Trên cơ sở lý luận vai trò cơ sở và động lực của khoa học đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung là rất rõ ràng. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là về mặt nhận thức lý luận. Còn trong thực tế thì sao? Qua việc tìm hiểu thực trạng khoa học và công nghệ trong điều kiện nước ta hiện nay và những mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cao về khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng đó sẽ phần nào trả lời được câu hỏi này.
Nếu xem xét thực trạng của khoa học công nghệ, thì ngoài khoa học với toàn bộ những tri thức đã có của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy, còn phải đề cập đến 4 yếu tố cấu thành của công nghệ: trong thiết bị máy móc (kỹ thuật), cơ sở vật chất hạ tầng của sản xuất; nguồn lực con người; thông tin và tổ chức quản lý. Khoa học cùng với 4 yếu tố của công nghệ tạo thành một tổ hợp khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp và xem xét vấn đề trên trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cải tạo giới tự nhiên và phát triển bởi vì khoa học và công nghệ là những yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, chúng có mặt ở tất cả mọi thành phần của lực lượng sản xuất: trong tư liệu sản xuất (công cụ, kĩ thuật), trong con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong lực lượng sản xuất xã hội. Thâm nhập vào khoa học và công nghệ hiện đại đã đảm bảo cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu: 1) Thay đỏi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện-cơ khí sang nền tảng cơ-vi điện tử; 2) Chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao có thân thiện với môi trường.
1.3.2. Điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đây đến cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, khoa học ngày càng thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng dưới dạng thực tiễn xã hội trực tiếp, nhờ quá trình không ngừng biến đổi của nó, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Có sự chuyển đổi này là nhờ các điều kiện sau :
Điều kiện về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt đến trình độ phát triển nhất định. Trong nền sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp từ cộng sản nguyên thuỷ cho đến phong kiến , khoa học không thể trực tiếo đi vào sản xuất mà phải qua khâu trung gian: khâu thực nghiệm khoa học. Từ những thành tựu thu được qua thực tiễn thực nghiệm khoa học, con người tìm cách vận dụng chúng vào trong sản xuất. Quá trình này diễn ra chậm chạp. Trong điều kiện như vậy, khoa học chỉ có thể biểu hiện như một lực lượng sản xuất tiềm năng mà thôi chứ chưa thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triên cao, chính sản xuất lại đặt ra những vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi khoa học phải có phương thức giải quyết phù hợp , để thúc đẩy sản xuất phát triển và qua đó, khoa học cũng phát triển theo. Như vậy, trong điều kiện này, sản xuất đã tạo ra những cơ sở quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện của những tri thức khoa học mới. Khoa học không phục vụ sản xuất một cách thụ động theo kiểu khoa học cũng được mà không khoa học cũng chẳng sao; khoa học đã tham gia một cách tích cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất xã hội. Và, chỉ đến lúc này, khoa học mới có điều kiện để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về trình độ phát triển của khoa học : Trong nền sản xuất cũ trình độ khoa học rất thấp ,và nó không ảnh hưởng lớn đến sản xuất . Trong nền sản xuất ngày nay , có một vấn đề nào của ngành sản xuất đặt ra mà tri thức của ngành khoa học; thậm chí là của vài ngành khoa học cụ thể không thể giải quyết được hoàn toàn. Tổng hợp khoa học, tổng hợp tri thức là xu hướng phát triển của khoa học ngày nay và điều kiện này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn hiện đại. Ngày nay, trong khoa học đang diễn ra một quá trình tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng tổng hợp tri thức của khoa học hiện đại và đó là điều kiện quan trọng và tối cần thiết để biến khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mà nếu biểu hiện về mặt sản xuất thì đó chính là sự thống nhất giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Thực tiễn, trước đây là thực tiễn xã hội, là nguồn gốc, là động lực của nhận thức khoa học, đồng thời cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Do vậy, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ là con đường ngắn nhất và đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác,đúng đắn, tính chân lý của tri thức khoa. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và hoạt động cơ bản của xã hội hiện đại được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và khoa học tiên tiến.
Như vậy cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày càng được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, vừa là quyền lực, vừa là sự giàu có, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, sự thịnh suy của một công ty, một dân tộc, một đất nước, một khu vực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt cuả thế giới hiện đại.
1.3.3. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Từ lâu khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói rằng nó xuất hiện cùng với con người khôn ngoan tức là con người thực sự có hành vi lao động sản xuất đầu tiên, với công cụ lao động sản xuất đầu tiên. Vấn đề chỉ là ở chỗ xu hướng ấy ngày càng phát triển lên và trở nên đậm nét trong xã hội ngày nay. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức:
Một là, tri thức khoa học được vật thể hóa thành các công cụ, máy móc tinh vi, hiện đại như các loại máy vi tính, siêu tính, các máy công nghệ tự động hóa, các thế hệ người máy (rôbốt). C.Mác là người đã chỉ ra cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là máy móc mà trong đó việc đưa năng suất lao động tăng vọt là máy công tác, nhờ đó chuyển nền kinh tế nông nghiệp thủ công lên công nghiệp. Còn máy điều khiển tự động mà trong đó, máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự chuyển nền kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức (kinh tế sau công nghiệp), đồng thời tạo ra các loại công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Điều này không chỉ mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn mà còn góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo ra các nguyên vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Thực tế sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng, tri thức khoa học ngày càng chiếm một hàm lượng cao trong giá trị sản phẩm, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng lớn hơn. Cụ thể là, vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi chỉ có một bộ phận nhỏ của thế giới bước vào công nghiệp hóa, khi mà sự phát triển của khoa học chưa được gắn chặt với kỹ thuật và sản xuất, thì lao động chân tay, tính trung bình, chiếm một tỷ lệ rất cao, tới 9/10 trong giá trị sản phẩm. Còn đến những năm 90, khi hầu hết các nước trên thế giới đã bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và ở nhiều nước đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thì tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 1/5, trong khi đó, số lượng sản phẩm tăng 10 lần. Với đà phát triển như hiện nay của khoa học và công nghệ, tỷ lệ đó còn giảm mạnh, theo số dự đoán đến năm 2010(thế kỷ XXI) có thể chỉ còn 1/10. Trong thời đại thống trị của công nghệ thông tin, trí năng hóa sản xuất đang là xu hướng tất yếu và cũng là động lực mạnh mẽ của sự phát triển xã hội. Nguồn lợi do công nghệ thông tin mang lại càng ngày tăng. Trong những năm 90, ở Nhật Bản, nguồn lợi do tin học mang lại chiếm tới 40% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Chính “sự phát triển của công cụ lao động là chỉ số cho thấy những tri thức xã hội nói chung – tức khoa học - đã biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp như thế nào?”(C.Mác. Trích “Bách Khoa Triết học - Mátxcơva”).
Hai là,khoa học cùng với quá trình giáo dục và đào tạo đã tạo ra những người lao động mới: những con người lao động trí tuệ sáng tạo, vừa có tri thức chuyên sâu một ngành nghề, vừa có hiểu biết rộng, tầm nhìn xa, bao quát, nhạy bén, vững vàng trong nghề nghiệp. Tự bản thân khoa học không thể tạo ra bất kỳ một tác động nào mà phải thông qua sử dụng và hành động thực tiễn của con người nó mới phát huy tác dụng. Người lao động chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là động lực của mọi động lực phát triển xã hội.
Ba là,khoa học còn trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất. Đó cũng là một biểu hiện của việc biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ngày nay ở bất kỳ một cấp độ nào: trong một dây chuyền sản xuất, trong một phân xưởng, một xí nghiệp, hay trong một liên hợp các xí nghiệp... đều cần đến tri thức khoa học, nhất là tri thức khoa học quản lý. Cùng một thế hệ máy móc như nhau, cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau, nếu biết tổ chức quản lý, điều hành công việc tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Bốn là thông tin, đây là tác nhân vô cùng quan trọng đối với sản xuất trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mang tính quốc gia và quốc tế hiện nay. Thông tin là sản phẩm phát triển của khoa học, là sự biểu hiện của khoa học. Trong xã hội thông tin, kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ chiến thắng không phải là kẻ trường vốn, lắm lao động, mà là kẻ nắm bắt nhanh nhạy các thông tin, đặc biệt là thông tin khoa học công nghệ và thông tin thị trường. Bởi vì, nhờ nắm bắt được thông tin mới có thể kịp thời thay đổi công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa nhanh chóng. Nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng còn giúp cho người sản xuất và người kinh doanh mở rộng thị trường, dự báo và đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội, nhờ đó có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Trong thời đại công nghệ thông tin, chỉ cần chậm một bước trong việc nắm bắt thông tin cũng có thể trả giá đắt như thua lỗ, mất bạn hàng, thiệt hại, thậm chí đến phá sản.
Bởi vậy khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hiện đại, đồng thời điều đó cũng chứng tỏ rằng, khoa học công nghệ ngày càng gắn bó và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
2: Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ở VN
Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất trực tiếp trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
2.1.1Vai trò của khoa học và công nghệ đối với nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất – kỹ thuật thấp kém. Vì vậy, trong cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) đã nêu rõ: "Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, coi khoa học và công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi những người làm khoa học là đội ngũ đáng tin cậy, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ". Nếu khoa học và công nghệ ở các giai đoạn phát triển trước đây là yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, đứng ngoài qua trình sản xuất trực tiếp, theo cái nghĩa là từ khoa học và công nghệ đến sản xuất phải trải qua một thời gian biến đổi, thì ngày nay, nhìn chung, chúng đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp giữ vai trò động lực cho sự phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam.Vai trò động lực của khoa học và công nghệ được thể hiện ở những mặt cụ thể sau:
Thứ nhất :khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định trong quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất xã hội nói riêng và cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung.Trên thực tế, nước ta đã tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Nhưng vẫn tiếp tục để cho lực lượng sản xuất trong tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị máy móc phần lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới. Do vậy, mà cả năng suất lao động và chất lượng các sản phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới ,và trong khu vực .Chỉ có trên cơ sở thay đổi các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại mới có thể đẩy mạnh được sản xuất, nhất là trong những ngành sản xuất mũi nhọn như bưu chính viễn thông, năng lượng, vật liệu, chế biến.
Thứ hai, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ – một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, chúng ta đang thực hiện quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, điều quan trọng và có tính chất quyết định bậc nhất ở đây là cần phải có những con người có tri thức và năng lực để có thể khai thác, sử dụng hiệu quả nhất các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.Từ chỗ có tri thức về khoa học và công nghệ, con người và xã hội Việt Nam sẽ chuyển dần từ chỗ chủ yếu là lao động chân cơ bắp, thủ công với những trang thiết bị kỹ thuật cũ kỹ, thô sơ, lạc hậu sang lao động trí tuệ, lao động công nghiệp với máy móc, trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Thứ ba, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường và thị trường thông tin – một môi trường mới đầy sức mạnh và quyền lực đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng, đối với sự phát triển xã hội, nói chung. Thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan hết sức chặt chẽ đến việc nắm bắt các bí mật, bí quyết công nghệ, được thể hiện qua các phương pháp, các thiết bị, dữ liệu khoa học và công nghệ mới nhất. Thông tin như một người hướng dẫn nắm trong tay chiếc chìa khoá thần diệu, giúp chúng ta mở được những “cánh cửa làm ăn” một cách đúng lúc, đúng cách, giúp ta tìm kiếm nhưng cơ hội những lĩnh vực làm ăn hiệu quả, và biết rút lui đúng lúc khi tiềm năng lĩnh vực đó đã cạn. Công nghệ thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu về kinh tế của Việt Nam.
Thứ tư, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá .Trong sản xuất nói riêng, trong mọi hoạt động xã hội nói chung nếu không có một cơ chế tổ chức quản lý điều hành quản lý thì chắc chắn không thể mang lại kết quả tích cực. Điều đó cũng giống như một dàn nhạc lớn, chỉ có các nhạc công mà không có nhạc trưởng thì troóng đánh xuôi, kèn thổi ngược, không thể hoà tấu bất kỳ bản nhạc nào.
2.1.2 Sự phát triển khoa học và công nghệ trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay .
Trên cơ sở lý luận vai trò cơ sở và động lực của khoa học đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung là rất rõ ràng. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là về mặt nhận thức lý luận. Còn trong thực tế thì sao? Qua việc tìm hiểu thực trạng khoa học và công nghệ trong điều kiện nước ta hiện nay và những mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cao về khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng đó sẽ phần nào trả lời được câu hỏi này.
Nếu xem xét thực trạng của khoa học công nghệ, thì ngoài khoa học với toàn bộ những tri thức đã có của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy, còn phải đề cập đến 4 yếu tố cấu thành của công nghệ: trong thiết bị máy móc (kỹ thuật), cơ sở vật chất hạ tầng của sản xuất; nguồn lực con người; thông tin và tổ chức quản lý. Khoa học cùng với 4 yếu tố của công nghệ tạo thành một tổ hợp khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Yếu tố thứ nhất của công nghệ : trang thiết bị máy móc kỹ thuật. Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong những năm gần đây thì, trình độ công nghệ ở nước ta nhìn chung còn thấp và lạc hậu so với khu vực và thế giới. So với các nươc công nghiệp tiên tiến nhất, công nghệ của Việt Nam lạc hậu khoảng 50 đến 100 năm. Xét về trang thiết bị kỹ thuật của nước ta so với mức tiên tiến trung bình, lạc hậu từ 2-3 thế hệ, hoặc từ 5-6 thế hệ tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Hệ số cơ giới hoá trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 50% so với thế giới, tức là còn ở giai đoạn đầu của cơ giới hoá; tỉ lệ tự động hoá không đáng kể; nhiều khâu lao động trong công nghiệp vẫn còn thủ công. Còn trong sản xuất nông nghiệp số người tham gia rất lớn với khoảng hơn 70% lao động cả nước, và với tỷ trọng áp đảo trong nền kinh tế quốc dân, nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn là lao động thủ công và bán cơ giới , vẫn sử dụng phổ biến những công cụ thô sơ như cày, bừa, liềm, hái, cuốc, thuổng… đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số. Tuy công nghệ của ta về cơ bản vẫn còn quá lạc hậu như vậy, nhưng hệ số đổi mới công nghệ của ta lại quá chậm chạp, trung bình hàng năm chỉ đạt 8-10%, nghĩa là phải mất hơn một thập niên, ta mới thay được một thế hệ trang thiết bị máy móc mới. Trong khi nhiều nước trong khu vực quanh ta, tốc độ đổi mới công nghệ nhanh gấp đôi ta (từ 15-20%/ năm). Với tốc độ đổi mới công nghệ như thế này thì khoảng cách lạc hậu của công nghệ của nước ta so với các nước trong khu vực càng ngày càng xa hơn. Đây là điều báo động rất đáng lo ngại. Không chỉ tốc độ đổi mới công nghệ chậm, mà cả hệ số sử dụng các trang thiết bị máy móc ở nước ta hiện nay cũng còn rất thấp, chỉ mới đạt khoảng 25 – 30%. Mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn vì vậy giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém.
Yếu tố thứ hai của công nghệ là con người – là nguồn nhân lực. Đó là những người lao động có nghề nghiệp, được đào tạo khoa học - kỹ thuật. Về mặt số lượng: Hiện nay nước ta đang đứng thứ 13 về quy mô dân số thế giới trong hơn 200 nước trên thế giới, đứng thứ 7 tong số 42 nước thuộc khu vực Châu á Thái Bình Dương, thứ hai trong khối ASEAN.Tốc độ gia tăng dân số còn khá cao. Đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn của chúng ta trong quá trình CNH, HĐH. Trình độ phân công lao động còn kém. Lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tới hơn 70%, số còn lại thuộc các lĩnh vực khác. Lực lượnglao động được đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp còn rất thấp. Số người làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới hơn 70% số lao động cả nước nhưng số người được đào tạo chỉ chiếm 24% trong số lao động được đào tạo. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tính đến năm 2000, nước ta đã có khoảng 2 triệu công nhân kỹ thuật; trên 1.300.000 người có trình độ đại học, cao đẳng, trên 10.0000 thạc sĩ và tiến sĩ khoa học, trong đó tiến sĩ khoa học là 610 người. Như vậy là đã có 190 cán bộ khoa học và công nghệ trên 10.000 dân. Tuy nhiên số liệu này vẫn còn thấp so với các nước trong vùng, các nước công nghiệp phát triển và nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
Việt Nam
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Hoa Kỳ
Số sinh viên 1992
(trong 100.000 dân)
250
4.000
2.110
2.200
5.600
Số cán bộ KH- CN
(trong 10.000 dân)
7
16,4
17
55
Kinh phí nghiên cứu KH- CN(% TSPXH)
< 0,2 NS
{NS 16 %
2,2{DN 84%
{NS 14%
1,16 {DN 86%
{NS 17%
3,0 {DN 86%
2,64
Yếu tố thứ ba của công nghệ hiện đại là thông tin. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, công nghệ thông tin đã bắt đầu xâm nhập vào nước ta, và đến nay đã phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn. Chúng ta đã có mạng lưới bưu chính viễn thông rộng rãi trong cả nước, đã nối mạng máy tính – Internet toàn cầu, đã có mạng truyền hình cáp ở các thành phố lớn…Đối với nước ta lĩnh vực thông tin nói chung còn rất mới mẻ. Hầu hết các trang thiết bị kỹ thuật của thông tin chúng ta đều nhập từ nước ngoài, tuy rằng chúng ta đang sử dụng những trang thiết bị rất hiện đại. Do đó có thể nói, về thực trạng công nghệ, xét theo yếu tố thông tin, tuy hiện nay ta mới bắt đầu phát triển để hội nhập trong quá trình toàn cầu hoá, nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng hứa hẹn một tiềm năng lớn, một sự nghiệp phát triển nhanh trong tương lai.
Yếu tố thứ tư của công nghệ là tổ chức quản lý. Từ ngày đất nước bước vào đổi mới (1986) trong lĩnh vực tổ chức, quản lý ở tầm vĩ mô toàn xã hội ở nước ta đã đang có những chuyển đổi cơ chế quản lý đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Đó là bước chuyển từ cơ chế quản lý tập trung hành chính, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế những năm vừa qua, về mặt tổ chức quản lý các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ chế quản lý cả ở tầm vi mô lẫn vĩ mô. Chúng ta chưa có một cơ chế quản lý thông thoáng, đồng bộ, nhất quán; trong khi đó luật pháp lại chưa hoàn thiện như luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật chuyển giao công nghệ… việc thi hành pháp luật và những quy định dưới luật chưa nghiêm, chưa công bằng. Điều đó cản trở chúng ta trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành xã hội nói chung, trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh doanh và dịch vụ nói riêng. Bộ máy quản lý của Nhà nước, của cơ sở kinh doanh, sản xuất dịch vụ của Nhà nước, của các cấp bộ, ngành cũng như từng địa phương còn rất cồng kềnh, số những người trong biên chế đông, hiệu suất làm việc thấp mặc dù chúng ta đã ban hành chính sách cải cách hành chính, tinh giảm biên chế. Vấn đề tổ chức quản lý vẫn đang là một trong những vấn đề phức tạp, nan giải nhất.
Thông qua việc xem xét bốn yếu tố của công nghệ ,chúng ta thấy rằng, nến sản xuất của nước ta bộc lộ những mặt yếu như phần cứng của công nghệ (máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, giao thông ,thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng…), về tổ chức kỹ thuật quản lý đây là vấn đề nan giải nhất ,đòi hỏi chúng ta phải thực hiện sủă đổi một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Song cũng có những mặt đang còn tiềm năng lớn như yếu tố con người ,con người Việt Nam với đức tính cần cù chịu khó ,nhưng thực tế thì nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đáp ứng được về số lượng ,về trình độ thì chưa được đảm bảo về mặt trình độ... Để có thể đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá chúng ta phải đồng thời phát triển đồng bộ cả 4 yếu tố cơ bản của công nghệ. Hiện nay, giữa thực trạng khoa học và công nghệ và nhu cầu thực tế về khoa học và công nghệ của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta có nhiều mâu thuẫn gay gắt, đòi hỏi chúng ta phải xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc.
2.2. Giải pháp phát triển của khoa học và công nghệ ở VN hiện nay
Để thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc đòi hỏi chúng ta tìm cách phát triển khoa học và công nghệ. Hiện tại, xã hội loài người đã và đang tiếp cận một nền văn minh mới, trong đó tri thức, trước hết là những tri thức khoa học và công nghệ, sẽ chiếm ưa thế và trở thành phổ biến. Trong xu thế đó, bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào nếu không xây dựng cho mình một thực lực khoa học, công nghệ mạnh sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Tư tưởng đó của Người, cho đến nay, vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục toả sáng. Yêu cầu khách quan đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tập trung đổi mới để nâng cao tiềm llực, trình độ khoa học – kỹ thuật và công nghệ, nhanh chóng nắm lấy và làm chủ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Để đưa khoa học và công nghệ đất nước ta thực sự trở thành nền tảng và động lực cho quá trinhfh CNH, HĐH đất nước, trong giai đoạn tới, chúng ta cần tập trung vào thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Về định hướng công nghệ trong giai đoạn trước mắt, cần thực hiện cơ cấu công nghệ nhiều trình độ, nhiều quy mô, coi trọng quy mô nhỏ và vừa, kết hợp hài hoà công nghệ vật liệu, công nghệ thiết bị, công nghệ sản phẩm và công nghệ quản lý với tinh thần cơ bản là tranh thủ mọi khả năng đi thẳng vào những thế hệ công nghệ tiên tiến phù hợp.
Việc chậm đi vào các công nghệ tiên tiến sẽ không đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, sẽ làm căng thẳng thêm những mặt mất cân đối về đảm bảo nguyên liệu, năng lượng, kết cấu hạ tầng, và quan trọng hơn là khó có thể tương hợp với môi trường kinh tế thế giới và khu vực đang biến dổi rất năng động trong những thập kỷ tới.
Tuy nhiên, trong điều kiện giàu nguồn lao động, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạ tầng chưa phát triển… không phải mọi công nghệ tiên tiến đều phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Bởi vậy, khi lựa chọn các giải pháp công nghệ cần xem xét đầy đủ tính phù hợp và tính hiệu quả của chúng.
Về chuẩn cứ lựa chọn ưu tiên đầu tư công nghệ tiên tiến. Do nguồn lực hạn chế, nền kinh tế quốc dân chỉ có thể đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm, được xem xét trên những tiêu chuẩn sau đây:
Nâng cao chất lượng sản và dịch vụ đáp ứng đòi hỏi của thị trường quốc tế và đẩy lui hàng ngoại trên thị trường trong nước.
Cải tiến trang thiết bị, công cụ, hệ thống thông tin, liên lạc…
Đảm bảo yêu cầu tương hợp với quốc tế.
Thúc đẩy việc hình thành một số ngành công nghệ có hàm lượng cao.
Tư tưởng chọn lọc không chỉ vận dụng để xem xét giữa các ngành, các sản phẩm mà còn phải cân nhắc giữa các khâu, giữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất.
Về nguồn công nghệ. Để nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, cần mạnh dạn thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ có chọn lọc. Yêu cầu “chọn lọc” ở đây cần được lưu ý trên một số phương diện sau:
“Chọn lọc” về mặt công nghệ cần được xem xét một cách đầy đủ, không nên chỉ thuần tuý xe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60958.doc