Đề tài Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2001 đến 31/12/2003

Nội dung Trang

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 01

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 04

2.1. Mục tiêu tổng quát 05

2.2. Mục tiêu chuyên biệt 05

3. TỔNG QUAN Y VĂN 06

3.1. Bệnh tiểu đường 07

3.2. Giải phẫu học võng mạc 09

3.3. Cấu tạo mô học của võng mạc 10

3.4. Bệnh lý võng mạc tiểu đường 12

3.5. Khuyến cáo của ALFEDIAM 18

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

5. KẾT QUẢ 25

5.1. Đặc điểm dịch tễ học 26

5.2. Tuổi bệnh 29

5.3. Phân loại tiểu đường 29

5.4. Mức độ tuân thủ điều trị 30

5.5. Giai đoạn lâm sàng 31

5.6. Triệu chứng lâm sàng 32

6. BÀN LUẬN 39

7. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 48

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

9. PHỤ LỤC

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường mạch máu trong võng mạc. Từ những vùng thiếu oxy, mô sẽ phát sinh tân mạch, tân mạch rất mỏng manh dễ vỡ gây xuất huyết võng mạc và pha lê thể, tân mạch phát triển ra phía trước xâm lấn góc tiền phòng gây glaucome tân mạch. Tân mạch phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng hình thành các xơ mạch tăng sinh, sự co kéo từ các xơ mạch này gây bong võng mạc. Pha lê thể ở người tiểu đường thường loãng và bị bong sớm gây nên sự co kéo các tân mạch, sự co kéo này kích thích tân mạch phát triển, làm chảy máu các tân mạch và bong võng mạc. Phù hoàng điểm, võng mạc: Mất các tế bào nội mô và tế bào thành dẫn đến sự hình thành vi phình mạch, cấu trúc bất thường của vi phình mạch và thành mao mạch gây phù hoàng điểm do vỡ hàng rào máu – võng mạc. Các ion, proteine, lypoproteine thoát khỏi lòng mao mạch chui vào khoang ngoài mạch máu võng mạc kéo theo nước, sau đó nước được hấp thu để lại các lipid và lypoproteine ở lớp sâu của võng mạc hình thành xuất tiết cứng quanh vùng phù, sau đó ít lâu sẽ xảy ra hiện tượng thực bào ở võng mạc và các xuất tiết cứng tiêu dần. Xuất huyết võng mạc có thể do vỡ vi phình mạch hoặc từ các mao mạch và tĩnh mạch nhỏ, xuất huyết ở lớp ngoài có dạng chấm, ở lớp sợi thần kinh có hình ngọn lửa. Tăng lưu lượng máu qua võng mạc cũng làm tăng tính thấm qua thành mao mạch. Dịch tễ học BLVMTĐ: Tỷ lệ BLVMTĐ theo giới: Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tần suất BLVMTĐ không khác nhau giữa hai giới. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh năm 1999 , Võ Thị Hoàng Lan năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh giữa nữ : nam là 2 : 1 [11,8]. Tỷ lệ BLVMTĐ theo tuổi đời: Theo Wang WQ, tuổi trung bình của bệnh nhân mắc BLVMTĐ là 53,6 ± 0,7 [24] Tại Việt Nam, theo Trần Xuân Đài tỷ lệ BLVMTĐ là 39,28% ở tuổi trung bình là 44 tuổi [3]. Các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Tuyết Minh là 58,9 ± 0,6 [11] và Võ Thị Hoàng Lan là 56,7±11, BLVMTĐ tập trung ở nhóm tuổi từ 50 – 69 tuổi [8]. Tỷ lệ BLVMTĐ theo yếu tố địa dư: Theo Võ Thị Hoàng Lan, tỷ lệ bệnh nhân ở tỉnh mắc BLVMTĐ là 52,48%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ BLVMTĐ theo tuổi bệnh: Theo F.Baccin, tỷ lệ BLVMTĐ tăng theo tuổi bệnh ở những trường hợp tiểu đường type 2, < 10% trước 5 năm và 40 – 70% sau 20 năm [25]. Một nghiên cứu ở vùng Ohio, Mỹ, tỷ lệ BLVMTĐ là 12% trước 5 năm mắc bệnh và 48% sau 25 năm mắc bệnh [27]. Tại Việt Nam: theo Trần Xuân Đài [3] tuổi bệnh trung bình là 3,6 năm. Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh (năm 1999), tuổi bệnh trung bình là 3,9 năm và theo Võ Thị Hoàng Lan (năm 2000) là 4,23 năm. Vấn đề thị lực và BLVMTĐ: Tiêu chuẩn thị lực: Bảng 3.1: Tiêu chuẩn thị lực theo OMS (1975) [5]. Các mức độ giảm và mất thị lực Thị lực sau đeo kính Giảm thị lực 1 2 0,3 0,1 Mù 3 0,05 ĐNT < 3m hoặc thị trường thu hẹp < 10o. 4 0,02 ĐNT < 1m hoặc thị trường thu hẹp < 5o. 5 Không nhận thức được ánh sáng. Các mức độ nhược thị theo Von Noorden: có 3 mức độ. Nhược thị nặng : thị lực < 1/10. Nhược thị trung bình : thị lực 1/10 – 3/10. Nhược thị nhẹ : thị lực 4/10 – 7/10. Mù lòa do tiểu đường: Tỷ lệ mù trên người tiểu đường type 2 là 2,3%, cao hơn người không bị tiểu đường 12 – 20 lần. Tại Ý, bệnh tiểu đường được coi là yếu tố nguy cơ gây mù quan trọng nhất, tỷ lệ mù trên người tiểu đường là 2,12%, cao hơn tỷ lệ mù trên người không tiểu đường là 0,38% [27]. Theo Sorsby.A, tỷ lệ mù do BLVMTĐ là 7,1% và do đục thủy tinh thể là 22,6%. Theo Ghafour I.M, là 8,5% và 10,4%. Theo Caird và Garett, trong số những bệnh nhân được khám tiểu đường lần đầu có thị lực tốt, sau 5 năm sẽ có 14,5% bị mù, con số tăng gấp đôi, ba nếu có vài tân mạch. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát tình hình mù lòa ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 của nhóm tác giả Hoàng Thị Lũy và cộng sự xác định bệnh đáy mắt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây mù lòa, chỉ xếp sau đục thủy tinh thể, tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường là 44,44%. Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh (năm 1999), tỷ lệ mù ở bệnh nhân tiểu đường là 17,1%, trong đó mù có đục thủy tinh thể đi kèm là 41,09%. Lâm sàng BLVMTĐ: Các triệu chứng lâm sàng trên võng mạc và hoàng điểm ở BLVMTĐ bao gồm: Thiếu máu chu biên. Vi phình mạch. Xuất tiết chấm. Xuất tiết dạng nốt bông. Xuất huyết trong võng mạc. Tân mạch võng mạc. Phù hoàng điểm. Tân mạch mống mắt. Phù gai thị. Xuất huyết trong pha lê thể. Tăng sinh xơ mạch. Bong võng mạc co kéo. Phân loại BLVMTĐ theo DRS và ETDRS: BLVMTĐ không tăng sinh: Vi phình mạch. Xuất tiết. Xuất huyết trong võng mạc. Phù hoàng điểm. BLVMTĐ tiền tăng sinh: Dãn tĩnh mạch. Xuất tiết dạng nốt bông. Thiếu máu chu biên. Xuất huyết trong võng mạc rộng. BLVMTĐ tăng sinh: Tổn thương như BLVMTĐ không tăng sinh. Tân mạch. Bệnh hoàng điểm tiểu đường: Bệnh hoàng điểm chiếm tỷ lệ 10% bệnh nhân tiểu đường. WEDRS khám 121 bệnh nhân tiểu đường type 2, tỷ lệ bệnh hoàng điểm là 3% sau 5 năm và 28% sau 20 năm. Tỷ lệ phù hoàng điểm cũng tăng theo mức độ nặng của BLVMTĐ: 20 – 63% ở BLVMTĐ tiền tăng sinh và 70 – 74% ở BLVMTĐ tăng sinh. Nhiều tác giả đã nhấn mạnh, phù hoàng điểm ở BLVMTĐ không tăng sinh trên type 2 không những nhiều hơn trên type 1 mà vùng phù hoàng điểm còn rộng hơn và thị lực giảm nhiều hơn [26] . Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh, có sự khác nhau rõ rệt về BLVMTĐ có kèm và không kèm phù hoàng điểm giữa các nhóm thị lực. BLVMTĐ tăng sinh và phù hoàng điểm vẫn là những nguyên nhân gây giảm thị lực nặng nề nhất. PHÁT HIỆN VÀ THEO DÕI BLVMTĐ THEO KHUYẾN CÁO CỦA ALFEDIAM: [26] Phát hiện BLVMTĐ: Tiểu đường type 1: Khám đáy mắt ngay khi phát hiện tiểu đường (ở trẻ em, lần khám đầu tiên lúc 10 tuổi). Khám đáy mắt hàng năm, chụp mạch huỳnh quang ngay khi có dấu hiệu tổn thương đầu tiên hoặc thường quy sau 5 năm mắc bệnh. Tiểu đường type 2: Khám đáy mắt ngay khi pháy hiện tiểu đường, chụp mạch huỳnh quang ngay khi có dấu hiệu tổn thương đầu tiên. Theo dõi hàng năm hoặc gần hơn tùy theo kết quả khám lần đầu tiên. Theo dõi BLVMTĐ: Không có BLVMTĐ: theo dõi hàng năm. BLVMTĐ nhẹ: khám đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang mỗi năm. BLVMTĐ không tăng sinh mức độ vừa: Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang mỗi 6 tháng đến một năm tùy theo tổn thương hoàng điểm kết hợp. Nếu có điều trị laser hoàng điểm: khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang 4 – 6 tháng sau điều trị. BLVMTĐ tiền tăng sinh: Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang mỗi 6 tháng (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Quang đông toàn bộ võng mạc trong trường hợp có thai, cân bằng đường huyết nhanh, phẫu thuật đục thủy tinh thể, BLVMTĐ tăng sinh hoặc BLVMTĐ không tăng sinh cả hai mắt, ở bệnh nhân không được theo dõi. BLVMTĐ tăng sinh: Quang đông toàn bộ võng mạc (nhanh hay chậm tùy theo mức độ nặng của BLVMTĐ). Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang 2 – 4 tháng sau khi kết thúc trị liệu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu loại mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh (Case series). QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU: Quần thể đích: bệnh nhân BLVMTĐ tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Quần thể gốc: bệnh nhân BLVMTĐ tại Bệnh viện Mắt Tp.HCM. Khung chọn mẫu: bệnh nhân BLVMTĐ điều trị tại Bệnh viện Mắt trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 – 31/12/2003. Các đối tượng được nhận vào mẫu nghiên cứu là những đối tượng nằm trong khung chọn mẫu có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ và thỏa các tiêu chuẩn nhận. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU: Tiêu chuẩn nhận: Bệnh nhân đã được chẩn đoán BLVMTĐ từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ. Hồ sơ bệnh án có đầy đủ các dữ liệu cần cho cuộc nghiên cứu: + Hành chánh : họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số nhập viện. + Bệnh tiểu đường : tuổi bệnh, phân loại bệnh tiểu đường theo type, đường huyết, mức độ tuân thủ điều trị. + BLVMTĐ: các triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm, giai đoạn lâm sàng. + Các triệu chứng lâm sàng tại mắt ngoài võng mạc: nhãn áp, thủy tinh thể, dịch kính, mống mắt, gai thị, thị lực. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được chẩn đoán BLVMTĐ nhưng không đủ các dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu. CỠÕ MẪU: Hồi cứu tất cả bệnh án BLVMTĐ tại khoa Đáy mắt, có thời gian nhập viện từ 1/1/2001 đến 31/12/2003. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU: Hồi cứu thông qua hồ sơ bệnh án. Phương tiện thu thập số liệu: Hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn nhận. Phiếu thu thập số liệu cá nhân, mỗi hồ sơ là 01 phiếu. Cách thu thập số liệu: Chọn hồ sơ bệnh án nằm trong mẫu. Tiến hành thu thập những thông tin cần thiết đưa vào phiếu thu thập số liệu. Các thông tin cần thu thập: Giới tính: nam hay nữ. Tuổi đời: dựa theo tuổi trong bệnh án hoặc năm sinh (tuổi đời = năm nhập viện – năm sinh) và được phân lớp để đưa vào bảng thu thập. Địa dư: nội thành (từ quận 1-12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp), ngoại thành (Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh), tỉnh (không thuộc các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh). Tuổi bệnh: tính bằng năm, tính từ lúc phát hiện tiểu đường đến lúc người bệnh được chẩn đoán BLVMTĐ. Mức độ tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường: + Điều trị liên tục: bệnh nhân tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ nội tiết. + Điều trị không liên tục: bỏ trị, không điều trị, không biết có tiền căn bệnh tiểu đường trước khi phát hiện BLVMTĐ. Phân loại tiểu đường: type 1 và type 2. Triệu chứng lâm sàng: dựa theo hồ sơ bệnh án (khảo sát đáy mắt bằng dụng cụ soi đáy mắt). Giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: theo bệnh án và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ETDRS. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: Tất cả các thông tin thu thập sẽ được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows 10.5 và Microsoft Excel 2000. Test được sử dụng trong nghiên cứu: test T dùng so sánh 2 số trung bình hoặc 2 tỷ lệ. Nội dung nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ và soạn thảo bằng Microsoft Word 2000. Các biến số sẽ được phân tích theo người bệnh, mắt bệnh và giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ; mô tả theo tần suất và tỷ lệ %. Các biến số: giới tính, địa dư, lý do nhập viện sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ tròn. Các biến số về triệu chứng lâm sàng sẽ được trình bày dưới dạng bảng và tổng hợp lại dưới dạng biểu đồ cột. Tuổi đời và tuổi bệnh: được phân lớp, tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; trình bày bằng bảng. Công thức tính giá trị trung bình có phân lớp: x = xo + k Σnixi’ n Với: ni là tần số của lớp i, xi là giá trị trung tâm của lớp i. k là khoảng cách lớp. n là mẫu khảo sát. xo là gốc mới (thường là giá trị trung tâm của lớp có tần số cao nhất). xi’ = xi - xo k б =k n - 1 Σnixi ‘2 - (Σnixi ‘ )2 n - Độ lệch chuẩn: NHÂN LỰC: 02 sinh viên Y98 (Huỳnh Văn Bình, Nguyễn Thành Danh). 5. KẾT QUẢ Sau khi hồi cứu bệnh án tất cả bệnh nhân BLVMTĐ nhập viện tại khoa Đáy mắt – Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2003, chúng tôi đã chọn được 89 hồ sơ bệnh án thỏa các điều kiện chọn mẫu, với 130 mắt bị tổn thương trong số 178 mắt được khám. Sau đây là kết quả nghiên cứu: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC: Giới tính: Nam : 25 người (28,09%). Nữ : 64 người (71,91%). Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ % BLVMTĐ phân bố theo giới tính. Nhận xét : BLVMTĐ xảy ra theo tỷ số nữ/nam là 2,5 : 1 Bảng 5.1: Tỷ lệ giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ phân bố theo giới tính: VMTĐkts VMTĐts Tổng số mắt Số mắt Tỉ lệ% Số mắt Tỉ lệ% Nam 28 80 7 20 35 Nữ 78 82 17 18 95 Nhận xét : Tỷ lệ % giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ tương đương nhau ở hai giới. Tuổi đời: Tuổi đời trung bình: 56,01 ± 10,00 tuổi. Bảng 5.2: Phân bố theo tuổi đời của BLVMTĐ: Tuổi Số trường hợp Tỷ lệ % < 30 2 2,25 30 – 39 4 4,49 40 – 49 16 17,98 50 – 59 28 31,46 ≥ 60 39 43,82 Tổng số 89 100 Nhận xét : BLVMTĐ tăng dần theo tuổi đời, tăng nhanh ở nhóm trên 40 tuổi và tập trung nhiều nhất ở nhóm trên 60 tuổi. Nhóm tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ không đáng kể (6,74%). Bảng 5.3: Tỷ lệ giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ phân bố theo tuổi đời: Tuổi VMTĐkts VMTĐts Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % < 30 2 1,87 2 8,33 30 – 39 5 4,72 1 4,17 40 – 49 14 13,21 3 12,50 50 – 59 34 32,08 6 25,00 ≥ 60 51 48,12 12 50,00 Tổng số 106 100 24 100 Nhận xét : Ở nhóm tuổi dưới 30, BLVMTĐ tăng sinh chiếm tỷ lệ cao hơn BLVMTĐ không tăng sinh. Địa dư: Nội thành : 32 người (36,96%). Ngoại thành :9 người (10,11%). Tỉnh : 48 người (53,93%). Biểu đồ 5.2: Phân bố theo địa dư của BLVMTĐ (n = 89). Nhận xét : Bệnh nhân BLVMTĐ ở tỉnh đến khám và điều trị cao hơn bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh (53,93% / 46,07%) . TUỔI BỆNH: Tuổi bệnh trung bình: 4,69 ± 2,71 năm. Bảng 5.4: Phân bố theo tuổi bệnh của BLVMTĐ: Tuổi bệnh Số trường hợp Tỷ lệ % 0 – 5 52 58,42 6 – 10 35 39,33 ≥ 11 2 2,25 Tổng số 89 100 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có biến chứng BLVMTĐ ≤ 5 năm sau khi phát hiện tiểu đường (58,42%). PHÂN LOẠI TIỂU ĐƯỜNG: Bảng 5.5: Phân bố theo type tiểu đường của BLVMTĐ: Nhóm tiểu đường Số trường hợp Tỷ lệ % Type 1 3 3,37 Type 2 86 96,63 Tổng số 89 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân BLVMTĐ ở tiểu đường type 2 là 96,63% và type 1 là 3,37%. MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG: Bảng 5.6: Phân bố theo mức độ tuân thủ điều trị của BLVMTĐ: Điều trị Số trường hợp Tỷ lệ % Liên tục 43 48,31 Không liên tục 46 51,69 Tổng số 89 100 Nhận xét: Bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm điều trị liên tục (51,69% / 48,31%). Bảng 5.7: Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị tiểu đường phân bố theo địa dư: Địa dư Điều trị không liên tục Điều trị liên tục Tổng số Số trường hợp Tỷ lệ % Số trường hợp Tỷ lệ % Tỉnh 30 62,50 18 37,50 48 Thành phố 16 39,02 25 60,98 41 Nhận xét: Bệnh nhân ở tỉnh có tỷ lệ điều trị bệnh tiểu đường không liên tục cao hơn bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh (62,50% / 39,02%). Bảng 5.8: Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: VMTĐts VMTĐkts Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Điều trị không liên tục 18 75,00 55 51,89 Điều trị liên tục 6 25,00 51 48,11 Tổng số 24 100 106 100 Nhận xét: Trong nhóm BLVMTĐ tăng sinh, bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần nhóm điều trị liên tục . Trong nhóm BLVMTĐ không tăng sinh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường không liên tục tương đường nhóm điều trị liên tục. GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG BLVMTĐ: Bảng 5.9: Phân bố theo giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: Mắt VMTĐkts Mắt VMTĐts Tổng Số mắt 106 24 130 Tỷ lệ % 81,54% 18,46% 100% Nhận xét : Mắt tổn thương võng mạc giai đoạn không tăng sinh chiếm tỉ lệ cao (81,54%). TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BLVMTĐ: Lý do nhập viện: 100% bệnh nhân nhập viện vì mờ mắt, trong đó 54 bệnh nhân mờ 1 mắt, 35 bệnh nhân mờ 2 mắt. Biểu đồ 5.3: Phân bố theo lý do nhập viện của BLVMTĐ (n =178). Nhận xét : Tất cả bệnh nhân đến khám vì lý do giảm thị lực. 39.33% bệnh nhân đến khám khi đã giảm thị lực cả 2 mắt. Số mắt tổn thương: Số mắt bị tổn thương : 130 mắt (73.03%). Số mắt bình thường : 48 mắt (26.97%). Bảng 5.10: Phân bố theo mắt tổn thương của BLVMTĐ: Số trường hợp Tỷ lệ % Mắt phải 21 23,60 Mắt trái 27 30,33 Cả hai mắt 41 46,07 Tổng số 89 100 Nhận xét: số bệnh nhân BLVMTĐ ở cả hai mắt chiếm tỷ lệ 46,07%. Thị lực: Bảng 5.11: Phân bố thị lực (n = 178): Thị lực Số mắt Tỷ lệ % < 1/10 35 19,66 1/10 – 3/10 56 31,46 4/10 – 7/10 71 39,89 ≥ 8/10 16 8,99 Tổng số 178 100 Nhận xét: Bệnh nhân BLVMTĐ có thị lực ≤ 3/10 chiếm tỷ lệ cao (51.12%), thị lực ≥ 8/10 chiếm tỷ lệ rất thấp (8.99%). Tỷ lệ mù (thị lực < 1/10) là 19,66%. Bảng 5.12: Tỷ lệ thị lực phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: VMTĐkts VMTĐts Mắt bình thường Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % < 1/10 18 10,11 17 9,55 0 0,00 1/10 – 3/10 36 20,22 6 3,37 14 7,87 4/10 – 7/10 51 28,65 1 0,56 19 10,68 8/10 – 10/10 1 0,56 0 0,00 15 8,43 Tổng số 106 24 48 Nhận xét: Ở BLVMTĐ tăng sinh, thị lực <1/10 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khi đó thị lực ở BLVMTĐ không tăng sinh tập trung chủ yếu từ 4/10 – 7/10. Triệu chứng lâm sàng ngoài võng mạc và hoàng điểm: Qua khảo sát 178 mắt: phù gai thị (13/178), dịch kính đục (52/178), mống hồng – nhạt màu (10/178), tăng nhãn áp (49/178) và đục thủy tinh thể (77/178). Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại mắt ngoài võng mạc và hoàng điểm ở bệnh nhân BLVMTĐ (n = 178). Nhận xét: Đục thủy tinh thể là dấu hiệu đi kèm ở mắt thường thấy ngoài triệu chứng ở võng mạc và hoàng điểm (43,26%). Bảng 5.13: Ảnh hưởng của đục thủy tinh thể đến thị lực ở các giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: < 1/10 ≥ 1/10 Tổng Không BLVMTĐ Đục T3 4 17,39% 19 82,61% 23 T3 bình thường 1 4,00% 24 96,00% 25 VMTĐkts Đục T3 14 34,15% 27 65,85% 41 T3 bình thường 5 7,69% 60 92,31% 65 VMTĐts Đục T3 7 53,85% 6 46,15% 13 T3 bình thường 4 36,36% 7 63,64% 11 Tổng số mắt 35 143 178 Nhận xét: Đục thủy tinh thể chiếm 71,43% (25/35) trong nhóm mắt có thị lực < 1/10, trong đó 84% mắt (21/25) có BLVMTĐ đi kèm. Tỷ lệ mù tăng dần theo giai đoạn lâm sàng của BLVMTĐ: 34,15% ở giai đoạn không tăng sinh và 53,85% ở giai đoạn tăng sinh. Triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm: Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm ở bệnh nhân VMTĐ (n = 130). Nhận xét: Triệu chứng chiếm tỷ lệ cao trong BLVMTĐ là vi phình mạch (73,08%) và xuất tiết võng mạc (55,38%), có 19,23% BLVMTĐ có tổn thương hoàng điểm đi kèm. Bảng 5.14: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: VMTĐkts VMTĐts Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Phù hoàng điểm 14 13,21 11 45,83 Xuất tiết võng mạc 55 51,89 17 70,83 Xuất huyết võng mạc 20 18,86 21 87,50 Tân mạch 0 0 24 100,00 Vi phình mạch 78 73,58 17 70,83 Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ. Nhận xét: Triệu chứng chủ yếu trong BLVMTĐ không tăng sinh là xuất tiết võng mạc (51,89%) và vi phình mạch (73,58%). Triệu chứng chủ yếu trong BLVMTĐ tăng sinh là xuất huyết võng mạc (87,50%), vi phình mạch (70,83%) và tân mạch (100%). BLVMTĐ tăng sinh có tổn thương hoàng điểm chiếm tỷ lệ 45,80%, cao hơn BLVMTĐ không tăng sinh (13,21%). Bảng 5.15: Tỷ lệ phù hoàng điểm phân bố theo giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: VMTĐts VMTĐkts Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Phù hoàng điểm 11 45,83 14 13,21 Không phù hoàng điểm 13 54,17 92 86,79 Tổng số 24 100 106 100 Nhận xét: Tỷ lệ % phù hoàng điểm ở BLVMTĐ tăng sinh cao hơn ở BLVMTĐ không tăng sinh (45,83% / 13,21%). 6. BÀN LUẬN Sau khi tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý số liệu 89 bệnh án BLVMTĐ tại khoa Đáy mắt – Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, chúng tôi nhận thấy : ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC: Giới tính: Bảng 6.1: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ BLVMTĐ phân bố theo giới: Tác giả Năm Quần thể Số lượng Tỷ lệ nữ : nam Phạm Xuân Hỹ 1999 BV.Nguyễn Tri Phương 25 4:1 Nguyễn Thị Tuyết Minh 1999 BV.Chợ Rẫy 63 2:1 Võ Thị Hoàng Lan 2000 BV.Chợ Rẫy 74 2:1 Văn Bình – Thành Danh 2003 BV.Mắt Tp.HCM 89 2,5:1 - Kết quả của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu gần đây tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, từ kết quả bảng 1 chúng tôi nhận thấy không có khác biệt giữa 2 giới phân bố theo giai đoạn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Bacin.F [25] và của Nguyễn Thị Tuyết Minh [11]. Tuổi đời: Bảng 6.2: So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ BLVMTĐ phân bố theo tuổi đời. Wang WQ Nguyễn Thị Tuyết Minh Võ Thị Hoàng Lan Văn Bình Thành Danh Tuổi đời trung bình 53,6 ± 0,7 58,9 ± 0,6 56,7 ± 11,0 56,01 ± 10,00 - Tuổi đời trung bình là 56,01 ± 10,00 năm, cao hơn nghiên cứu của Wang-WQ là 53,6 ± 0,7 [24]. Tuổi đời cao sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh toàn thân và những bệnh tại mắt khác đi kèm như : đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm do tuổi, glaucome, tắc tĩnh mạch võng mạc, u hắc mạc... ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị BLVMTĐ. Tuổi đời trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trong nước nhưng cao hơn nghiên cứu của Wang – WQ. Điều này có thể do công tác tầm soát và phát hiện sớm biến chứng mắt của bệnh tiểu đường ở nước ta chưa thực hiện một cách chủ động và thường quy. Tỷ lệ người mắc BLVMTĐ tăng dần theo tuổi đời, có 43,82% bệnh nhân BLVMTĐ tập trung ở nhóm trên 60 tuổi. Đây là các đối tượng ngoài độ tuổi lao động nhưng cần chi phí y tế cao, bên cạnh đó vẫn chưa có một chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cụ thể cho đối tượng này, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Do đó cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội. Có 2 trường hợp bệnh nhân BLVMTĐ dưới 30 tuổi (2,25%), cả hai trường hợp này đều là bệnh tiểu đường type 1. Điều này hoàn toàn phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác. Địa dư: Theo thống kê, bệnh nhân mắc BLVMTĐ từ các tỉnh chiếm một tỷ lệ khá cao (53,93%). Đây có thể do sự thiếu hụt các cơ sở chuyên khoa mắt, thiếu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tại khoa Mắt các bệnh viện tỉnh. Lượng bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ thấp hơn (46,07%). Điều này có thể là do Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở khám và điều trị chuyên khoa mắt, lượng bệnh phân tán vào các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa mắt. TUỔI BỆNH: Bảng 6.3: So sánh các nghiên cứu về tuổi bệnh và tuổi bệnh trung bình. Năm Tuổi bệnh trung bình Tỷ lệ % BLVMTĐ F.Bacin 1989 < 10% trước 5năm B.Z.Nizetic 1990 12% trước 5 năm Trần Xuân Đài 1989 3,6 năm Nguyễn Thị Tuyết Minh 1999 3,9 năm 36,5% trước 3 năm Võ Thị Hoàng Lan 2000 4,23 năm 55,45% trước 3 năm Văn Bình, Thành Danh 2003 4,69 năm 58,42% trước 5 năm Tuổi bệnh trung bình là 4,69 ± 2,71 năm, không có sự khác biệt với các nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ BLVMTĐ có tuổi bệnh dưới 5 năm trong nghiên cứu này cao hơn so với tác giả F.Bacin và B.Z.Nizetic [25,27]. Điều này có thể do thời điểm phát hiện bệnh tiểu đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBS0025.doc
Tài liệu liên quan