Đề tài Khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

MỤC LỤC

 

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Ý nghĩa của đề tài 4

1.5 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu 5

2.2 Lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp 5

2.2.1 Các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp 5

2.2.2 Các mô hình văn hóa 6

2.2.3 Các thành phần văn hóa doanh nghiệp 6

2.3 Mô hình nghiên cứu 8

2.4 Tóm tắt 10

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.1 Giới thiệu 11

3.2 Quá trình hình thành và phát triển 11

3.3 Mạng lưới kênh phân phối 13

3.4 Cơ cấu tổ chức 13

3.5 Tóm tắt 14

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu 15

4.2 Biểu trưng trực quan 15

4.2.1 Kiến trúc đặc trưng 15

4.2.2 Nghi lễ 16

4.2.3 Giai thoại 16

4.2.4 Hệ thống định dạng thương hiệu 17

4.2.5 Khẩu hiệu 18

4.2.6 Thông tin liên lạc truyền thông 19

4.3 Biểu trưng phi trực quan 23

4.3.1 Giá trị 23

4.3.2 Chuẩn mực 27

4.4 Phong cách quản lý 27

4.5 Nét văn hóa chính thống 27

4.6 Tóm tắt 28

Chương 5: KẾT LUẬN

5.1 Giới thiệu 29

5.2 Ý nghĩa đề tài 29

5.3 Kết quả nghiên cứu 29

5.4 Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 30

Tài liệu tham khảo 31

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4716 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người Những chuẩn mực Biểu trưng trực quan Văn hóa doanh nghiệp + Quy tắc + Tiêu chuẩn + Quy định + Nguyên tắc Nghi lễ Biểu trưng phi trực quan Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 2.4 Tóm tắt Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp gồm có hai bộ phận cấu thành chủ yếu: (1) Phần trực quan: bao gồm những yếu tố thể hiện những nét đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có thể quan sát và nhận biết được. (2) Phần phi trực quan: bao gồm những yếu tố cốt lõi ẩn sâu trong doanh nghiệp không thể nhận biết rõ ràng được. Tóm lại dựa vào các cơ sở lý thuyết đã trình bày thì mô hình nghiên cứu đã được xây dựng và dựa vào mô hình xem xét đến các thành phần cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn xem xét mức độ tương thích của các thành phần mà doanh nghiệp đã xây dựng. Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 3.1 Giới thiệu Chương 2 đã tập trung trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Tiếp theo chương 3 sẽ trình bày những nội dung cơ bản về: (1) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty; (2) Những thông tin chung về Công ty như cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành hàng của Công ty - là đối tượng chính thực hiện nghiên cứu. 3.2 Quá trình hình thành và phát triển Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank - Trụ sở chính: Số 442, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh - Số điện thoại: (08) 930 2429 - Fax: (08) 839 9885 - Email: acb@acb.com.vn - Website: www.acb.com.vn * Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. * Vốn điều lệ Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng) * Tầm nhìn: Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB. * Sản phẩm dịch vụ chính: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. * Phát triển - các cột mốc đáng ghi nhớ: Tầm nhìn chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 13 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB: 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động. 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACBMasterCard. 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Năm 1997- Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm. Thông qua chương trình đào tạo này ACB nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng. Thành lập Hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lí tài sản Nợ - Có (ALCO). ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhất Việt Nam. Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB. Năm 2000 - Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000 - 2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối công nghệ thông tin, Khối giám sát điều hành, Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở Giao dịch. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo Ban Chiến lược, Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Ban Chính sách và quản lí rủi ro tín dụng, Ban Đảm bảo chất lượng, Phòng Quan hệ quốc tế và Phòng Thẩm định tài sản. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu. 29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại. 02/01/2002 - Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. 06/01/2003 - Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở. 14/11/2003 - Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. 10/12/2004 - Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng. 17/06/2005 - Đối tác chiến lược: SCB & ACB k. kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam. 3.3. Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 325 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 106 phòng giao dịch Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 66 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng): 17 chi nhánh và 32 phòng giao dịch Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 26 phòng giao dịch. Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union 3.4. Cơ cấu tổ chức: * Công ty trực thuộc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC) * Công ty liên kết Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). * Công ty liên doanh Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). * Cơ cấu tổ chức Sáu khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực. Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. Hai phòng : Tài Chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). 3.5 Tóm tắt Chương này chủ yếu trình bày các thông tin về Ngân hàng TMCP Á Châu – đối tượng chính của nghiên cứu. Qua đây, có thể nắm những thông tin cơ bản nhất về doanh nghiệp. Chương tiếp theo là kết quả của quá trình nghiên cứu Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương 3 đã giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về Ngân hàng TMCP Á Châu, chương 4 là chương trình bày các kết quả của nghiên cứu. Chương này sẽ mô tả các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp đang tồn tại ở Ngân hàng TMCP Á Châu cũng như sự thống nhất của các thành phần, các đặc trưng đó với nhau. Có thể hiểu, sự thống nhất của văn hóa doanh nghiệp tức là sự hòa hợp giữa hai thành phần chính – phần trực quan và phần phi trực quan – trong đó phần nhìn thấy giữ vai trò nền tảng 4.2. Biểu trưng trực quan Kiến trúc đặc trưng Kiến trúc ngoại thất Hình 4.1: Kiến trúc ngoại thất ACB Đồng Tháp - Khi đến với ngân hàng Á Châu chúng ta sẽ bắt gặp một cách kết hợp hài hòa nhưng rất sang trọng, gần gũi, thân thiện thể hiện một phong cách rất Á Châu đó là sự kết hợp giữa màu trắng làm nền và màu xanh với dòng chữ “NGÂN HÀNG Á CHÂU” bên dưới có dòng chữ “ASIA COMMERCIAL BANK” rất nổi bật, với nền trắng thể hiện sự trang trọng, dòng chữ xanh thể hiện niềm tin, hi vọng, sự trẻ trung và năng động, và một biểu tượng không thể thiếu là hình ảnh logo của ngân hàng tạo nên sự khác biệt với những ngân hàng khác. Kiến trúc nội thất Hình 4.2: Kiến trúc nội thất ACB + ACB Đồng Tháp được xây dựng một trệt 3 lầu: + Tầng trệt: dành cho thực hiện giao dịch với khách hàng đây là nơi được trang trí cực kì bắt mắt, với tông màu chủ đạo cũng là xanh trắng, trên tường có dòng chữ “NGÂN HÀNG Á CHÂU” màu xanh, có trang trí máy điều hòa nhiệt độ, có bố trí thang máy lên tầng trên, phía trước là một dãy ghế dành cho khách hàng. + Lầu một: phòng tín dụng + Lầu hai: gồm các phòng ban + Lầu ba: phòng nghỉ ngơi được bố trí rất tiện nghi để phục vụ cho nhân viên sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nghi lễ: Chuyển giao: tạo thuận lợi cho việc xâm nhập cương vị mới, vai trò mới. + Khai trương ngày âm lịch thường theo ngày mùng 5,6,9.Ngân Hàng Á Châu thường cúng trái cây và heo quay. + Tổ chức ngày kỉ niệm thành lập Ngân Hàng ngày 4-6 Củng cố: củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và tôn thêm vị thế của thành viên. Lễ phát phần thưởng cho nhân viên được tổ chức hai quý một lần. Nhắc nhở: duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của tổ chức. Sinh hoạt văn hóa. Đào tạo chuyên môn. Liên kết: + Khôi phục khích lệ chia sẽ tình cảm và sự thông cảm nhằm gắn bó các thành viên với nhau và với tổ chức. + Các nhân viên trong Ngân Hàng cũng thường tổ chức các buổi dã ngoại, đi ăn hay đi du lịch cùng nhau tạo sự thân mật và đoàn kết. + Tết thì Ngân Hàng thường phát thưởng, khen thưởng cho những nhân viên xuất sắc và tổ chức cho nhân viên đi ăn uống ở Hội Quán hay Nhà Hàng. Giai thoại: Hình 4.3: Hội đồng sáng lập ACB Vào đầu những năm 1990, khi đất nước bắt đầu mở cửa, những người sáng lập ACB nhận thấy cơ hội đem kiến thức của mình áp dụng vào cuộc sống nên đã cùng nhau xây dựng một ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh. Ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch Hội đồng sáng lập nguyên là giảng viên của Trường cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng, còn ông Trịnh Kim Quang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từng có 10 năm làm giảng viên tại Đại học Kinh tế TP HCM. Một vị lãnh đạo của ACB tâm sự: “Mình cũng thích nghề dạy học nhưng thu nhập của giáo viên thấp nên vừa đi dạy vừa phải kinh doanh bên ngoài để cải thiện cho cuộc sống gia đình. Rồi khi làm kinh doanh một thời gian, thấy có cơ hội phát triển mà nghề giáo cũng vất vả quá nên quyết định nghỉ hẳn để toàn tâm toàn ý cho kinh doanh”. Tuy nhiên, ông này khẳng định, cốt cách và đạo đức của nhà giáo vẫn được những người ACB giữ lại khi đi làm kinh doanh và quản trị, điều hành ngân hàng. “Nó chính là một nhân tố góp phần tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của ACB”, vị lãnh đạo này nói. Bật mí lý do bỏ nghề giáo đi làm kinh doanh, một vị chủ tịch hội đồng quản trị nằm trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, nói: “Tôi bỏ nghề giáo vì yêu một cô gái nhưng cô ấy bỏ vì tôi nghèo quá”. Uất ức, ông này bỏ nghề giáo đi buôn, quyết tâm đi kiếm thật nhiều tiền. Thế nhưng, việc kinh doanh lúc ban đầu chẳng mấy thuận lợi và chưa kịp trở nên giàu có thì người yêu đã đi lấy chồng. Hệ thống định dạng thương hiệu ACB là chữ viết tắt Asia Commercial Bank Hình 4.4: Logo ACB * Ý nghĩa: ACB là:  A: Attitude (Thái độ) B: Capability (Năng lực) C: Behaviour (Hành vi) - Thái độ: Nhân viên ACB luôn có thái độ tôn trọng khách hàng, lắng nghe khách hàng, xem khách hàng là đối tác quan trọng trong quan hệ lợi ích hỗ tương - Năng lực: ACB cung ứng đầy đủ nguồn vật chất, tài chính và nhân sự để đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và các tiện nghi giao dịch được thuận lợi an toàn. - Hành vi: Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự, thân thiện với khách hàng * Màu sắc Thương hiệu (logo) ACB có màu xanh. Màu xanh là biểu trưng của: niềm tin, hy vọng, sự trẻ trung và năng động * Thiết kế Thương hiệu ACB có 12 vạch chạy ngang 3 chữ A, C, B và có vị trí trung tâm. + Con số 12 đại diện cho 12 tháng trong năm (thờii gian) + Các vạch ngang biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu) trong hoạt động tài chính ngân hàng. + Vị trí trung tâm biểu trưng cho trạng thái cân bằng. Tổng quát lại, dòng lưu thông tiền tệ của ngân hàng ACB luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn luôn như thế theo thời gian. * Biểu tượng: Hình 4.5: Chiếc ghế đá ACB Một hình ảnh nằm trong clip quảng cáo thuộc bản quyền của công ty Clipper Indochine, Việt Nam. Đây là một trong những ý tưởng được đánh giá là hay nhất về quảng cáo truyền hình trong lĩnh vực Ngân Hàng. Với slogan "ACB - Ngân hàng của mọi nhà", nhẹ nhàng, thanh thoát, vững bền và bình dị - Ngân hàng ACB như một chiếc ghế đá như thế. Dù bạn là ai, dù bạn có đến với ACB hay chưa đến với ACB, thì chiếc ghế đá ACB vẫn đứng đó, vẫn ở đó... bền vững cùng thời gian. Khẩu hiệu Slogan: Hình 4.6: Slogan ACB Ý nghĩa: “Ngân hàng của mọi nhà” ở đây không chỉ hiểu là của mọi gia đình mà còn là “nhà doanh nghiệp”. Ngân hàng không bao giờ xem nhẹ khối khách hàng doanh nghiệp mặc dù khối khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao. Hiện ACB đang có trên 431.000 tài khoản khách hàng cá nhân và trên 19.000 tài khoản khách hàng doanh nghiệp. Sỡ dĩ Ngân hàng ACB muốn nhấn mạnh thông điệp “ ACB - Ngân hàng của mọi nhà” là muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức của từng nhân viên. Nếu từng thành viên ACB không chuyển mình mạnh mẽ, sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ yếu đi. Nên Ngân hàng ACB cần chuẩn bị tâm lí và thời gian để thực hiện điều này. Thông tin liên lạc truyền thông 4.2.6.1. Truyền thông nội bộ 4.2.6.1.1. Mạng nội bộ Các phương tiện truyền thông sẽ phải được sử dụng sáng tạo để gắn kết trái tim và trí óc của mọi thành viên trong nội bộ tổ chức và thu hút mọi người tham gia vào định hướng của tổ chức. Để tạo thuận lợi cho việc trao đổi ý tưởng, động viên sự hợp tác và sáng tạo, Ngân hàng đã thiết lập mạng trao đổi thông tin trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng với nhau thông qua hình thức mạng nội bộ. Một trong hai NH đầu tiên có mạng quản trị trực tuyến (TCBS) và thực hiện cơ chế một cửa. Tám năm trước, NHTMCP Á Châu (ACB) đã lựa chọn giải pháp ngân hang tổng thể (TCBS) của công ty OSI-Mỹ (Open Solutions Incorporation) làm cơ sở cho dự án đổi mới Công nghệ ngân hàng của mình. Nhờ giải pháp này, ACB đã tạo ra một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung, có độ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và trở thành ngân hàng hàng đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. Hệ thống TCBSC cho phép ngân hàng xử lý dữ liệu trực tuyến, tập trung thông tin khách hàng, xử lý các giao dịch tiền gửi, tiền vay, cũng như cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành ngân hàng. Bảng ghi nhớ Bảng cam kết chất lượng dịch vụ khách hàng: -Tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng ACB chi nhánh Đồng Tháp cam kết: 1- Lắng nghe và nhận biết chính xác nhu cầu của khách hàng 2- Đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng 3- Thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng vầ chính xác 4- Phục vụ khách hàng vơi sự trân trọng và tận tâm 5- Trung thực trong quá trình giao dịch 6- Giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng, tất cả các thông tin phải hợp lý của khách hàng trong phạm vi nhiệm vụ của nhân viên và đơn vị. Giao tiếp trực tiếp Các nhân viên trong NH giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua điện thoại, fax, mạng, hoặc gặp trực tiếp trao đổi.. Sự kiện * Các sự kiện đáng chú ý năm 2010: 11/01/10: Dịch vụ Ngân hàng Á Châu đạt chứng nhận TIN & DÙNG 2009 do người tiêu dùng bình chọn Nhận giải tại Lễ "Công bố kết quả chương trình TIN & DÙNG 2009" do Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo điện tử VnEconomy tổ chức 13/01/10: Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng 14/01/10: Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa IBM Việt Nam và Công ty cổ phần tin học Á Châu (AICT) 15/01/10: Hội thảo "Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng" do ACB kết hợp với VCCI tổ chức 05/02/10: Chương trình “Cây mùa xuân” 2010 cho trẻ em nghèo, khuyết tật 18/02/10: Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu 17/04/10: Tài trợ chương trình Ngày Trái Đất tại Trường Đại học RMIT 17/04/10: Lễ quay xổ số chương trình khuyến mãi "Lướt thẻ vui xuân, tưng bừng trúng lớn" 18/04/10: Nhận giải thưởng "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010" do tạp chí The Asian Banker trao tặng Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010" 24/04/10: Lễ quay xổ số chương trình khuyến mãi "Khám phá thế giới vàng" - đợt 1 24/04/10: "Tài trợ giải Golf từ thiện ""Swing for Kids 2010"" Số tiền: 7.700 USD" 05/06/10: Ngày hội gia đình ACB 06/06/10: "Kỷ niệm 17 năm thành lập ACB: Chương trình ca nhạc từ thiện Thắp Sáng Niềm Tin 7" 12/06/10: Lễ quay xổ số chương trình khuyến mãi "Khám phá thế giới vàng" - đợt 2 22/06/10: Lễ đón nhận giải thưởng xuất sắc về tỉ lệ điện chuẩn trong thanh toán thương mại quốc tế - Khu vực Châu Á do Citibank trao tặng 01/07/10: "Nhận giải thưởng ""Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010"" do tạp chí FinanceAsia trao tặng “The Best Bank in Vietnam 2010” 05/07/10: Tài trợ Hội thảo kinh tế Việt Nam và Thế giới năm 2010: Cơ hội xuất khẩu và phát triển kinh tế địa phương do VCCI tổ chức 14/08/10: Lễ quay số điện tử hàng tuần chương trình "Tháng khuyến mãi phí dịch vụ tài chính cá nhân" * 14/8: đợt 1 (xác định giải cho 2 tuần) * 21/8: đợt 2 * 28/8: đợt 3 18/08/10: Nhận giải thưởng "Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010" do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát. 01/09/10: "Nhận giải thưởng ""Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010"" do tạp chí The Finance Asia trao tặng Best Bank in Vietnam 2010 14/08/10 - 06/11/10: "Lễ quay số điện tử hàng tuần chương trình ""Tháng khuyến mãi phí dịch vụ tài chính cá nhân"" & ""Mùa lễ hội ACB"" (Thứ 7 hàng tuần)" Bản tin nội bộ: Truyền thông, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà nhận quyền và nhân viên là điều quan trọng nhằm tạo ra một quan hệ làm ăn và hợp tác tốt hơn để đạt được mục đích chung. Cũng như các ngân hàng khác ACB cũng sữ dụng các công cụ truyền thông phổ biến như: event nội bộ, ban lãnh đạo tham và gặp gỡ công nhân viên; phim ảnh, tư liệu dành cho nhân viên, bản tin nội bộ, thông báo…. 4.2.6.2. Truyền thông bên ngoài 4.2.6.2.1. Mạng internet NH đầu tiên có kênh phân phối và cung cấp thông tin qua mạng Internet, điện thoại di động, điện thoại bàn và đặc biệt là dịch vụ tổng đài CallCenter247 (có thể giúp khách hàng ngồi tại nhà giao dịch thuận tiện và an toàn). Thông thường những người có nhu cầu vay tiền hay ngần ngại chuyện đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục…nắm bắt được tâm lý đó NH TM Cổ phần Á Châu nghiên cứu và đưa ra thị trường chương trình vay qua mạng internet với những ưu điểm vượt trội giúp khách hàng vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. 4.2.6.2.2. Thông cáo báo cáo Trên bước đường phát triển thành công chân chính của một doanh nghiệp thường được sự ủng hộ từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Một mặt, các cơ quan truyền thông là kênh chuyển tải các thông điệp và hình ảnh doanh nghiệp muốn truyền đạt đến thị trường và khách hàng của mình. Mặt khác, báo chí cũng đóng vai trò cầu nối gắn kết doanh nghiệp với cộng đồng, giúp doanh nghiệp vừa đạt được mục tiêu kinh doanh, vừa hoàn thành trách nhiệm của mình với xã hội. ACB là một ví dụ cho thấy sự hỗ trợ của các phương tiện truyềnthông đối với các hoạt động của ngân hàng thể hiện bởi một tập thể gắn kết cũng như các cá nhân nổi bật. Hình 4.7: Một số bài báo tiêu biểu 4.2.6.2.3. Tổ chức sự kiện bên ngoài Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải hài hòa tất cả các yếu tố bên trong (nhân sự, quản trị, điều hành, chiến lược phát triển, công nghệ, lợi nhuận …) với các yếu tố bên ngoài (khách hàng, cổ đông, đối tác và cộng đồng). Đó là kim chỉ nam hành động của ACB. Cho đến nay, ACB là ngân hàng có số lượng khách hàng giao dịch liên tục tăng đều qua các năm, có số lượng cổ đông lên tới trên 9.000 người. Hơn thế nữa ACB được đánh giá là một ngân hàng đi đầu trong các hoạt động vì sự phát triển cộng đồng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB đã rất tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Năm (1993 -2000), ACB đã tham gia cứu trợ các đồng bào gặp thiên tai bão lũ tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, góp tiền để mổ mắt cho bệnh nhân nghèo theo chương trình của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương ở huyện Cần Giờ, xây dựng lớp học tình thương tại sóc Bombo (tỉnh B.nh Phước), tài trợ cuộc thi Olympic của Trường Lê Hồng Phong, cấp 60 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học của 2 huyện Củ Chi và Cần Giờ TP Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể các khoản đóng góp vào quỹ của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, tài trợ cuộc thi đi bộ gây quỹ để chăm sóc trẻ em đường phố... Trong hai năm 2001 và 2002, ACB đã trợ cấp cho Trường Tương Lai dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, giúp đỡ trường Khuyết tật Hy Vọng, trao học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, tiếp tục tài trợ cuộc thi học sinh giỏi Olympic của trường Lê Hồng Phong, ủng hộ cho Quỹ Học bổng của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, đóng góp vào Quỹ của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tp. HCM, trợ cấp khó khăn cho giáo viên và học sinh huyện Cần Giờ… Năm 2005 tới năm 2006, các hoạt động vì cộng đồng của ACB đã được nâng caohơn với hàng loạt các chương trình từ thiện dành cho trẻ em nghèo, học sinh, sinh viên. ACB đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tặng 2.500 phần quà cho em học sinh là con của các nạn nhân nhiễm chất độc da cam, tặng học bổng cho Quỹ Nguyễn Thị Minh Khai do Liên hiệp Phụ Nữ phát động đóng góp vào Quỹ Nguyễn Thái Bình của báo Thanh Niên, tặng học bổng cho sinh viên vượt khó học giỏi của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và trường Đại học Ngân hàng và Quỹ khuyến học ở các tỉnh thành. Bên cạnh những hoạt động đó, mỗi năm, ACB lại kết hợp với Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Cây mùa xuân” vào các dịp tết cho các em thiếu nhi khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn sống tại các mái ấm, nhà mở. Tổ chức chương trình tết trung thu cho trẻ em các tỉnh Cần thơ, Gia lai, Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh… Riêng với chương trình tháng hành động “Vì thế giới trẻ thơ” 2005 do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phát động, ACB đã tài trợ chương trình phẫu thuật tim cho 200 em bị bệnh tim bẩm sinh và có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ chương trình cầu truyền hình “Vì thế giới trẻ thơ”. Riêng trong năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÐề- Khảo sát Văn Hóa Doanh Nghiệp Ngân Hàng ACB.doc
Tài liệu liên quan