Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả những nước đã có nền kinh tế rất phát triển bởi lẽ ở nước ta tuy lực lượng sản xuất đã có sự phát triển một cách đúng hướng nhưng vẫn cần phải cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới. Nhiệm vụ này đòi hỏi rất nhiều ở vai trò của khoa học. Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội lại bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng đòi hỏi khoa học công nghệ phải phát triển với một tốc độ nhanh về mọi mặt thì mới đáp ứng được nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật tăng cường phát triển lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong phương thức sản xuất hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục vụ cho tiêu dùng sản xuất giữ vai trò quyết định đối tiêu dùng bởi sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng. Chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng. Mác viết :" Không phải sản xuất chỉ tạo ra vật phẩm cho tiêu dùng; nó cũng đem lại cho tiêu dùng tính xác định của nó " ( Mác - Ăngghen toàn tập tập 12 trang 866).
Tiêu dùng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình sản xuất. Tiêu dùng có hai loại : Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân. Chỉ khi nào sản phẩm đi vào tiêu dùng thì nó mời hoàn thành chức năng là sản phẩm tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích của sản xuất. Trong nền kinh tế người tiêu dùng là căn cứ quan trọng để xác định khối lượng cơ cấu chất lượng sản phẩm xã hội. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực của sự phát triển sản xuất trực tiếp tác động vào trí tuệ con người phải tìm tòi nghiên cứu đưa vào sản xuất công cụ lao động với những tính năng hiện đại làm cho khoa học phát triển không ngừng. Khoa học và công cụ sản xuất không mang tính giai cấp, bất kể giai cấp nào phát minh ra cũng đều là thành tựu của con người nên nó được đón nhận sử dụng tiếp tục cải tiến phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt trong thời đại thông tin, khoa học còn kịp thời quảng bá phổ biến ngoài sản xuất để tiêu dùng khoa học công nghệ còn được trao đổi như một thứ hàng hoá cho nên không nhất thiết những nước nghèo nàn lạc hậu phải phải lần mò nghiên cứu cơ bản để tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà có thể đi tắt đón đầu bằng các hình thức mua bán chuyển giao công nghệ, mua bản quyền sáng chế dây chuyền công nghệ để ứng dụng khai thác sản xuất.
Phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất cũ thường bị xoá bỏ và thay thế bằng phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn, nhưng lực lượng sản xuất thì liên tục phát triển qua các phương thức sản xuất mang lại nhiều chức của cải vật chất cho xã hội và sự phát triển của các thành tựu khoa học ngày càng phong phú hơn.
1.2. Tái sản xuất xã hội biện pháp cơ bản để sản xuất phát triển
Trong bất cứ xã hội nào, quá trình tái sản xuất cũng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tái sản xuất của cải vật chất, tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất quan hệ sản xuất và tái sản xuất môi trường thiên nhiên.
a. Tái sản xuất của cải vật chất : Của cải vật chất được sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong đó việc tái sản xuất tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất tư liệu tiêu dùng. Tái sản xuất ra tư liệu sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển thì càng tạo điều kiện cho mở rộng và phát triển tư liệu tiêu dùng. Việc tái sản xuất tư liệu tiêu dùng lại có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất sức lao động của con người lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.
b. Tái sản xuất của cải vật chất với quy mô và tốc độ lớn phụ thuộc vào khoa học công nghệ: Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là "Chiếc đũa thần màu nhiệm" để tăng năng suất lao động phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học đã làm cho chi phí về lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống hay nói một cách khác hiệu quả sử dụng của các yếu tố này tăng lên.
c. Sự phát triển về khoa học cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu làm xuất hiện những nghành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học ... đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. Như vậy, khoa học cũng là một yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
1.3. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự tăng lên về lượng qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một nền kinh tế nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh với các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng qui mô sản lượng kinh tế nhanh hay châm so với thời điểm gốc. Qui mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên thế giới, người ta thường tính mức gia tăng của tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân tổng sản phẩm quốc nội. Trình độ khoa học quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã hội, đó là yếu tố làm tăng trưởng lực lượng sản xuất, là vấn đề then chốt quyết định sự thắng lợi tuyệt đối của phương thức sản xuất.
1.4. Vai trò của khoa học trong phát triển lực lượng sản xuất trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến kéo dài hàng triệu năm tuy từng bước khoa học đã đem lại cho loài người những phát triển nhất định nhưng còn rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Trước một thực tiễn đòi hỏi: Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế, đây là nội dung khoa học trực tiếp phục vụ cho đời sống con người. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả các lĩnh vực đều đòi hỏi cần phải có thành tựu khoa học mới giải quyết được.
Lịch sử cho bước chuyển biến từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa diễn ra theo những tiến trình kinh tế mang tính tất yếu như sau:
Tiến hành cách mạng trong nông nghiệp, hình thành nông nghiệp chuyên canh tập trung quy mô lớn tạo ra thị trường cho công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp gồm máy móc công cụ làm ra phải được thị trường sản xuất nông nghiệp tiêu thụ và sản xuất bằng máy móc công cụ hiện đại đưa lại năng suất lao động cao, giảm và thay thế sức lao động giản đơn hay nói một cách khác khoa học phát minh sáng tạo ra máy móc công cụ để thay thế cho sức người trong sản xuất.
Tiến hành các mạng lực lượng sản xuất bằng cuộc Đại cách mạng công nghiệp tạo ra giá trị vật chất bằng cả giá trị vật chất của ba phương thức sản xuất trước đó cộng lại:
Đại hội Đảng IX nhận định :" Thế kỷ XX là thế kỷ khoa học tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước; kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hoá gay gắt về giàu nghèo giữa các nước, các khu vực " (Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội Đảng NXB chính trị quốc gia 2001 trang 10).
Với sáng tạo giải phóng năng lượng hạt nhân của ông bà Mary Curie năm 1903 là một bước nhảy vọt trong việc tìm ra nguồn năng lượng mới cho loài người. Từ đó xuất hiện điện nguyên tử, tàu phá băng nguyên tử ... phục vụ loài người. Nhưng với sự xuất hiện bom nguyên tử trong tay các nước đế quốc, vận mệnh loài người luôn luôn bị đe doạ với hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản cuối chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã làm cho hơn 10 vạn người chết. Đây là mặt trái của việc ứng dụng khoa học, đó là tiếng chuông báo động cho toàn nhân loại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh huỷ diệt. Loài người cần có thái độ đúng mức với việc ứng dụng khoa học phải làm cho khoa học có vai trò tích cực trong lực lượng sản xuất làm ra những giá trị vật chất to lớn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của loài người.
Cuộc cách mạng về sinh học có những thành tựu to lớn. Với việc tách và nối được gen đã mở ra cuộc "Cách mạng xanh", "Cách mạng trắng", tạo ra những giống mới đã dẫn tới sự phát triển mới về nông nghiệp, tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Đến năm 1967 ghép thành công tim người và cuối thế kỷ, khoa học đã giải mã được gen của loài người, sinh sản vô tính ....
Trong cuộc cách mạng về vật liệu mới, loài người đã qua đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và hiện nay có thêm vật liệu mời là composite, siêu dẫn ...
Đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin với sự kiện điện thoại ra đời năm 1901 và sau đó là hàng loạt các phát minh mang tính cách mạng: truyền ảnh từ xa năm 1905, truyền hình từ xa ra đời năm 1914, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1926, đến năm 1951 có vô tuyến truyền hình màu. Sau đó là sự xuất hiện của máy tính năm 1949 là một khởi đầu cho một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của thông tin. Sự phát triển của Internet làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn: đến tháng 3 năm 2000 toàn thế giới đã có 276 triệu người kết nối Internet.
Cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với nhiều thành tựu to lớn: Phóng vệ tinh nhân tạo năm 1957; Liên Xô phóng tên lửa thăm dò mặt trăng năm 1959; Mỹ đưa con người lên mặt trăng năm 1969 và khám phá sao Hoả. Đối với lĩnh vực y tế: Con người đã tìm ra tia Rơnghen năm 1901, tìm ra thuốc kháng sinh năm 1928 ...
Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI với các dự báo:
Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt:
Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay, khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI chắc chắn sẽ có nhiều kỳ tích, đặc biệt là trong những lĩnh vực: Điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, năng lượng, nghiên cứu vũ trụ ... Người ta dự báo sự bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ mang tới cho con người sự bất ngờ thú vị, chẳng hạn: ô tô tự điều khiển, máy tính thông minh, người máy, trí tuệ nhân tạo ...
Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất :
Trong các thế kỷ trước, những yếu tố tạo ra sự phát triển lực lượng sản xuất là lao động, vốn và công nghệ thì hiện nay thêm một yếu tố nữa là tri thức và khi nào yếu tố tri thức chiếm đá số trong những yếu tố tạo nên tăng trưởng là kinh tế tri thức. Sang thế kỷ XXI lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong đó khoa học công nghệ và kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật.
Vai trò của khoa học trong lực lượng sản xuất to lớn như vậy cho nên chúng ta cần nghiên cứu vận dụng để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, đưa đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
2. Những đặc điểm về phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật ở nước ta
2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Xuất phát từ một nước nghèo nàn và lạc hậu lại trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ và ác liệt: hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây nam.
Sau khi được hoàn toàn giải phóng năm 1954, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đồng thời phải xây dựng trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cách mạng giải phóng miền Nam. Với một đặc điểm như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh nói : "Đặc điểm to nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (Hồ Chí Minh toàn tập NXB chính trị quốc gia Hà nội 1996 tập 10 trang 13).
Từ năm 1975 sau khi nước ta đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng công nghiệp đã hoàn thành thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước thống nhất cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng nói lên thực trạng kinh tế và chính trị của đất nước: "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp, đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề, tàn dư chế độ thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta." (Cương lĩnh xây dựng đất nước NXB Sự thật Hà nội 1991 trang 8).
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả những nước đã có nền kinh tế rất phát triển bởi lẽ ở nước ta tuy lực lượng sản xuất đã có sự phát triển một cách đúng hướng nhưng vẫn cần phải cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới. Nhiệm vụ này đòi hỏi rất nhiều ở vai trò của khoa học. Đối với nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội lại bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng đòi hỏi khoa học công nghệ phải phát triển với một tốc độ nhanh về mọi mặt thì mới đáp ứng được nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật tăng cường phát triển lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà " Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội... Tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nển kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài." (Hồ Chí Minh toàn tập NXB Chính trị quốc gia Hà nội 1996 tập 10 trang 13)
2.2. Vai trò của khoa học kỹ thuật trong lực lượng sản xuất ở nước ta
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng văn hoá tư tưởng, cách mạng khoa học kỹ thuật trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thế kỷ XX với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước cho phép chúng ta xây dựng lực lượng sản xuất bằng nhiều cách. Trong khi nghiên cứu khoa học công nghệ một cách cơ bản còn nhiều khó khăn hạn chế thì chúng ta có thể ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới và nhập khẩu những trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ sản xuất có hiệu quả ngay.
Sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng về khoa học kỹ thuật và công nghệ có những chuyển biến tích cực cụ thể là :
Khoa học xã hội nhân văn đã bước đầu cung cấp được các luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đổi mới cơ chế chính sách.
Khoa học công nghệ đã tập trung triển khai các đề tài cấp nhà nước và cấp bộ, tỉnh, thành phố. Một số kết quả nghiên cứu về khoa học công nghệ đã được ứng dụng trong sản và trong đời sống xã hội.
Trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, xây dựng, dịch vụ đã được nâng lên và đổi mới đáng kể.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học và công nghệ được tăng cường một bước, có nhiều cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được chú trọng đào tạo chuyên sâu và đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp thu và làm chủ một số công nghệ hiện đại.
Từ thành quả của sự nghiệp đổi mới nêu trên : "Khoa học công nghệ đã góp phần làm nên một sức mạnh tổng hợp làm chuyến biến mạnh mẽ tình hình cách mạng nước ta, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế " (Văn kiện Đại hội Đảng IX Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội 2001 trang 72).
2.3. Những yếu kém và khuyết điểm
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhất là từ đại hội VIII đến nay có xu thế chậm dần năm 1995 tăng 9,5%; năm 1996 tăng 9,3%; năm 1997 tăng 8,2%, năm 1998 tăng 5,8%, năm 1999 tăng 4,8%...
Một số chỉ tiêu do Đại hội VIII đề ra không đạt:GDP tăng bình quân năm năm (1996-2001) là 7% trong đó chỉ tiêu là 9 - 10%, nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 13,5%/năm trong khi chỉ tiêu đề ra là 14 đến 15%, nhịp độ tăng trưởng giá trị dịch vụ là 6,8%/năm trong khi chỉ tiêu là 12 đến 13%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21%/năm trong khi chỉ tiêu la 28%/năm...
Nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài. Lí do một phần do thiếu sức cạnh tranh. Xuất khẩu hàng hoá nguyên liệu chủ yếu là thô nên đạt hiệu quả không cao.
Rừng và tài nguyên môi trường bị xâm hại nghiêm trọng, phần lớn các dây chuyền công nghệ của chúng ta là lạc hậu, cũ kỹ và vấn đề chất thải công nghiệp đang là vấn đề khó khăn trong việc xây dựng môi trường sinh thái trong sạch.
Đó là thực trạng đã được Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ. Do đó, vai trò của khoa học công nghệ lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải có một sách lược sáng tạo trong thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể phát triển lực lượng sản xuất rút ngắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3. Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
3.1. Đường lối và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2001 đến 2010
Văn kiện đại hội Đảng IX nêu rõ: "Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghệ hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững ..." (Văn kiện Đại hội IX NXB Chính trị quốc gia Hà nội 2001 trang 89).
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế nêu trên một lần nữa khẳng định tư tưởng chiến lược là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Đồng thời, Đảng ta còn chỉ rõ những định hướng về phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất ;
Về phát huy nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài; về tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường; về phát triển kinh tế xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh làm cơ sở cho việc quy hoạch chiến lược, xây dựng chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội cho hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Các yếu tố làm cho lực lượng sản xuất phát triển trước hết phải đồng bộ mà khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng tác động nhiều yếu tố, nhiều mặt của kinh tế xã hội.
Từ đường lối kinh tế nêu trên, Đại hội IX xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược như sau :
" Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao" (Văn kiện Đại hội Đảng IX NXB Chính trị quốc gia Hà nội 2001 trang 89).
Nội dung của mục tiêu chiến lược nhấn mạnh:
Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là mục tiêu được đề ra từ Đại hội VIII đến Đại hội IX được hoàn chỉnh cả về mục tiêu và biện pháp thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định:" Nước ta lúc đó tuy GDP bình quân đầu người chưa cao nhưng lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và trong lao động xã hội; khoa học và công nghệ có khả năng nắm bắt vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của thế giới. Để trở thành một nước công nghiệp phát triển như nội dung đã nêu trên vào năm 2020 thì việc tập trung xây dựng nền tảng cho nó trở thành yêu cầu cấp thiết và là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ chiến lược 10 năm (2001-2010) với nội dung chủ yếu sau đây:
Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; nền công nghiệp trong đó có công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, nền công nghiệp hàng hoá lớn, các dịch vụ cơ bản; tiềm lực khoa học công nghệ.
Phát triển mạnh mẽ nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao: Con người Việt nam trải qua 4000 năm lịch sử đã phải chống chọi với thiên tai, địch hoạ đã có một bề dày kinh nghiệm và trí tuệ sáng tạo.Trước đòi hỏi của yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá vừa phải biết phát minh sáng tạo, vừa phải biết tiếp thu những thành tựu khoa học của thế giới vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn ở Việt Nam. Có như vậy mới thực hiện được chủ trương vừa tuần tự vừa đi tắt đón đầu và như vậy mới phù hợp với những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang bùng nổ trên phạm vi toàn thế giới.
3.2. Những giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2010
Một trong các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.
Trong điều kiện của ta, nếu không quan tâm trước hết đến phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mọi năng lực sản xuất thì không thể nói đến quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cái thiếu lớn nhất của nước ta kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến nay vẫn là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển, hiện đại đủ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nhanh bền vững. Vì vậy từ Đại hội Đảng III đến nay Đảng ta luôn luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Lý do là công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không phải chỉ đơn thuần là tăng thêm tốc độ và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng ta đề ra là: Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trước mắt ra sức phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì thế, Đại hội Đảng IX khẳng định: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI.
Từ hội nghị lần thứ 7 đại hội VII đến nay, Đảng ta đã có quan niệm mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc về công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá. Đại hội VIII-1996 nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định nước ta đã ra khỏi khung hoảng kinh tế xã hội nhưng một số mặt chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời Đại hội còn nêu ra 6 quan điểm về công nghiệp hoá và những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thế kỷ. Các quan điểm và định hướng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đại hội VIII đến nay vẫn đúng và có giá trị chỉ đạo thực tiễn.
Trong báo cáo chính trị và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2002, Đại hội IX nhấn mạnh thêm một số điểm chủ yếu sau đây:
a. Về con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta :
Đại hội IX khẳng định: Cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng cũng là khả năng hiện thực của nước ta - một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật, khoa học công nghệ và thành quả của các nước đi trước. Xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian, thực tế cho thấy: Nước Anh tiến hành công nghiệp hoá phải mất hơn 100 năm, các nước đi sau thời gian ngắn hơn: Pháp mất 80 năm, Đức, Mỹ mất 60 năm, Nhật Bản mất 50 năm. Ngày nay với thành tựu mới của khoa học công nghệ cộng với tác động của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ... càng tạo điều kiện cho phép các nước đi sau có thể rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá ...
Cố nhiên, muốn rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá so với các nước đi trước, chúng ta phải :
Về kinh tế và công nghiệp phải vừa có những bước tuần tự, vừa phải có những bước nhẩy vọt.
Phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học công nghệ đặc biệt về công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35731.doc