không phải người sinh ra đã biết tất thảy, chẳng qua do yêu cái cổ, cần mẫn học hỏi mà biết đấy thôi.” )
8. 曰:「吾嘗終日不食, 終夜不寢, 以思。無益, 不如學也。」
Viết : “ Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm, dĩ tư. Vô ích, bất như học dã.” ( Vệ Linh Công )
( Khổng Tử nói : “ Ta thường cả ngày không ăn, cả đêm không ngủ để suy nghĩ. Thật vô ích, không bằng học hỏi.” )
9. 曰:「古之學者為己, 今之學者為人。」
Viết : “ Cổ chi học giả vi kỷ, kim chi học giả vi nhân.” ( Hiến vấn )
( Khổng tử nói : “ Người xưa học vì bản thân mình, người nay học vì người.” )
10. 曰:「知之者不如好之者, 好之者不如樂之者。」
Viết : “ Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả.” ( Ung dã )
( Khổng Tử nói : “ Biết về điều đó không bằng yêu thích điều đó. Yêu thích điều đó không bằng vui với điều đó.” )
11. 曰:「 知之為知之, 不知為不知, 是知也。」
Viết : “ Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.” ( Vi chính )
( Khổng Tử nói : “ Biết thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết, thế mới gọi là biết vậy.”
12. 曰:「蓋有不知而作之者, 我無是也。多聞, 擇其善者而從之。多見而識之, 知之次也。」
Viết : “ Cái hữu bất tri nhi tác chi giả, ngã vô thị dã. Đa văn, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi. Đa kiến nhi thức chi, tri chi thứ dã.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “ Có kẻ không biết mà vẫn cứ làm, ta không phải người như vậy. Nghe nhiều, chọn lấy điều thiện mà theo. Thấy nhiều mà nhận biết được, nên là bậc thứ tri vậy.” )
13. 曰:「溫故而知新, 可以為師矣。」
Viết : “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ.” ( Vi chính )
( Khổng Tử nói : “Ôn cũ mà biết mới, có thể làm thày vậy.” )
14. 曰:「博學於文, 約之以禮, 亦可以弗畔矣夫。」
Viết : “ Bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù.” ( Nhan Uyên )
( Khổng Tử nói : “ Người quân tử học rộng ở văn, dùng lễ để ước thúc, bởi vậy có thể không trái với đạo.” )
15. 曰:「 敏於事而慎於言, 就有道而正焉, 可謂好學也已。」
Viết : “ Mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị hữu học dã dĩ.” ( Học nhi )
( Khổng Tử nói : “ Cần mẫn trong công việc mà thận trọng trong lời nói, tìm đến người có đức để sửa mình, như vậy có thể coi là học rồi.” )
16. 曰:「誦詩三百, 授之以政, 不達;使於四方, 不能專對。雖多, 亦奚以為?」
Viết : “ Tụng thi tam bách, thụ chi dĩ chính, bất đạt. Sử ư tứ phương, bất năng chuyên đối. Tuy đa, diệc hề dĩ vi.” ( Tử Lộ )
( Khổng Tử nói : “ Đọc ba trăm bài Kinh thi, được trao quyền làm chính trị mà không làm được. Cử đi sứ bốn phương mà không thể đối đáp rành rẽ được. Tuy học nhiều mà làm gì.” )
17. 曰:「辭, 達而已矣!」
Viết : “ Từ, đạt nhi dĩ hỹ.” ( Vệ Linh Công )
( Khổng Tử nói : “ Ngôn từ chỉ cần diễn tả được ý của mình là được vậy.” )
18. 曰:「質勝文則野, 文勝質則史。文質彬彬, 然後君子。」
Viết : “ Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử. Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử.” ( Ung dã )
( Khổng Tử nói : “ Chất mà thắng văn thì sẽ quê mùa, văn thắng chất thì trở thành người chép sử. Văn và chất đều nhau thì mới là người quân tử.” )
19. 子貢問曰:「孔文子何以謂之文也?」曰:「敏而好學, 不恥下問, 是以謂之文也。」
Tử Cống vấn viết. Khổng văn tử hà dĩ vị chi văn dã. Viết : “ Mẫn nhi hiếu học, bất chỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi văn dã.” ( Công dã tràng )
( Tử Cống hỏi Khổng Tử : “ Tại sao người ta lại đặt tên thụy cho ông Khổng Văn Tử là Văn ?” Khổng Tử đáp : “ Cần mẫn mà yêu thích sự học, không thấy xấu hổ khi hỏi người dưới, vậy nên mới gọi và Văn vậy.” )
進修
* Tiến tu ( 21 tiết )
1. 曰:「志於道, 據於德, 依於仁, 游於藝。」
Viết : “ Chí ư đạo, cứ ư đức, ỷ ư nhân, du ư nghệ.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “ Lập chí ở đạo, nương cậy ở đức, dựa dẫm vào nhân, rong chơi với lục nghệ.” )
2. 曰:「德之不修, 學之不講, 聞義不能徒, 不善不能改, 是吾憂也。」
Viết : “ Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng đồ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “Đức mà không tu, học mà không nghe điều giảng giải, nghe thấy điều nghĩa mà không noi theo, có điều sai trái mà không biết sửa đổi, đó là mối lo lắng của ta.” )
3. 曰:「法語之言, 能無從乎?改之為貴!巽與之言, 能無說乎?繹之為貴!」
Viết : “ Pháp ngữ chi ngôn, năng vô tòng hồ. Cải chi vi quý. Tốn dữ chi ngôn, năng vô duyệt hồ. Dịch chi vi quý.” ( Tử Hãn )
( Khổng Tử nói : “ Lời khuyên đúng đắn, sao lại không nghe theo ? Nhưng biết sửa đổi là điều quý. Lời ngợi khen không phải vui sao ? Nhưng biết suy xét kỹ lưỡng mới là quý.” )
4. 曰:「三人行, 必有我師焉:擇其善者而從之, 其不善者而改之。」
Viết : “ Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “ Ba người cùng đi trên đường, tất có thầy của ta . Biết chọn điều thiện để theo, thấy điều sai mà sửa đổi.” )
5. 曰:「不憤不啟, 不悱不發。舉一隅不以三隅反, 則不復也。」
Viết : “ Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã.” ( Thuật nhi )
( Khổng Tử nói : “ Không phẫn phát thì không thông tỏ, không gắt gỏng thì không bộc phát ra. Cất một góc mà không biết suy tới ba góc kia, thì không dạy tiếp được nữa.” )
6. 在川上曰:「逝者如斯夫!不舍晝夜。」
Tại xuyên thượng. Viết : “ Thệ giả như tư phù, bất xá họa dạ.” ( Tử Hãn )
( Khổng Tử đứng trên bờ sông rằng : “ Nước sông trôi đi mãi, không kể ngày đêm.” )
7. 曰:「苗而不秀者, 有矣夫!秀而不實者, 有矣夫!」
Viết : “ Miêu nhi bất tú giả, hữu hỹ phù. Tú nhi bất thực giả, hữu hỹ phù.” ( Tử Hãn )
( Khổng Tử nói : “ Lúa non mà chẳng trổ bông, có vậy ? Trổ bông rồi mà không ra hạt gạo, có vậy ?” )
8. 曰:「譬如為山, 未成一簣, 止, 吾止也!譬如平地, 雖覆一簣, 進, 吾往也!」
Viết : “ Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ, ngô chỉ dã. Thí như bình địa, tuy phúc nhất quỹ, tiến, ngô vãng dã.” ( Tử Hãn dĩ hạ )
( Khổng Tử nói : “ Ví như đắp núi, chỉ một sọt đất nữa là thành, dừng lại, vì ta muốn dừng lại đó thôi. Ví như lấp đất, còn một sọt nữa là kín, thấy tiến bộ, ta đi tới.” )
9. 曰:「後生可畏, 焉知來者之不如今也?四十五十而無聞焉, 斯亦不足畏也已!」
Viết : “ Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã. Tứ thập, ngũ thập nhi vô văn yên. Tư diệc bất túc úy dã dĩ. ( Tử Hãn )
( Khổng Tử nói : “ Kẻ sinh sau mới là đáng sợ, sao biết được tương lai sẽ không như ngày nay. Nhưng bốn mươi năm mươi tuổi mà chưa nghe thấy tên tuổi gì, thì không còn đáng sợ nữa.” )
10. 曰:「年四十而見惡焉, 其終也已。」
Viết : “ Niên tứ thập nhi kiến ố yên, kỳ chung dã dĩ.” ( Dương hóa )
( Khổng Tử nói : “ Bốn mươi tuổi mà còn bị ghét bỏ thì suốt đời chẳng thể sửa đổi được.” )
11. 曰:「君子疾沒世而名不稱焉。」
Viết : “ Quân tử tật một thế nhi danh bất xưng yên.” ( Vệ Linh Công )
( Khổng Tử nói : “ Người quân tử chết đi chỉ lo tên tuổi mình không được biết đến.” )
12. 曰:「君子病無能焉, 不病人之不己知也。」
Viết : “ Quân tử bệnh vô năng yên, bất bệnh nhân chi bất kỷ tri dã.” ( Vệ Linh Công )
( Khổng Tử nói : “ Người quân tử lo không đủ khả năng chứ không lo vì không ai biết đến mình vậy.” )
13. 曰:「不患無位, 患所以立;不患莫己知, 求為可知也。」
Viết : “ Bất hoạn vô vị, hoạn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.” ( Lý nhân )
( Khổng Tử nói : “ Không lo không có địa vị, chỉ lo không có khả năng để đạt được. Không lo người khác không biết tới mình, cầu mình biết được đã.” )
14. 曰:「不知命, 無以為君子也。不知禮, 無以立也。不知言, 無以知人也。」
Viết : “ Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã. Bất tri lễ. vô dĩ lập dã. Bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã.” ( Nghiêu viết )
( Khổng Tử nói : “ Không biết đến mệnh trời thì phải là người quân tử. Không biết về lễ thì không thể giữ vững được. Không biết nói năng thì không thể biết được lòng người.” )
15. 曰:「君子不器。」
Viết : “ Quân tử bất khí.” ( Vi chính )
( Khổng Tử nói : “ Người quân tử chẳng phải là đồ dùng.” )
16. 子路問「君子」。子曰:「修己以敬。」
Tử Lộ vấn quân tử. Viết : “ Tu kỷ dĩ kính.” ( Hiến vấn )
( Tử Lộ hỏi về người quân tử. Khổng Tử đáp “ Kính cẩn mà tu mình.” )
17. 曰:「見善如不及, 見不善而探湯 」
Viết : “ Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thang.” ( Quý thị )
( Khổng Tử nói : “ Thấy điều thiện mà như không theo kịp, thấy điều bất thiện mà như thử vào nước sôi.” )
18. 曰:「見賢思齊焉, 見不賢而內自省也。」
Viết : “ Kiến hiền tư tề yên. Kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.” ( Lý nhân )
( Khổng Tử nói : “ Thấy người hiền mà nghĩ sao cho bằng kịp, thấy người không phải người hiền thì tự bản thân mình phải soi xét cảnh tỉnh lại bản thân.” )
19. 曰:「過則勿憚改。」
Viết : “ Quá tắc vật đạn cải.” ( Học nhi )
( Khổng Tử nói : “ Có lỗi lầm thì chí sợ sửa chữa.” )
20. 曰:「過而不改, 是謂過矣!」
Viết : “ Quá nhi bất cải, thị vị quá hỹ.” ( Vệ Linh Công )
( Khổng Tử nói : “ Có lỗi lầm mà không biết sửa chữa thì càng sai lầm lớn hơn.” )
21. 樊遲 曰:「敢問崇德、修慝、辨惑?」曰:「善哉問!先事後得, 非崇德與?攻其惡, 無攻人之惡, 非修慝與?一朝之忿, 忘其身以及其親, 非惑與?」
Phàn Trì viết : “ Cảm vấn sùng đức, tu thắc, biện hoặc. Viết : “ Thiện tai vấn. Tiên sự hậu đắc, phi sùng đức dữ. Công kỳ ố, vô công nhân chi ố, phi tu thắc dư. Nhất triêu chi phẫn, vong kỳ thân dĩ cập kỳ thân, phi hoặc dữ.” ( Nhan Uyên )
( Phàn Trì hỏi Khổng Tử : “ Dám hỏi về việc chuộng điều đức, tu sửa lỗi lầm, phân biệt sao cho rõ điều nghi hoặc.” Khổng Tử nói : “ Câu hỏi hay ! Phải gắng làm được điều thiện mới mong làm được điều thiện, chẳng phải đó là chuộng điều đức hay sao ? Đả kích điều không tốt của mình mà không đả kích điều không tốt của người thì không phải là tu sửa lỗi lầm hay sao ? Tức giận trong chốc lát mà quên đi bản thân mình, ảnh hưởng tới người thân, không phải là điều sai lầm sao ?” )
事親
Sự thân ( 8 tiết )
1. 曰:「父母之年, 不可不知也:一則以喜, 一則以懼。」
Viết : “ Phụ mẫu chi niên, bất khả bất tri dã. Nhất tắc dĩ hỷ, nhất tắc dĩ cụ.” ( Lý nhân )
( Khổng Tử nói : “ Tuổi của cha mẹ không thể không biết. Một là để mừng, một là để lo vậy.” )
2. 曰:「父母在, 不遠遊, 遊必有方。」
Viết : “ Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương.” ( Lý nhân )
( Khổng Tử nói : “ Khi cha mẹ còn sống thì không được đi xa, nếu có đi thì cũng phải đi một nơi nhất định.” )
3. 曰:「事父母幾諫, 見志不從, 又敬不違, 勞而不怨。」
Viết : “ Sự phụ mẫu, cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán.” ( Lý nhân )
( Khổng Tử nói : “ Phụng sự cha mẹ, khuyên can phải nhẹ nhàng, nếu không theo lời khuyên của mình, lại kính cẩn mà không làm trái, vất vả mà không oán hận.” )
4. 曰:「孝哉閔子騫, 人不間於其父母昆弟之言。」
Viết : “ Hiếu tai, Mẫn Tử Khiên, nhân bất gián ư kỳ phụ mẫu côn đệ chi ngôn.” ( Tiên tiến )
( Khổng Tử nói : “ Có hiếu thay Mẫn Tử Khiên, ai cũng đều khen ngợi kể cả cha mẹ anh em trong nhà.” )
5. 子游問孝。曰:「今之孝者, 是謂能養。至於犬馬, 皆能有養;不敬, 何以別乎。」
Tử Du vấn hiếu. Viết : “ Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ.” ( Vi chính )
( Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp : “ Người thời nay coi hiếu nghĩa là việc nuôi dưỡng. Đến như loài chó ngựa còn dược nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng cha mẹ mà bất kính thì lấy gì mà phân biệt.” )
6. 子夏問孝。曰:「色難。有事, 弟子服其勞;有酒食, 先生饌, 曾是以為孝乎?」
Tử Hạ vấn hiếu. Viết : “ Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kỳ lao. Hữu tửu thực, tiên sinh soạn. Tằng thị dĩ vi hiếu hồ.” ( Vi chính )
( Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói : “ Khó ở sắc mặt. Khi phụng sự không lo vất vả. Có đồ ăn ngon phải mời cha mẹ trước, đấy không phải là hiếu sao ?” )
7. 孟武伯問孝。曰:「父母唯其疾之憂。」
Mạnh Vũ Bá vấn hiếu. Viết : “ Phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu.” ( Vi chính )
( Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử nói : “ Chỉ có bệnh của cha mẹ mới là nỗi phiền muộn.” )
8. 孟懿子問孝。曰:「無違。」
Mạnh Ý Tử vấn hiếu. Viết : “ Vô vi.” ( Vi chính )
( Mạnh Ý Tử hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp : “ Không trái với lễ.” )
持己
Trì kỷ ( 34 tiết )
1. 曰:「弟子入則孝, 出則弟, 謹而信, 汎愛眾, 而親仁。行有餘力, 則以學文。」
Viết : “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn.” ( Học nhi )
( Khổng Tử nói : “ Các đệ tử khi vào phải hiếu với cha mẹ, khi đi ra phải kính nhường, cẩn trọng mà giữ chữ tín, yêu thương mọi người, thân với người có lòng nhân. Làm những việc đó mà còn dư sức lực thì mới học văn chương.” )
2. 曰:「君
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHẢO SÁT VÀ DỊCH CHÚ TÁC PHẨM LUẬN NGỮ TINH HOA của Nguyễn Phúc Ưng Trình.doc