Đề tài Khấu hao tài sản cố định

MỤC LỤC

 

Số trang

Phần 1: Mở đầu 1

Phần 2 : Nội dung :

I. Lý luận chung về khấu hao. 2

1. Khái niệm chung về “Khấu hao TSCĐ”. 2

2. Nội dung chuẩn mực kế toán “Khấu hao TSCĐ”. 2

3. Phương pháp khấu hao. 5

4. Phương pháp kế toán “Khấu hao TSCĐ” 12

II. Thực trạng của kế toán Việt Nam. 15

1.So sánh với phương pháp tính khấi hao với một số 15

nước trên thế giới.

2.Thực trạng áp dụng phương pháp khấu hao tại Việt 19

Nam.

Phần 3: Kết luận. 26

Phần 4: Danh mục tham khảo. 25

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g suất lao động, tăng số lượng làm ra để hạ giá thành tăng lợi nhuận. Tuy nhiên việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện trang bị tài sản cố định mới. Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau: Mi = Gi × ti Hay Mi = Gi/Ti Và ti = (1/ Ti)×100 Trong đó: Mi là mức khấu hao bình quân năm của tài sản cố định i Gi là nguyên giá tài sản cố định. ti là tỷ lệ khấu hao bình quân năm của tài sản cố định. Ti là số năm dự kiến sử dụng của tài sản cố định Hoặc Mi có thể xác định bằng công thức sau : Mi = Nguyên giá + Chi phí thanh lý ước tính - Giá trị thanh l ý thu hồi ước tính Số năm dự kiến sử dụng của tài sản cố định Trên cơ sở mức khấu hao bình quân năm của từng tài sản cố định, kế toán tính ra mức khấu hao bình quân tháng của từng tài sản cố định (mi) và tổng mức khấu hao của toàn bộ tài sản cố định phải trích trong tháng này (m) theo công thức : mi = Mi/ 12 và m = mi Theo chế độ hiện hành, việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng giảm, hoặc ngừng tham gia sản xuất kinh doanh (nguyên tắc tròn ngày). Vì thế để đơn giản cho việc tính toán, nếu trong tháng trước không có biến động tăng giảm TSCĐ thì kế toán sẽ tiến hành trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng bộ phận sử dụng (tại từng phân xưởng sản xuất, tại bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng...) theo công thức sau: (*) Mức khấu hao TSCĐ phải trích trong này ở bộ phận j = Mức khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước ở bộ phận j + Mức khấu hao của những TSCĐ đã trích tháng trước ở bộ phận j - Mức khấu hao của nhũng TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ phận j Trong đó : Mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng này ở bộ phận j = Mức khấu hao phải trích bình quân của nhũng TSCĐ tăng thêm tại bộ phận j × Số ngày phải trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ giảm tại bộ phận j Số ngày thực tế của tháng Mức khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ phận j = Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ giảm đi tại bộ phận j × Số ngày thôi trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ giảm đi tại bộ phận j Số ngày thực tế của tháng Nếu trong tháng trước có sự biến động về tài sản cố định, thì mức khấu hao TSCĐ của tháng trước tại công thức (*) phải cộng thêm số khấu hao của tài sản tăng thêm trong tháng trước theo số ngày mà trong tháng trước chưa được trích khấu hao và trừ đi số khấu của TSCĐ giảm đi trong tháng trước theo số ngày mà trong tháng trước đã được trích khấu hao (tính theo số ngày của tháng trước). Giả sử:Mức khấu hao của tài sản cố định đã trích trong tháng 4/N tại phân xưởng số 1 công ty A là 10000 nghìn đồng. Trong tháng 4 tại phân xưởng sản xuất có sự biến động về TSCĐ như sau: Ngày 10/4 mua một thiết bị sản xuất nguyên giá 360000 nghìn đồng, thời gian sử dụng 6 năm. Ngày 20/4 ngượng bán một thiết bị nguyên giá 240000 nghìn đồng, thời gian sử dụng 8 năm. Trong tháng 5 tại phân xưởng này hình thành bàn giao một nhà xưởng có nguyên giá 600000 nghìn đồng, thời gian sử dụng là 20 năm và đưa vào sử dụng ngày 17/5. trong tháng 4 có 30 ngày tháng 5 có 30 ngày. Xác định khấu hao TSCĐ trong tháng 4 và tháng 5 tại phân xưởng 1, biết rằng trong tháng 3 không có biến động về tài sản. Cách tính: đơn vị tính 1000 đ Mức khấu hao TSCĐ trong tháng 4/N = 10000 + 360000× (30-10+1) - 240000×(30-20+1) 6×12×30 8×12×30 =14116,7 Mức khấu hao phải trích trong T5/ N = 14116,7 + 360000×21 - 240000×11 + 600000×15 6×12×30 8×12×30 20×12×30 = 17909,7 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cao, công nghệ mới mà tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn các điều kiện sau: Là TSCĐ đầu tư mới( chưa qua sử dụng). Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường thí nghiệm. Phương pháp này cũng giống như một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ về cách tính khấu hao. Ví dụ ở Mỹ sử dụng phương pháp khấu hao nhanh (Accelerated depreciation Method), phương pháp này được chia thành hai phương pháp đó là: Khấu hao theo số dư giảm dần (Declining balance Method) và khấu hao theo tổng số các năm sử dụng ( Sum of the years’digít Method). Đối với Việt Nam phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh, được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Bước 2: Xác định mức khấu hao hằng năm của TSCĐ: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng × Hệ số điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được xác định căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc, thiết bị. Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 năm 6 năm (4 năm ≤ t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp giảm dần nói trên (hoặc thấp hơn) mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lai của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể tính khấu hao theo giá trị còn lại của TSCĐ bằng công thức: Tổng khấu hao bình quân năm = (2× Giá trị còn lại của tài sản cố định) Số năm khấu hao Giả sử: một TSCĐ có nguyên giá là 400 triệu đồng, thời gian sử dụng là 5 năm. Tính mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần. Lời giải: Tỷ lệ khấu hao nhanh: 20%×2,0 = 40% Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau: Năm Giá trị còn lại của tài sản Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Mức khấu hao luỹ kế cuối năm 1 400.000 400.000×40% = 160.000 13.333,3 160.000 2 240.000 240000×40% = 96.000 8.000 256.000 3 144.000 144.000×40% = 57.600 4.800 313.000 4 86.400 86.400 : 2 = 43.200 3.600 356.800 5 43.200 86.400 : 2 = 43.200 3.600 400.000 Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Production Method). Theo phương pháp này, những tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh được áp dụng theo phương pháp khấu hao theo sản lượng là những máy móc thiết bị thoả mãn điều kiện sau: trực tiếp liên quan đến việc sản xuất; doanh nghiệp xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ; công suất sử dụng thực tế bình quân các tháng trong năm của tài sản không được tính thấp hơn 50% công suất thiết kế. Để tính mức khấu hao TSCĐ theo phương pháp số lượng sản phẩm ta thực hiện như sau: Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thực tế của TSCĐ (sản lượng theo công suất thiết kế). Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp đẻ xác định số lượng khối lượng sản phẩm sản xuất hàng tháng hàng năm của TSCĐ. Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ: Mức khấu hao trong tháng của TSCĐ = Sản lượng sản phẩm sản xuất trong tháng × Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế Từ đó tính được Mức khấu hao trong năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm trong năm × Khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Giả sử: Tại một công ty X mua một thiết bị sản xuất mới có nguyên giá 400 triệu đồng, sản lượng theo công suất thiết kế của thiết bị 2000 sản phẩm. Tính mức khấu hao trong các tháng. Biết: Trong tháng 1: thiết bị sản xuất 12000 sản phẩm. Tháng 2: thiết bị sản xuất 14000 sản phẩm. Tháng 3 thiết bị sản xuất 18000 sản phẩm. Cách tính: Mức khấu hao bq cho 1 đv sản phẩm = (400.000: 2.000) = 200ngđ Mức khấu hao tháng 1 của tài sản này: 12.000× 200 = 2.400.000ngđ Mức khấu hao tháng 2 của tài sản này: 14.000× 200 = 2.800.000ngđ Mức khấu hao tháng 3 của tài sản này: 18.000× 200 = 3.600.000ngđ Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh khắc phục được những hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp tăng cường sản xuất, tăng ca tăng kíp tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm thì thời gian thu hồi vốn nhanh . Các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện việc trích khấu hao. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp bản kế hoạch khấu hao cho cơ quan thuế. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó. Đối với TSCĐ đi thuê tài chính, doanh nghiệp phải trích khấu hao giống như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. Trường hợp bên đi thuê được quyền sở hữu toàn bộ TSCĐ đi thuê kết chuyển hao mòn TSCĐ đi thuê vào hao mòn TSCĐ hao mòn hữu hình hoặc vô hình. Trường hợp bên đi thuê tiến hành mua lại TSCĐ thuê, giá trị hao mòn của tài sản cũng được phản ánh như trường hợp giao quyền sở hữu hoàn toàn. Còn đối với TSCĐ thuê hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê phải trích khấu hao TSCĐ cho thuê. Do quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt nên doanh nghiệp không được trích khấu hao mà chỉ được ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá mà thôi. Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn, doanh nghiệp được phép trích khấu hao theo thời hạn sử dụng đó. Đối với các TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình để tính khấu hao nhưng tối đa không quá 20 năm. Đối với TSCĐ chưa khấu hao hết mà TSCĐ đã hư hỏng không sử dụng được nữa thì doanh nghiệp xác định nguyên nhân quy hết trách nhiệm bồi thường đền bù thiệt hại và tính vào chi phí khác. 4./ Phương pháp kế toán “ khấu hao tài sản cố định”. Định kỳ (tháng , quý,…) trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận liên quan kế toán ghi: Nợ TK 627 (6274 – chi tiết theo từng phân xưởng): khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng, tại bộ phận sản xuất. Nợ TK 641 (6414): khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng . Nợ TK 642 (6424): khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý DN. Có TK 214: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích. Số khấu phải nộp, đã nộp cho ngân sách cấp trên: Nợ TK 411: ghi giảm nguồn vốn kinh doanh (nếu không được hoàn lại) . Hoặc Nợ TK 136(1368): ghi tăng khoản phải thu nội bộ (nếu được hoàn lại. Có TK liên quan(111,112,336…): số phải nộp hay đã nộp. Trường hợp TSCĐ giảm giá trị hao mòn do nhượng bán, thanh lý, giá trị còn lại chưa khấu hao hết (chưa thu hồi) của tài sản cố định được tính vào chi phí khác (đã đề cập đến các mục trên). Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của tài sản thuê phải tính vào chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị lớn) hoặc phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ (nếu giá trị còn lại nhỏ): Nợ TK 811: thanh ký nhượng bán TSCĐ, hao mòn khấu hao chưa hết. Nợ TK 242: TSCĐ thuê tài chính, khi hết hạn thuê trả mà chưa trích đủ khấu hao (nếu giá trị còn lại lớn). Nợ TK 627,641,642: TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại TSCĐ thuê ngoài được tính vào chi phí kinh doanh (nếu giá trị còn nhỏ). Có TK liên quan (111,112,331…) Trường hợp cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao, nếu có mức chênh lệch với số khấu hao trong năm cần tiến hành điều chỉnh. Nếu mức khấu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ sung vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 627, 641,642: chênh lệch tăng được ghi bổ sung. Có TK 214: số khấu hao tăng thêm. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích, khoản chênh lệch ghi giảm chi phí kinh doanh: Nợ TK 214: số chênh lệch giảm hao mòn. Có TK 627,641,642: ghi giảm chi phí của bộ phận sử dụng TSCĐ tương ứng. Đồng thời phải thuyết minh trong báo cáo tài chính, phải báo cáo cho cơ quan thuế. Trường hợp khấu hao TSCĐ theo mục đích kế toán nhanh hơn khấu hao TSCĐ để tính thuế TNDN, thì chênh lệch đó ghi: Nợ TK 243: ghi tăng giá trị tài sản thuế TNDN hoãn lại. Có TK 8212: ghi giảm chi phí thuế TNDN. Hoặc thời gian sử dụng dài hơn so với thời gian sử dụng hữu ích: Nợ TK 8212: bổ sung thuế TNDN. Có TK 347: thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả tăng. Đối với TSCĐ dùng cho phúc lợi xã hội theo quy định không tính khấu hao mà cuối chỉ xác định giá trị hao mòn. Còn đối với khấu hao bất động sản đầu tư được phản ánh như sau: Nợ TK 632: khấu hao bất động sản đầu tư. Có TK 214: Tổng số khấu hao bất động sản đầu tư. II./ Thực trạng của kế toán Việt Nam. 1./ So sánh phương pháp tính khấu hao với một số nước trên thế giới. Hiện nay đại bộ phận các nước trên thế giới dùng phương pháp khấu hao đường thẳng (73%), theo phương pháp số dư giảm dần các nước áp dụng có khoảng 12%, còn theo phương pháp khấu hao theo sản lượng có khoảng 15% nước áp dụng (theo Tạp chí Accounting trends and techniques). Nói chung các nước áp dụng phương pháp tính khấu hao đều có sự giống nhau. Cụ thể nước Đức khấu hao tài sản cố định có thể dùng phương pháp khấu đường thẳng hoặc phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ lệ mà cơ quan tài chính xác định. Đối với Nhật, khấu hao có khuynh hướng tăng nhanh vì người ta sử dụng tỷ lệ khấu hao phản ánh vòng đời của tài sản, thời gian khấu hao tối đa là 5 năm cho một số khoản mục như: chi phí sáp nhập, chi phí chuẩn bị thành lập… Còn đối kế toán Mỹ “Khấu hao tài sản cố định” được thể hiện như sau: Khấu hao là một sự phân phối có hệ thống và hợp lý giá phí của TSCĐ, có khấu trừ vào phần trị giá phế thải thu hồi nếu có, thời gian sử dụng tài sản. Trong thời gian sử dụng, tài sản có thể chịu hao mòn do tác động của các yếu tố vật chất như hư hỏng, thời gian, mục nát, hoặc các yếu tố chức năng như không thích hợp, lạc hậu. Tuy nhiên theo GAAP, giảm giá thị trường của tài sản không được công nhận như một nguyên nhân để tính khấu hao. Khấu hao không được tính đối với đất đai. Tuy nhiên khi xác định thời gian sử dụng của đất đai vẫn được tính khấu hao như Việt Nam. Ở Mỹ việc tính khấu chủ yếu dựa trên cơ sở những dữ liệu ước tính như thời gian sử dụng tài sản, giá trị thu hồi ước tính hoặc phục hồi tài sản nên tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tính khấu hao khác nhau. Mỗi phương pháp dẫn đến một khoản chi phí khác nhau cho từng thời kỳ kế toán trong thời gian hữu ích của tài sản. Phương pháp tính khấu hao được chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất dựa trên cơ sở phân bổ đều cho từng thời kỳ kế toán có phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line Method). Cũng như Việt Nam, kế toán Mỹ cũng sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, nhưng số khấu hao được trích hàng năm được xác định dựa trên giá trị thu hồi ước tính được áp dụng ở tất cả các phương pháp. Công thức tính: Số khấu hao trích hàng năm = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thu hồi ước tính Số năm sử dụng ước tính Trong đó: Giá trị thu hồi thanh lý ước tính = Thu thanh lý ước tinh – chi phí thanh lý ước tính. Tuy nhiên việc tính thời gian sử dụng tài sản có sự khác biệt với kế toán Việt Nam như sau: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì được coi là tròn tháng n, còn sử dụng từ ngày 16 tháng n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ đầu tháng (n+1). Và giá trị còn lại của năm cuối cùng cũng chính là giá trị thu hồi. Giả sử một TSCĐ với giá mua $14000, giá trị thu hồi là $ 4000, ước tính thời gian sử dụng là 5 năm. Có bảng tính khấu hao sau: Số khấu hao hằng năm = (14000 – 4000)/5 = 2000$ Năm Chi phí khấu hao (Nợ) Khấu hao dồn tích (Có) Số dư khấu hao dồn tích Giá trị còn lại Số dư ĐK $14000 1 $2000 $2000 $2000 12000 2 2000 2000 4000 10000 3 2000 2000 6000 8000 4 2000 2000 8000 6000 5 2000 2000 10000 4000(giá trị thu hồi) Nhóm thứ 2 là dựa trên cở đầu ra có hai cách tính khấu hao: Khấu hao số giờ hoạt động thực tế (Service hours). Khấu hao theo mức độ sản xuất (Productive output). Đối với Việt Nam khấu hao này được gọi là khấu hao theo sản lượng. Về phương pháp tính cũng giống như kế toán Việt Nam. Nhóm thứ 3 dựa vào giảm dần chi phí khấu hao theo từng thời kỳ bao gồm: Khấu hao giảm dần với tỷ suất giảm dần (Sum-of-the years’digits Method). Theo phương pháp này (cũng là phương pháp khấu hao nhanh), các số năm sử dụng dự kiến được cộng lại với nhau. Tổng của các năm sử dụng được dùng làm mẫu số của dãy các tỷ số. Tử số của dãy tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng theo thứ tự ngược lại. Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng. Một thiết bị có số năm sử dụng dự kiến là 5 năm, đưa vào sử dụng từ ngày 1/3/N với Nguyên giá 30.000, giá trị thu hồi dự kiến 2.000 thì tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp này được xác định như sau: Năm Tỷ lệ khấu hao áp dụng 1 5/15 2 4/15 3 3/15 4 2/15 5 1/15 Cộng 15 15/15 Năm N tính khấu hao cho 10 tháng sử dụng. Mkh = 28.000*5/15*10/12. Năm N+1, 10 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 4/15, 2 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 5/15 Mkh = (28.000*5/15*2/12) + (28.000*4/15*10/12) = 7.778 Khấu hao giảm dần với tỷ suất không đổi (Declining Balance Method): cũng tương tự như phương pháp khấu hao số dư giảm dần mà Việt Nam áp dụng. Việc điều chỉnh khấu, nếu thay đổi phương pháp khấu hao, cần phải điều chỉnh số chênh lệch về số khấu hao dồn tích giữa hai phương pháp và nghi nhận vào báo cáo thu nhập. Thời gian sử dụng hữu ích dự kiến của tài sản thay đổi, thay đổi giá gị thu hồi của tài sản, cần phải điều chỉnh mức khấu hao cho phù hợp. Sự khác biệt cơ bản giữa sự vận dụng phương pháp giữa hai nước là theo kế toán Việt Nam thời gian sử dụng tài sản có hệ số điều chỉnh, còn kế toán Mỹ không áp dụng. Theo số liệu của Viện đào tạo kiểm toán Hoa kỳ (Accounting Trends Techniques New York- AICP 1990). Khi khảo sát 600 công ty lớn thì: hầu hết các công ty sử dụng phương khấu hao đường thẳng cho mục đích báo cáo tài chính vì phương pháp này đem lại thu nhập cao. Trong 600 công ty thì có 454 công ty áp dụng (chiếm khoảng 75% trên 600 công ty). Còn phương pháp khấu hao giảm dần làm cho mức thuế thu nhập giảm nên Luật thuế thu nhập liên bang chỉ cho phép khấu hao giảm dần bằng 1.5 hoặc 2 lần tỷ lệ khấu hao đường thẳng. Ở Việt Nam theo chế độ quy định của Nhà nước, dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để để lập kế hoạch khấu hao, đăng ký với cơ quan chức năng và lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp. Phương pháp hạch toán: Hàng năm kế toán trích khấu hao TSCĐ ghi nhận: Nợ TK “Chi phí khấu hao” (Depreciation Expenses). Có TK “Khấu hao luỹ kế TSCĐ” (Accumulated depreciation). 2./ Thực trạng việc áp dụng phương pháp khấu hao tại Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, chế độ kế toán đã được thay đổi phù hợp hơn với tình hình thực tế. Mặc dù vậy còn tồn tại vấn đề, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc khuyến khích khấu hao nhanh làm cho chi phí khấu hao TSCĐ cao hơn để giảm trừ thuế thu nhập phải nộp. Tuy nhiên trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, máy móc thiết bị nhanh chóng bị lạc hậu, vì vậy khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ là cần thiết nhưng cần có quy định cụ thể và phù hợp cho từng loại tài sản. Một thực tế hiện nay là chi phí khấu hao TSCĐ của nhà xưởng, một số thiết bị, phương tiện vận tải của doanh nghiệp đầu tư xây dựng được sử dụng vào mục đích kinh doanh không có chứng từ, không được tính vào chi phí của sản phẩm dịch vụ. Do đó sắp tới, Luật thuế TNDN sửa đổi sẽ tính đến chi phí này. Tuy nhiên tăng chi phí đồng nghĩa với giảm thu nhập chịu thuế nên cần quy định giao cho hội đồng định giá xác định nguyên giá tài sản cố định, bảo đảm giá trị thực của tài sản. Giả sử doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng hữư ích của TSCĐ dài hơn thời gian hữu ích theo chính sách tài chính quy định hiện hành thì dẫn đến mức khấu hao theo kế toán thấp mức khấu hao được khấu trừ vào lợi nhuận chịu thuế vì vậy dẫn tới sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế được xác định trên báo cáo kết quả kinh doanh khi duyệt quyết toán. Mặc dù Bộ tài chính đã đề ra quy định chung thời gian sử dụng của tài sản (ban hành kèm theo quy định số 206/2003QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính). Trích khấu hao TSCĐ là xác định khoản chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp có khả năng bảo toàn vốn, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế mà Bộ Tài chính đã có quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành chế độ quản ký và trích khấu hao TSCĐ. Theo quy định, mọi tài sản của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh đều được trích khấu hao. Mức khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ cho từng bộ phận. Để dễ dàng cho việc tính toán và phân bổ khấu hao tại doanh nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng, sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu quy định của nhà nước. Hiện nay, ở nước ta hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng chủ yếu phương pháp khấu hao là phương pháp khấu hao đường thẳng, nhưng liệu có còn phù với thực tế không? Vì sau khi hội nhập WTO, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh với nhau càng trở nên gay gắt. Thiết bị máy móc của doanh nghiệp phải thay đổi, đổi mới tiến kịp với công nghệ - khoa học mới. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần có số dư điều chỉnh là phù hợp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu là để kiếm tìm lợi nhuận với mục đích tiết kiệm chi phí để có được lợi nhuận tối đa. Thể hiện ở phương trình kinh tế sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận kế toán trước thuế = Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác Từ đó tính được khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Chi phí thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN × Thuế suất thuế TNDN Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế - chi phí thuế TNDN Từ các phương trình kinh tế trên cho thấy, nếu doanh nghiệp tính khấu hao tăng, giảm so với mức khấu hao mà cơ quan thuế nhà nước quy định sẽ làm lợi nhuận sau thuế tăng hoặc giảm đi. Theo bộ luật dân sự, TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại là động sản và bất động sản. Với động sản, thực hiện theo quy định trên cơ sở là phù hợp. Tuy nhiên áp dụng đối với bất động sản trong tình hình thực tế hiện nay còn một số bất cập về hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác. Do vậy mỗi nơi có thể và giải quyết theo một cách riêng không thống nhất, nếu không có hướng dẫn thể sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Đối với các công trình gắn liền với đất...hiện nay chỉ mới có quy định về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữư nhà ở tại đô thị và quyền sử dụng đất, chưa có thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu các công trình khác trên đất. Thực tế trên cả nước tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với khu vực đô thị cũng chưa đến 30%, và không ít các doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể, do vậy họ có sử dụng các TSCĐ của cá nhân vào sản xuất kinh doanh. Song do yếu tố lịch sử để lại, nhiều tài sản không còn hoá đơn chứng từ, và cũng nhiều lý do khác nhau mà nhà ở, nhà xưởng, công trình xây dựng cũng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp này, xét về mặt nguyên tắc thì TSCĐ có thực sự tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hạch toán đúng quy định nhưng vẫn không đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh. Một số tài sản như: TSCĐ trong bao cấp, TSCĐ nhập nhiều nước khác nhau, một số TSCĐ trong các doanh nghiệp nhà nước do vốn nhà nước cấp cũng tính khấu hao như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhấu hao TSCĐ.DOC
Tài liệu liên quan