Quay trở lại xem xét chính sách nhà nước ta nếu như đem so sánh các điều khoản VN vói các nước khác ta thaáy VN rất là ưu đãi cho các nhà đầu tư. Chúng hoàn thành quy chế KCX với những điều khoản thể hiện rõ thiện chí và mong muốn từ phía Việt Nam là tạo một môi trường pháp lý thuận tiện, có những chính sách ưu tiên hợp lý, thoả đáng (xem điều 34,35,39, chương VI- Xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trong quy chế KCX). Một vấn đề luôn được các nhà đầu tư quan tâm đó là chính sách về thuế. Một nguyên tắc bất di bất dịch là khi hoạt động có lãi anh phải đóng góp thuế cho nước sở tại theo pháp luật quy định.
Theo điều 51 chương VIII về chế độ kế toán, thống kê và các vấn đề tài chính đã quy định rõ tỉ lệ nộp thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với xí nghiệp sản xuất nộp 10% lợi nhuận, 15% lợi nhuận là của xí nghiệp dịch vụ, chế độ miễn thuế: xí nghiệp sản xuất miễn 4 năm kể từ năm xí nghiệp bắt đầu kinh doanh có lãi với xí nghiệp dịch vụ là 2 năm . Với những quy định này phần nào KCX VN đã hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Còn về quyền lợi của người lao động trong KCX cũng được quy định rõ tại điều 30, 31, 32, 33, chương V: Quan hệ lao động trong KCX của quy chế này. Với những quy định đó đã đảm bảo lợi ích mà người lao động mong đợi góp phần kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn.
25 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khu chế xuất: Bài học kinh nghiệmtừ một số nước và chính sách phát triển của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem xét các ảnh hưởng hiện nay và để biến cải dần dần các KCX. Các phát hiện ở đây có thể thích hợp với phát hiện nhiều nước đang phát triển để thiết kế các biẹen pháp, chính sách nhằm thúc đẩy vai trò chất xúc tác của các KCX trong phát triển công nghiệp toàn diện. Các vấn đề cụ thẻ và các nhiệm vụ trước mắt của Nam Triều Tiên có thể phù hợp tức khắc với chỉ moọt số ít nước đang phát triển, song rõ ràng là KCXđều phải được quan niệm lại, với ý nghĩa là chúng luôn luôn phải vận động thích nghi với tình thế. KCX không phải là cái gì tĩnh tại không phải đầu tư "một lần cho mãi mãi" mà là một cơ chế động cần thiết phải phản ứng nhanh nhạy với các yêu cầu bên ngoài đang ngày càng tăng.
Nam Triều Tiên từ nột nước nông nghiệp, bị bần cùng hoá do chiến tranh năm 1950 đã phát triển thành một trong những nước năng động nhất về nặt kinh tế trên thế giới với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong suốt thời gian dài là 6,6% GNP theo đầu người (1965 - 1984), năm 1987 đạt 2900USD/năm, là nước có vị trí dẫn đầu vềthu nhập trong số các nước đang phát triển ở châu á. Tại sao Hàn Quốc lại thành công như vậy? Điều này lý giải rằng do Han Quốc đã phát triển kinh tế dựa trên chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu> Theo đuổi chiến lược kinh tế hướng ngoại này từ những năm 60 xuất khẩu đã trở thành một động lực phát triển công nghiệp của Nam Triều Tiên.Tuy nhiên, phát triển chính sách này Nhà nước vẫn luôn luôn có những can thiệp quan trọng trong các vấn đề toỏ chức và chỉ đạo phát triển kinh tế. Nam Triều Tiên chưa hề bao giờ tôn trọng quan điểm để thị trường tự do phát triển "tự nó" nhưng Nhà nước lại rất coi trọng các tín hiệu thị trường, sử dungj các tín hiiêụ thị trường để hoàn thành chính sách kinh tế của mình.
Từ đó chế độ KHH chỉ đạo trung hạn (" có nghĩa KHH hành chính") đã cực kì quan trọng đối với thành tựu của đất nước hôm nay. Trung tâm của hệ thống điểu khiển fức tạp này là chế độ tài chính, chế độ tài chính được thiết lập theo chỉ định và được sử dụng một cách hệ thóng như là công cụ phát triển công nghiệp cố mục tiêu. Ngoài ra cần phải kể đến một nhân tố quan trọng khác giải thích cho thành công kinh tế của nước này. Đó là hình thức quan hệ qua lại có định chế giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Tuy nhiên, xiết chặt công cụ tài chính đối với công nghiệp chỉ là một trong những hướng chính của chính sách công nghiệp. Nam Triều Tiên còn có các biện pháp khác như kích thích về thuế ( miễn giảm thuế và trợ giúp cho những trường hợp khấu hao nhanh miễn giảm thuế quan hàng nhập khẩu cho nhu cầu sản xuất xuất khẩu) các biện pháp bảo hộ (hạn chế số lượng nhập khẩu, cấm nhập khẩu đối với hàng hoá trong nước sản xuất được), đồng thời với biện pháp đầu tư trực tiếp của chính phủ vào các TSCĐCN và các KCX. Phần lớn các hướng kích thích này nhằm mục tiêu đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu. Từ đó thấy rằng ngay từ những năm đầu 1970(có nghĩa thời điểm KCX bắt đầu thành lập), Nam Triều Tiên đã thực sự bước vào chính sách khuyến khích xuất khẩu mạnh mẽ. Nói cách khác, KCX không được coi là người lính tiên phong đi đầu trong chiến lược xuất khẩu, nó chỉ được thành lập như một đội ngũ bổ sung và tăng cường cho hướng đích xuất khẩu của nền kinh tế. Điều này khác xa với nhiều nước khác mà trong đó KCX được hình tượng như một điểm nút khởi sự những biến đổi về sản xuất xuất khẩu và do đó thường ít thành công.
Chính vì lẽ đó mà không có một chính sách ưu tiên hay sự lưu ý đặc biệt nào về việc đầu tư nước ngoài vào KCX, việc áp dụng đầu tư vào KCX như vào các khu vực khác chúng đều được khuyến khích nếu là ngành kiếm được nhiều ngoại tệ, quy trình sản xuất thu hút nhiều lao động và sử dụng công nghệ hiện đại.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là KCX tại Nam Triều Tiên có những đặc điểm gì khác biệt. Không có gì quá khác biệt cả, các KCX tại Nam Triều Tiên chỉ có nhiệm vụ chính là nêu một tấm gương về các thuận lợi dễ dàng đáp ứng cho các xí nghiệp đóng tại đó có các ưu điểm về miễn thuế nhập khẩu đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu. Điều khác biệt thứ hai ở KCX là về thủ tục hành chính cần thiết cho vận hành các xí nghiệp đóng tại đây đều được giải quyết dễ dàng nhanh chóng do chính quyền KCX thực hiện. Sự tồn tại của các cơ quan đầu tư một cửa này tránh cho các nhà đầu tư nước ngoài phải "dạo một vòng" gõ cửa nhiều cục, vụ ở trung ương hay cơ sở, ty ở các uỷ ban địa phương. Đồng thời KCX ở đây cũng đóng vai trò khu vực quá cảnh rất thích hợp cho đầu tư nước ngoài khi có những thay đổi về luật lệ.
Nét nổi bật nhất ở các KCX Nam Triều Tiên là nó đóng vai trò tích cực làm cầu nối giữa trong nước và ngoài nước. Và đây là bài học quý mà nhiều nước chưa làm được. Một yếu tố nữa cũng quyết định đến sự thành công của KCX Nam Triều Tiên là mối liên hệ giữa các KCX với nền kinh tế trong nước biểu hiện là sử dụng nhân lực trong nước và tổ chức các hợp đồng gia công với các xí nghiệp trong nước. Có thể nói đây là hướng sáng tạo riêng của Nam Triều Tiên cho dù theo quan niệm là KCX có đặc tính tách biệt, cô lập so với nội địa (đặc điểm trong nước). Một điểm khác biệt nữa đối với các KCX tại Nam Triều Tiên là cơ cấu nghành nghề không đơn điệu mà rất đa dạng:
Bảng I: Cơ cấu ngành nghề ở KCX (3 kcx & cơ hội kinh doanh với nước ngoài, UB kế hoạch Nhà nước - Trung tâm thông tin, Hà Nội 1992, tr.119
)
Ngầnh
Số xí nghiệp
Đầu tư (1000USD)
Khu Masan
Khu iri
Cộng
%
Khu Masan
Khu Iri
Cộng
%
Điện và Điện tử
Kim loại
Cơ khí chính xác
Dệt và may
Máy móc
Giày dép
Phi kim loại
Da
Gia công đá
Khác
Cộng
23
16
8
8
4
5
5
-
-
8
77
1
1
-
8
-
-
4
-
3
1
18
24
17
8
16
4
5
9
-
3
9
95
25,3
17,9
8,4
16,8
4,2
5,3
9,5
-
3,2
9,5
100
76.107
22.460
13.840
5.424
2.039
6.543
1.319
-
-
4.688
132.440
1.384
3501
-
9.184
-
-
-
2270
908
277
17.475
77.492
25.981
13.840
14.607
2.039
6543
1319
2270
908
4915
149.91
55,7
17,3
9,2
9,7
1,4
4,4
0,9
1,5
0,6
3,3
100
Nghiên cứu về NTT thấy rằng thành công của các KCX phần nào soi rọi vai trò to lớn của Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra phương hướng đúng đắn và đã chỉ đạo để triển khai nó trong điều kiện thực tế cuả đất nước. Song thực chất không chỉ dừng ở đó mà NTT đã sớm nhận ra xu hướng biến động của thế giới và hướng tới phát triển khu vực kinh tế hiện đại sản xuất sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao ,trình độ của công nhân ngày một nâng cao. Vì thế trong tương lai KCX sẽ có những biến đổi nhất định cho phù hợp với tình hình trong nước, thế giới.
2.Đặc khu kinh tế thẩm Khuyến - Trung Quốc
Trung Quốc có một số đặc khu kinh tế lớn trong đó phải kể đến Thẩm Quyến, xây dựng đặc khu này với mục đích là đưa Thẩm Quyến thành đặc khu kinh tế toàn diện có công nghiệp phát triển đồng thời với nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt nhằm đưa Thẩm Quyến trở thành một khu vực phồn vinh kinh tế, tiến bộ về chính trị văn minh về xã hội. Với những mục tiêu mang hướng chiến lược đó nó được triển khai cụ thể là:
Phải sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài bởi lẽ khu vực này tập trung vốn rất lớn (1,7 tỷ USD khoảng 25% vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc)
Hoàn thành cơ cấu ngành và kết cấu sản phẩm nhằm phát triển cơ cấu nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ.
Du nhập các thiết bị tiên tiến nhằm thu hút kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý nước ngoài.
Tăng cường xuất khẩu, hướng ra ngoài là mục tiêu của đặc khu kinh tế. Tuy vẫn kết hợp giữa "hướng ra ngoài" và "hướng vào trong" để "mở cửa " nền kinh tế.
Trải qua năm giai đoạn từ khi xây dựng Đặc khu (1980 - 1985), hình thành đặc khu (1980-2000) đến giai đoạn tháng 3 từ 2000 trở đi là giai đoạn nâng cao và hoàn thiện đặc khu kinh tế, đặc khu Thẩm Quyến ngày càng phát triển và cũng để lại một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Phải nói sự phát triển của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến được sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc: Nhà nươc đã có hệ thống luật pháp để bảo đảm và thu hút đầu tư nước ngoài vào Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, khoảng ba mươi văn bản pháp quy đã được thông qua nhằm thể chế hoá việc xây dựng và hoạt động cuả đặc khu kinh tế. Nhà nước thành lập văn phòng hội đồng nhà nước trung ương và Uỷ Ban Quản Lý các đặc khu kinh tế của cấp tỉnh để điều hành Đặc Khu Kinh Tế. Bên cạnh đó là hàng loạt các chính sách hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai: Biết chọn vị trí xây dựng Đặc khu thuận lợi. Thẩm Quyến nằm gần Hồng Kông có điều kiện tiến hành trao đổi, mậu dịch, hợp tác kinh tế, giao lưu kỹ thuật quốc tế, phải qua đường Hồng Kông mà du nhập vốn kỹ thuật, kinh doanh, quản lý. Hồng Kông là nơi tiêu thụ nông phẩm và công nghệ phẩm xuất khẩu. Ngoài ra Thẩm Quyến có bến cảng, sân bay lớn. Đặc biệt ở đây có hàng loạt đường ô tô cao tốc. Điều đó cho phép hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh gồm cả ba mặt hải, lục, không.
Thứ ba: Mạnh dạn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chấp nhận chính phủ và rủi ro chi phí đầu tư vốn lớn vào Đặc Khu Thẩm Quyến.
Thứ tư: Chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) trong các xí nghiệp có tính kỹ thuật cao, vòng quay tương đối dài sẽ được ưu đãi đặc biệt. Lợi nhuận của các thương gia sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước có thể chuyển về nước thông qúa ngân hàng. . . .Khuyến khích các xí nghiệp sử dụng máy móc, nguyên vật liệu do Trung Quốc sản xuất với giá ưu đãi thanh toán bằng ngoại tệ. . . .
Thứ năm: sử dụng các hình thức hợp tác cùng sản xuất và liên doanh để thu hút vốn đầu tư. Các hình thức đầu tư cũng giống Việt Namnhưng đặc biệt ở chỗ khi hợp đồng hợp tác liên doanh kết thúc thì quyền sở hữu về máy móc thiết bị được giao phía Trung Quốc hoặc dựa vào tỷ lệ vốn góp mà chia lợi nhuận, phía Trung Quốc lợi nhuận sẽ luỹ tiến dần theo thời gian
Thứ sáu; những thành công bước đầu của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến gắn liền với những đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế của Trung Quốc trong đặc khu này. Để thực hiện được mục tiêu đã vạch ra cho đặc khu kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ kế hoặch hoá tập trung khép kín sang cơ chế thị trường. Trong quá trình đó, đã thực hiện một loạt các cải cách sau:
áp dụng nguyên tắc tự do trong việc xây dựng đặc khu kinh tế. Hoàn toàn thực hiện các nguyên tắc tự do thị trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong Đặc khu kinh tế.
Sự can thiệp của nhà nước Trung Quốc vào Đặc khu kinh tế thông qua các quy định biện pháp về tổ chức hoạt động kinh doanh của đặc khu.
Giải quyết mối quan hệ giữa quản lý trung ương và địa phương theo hướng nâng cao tính tự chủ của cơ quan chính quyền địa phương, từ bỏ tác nghiệp hàng ngày
Cải thiện các quan hệ kinh tế đối ngoại như tỷ giá hối đoái, chính sách nhập khẩu, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. . . .
Nói tóm lại, sự thành công của mô hình này ở Trung Quốc đánh giá rằng Trung Quốc đã tận dụng được lợi thế của nước đi sau, biết học tập chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài một cách sáng tạo. Điều quan trọng hơn cả là họ đã Trung Quốc hoá được những điều học được. Đây là một cách làm rất đáng được nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghệm.
3. Khu mậu dịch tự do Penang - Malaixia
Khu mậu dịch tự do Penang nằm ở phía Tây bắc bán đảo Malaixian bao gồm bốn khu vực là Bayan Lepas, Pulau Jerejack, prai và Prai nharf. Với tổng diện tích dự kiến là 472,4 ha nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kim loại nhà máy sản xuất mặt hàng điện tử. Mục tiêu chủ yếu thành lập khu mậu dịch tự do này nhằm giải quyết việc làm, phát triển xuất khẩu để thu ngoại tệ. Khu mậu dịch này nằm dưới sự quản lý của tổng công ty phát triển Penang (POC).
Quá trình hoạt động khu vực mậu dịch tự do Penang đã thu được một số kết quả tương đối khả quan trong việc thu hút vốn đầu tư: Tính đến cuối năm 1982, tổng vốn góp là 322,5 triệu đô la Malai (M$), đạt tỷ lệ giữa vốn đã góp và vốn cho phép là 1/1,6.
Về vấn việc làm, tiền công và điều kiện làm việc:
Số lượng lao động trong khu tăng 10 lần giai đoạn 1972 – 1983. Trong tổng số công nhân, có khoảng 3/4 số công nhân là công nhân sản xuất , khoảng 50% - 60 % công nhân lành nghề. Số công nhân không lành nghề chiếm khoảng 20% tổng số lao động:
Tiền công trả cho công nhân theo các mức độ lành nghề và không lành nghề cách nhau khoảng hai lần.
BảngII : Mức lương bình quân một ngày cho một lao động các loại:(4 Chủ biên PTS Mai Ngọc Cường, các KCX Chấu á Thái Bình Dương và Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 1993, tr. 64
)
M$/ngày
Loại công nhân
Mức thấp nhất
Mức cao nhất
1 công nhân không lành nghề
1 công nhân lành nghề
4,5
8,33
19.04
30,3
Bên cạnh tiền lương người lao động còn được hưởng các điều kiện khác: phụ cấp, chế độ chữa bệnh, chăm sóc y tế không mất tiền, hưu trí, thai sản....
Một số nhà máy còn chia lợi nhuận cho công nhân. Vì thế thu nhập của người lao động trong khu cao hơn ở bên ngoài.
Có được những thành công này điều đầu tiên kể đến là Penang có môi trường đầu tư tốt. ỏ đó sẵn có vùng đất công nghiệp đã được chuẩn bị cùng các tiện nghi hạ tầng đầy và tốt. Vì vậy chi phí cho đầu tư xây dựng là thấp so với các nơi khác. Điều thứ hai các khu vực trong khu vực mậu dịch tự do, khu chế xuất được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như gần sân bay (với khu vực sản xuất hàng điện tử) gần bến cảng (với khu vực đóng tàu). Đồng thời ở đây có được hệ thống giao thông phát triển mạnh về đường không đường biển đường bộ, đường sắt.
Thứ ba, có đội ngũ lao động được đào tạo, có kỹ thuật kỷ luật, có tinh thần cần cù, hợp tác, thông minh và khiêm tốn.
thứ tư, phát triển khu mậu dịch tự do Penang diễn ra trong bối cảnh bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Vì thế số nhà máy lắp ráp hàng hoá điện tử và lao động làm việc trong khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong khu mậu dịch tự do và tổng số bán ra chiếm tỷ trọng lớn tới 74,6% năm 1982. Một số vấn đề nữa mang tính chất pháp lý đó là các chính sách khuyến khích tài chính, tổ chức tốt các hoạt động thương mại dịch vụ của chính phủ Malaixia.
4. Kinh nghiệm chưa thành công của KCX Bataan (Philippin)
Một mô hình mới đưa ra thử nghiệm thành công hay thất bại là chuyện thường tình. Điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận nó dưới giác độ nào tích cực hay tiêu cực để từ đó rút ra cho mình
những bài học quý báu, bổ ích.
BEPZ được thành lập với mục tiêu là di chuyển ngành công nghiệp từ vùng thành thị chật chội sang các vùng nông thôn để giải quyết việc làm cho nông thôn, đa dạng hoá sản phảm chuyển từ xuất khẩu hàng truyền thống sang xuất xuất khẩu sản phẩm phi truyèen thống và thu hút đầu tư nước ngoài vào Philipin. Trong quá trình xây dựng, phát triển mặc dù đã thu được một số kết quả về vấn đề tạo việc làm, sản phẩm xuất khẩu, về đầu tư nước ngoài và một số lợi ích khác mà BEPZ mang lại: chuyển giao kỹ thuật . . .nhưng theo các tài liệu nghiên cứu thì đều cho rằng hầu như các mục tiêu của BEPZ là không thực hiện được, số lượng lao động làm việc trong BEPZ là thấp, thu nhập ngoại tệ không đáng kể, chuyển giao công nghệ không được bao nhiêu, liên kết kinh tế trong nước không lớn và bị gián đoạn, không thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài. Về phương diện chi phí lợi ích thì những lợi ích do BEPZ mang lại không thể bù đắp lại được các chi phí bỏ ra trong hiện tại và tương lai. Vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự không thành công đó.
Nguyên nhân thứ nhất đề cập đến là vị trí của BEPZ lựa chọn chưa đúng. BEPZ được xây dựng ở bờ biển, núi non biệt lập, kém phát triển. Do vậy để xây dựng BEPZ phải san bằng đồi núi, xây dựng đường, cảng, khẩu và các phương tiện khác. Thêm vào đó là chi phí cho việc di dân cao. Tất cả điều đó làm chi phí cho kết cấu hạ tầng tăng nhanh.
Bảng III: Chi phí triển khai cho 1 ha.(5 Chủ biên PTS Mai Ngọc Cường, các KCX Chấu á Thái Bình Dương và Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 1993, tr. 74
)
Đơn vị tính : 1000 USD
Khu chế xuất
Chi phí triển khai cho 1 ha
Chihagong (Bangladesh)
Kandla (ấn Độ)
Penang (Malaixia)
Masan (Cộng Hoà Triều Tiên)
Bataan (Philippin)
30
63,5
20
35
602,9
Nguyên nhân thứ hai là hậu quả của nguyên nhân thứ nhất. Nếu như các công ty thuê hết diện tích của KCX thì thu nhập của BEPZ sẽ lớn nhưng thực tế BEPZ mới chỉ thu hút được về 50% số công ty so với dự kiến. Điều đó một lần nữa làm cho các chi phí sử dụng càng tăng hơn mức bình thường.
Biểu đồ V:Kế hoạch thực hiện xây dựng các hàng hoạt động ở khu BEPZ
Thứ 3, nguyên nhân thuộc về Chính Phủ Philipin, khi BEPZ thành lậpChính Phủ lại có chính sách mở rộng kế hoạch kho hàng thuế quan tức là khuyến khích hoạt động xuất khẩu ở bên ngoài KCX. Một vấn đề nữa là chính sách khuyến khích về tài chính lại giảm dần, các chi phí về dịch vụ quá cao..... Ngày thấy ngày càng nhiều công ty không thực hiện hợp đồng và rút
khỏiKCX.
5. Bài học rút ra từ các nước:
Tính đến năm 1989 toàn thế giới có 200 KCX trong đó chỉ có 20 - 30 khu ở Châu á và mêxicô là kinh doanh thành công, số còn lại đều gặp khó khăn và tuyên bố bị "thất bại". Phân tích kinh nghiệm một số KCX có thể nêu lên một cách tóm tắt nguyên nhân dẫn đến sự thành bại của việc xây dựng KCX là:
Phải lựa chọn thời gian thích hợp để xây dựng KCX tức là KCX phát triển phải phù hợp với xu thế của thế giới.
Phải lựa chọn địa điểm thuận lợi có kết cấu hạ tầng đầy đủ là nhân tố làm cho khu thương mại Penang thành công còn Bataan thất bại vì họ lựa chọn không đúng địa điểm.
về mặt tổ chức quản lý, chính sách của nhà nước cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của các KCX.
Nghiên cứu để tìm ra đây là những nguyên nhân chủ quan, khách quan và để từ đó có thể có những thay đổi khắc phục để KCX đạt được mục tiêu nó đề ra.
Từ những nguyên nhân thành bại của KCx như trên, muốn xây dựng KCX cần phải tuân theo các vấn đề sau:
Điều đầu tiên: Phải xác định mục tiêu của KCX được thành lập. Mỗi KCX thành lập với những mục đích lâu dài và trước mắt khác. Vì thế cần phải xác định rõ mục tiêu để có những quy định thích hợp.
Điều thứ hai: Phải xác định thời gian và địa điểm xây dựng KCX. Như đã nói ở trên, không khí chung của đầu tư và địa điểm xây dựng là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển KCX. Nó tạo tâm lý đầu tư thuận lợi và tiết kiệm được chi phí triển khai
Thứ ba, phải khuyết trương choviệc xây dựng KCX nhằm tạo điều kiện cho các công ty biết đến sự tồn tại cuả mình từ đó có khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCX.
Thứ tư, phải lựa chọn được các loại ngành công nghiệp, loại hình sản phẩm. Sản phẩm được phát triển trong KCX có thể tìm được thị trường tiêu thụ trên thế giới và tận dụng được lợi thế tài nguyên của nước chủ nhà. Điều này có ý nghĩa 2 mặt hội tụ được mục tiêu chung trong việc phát triển EPZ.
Thứ năm, phải lựa chọn đối tác đúng. Trong quá trình khuyếch trương xây dựng KCX thường có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, thăm dò và kí kết hợp đồng đầu tư vào KCX. Vì vậy cần thiết phải tìm hiểu lựa chọn đúng đối tác để tránh được các cuộc rút chạy trước khi kết thúc hợp đồng.
Thứ sáu, phải xây dựng được hệ thống dịch vụ thuận lợi như dịch vụ hải quan, bưu điện, y tế, khách sạn, vui chơi giải trí, để cho việc ra vào KCX được dễ dàng, không gây phiền hà đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời phải đảm bảo được an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn về người và tài sản của KCX
Thứ bảy, phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ như: địa bàn hoạt động, nhà xưởng, nhà kho, hệ thống điện nước, chỗ ở của công nhân, phòng làm việc của ban quản lí, hệ thống giao thông cầu cảng, sân bay, đường bộ, bến bãi đỗ xe,...
Thứ tám, bộ máy quản lí KCX phải hoạt động tích cực và tránh thủ tục phiền hà. Cần áp dụng chế độ "một cửa" đối với các nhà đầu tư nước ngoài ra vào khu chế xuất.
Cuối cùng, cần thiết phải xây dựng một hệ thống các chính sách khuyến khích tài chính đối với người đầu tư vào KCX. KCX là một doanh nghiệp thương mại dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, việc các nhà đầu tư tính toán để tham gia KCX là một bài toán mà lời giải còn chưa rõ ràng. Vì vậy, chính phủ các nước chủ nhà nhất thiết phải có chính sách kích thích phải thu hút nhà đầu tư. Các chính sách đó phải rộng rãi tới mức mục tiêu của nhà đầu tư và nước chủ nhà đầu tư đạt được.
III. Khu chế xuất Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách của Nhà nước.
1. Mục tiêu khi xây dựng và phát triển khu chế xuất
Mục tiêu thì rất nhiều song có thể phân thành 3 loại chính
a. Về phía nước chủ nhà ( phía Việt Nam )
Năm 1986, chúng ta tiến hành cải cách chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Năm 1991, KCX ra đời thực chất là từ năm 1989, là công cụ để thực hiện chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu.
Trong điều kiện tích luỹ về tài chính, quá nhỏ bé nếu không muốn nói là quá ít này, chiến lược hướng vào xuất khẩu sẽ nhằm thu được ngoại tệ. Ngoài ra giải quyết việc làm ch người lao động lúc này là cần thiết. Bên cạnh đó chuyển giao công nghệ cũng là một mong muốn của nhà nước. Một yếu tố đánh giá sự thành công của KCX là tạo được mối quan hệ và các lợi ích nữa. Nói như vậy có vẻ hơi khó hiểu, cụ thể nói xây dựng, phát triển KCX nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển được. Song trên hết vẫn là yếu tố con người, mong muốn của VN về KCX là đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất năng lực, có tay nghề. Một điểm nữa, mà bất cứ bên nào tham gia cũng mong muốn có đó là lợi nhuận...
b. Về phía các nhà đầu tư ( nhà đầu tư nước ngoài )
Nhìn nhận một cách khách quan khi đem vốn sức lực đầu tư, điều mong muốn là phải thu được lợi càng lớn càng tốt. Các nhà đầu tư vào KCX cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Do đó mục tiêu đầu tiên, hết sức quan trọng là lợi nhuận. Vậy thì để có được lợi nhuận cao họ phải tiết kiệmchi phí, mà chi phí họ bỏ ra để đầu tư vào KCX là không cao so với đầu tư tại nước của họ một phần nhiều có thể nói các chi phí cho các yếu tố đầu vào thấp ( giá công nhân rẻ )
Điều mong muốn tiếp theo ở đây đó là về chính sách kinh tế của nước sở tại, Một nền kinh tế phát triển khá, một môi trường chính trị ổn định, một hành lang pháp lý thông thoáng, chế độ thuế hợp lý là mong muốn của bất kỳ một nhà đầu tư nào. Liên hệ với VN chúng ta thấy VN có những ưu thế nhất định và vì thế có thể nói đây là ''Miền đất hứa" cho các nhà đầu tư chăng?
Mục tiêu thứ 3 ở đây là cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều công ty lớn tham gia vào thị trường tạo nên sức mạnh cạnh tranh gay gắt quyết liệt. Vấn đề đặt ra cho mỗi công ty là thị phần, thị trường cần phải được mở rộng. Một trong các công cụ mà các công ty này sử dụng đó là đầu tư cho nước ngoài ( đầu tư vào khu chế xuất )
Trên đây mới chỉ là 2 khía cạnh của một vấn đề. Một khía cạnh nữa ảnh hưỏng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động KCX đó là về phía người lao động.
c. Đảm bảo lợi ích của công nhân viên khi tổ chức các KCX
Trách nhiệm - quyền lợi phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Người lao động tham gia đều mong muốn được hưởng đúng theo năng lực mình đã đóng góp. "Làm theo lao động, hưởng theo năng lực". Đây là nhu cầu của bất kỳ người lao động - tham gia trong lĩnh vực sản xuất nào, ngành nào. Thế còn người lao động tham gia sản xuất kinh doanh trong KCX thì sao? Họ có mong muốn được cống hiến, được làm việc để có thu nhập, để có một sự đảm bảo cho cuộc sống, cao hơn nếu như họ làm việc ở ngoài KCX? Mong muốn này hoàn toàn hợp lý bởi nếu như có một thu nhập hợp lý thoả đáng đảm bảo cho họ tái sản xuất giản đơn, mở rộng sức lao động thì điều này sẽ rất có lợi cho bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty và cho cả đất nước.
Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ "cơm áo,gạo tiền". Chúng ta có lẽ ai cũng biết 5 bậc thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người là vô hạn, luôn thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Vấn đề ở đây là phải biết đánh giá nhu cầu nào là thiết yếu nhất mà người lao động mong muốn để tìm cách thoả mãn nó từ đó sẽ có kết quả cao thậm chí ngoài cả sự mong đợi. Có lẽ mọi vấn đề liên quan đến con người đều hết sức khó khăn, phức tạp yêu cầu người quản lý phải có năng lực, phải có tầm nhìn chiến lược mới có thể giải quyết được; Vấn đề quan trọng là phải trung hoà các lợi ích đảm bảo các bên liên quan đều có lợi. Đây có lẽ là nguyên tắc trong tất cả các mối quan hệ, trong tất cả các mối liên kết cả về kinh tế lẫn chính trị.
2. Đã có sự trung hoà giữa các mục tiêu phát triển KCX ?
Chúng ta có thể khẳng định được rằng VN về phương diện pháp lý đã thống nhất được các mục tiêu đã nêu ở trên của các bên . Nó được thực hiện bằng việc ban hành quy chế KCX kèm theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 322 - HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991. Rồi sự ra đời KCX đầu tiên ở Việt Nam (khu chế xuất Tân Thuận) theo qyuết định 631- QDUB của Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM ngày 24 tháng 10 năm 1989 trước cả khi quy chế khu chế xuất được ban hành cho đén ngày nay được đánh giá là khu chế xuất hoạt động hiệu quả nhất.
Theo những nguồn tin thăm dò các nhà đàu tư họ có nói rằng về mặt luật thì họ đồng ý với các điều khoảnchúng ta đưa ra ngày một thông thoáng hơn giảm được rất nhiều chi phí về tiền bạc nhưng điều họ sợ ở đây là các văn bản dưới luật tức là các thông tư hướng dẫn thi hành luật vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là gì có phải "treo đầu dê, bán thịt c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV490.doc