Đề tài Khử trùng hàng hóa trong container

MỤC LỤC

Chương I: Giới thiệu tổng quan về khử trùng xông hơi trong container.

I.1. Một số loại ccontainer.

I.2. Khái niệm.

I.3. Các loại hàng hóa được khử trùng trước khi xuất khẩu.

Chương II: Trình tự khử trùng của một container.

II.1. Tiếp nhận thông tin khách hàng.

II.2. Chuẩn bị.

II.3. Khử trùng.

II.4. Thông thoáng trong container và xác nhận kết quả khử trùng.

CHƯƠNG III: Hoá chất khử trùng

III.1. Methyl Bromide (CH3Br)

III.2. Aluminium Phosphide (AlP)

III.3. Một số hoá chất dùng trong phun tiếp xúc

Chương IV: Kết luận

IV.1. Muốn tiến hành công tác khử trùng xông hơi cần có những điều kiện gì.

IV.2. Theo tiêu chuẩn ISPM 15.

 

doc16 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khử trùng hàng hóa trong container, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC VẤN ĐỀ Trong xuất khẩu hàng nông sản vấn đề đảm bảo chất lượng cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển là một vấn đề luôn được đặt ra hàng đầu và có tính chất quyết định. Đối với mỗi loại nông sản xuất khấu đều có tiêu chuẩn chất lượng và những giải pháp riêng để bảo đảm chất lượng. Một trong những đường vận chuyển hàng hóa lớn nhất trong giao thương quốc tế là vận tải bằng đường biển, hàng hóa được đóng vào container để vận chuyển. Cuộc họp lần thứ 7 Hiệp hội Cảng biển quốc tế, tại DUBAI (U.A.E), ngày 28/3/2008, xác định xu thế phát triển cảng biển thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 130 thành viên, đại diện cho 230 cảng lớn của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia hội nghị, đại diện tiếng nói của các cảng đang xếp dỡ khoảng 90% lượng container trên thế giới, tương đương 60% lượng hàng hóa vận chuyển đường biển toàn cầu. Hội nghị ghi nhận và công bố, năm 2006, tổng khối lượng container xếp, dỡ tại các cảng biển trên thế giới là 440 triệu TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet). Dự kiến đến 2015, sẽ ở mức 600 triệu TEU. Như vậy, việc “khử trùng hàng hóa trong container” trước khi xuất khẩu là quy định Quốc tế về kiểm dịch nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa việc phát tán các đối tượng côn trùng, sinh vật hại giữa các quốc gia trên thế giới bằng con đường lưu thông hàng hoá. MỤC LỤC Chương I: Giới thiệu tổng quan về khử trùng xông hơi trong container. I.1. Một số loại ccontainer. I.2. Khái niệm. I.3. Các loại hàng hóa được khử trùng trước khi xuất khẩu. Chương II: Trình tự khử trùng của một container. II.1. Tiếp nhận thông tin khách hàng. II.2. Chuẩn bị. II.3. Khử trùng. II.4. Thông thoáng trong container và xác nhận kết quả khử trùng. CHƯƠNG III: Hoá chất khử trùng III.1. Methyl Bromide (CH3Br) III.2. Aluminium Phosphide (AlP) III.3. Một số hoá chất dùng trong phun tiếp xúc Chương IV: Kết luận IV.1. Muốn tiến hành công tác khử trùng xông hơi cần có những điều kiện gì. IV.2. Theo tiêu chuẩn ISPM 15. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHỬ TRÙNG XONG HƠI TRONG CONTAINER I.1 Một số loại container: Báo cáo của Tổng thư ký hiệp hội khẳng định: “ Tàu container có hiệu quả kinh tế nhất (cho tới thời điểm hội nghị) là loại 12.000 TEU”. Hiện đã có seri 6 tàu container loại 15.200 TEU (mang tên EMMA, của hãng Maersk Lines), dài 397.7 mét, rộng 56.4m, cao 100m, tổng dung tải 151.687 GT, mớn nước 15m, định biên 13 người, đang hoạt động tuyến Odessa - Singapore - Hồng Kông. Tàu container lớn nhất hiện nay được thiết kế cỡ 18.000 TEU (dài 470m, rộng 60m, mớn nước 16m), đang đóng tại Đức, sẽ xuất xưởng trong năm 2009. Container 6 ft HalfHigh Container Office container 20' New dry container 20' I.2 Khái niệm: -Thuốc xông hơi là những chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc hóa  học khác nhau, tác động đến các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của sâu hại. Do tính chất như vậy nên chất xông hơi được xếp vào nhóm riêng. -Khử trùng xông hơi là kỹ thuật sử dụng hóa chất có bốc hơi hoặc thăng hoa để diệt trừ đối tượng vi sinh vật gây hại cũng như nấm mốc. Hiện đây là biện pháp phổ biến trong kiểm soát côn trùng gây hại trong kho nông sản và bắt buộc đối với những nông sản nhập khẩu vào một nước nào đó do những ưu điểm như: + Có thể xử lý ở nhiều điều kiện khác nhau: tàu, xe, kho, container, silo, ngoài trời + Thự hiên trong khoảng thời gian ngắn. - Hiện nay trên thế giới có khá nhiều hóa chất được sử dụng làm chất diệt côn trùng, tuy nhiên trong đó chỉ có 2 hóa chất được sử dụng phổ biến nhất và được chấp nhận tại hầu hết các quốc gia là Methyl Bromide (CH3Br) và Aluminium Phosphide (AlP) - thành phần ban đầu để tạo ra khí Phosphine (PH3). Cả 2 hóa chất này - Methyl Bromide và Phosphine đều tác động lên côn trùng ở thể khí, sau thời gian ủ thuốc cần thiết hơi thuốc được thông thoáng ra khỏi không gian khử trùng để hàng hóa có thể được sử dụng theo yêu cầu đặt ra. -Tuỳ vị trí, không gian cần phun và loại sản phẩm sẽ chứa mà sử dụng hoạt chất phù hợp. Hiện tại các hoạt chất được sử dụng có thể kể đến như: Fenitrothion (Sumithion 50 EC), Permethrin (Helmerthrin 55 EC), Alpha-cypermethrin (Fendona 10 SC), Pirimiphos - methyl (ACTELLIC 50 EC)... -Để côn trùng bị tiêu diệt hơi thuốc cần phải tác động lên côn trùng trong một khoảng thời gian đủ dài với một mức nồng độ cần thiết nhất định (tích số C x T). Để kiểm soát triệt để tất cả các pha phát triển côn trùng thì thời gian ủ thuốc cần thiết đối với Methyl Bromide phải đạt từ 48 giờ trở lên, còn với Aluminium Phosphide thì phải đạt tối thiểu là 120 giờ vì bản chất của khí Phosphine là tác động chậm lên côn trùng và bản thân AlP chưa phải là chất diệt côn trùng mà khí Phosphine (PH3) được giải phóng ra từ quá trình phản ứng: AlP + 3H2O = PH3 + Al(OH)3 I.3: Các loại hàng hóa được khử trùng trước khi xuất khẩu: -Các mặt hàng nông sản nói chung như gạo, cà phê, tiêu, sắn lát...hay các sản phẩm làm từ gỗ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các loại hàng hóa có các vật liệu chèn lót bằng gỗ như pallet, kệ đỡ, tấm nâng... - Những con đừơng xâm nhập của con trùng: + Đã có sẵn trên hàng hóa. + Có khả năng tự di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác bằng cách bay, bò. + Lây nhiễm theo phương tiện vận chuyển hàng hóa, con người, chim , chuột... + Khi hàng hóa không có côn trùng hoặc đã được khử trùng lại được xếp chung hay gầnvới hàng hóa bị nhiễm côn trùng. + Như vậy có rất nhiều con đường côn trùng có thể xuất hiện trên hàng hóa mà chúng ta quan sát thấy. Việc tìm hiểu đầy đủ cách thức lây nhiễm này giúp chúng ta có những biện pháp kiểm soát côn trùng một cách hiệu quả nhất -Về nguyên tắc, việc chất xếp hàng hóa phải tạo điều kiện cho hơi thuốc khuếch tán đều khắp trong không gian khử trùng, như vậy nồng độ thuốc mới đồng đều tại tất cả mọi vị trí và mới đủ hiệu lực để diệt triệt để côn trùng. Vì vậy, khi xếp hàng vào container thì thể tích hàng không được chiếm hết thể tích của container, hàng hóa nên được xếp trên một lớp pallet ở đáy container và bề mặt hàng hóa nên cách trần container tối thiểu 30 cm để hơi thuốc có thể lưu chuyển đều trong khối hàng hóa. CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ KHỬ TRÙNG CỦA MỘT CONTAIER  II.1. Tiếp nhận thông tin Khách hàng. - Tên Công ty, địa chỉ, điện thoại, điện thoại người giám sát, nước nhập khẩu. - Loại hàng hoá, thời gian đóng container, số lượng container. - Hàng hoá có Pallet, vật chèn lót bằng gỗ không. - Loại hoá chất sử dụng (Methyl Bromide – MB;  hay Phosphin – PH3 ) - Liều lượng hoá chất sử dụng. II.2. Chuẩn bị. II.2.1. Dụng cụ:    -  Găng tay, khẩu trang, băng keo, dấu gỗ, mực dấu, dây buộc. - Cạc bấm lon MB, dây dẫn thuốc, dụng cụ chuyên dùng cho mở hộp Quick phos, bình MB. - Túi - Hoá chất khử trùng: Hộp Quick phos hoặc phos viên ( chai 1 kg).đựng thuốc – Nếu sử dụng phos viên (chai 1 kg). *Ghi chú:             1- Yêu cầu đối với công nhân khử trùng hàng XNK trong túi đồ nghề phải luôn mang dụng cụ theo trong mục 1 và 2 nêu trên.             2- Nên mang một lượng thuốc dư để dự phòng. II.2.2.  Kiểm tra phương thức đóng gói hàng hoá và cách xếp hàng trong container.    - Nếu hàng hoá được bao gói bằng PE thì bắt buộc chủ hàng phải đục lỗ cho màng PE             - Kiểm tra cách xếp hàng hoá trong cont, yêu cầu chủ hàng không được xếp hàng quá chặt, sát nhau (nhất là đối với các thúng catton) mà phải xếp hàng có khoảng không để cho thuốc được khuếch tán đều. II.2.3. Kiểm tra và làm kín cont: - Kiểm tra cấu trúc bên ngoài: Vách cont, sàn, độ kín của cửa cont,.. - Kiểm tra cấu trúc bên trong: Vào trong cont, đóng kín cửa để kiểm tra bằng độ lọt sáng.          - Dùng băng keo dán kín tất cả các lỗ thoáng của container và các chỗ bị lọt sáng.             *Ghi chú: Nếu trong trường hợp cont thủng lớn hoặc thủng trên lóc có khả năng ảnh hưởng đến hàng hoá như: Mưa sẽ bị ướt, dột,… thì phải báo cho khách hàng. II.3. Khử trùng. Bước 1: Khử trùng. Biện pháp xử lý: Khử trùng xông hơi trong kho hàng hoặc trong Container Hoá chất sử dụng: Methyl Bromide 98%. + Liều lượng sử dụng:      Nhiệt độ (0C)               Liều lượng (g/m3)                                                >  21                                   48                                                >  16                                   56                                                >  11                                   64 + Thời gian ủ thuốc :  24 – 48 giờ. Bước 2: Đóng dấu.  Dấu được đóng theo quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc tế số 15 và Hướng dẫn của Cục Bảo Vệ Thực Vật: Mực dấu: Mầu xanh lam, vĩnh cửu và không phai nhạt. Đóng ở vị trí dễ quan sát, ít nhất ở hai mặt đối diện của gỗ cần được chứng nhận. Bước3: Cấp chứng thư khử trùng. Chứng thư khử trùng sẽ được cấp bởi Cty CP Trừ mối – Khử trùng ngay sau khi thực hiện công tác khử trùng theo thông lệ.             Sau khi hàng hoá đã xếp xong được sự đồng ý của khách hàng tiến hành khử trùng cho container. II.4. Thông thoáng Container và xác nhận kết quả khử trùng. - Biện pháp 1. Container hàng sau khi khử trùng tại nơi xếp hàng được kẹp chì và vận chuyển xuống cảng.Tại đó nhân viên xẽ tiến hành tháo bỏ băng keo làm kín các lỗ thông hơi bên trên nóc container trước khi chuyển container xuống tàu. - Biện pháp 2. Container hàng sau khi khử trùng tại nơi xếp hàng nhưng chưa kẹp chì được vận chuyển xuống cảng . Tại đó nhân viên xẽ tiến hành mở cửa container, tháo bỏ băng keo làm kín các lỗ thông hơi bên trên nóc container (có giám sát của đại diện khách hàng). Thời gian mở cửa container khoảng 1 giờ sau đó đóng cửa container, kẹp chi trước khi chuyển cont xuống tàu. - Biện pháp 3 –  Thông thoáng bằng cách bơm không khí sạch vào container: + Đặc điểm của biện pháp này là: Container đã được khử trùng và kẹp chì, cửa container không được mở khi thông thoáng. + Biện pháp đã được kiểm nghiệm:             Kết thúc thời gian ủ thuốc khử trùng, sử dụng máy nén khí bơm không khí vào trong container qua ống thép được luồn vào mép dưới giữa hai cánh cửa container. Khí thuốc khử trùng được đẩy ra ngoài qua lỗ thoáng trên nóc container. Sau 9 giờ liên tục bơm khí.  Kết quả kiểm tra:  Không đạt yêu cầu (Dư lượng MB >>0,2ppm). - Biện pháp 4 –  Thông thoáng bằng cách hút khí khử trùng ra khỏi container: Biện pháp chưa được kiểm nghiệm:             Sử dụng máy hút bụi, hút khí từ trong container ra ngoài qua ống thép được luồn vào mép dưới giữa hai cánh cửa container. Biện pháp này có hy vọng khả thi vì khí Methyl bromie nặng hơn không khí (gần 3 lần) sẽ lắng xuống sàn cont trong thời gian ủ thuốc và được hút ra ngoài dễ ràng, không khí sạch xẽ được chuyển vào container qua lỗ thoáng. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa được tiến hành kiểm nghiệm. - Phải lưu container trong suốt thời gian ủ thuốc (48giờ đối với methyl bromide CH3Br và 96 giờ đối với phosphine PH3) để đảm bảo chất lượng công tác khử trùng trước khi thông thoáng và kiểm tra kết quả khử trùng.  - Nếu container đã khử trùng được vận chuyển xuống cảng để thông thoáng thì bên A phải có địa điểm lưu công thuận lợi cho bên B thực hiện việc thông thoáng và kiểm tra kết quả khử trùng. Lưu ý:  -  Trong trường hợp cần thông thoáng và xác nhận kết quả khử trùng thì cửa container cần được mở để lấy mẫu kiểm tra và loại bỏ bã thuốc. Biện pháp thông thoáng và chi phí thực hiện sau khi hai bên thống nhất sẽ có phụ lục hợp đồng kèm theo. CHƯƠNG III: Hoá chất khử trùng III.1. Methyl Bromide (CH3Br) Tên hoá học: Methybromide. Tên gọi khác: Bromomethane, Dowfume, Celfume MeBr. Đặc tính: ở nhiệt độ và áp suất bình thường, thuốc ở thể khí không màu, không mùi vị. Ở áp suất cao (được nén trong bình thép) thuốc ở dạng lỏng. Tỷ trọng ở thể lỏng là 1,732(ở 00C), tỷ trọng ở thể khí là 3,27(ở 00C). Thuốc ít tan trong nước, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ và bản thân Methyl bromua lại là chất dung môi của các chất mỡ, hắc ín, cao su….Methyl bromua có nhiệt độ sôi thấp: 4,60C. Khí Methyl bromua không gây hại cho bông, vải, giấy, tơ, thuốc nhuộm, không làm giảm khả năng nảy mầm của hạt, không làm cháy lá cây, không ăn mòn kim loại (trừ nhôm, mage và hợp kim của chúng).Ở nồng độ cao(500g/m3), khí Methyl bromua có thể bốc cháy khi gặp tia lửa điện hoặc các nguồn lửa khác. Tuy nhiên trong việc dùng khử trùng, methyl bromua chỉ được dùng ở nồng độ thấp (10-100g/m3) nên không gây nguy hiểm. LD50 qua miệng đối với chuột là 214 mg/kg, nếu hít thở trong nhiều giờ không khí có chứa 100-200 ppm hoặc hít thở trong 30-60 phút không khí có chứa 1000 ppm CH3Br thì sẽ bị chết. Trong thời gian cách ly: 14 ngày. Sử dụng: Methyl bromua có độ bay hơi nhanh và có tính khuếch tán mạnh, thuốc xâm nhập vào các đống hàng hóa, nông sản rất nhanh và sâu. Thuốc tương đối ít bị hấp phụ bởi các vật xông hơi, vì vậy Methyl bromua được dùng để xông hơi các kho nông sản, kho giống, kho hàng hóa khác, nhà kính trồng cây để trừ chuột, nhện, tuyến trùng, côn trùng. Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, Methyl bromua sẽ chuyển thành rượu Metylic và hydro bromua tiếp theo rượu metinic bị ô xy hóa chuyển thành fomadehit. CH3Br + H2O → CH3OH CH3OH + O → CH2O + H2O Methyl bromide khi chưa chuyên hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. Focmandehit trong tế bào sẽ gây ra những biến đổi sâu sắc trong thành phần tế bào do vậy gây độc nghiêm trọng đối với cơ thể sinh vật CH3Br rất độc ở nồng độ thấp khó nhận biết do vậy thuốc thường cho thêm 2-3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì Clopirin gây kích thích niêm mạc mắt (căy mắt) Những hàng hóa chứa các hợp chất muối iot, Natri hyposunfit, các hợp chất sunfua, Natri hydrocacbonnat, các vật liệu bằng cao su tự nhiên, nhân tạo, da, len, dạ, sợi nhân tạo chế từ Cacbondisunfua, than hoạt tính, xenlophan, hóa chất ảnh, giấy ảnh, giấy bạc, đậu tương dễ bị phá hủy hư hỏng khi tiếp xúc với CH3Br do vậy không dùng CH3Br để khử trùng xông hơi cho những mặt hàng trên. Ngoài 02 loại hóa chất chính trên được sử dụng cho khử trùng thì còn có một số hóa chất khác cũng được sử dụng trong khử trùng như: Clopicrin (CCl3NO2), Hydroxianua III.2. Nhôm Phốt phua. (ALP) Tên hóa học: Aluminium photphua. Tên gọi khác: Bekaphot, Gastoxin, Phostoxin, Alphos, Quickphos, Celphos, Celphide, Celphine.... Đặc tính:  Thuốc dạng bột màu đen hặc xám tro, ít tan trong nước, khi để ra ngoài không khí, dưới tác động của hơi nước AlP bị thủy phân tạo ra khí photphine (PH3) và một lượng nhỏ diphotphine (P2H4). Khi PH3 đạt từ 26,15 – 27,06g/m3 dễ gây cháy nổ khi gặp vật nóng hoặc tia lửa điện, còn khí P2H4 rất dễ tự cháy nổ trong không khí khi ở nồng độ thấp do vậy trong chế phẩm AlP còn có chất chống cháy như Ammonicacbonat nhằm tạo ra CO2 và NH3 để kìm hãm sự cháy của PH3 và của P2H4. PH3 là chất khí không màu có mùi tỏi có tỷ trọng xấp xỉ bằng không khí (1,183) không tan trong nước, ăn mòn Đồng và hợp kim của đồng và Vàng bạc. Không ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc nhân tạo cũng như tự nhiên của sản phẩm được xông hơi. Không ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt giống. PH3  rất đốc với người ở nồng độ 205ppm, người hít thở trong thời gian 60’ sẽ bị chết. Nếu ở nồng độ 1400ppm người hít trong thời gian 5-10’ sẽ bị chết. PH3 có tính khuếch tán mạnh có thể xâm nhập vào bên trong các đống hạt nông sản, kể cả bột mỳ, diệt được các loại mọt đục thân tre nứa. PH3 ít bị hấp phụ bởi các vật thể xông hơi, không lưu lâu trong các vật được xông hơi. Thời gian cách ly tối thiểu của: Bột mỳ, gạo, hạt có dầu, đậu đỗ, chè khô cà phê thuốc lá, cây dược liệu, lạc dừa cùi là 14 ngày, các sản phẩm khác là 3-4 ngày. Thực phẩm có thủy phần cao từ 18% không khử trùng bằng PH3 Để kiểm tra sự rò rỉ của PH3 ta có thể dùng phức chất Iot – Thủy ngân tẩm vào giấy, khí PH3 sẽ làm cho giấy chuyển từ màu trắng sang màu vàng nhạt hoặc màu hồng tùy theo khí bị rò ra ngoài nhiều hay ít. III.3. Một số hoá chất dùng trong phun tiếp xúc - Sumithion Hoạt chất: Fenitrothion Tác động: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi. Sử dụng: Dùng để phun vệ sinh kho trống trước khi nhập hàng, phun bề mặt ngoài lô hàng khử trùng xông hơi nhằm tiêu diệt các côn trùng kho, ngăn chặn lây lan. - Actellic Hoạt chất: Pirimiphos - methyl Tác động: Tiếp xúc, vị độc. Sử dụng: Dùng để phun vệ sinh kho trống trước khi nhập hàng, phun bề mặt ngoài lô hàng khử trùng xông hơi nhằm tiêu diệt các côn trùng kho, ngăn chặn lây lan CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN IV.1. Muốn tiến hành công tác khử trùng xông hơi cần có những điều kiện - Hàng hoá phải trong tình trạng bình thường về các tiêu chuẩn bảo quản hay xuất khẩu (thuỷ phần, nhiệt độ...) - Phải làm kín được không gian cần khử trùng (phủ bạt, dán kín ...) - Có đủ thời gian ủ thuốc cần thiết đối với từng loại thuốc khử trùng. - Bao bì không kín khí. - Có không gian để thông thoáng hơi thuốc sau khử trùng. IV.2. Theo tiêu chuẩn ISPM 15 - Đối với các nông sản xuất khẩu ở dạng sản phẩm khô còn phụ thể khí hậu nước ta nóng và ẩm độ ẩm trong không khí tương đối cao. Vì vậy, khi container hàng được vận chuyển qua các nước có khí hậu lạnh, hơi nước thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu và thời tiết ở các nước xuất và nhập khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu từ quốc gia này đến quốc gia khác luôn được kiểm soát côn trùng dựa trên các quy định của Kiểm dịch thực vật và các yêu cầu trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên các vật liệu chèn lót bằng gỗ kèm theo (pallet, tấm nâng, kệ đỡ...) thường không được quan tâm về phương diện côn trùng cũng như xuất xứ chính xác của các vật liệu chèn lót này không được xác định (do có việc tái sử dụng) dẫn đến việc lây lan sinh vật hại từ quốc gia này đến quốc gia khác. IPPC (International Plant Protection Convention) đã ban hành tiêu chuẩn ISPM 15 (International Standards for Phytosanirary Measures) thống nhất quy định các loại vật liệu này phải được xử lý diệt trừ sinh vật hại trước khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu. - Cơ quan kiểm tra và kiểm dịch động thực vật Đài Loan vừa đưa ra thông báo hướng dẫn về việc áp dụng Tiêu chuẩn ISPM 15 đối với các vật liệu chèn lót bằng gỗ kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nội dung cụ thể của Quy định như sau: + Các vật liệu chèn lót bằng gỗ (Wood Packaging Materials) cần phải được xử lý bằng Methyl Bromide (MB) hoặc xử lý nhiệt (HT) tại quốc gia xuất khẩu dưới sự giám sát của Cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu phù hợp với Tiêu chuẩn ISPM 15 (International Standards for Phytosanitary Measures No. 15) và thể hiện ký hiệu chứng nhận phương pháp xử lý phù hợp trên các vật liệu chèn lót bằng gỗ. + Ký hiệu cần thể hiện Biểu tượng được chấp nhận bởi IPPC, mã quốc gia, mã riêng được Cơ quan bảo vệ thực vật  quốc gia cấp cho đơn vị xử lý và biện pháp xử lý ( như MB; HT). + Các vật liệu chèn lót bằng gỗ theo Quy định bao gồm: Các pallet, thùng gỗ, kệ đỡ, tấm nâng, khung gỗ, thanh giằng gỗ, thanh trượt gỗ, đồ chèn lót gỗ... Một số vật liệu chèn lót dưới đây được miễn áp dụng Quy định này: 1.    Vật liệu từ gỗ có độ dày dưới 06 mm. 2.     Được tạo thành bằng việc sử dụng keo dính, ép nhiệt, hay phương pháp kết ghép. 3.     Đã được phủ hay tráng bằng sơn. 4.     Xử lý bởi hắc ín hay các chất bảo quản khác. 5.Được sử dụng làm thùng chứa rượuCác khách hàng có trách nhiệm tuân thủ Quy định trên của Cơ quan kiểm tra và kiểm dịch động thực vật Đài Loan . Các vật liệu chèn lót bằng gỗ không phù hợp theo Tiêu chuẩn sẽ bị xử lý bằng Methyl Bromide hay nhiệt, hoặc có thể bị hủy bỏ hay tái xuất khỏi Cảng Đài Loan. Bất kỳ sự vi phạm Quy định nào và chi phí liên quan phát sinh sẽ được tính cho chủ sở hữu lô hàng. Hiện nay TCFC đã và đang cung cấp các chất chống ẩm trên Container như super dry, Silicagel... LOẠI ĐƠN GIÁ ĐỊNH MỨC Cung cấp chất chống ẩm: -          Super Dry. -          Dry Bag (Desicant MBD -99) – 2kg/bao. -          Cargo Pack (2kg/bao). -          Silicagel (Loại 25 kg/bao). 6,9 USD/thanh 2,75 USD/kg 2,5 USD/kg 28.000đ/kg (Tùy theo Yêu cầu) 4 – 16 thanh/cont 20’ 16 – 32 kg/cont 20’ 16 – 32 kg/cont 20’ 16 – 32 kg/cont 20’ TÀI LIỆU THAM KHẢO. E-mail: trongdx@vfc.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trinh khử trùng trong contaniner.doc
Tài liệu liên quan