Đề tài Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ công ở Việt Nam

Chính sách thắt lưng buộc bụng gồm 10 điều như tăng thuế, giảm chi tiêu công, tư hữu hóa chính phủ, tỏ ra thiếu tính thuyết phục, “lợi bất cập hại”, tạo ra làn sóng phản đối dữ dội trong dân chúng, dẫn đến những cuộc biểu tình tuần hành ở nhiều nơi, gây bất ổn về mặt chính trị - xã hội. Sự kiện thủ tướng George Papandreou đã tuyên bố từ chức ngày7 tháng 11 vừa qua đã minh chứng rõ hơn phần nào những hỗn loạn, rối ren này trong xã hội Hy Lạp; đặt ra câu hỏi liệu rằng lịch sử Argentina với 4 lần thay đổi tổng thống trong vòng 2 tuần lễ có lặp lại ở quốc gia châu Âu này.

Vậy thì, tại sao ở Hy Lạp lại xảy ra thực tế đáng buồn đó? Phải chăng, đó là do các nhà chức trách Athens chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, khiến cho khâu quản lý tài chính công trở nên lỏng lẻo, tình hình điều hành đất nước gặp nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan? Thông thường, khi một quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, các giải pháp được đưa ra phải lấy sự nỗ lực nội tại của chính quốc gia đó làm nền tảng, lấy sửa đổi căn bản từ các chính sách về kinh tế – chính trị - xã hội làm biện pháp khắc phục trong dài hạn; bên cạnh đó, kêu gọi viện trợ quốc tế và sự góp sức của các nước có liên quan để giải quyết các vấn đề ngắn hạn. Đó là những gì Tunisia, Argentina, Brazil, tiền hành trong những giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, Hy Lạp lại lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác. So với những nỗ lực giải cứu Hy Lạp từ các quốc gia, tổ chức, cộng đồng lớn trên thế giới thì ý thức tự lực thoát khỏi khủng hoảng nợ của quốc gia này là hết sức yếu ớt.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ công ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài chính Hy Lạp Venizelos cho biết, nền kinh tế Hy Lạp có thể giảm 4,5% trong năm 2011, nợ công ở mức hơn 350 tỷ euro. Mức giảm thâm hụt ngân sách 7,5% trong năm nay là quá sức với Hy Lạp và con số này sẽ lên tới 8,6%. Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong nửa đầu năm 2011 là hơn 14,69 tỷ euro, trong khi mục tiêu cả năm là gần 17 tỷ euro. Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vượt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%). Nợ công Hy Lạp được dự báo lên đến 157.7% năm 2011,166.1% năm 2012 và xu hướng giảm chỉ có thể bắt đầu từ năm 2013. Tháng 3/2011, Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức B1 từ mức Ba1 30/6/2011 Quốc hội thông qua kế hoạch khắc khổ trị giá 28,4 tỷ euro nhưng nỗ lực này là chưa đủ. 21/7/2011Gói cứu trợ thứ 2:lãnh đạo các nước thành viên Eurozone đã thống nhất dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai trị giá 158, 6 tỷ euro nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, trong đó 109 tỷ euro đến từ các nước thành viên Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi 49,6 tỷ euro còn lại do khu vực tư nhân đóng góp. Sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào kế hoạch cứu trợ Hy Lạp được coi là một sự nhượng bộ của phía Pháp đối với quan điểm của Đức để giúp cho hội nghị thượng đỉnh tại Brussels tránh thất bại.Ngoài ra, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (FESF) sẽ giảm lãi suất cho vay cho Hy Lạp từ 4% xuống 3,5%, tức là thấp hơn hẳn so với lần cho vay trước đây. Thời gian trả nợ cũng được kéo dài hơn.Tuy nhiên,Silvio Peruzzo, chuyên gia kinh tế châu Âu thuộc Ngân hàng Hoàng gia Scotland tại London nhận định: “Đó là một gói cứu trợ bạo dạn dành cho Hy Lạp, nhưng thị trường đang chuyển động vượt quá xa so với khả năng giải quyết khủng hoảng trong từng quốc gia riêng rẽ, những nhân tố cần thiết để chống lại một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống vẫn chưa được đưa ra”. Trên thực tế với kế hoạch giải cứu này, mức nợ công Hy Lạp được cắt giảm không đáng kể. Trong số 109 tỷ euro mà nước này được vay, 20 tỷ euro sẽ được sử dụng để mua các khoản nợ của Hy Lạp với giá thấp hơn trong thị trường thứ cấp ước tính 12,6 tỷ euro. Bên cạnh đó, thông qua việc trao đổi trái phiếu giữa chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân, nợ công của nước này có thể giảm thêm được 13,5 tỷ euro.Như vậy, tổng số nợ thực tế Hy Lạp có thể cắt giảm được chỉ là 26,1 tỷ euro trong 350 tỷ euro nợ công của nước này, không thấm vào đâu so với mục tiêu “giảm nợ công của Hy Lạp xuống mức chấp nhận được”. Hơn nữa, EU và Quỹ tiền tệ thế giới cùng thống nhất cho vay 109 tỷ euro nhưng cụ thể con số của mỗi bên như thế nào vẫn không rõ ràng. 25/7/2011 Tổ chức định mức tín nhiệm Moody's đã hạ 3 bậc xếp hạng trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ và nội tệ của Hy Lạp từ Caa1 xuống Ca. 21/9/2011 chính phủ Hy Lạp thắt chặt hơn các biện pháp cắt giảm chi tiêu như cắt giảm lương và ngưng tuyển thêm viên chức nhà nước vì phải giảm thâm hụt để được nhận tiếp khoản tiền 8 tỉ euro trong gói viện trợ trị giá 110 tỉ euro từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU).Hành động này của chính phủ đã vấp phải sự phản đối của công chúng (đình công). 27/10/2011 Các ngân hàng đồng ý xóa nửa số nợ trong gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp. Chiều 16/11, với tỷ lệ 255 phiếu thuận, 38 phiếu chống trong Quốc hội gồm 300 ghế, Chính phủ đoàn kết mới do Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos lãnh đạo, gồm các đảng xã hội, bảo thủ và dân tộc cực hữu, đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tượng trưng tại Quốc hội. Ông Papandemos nguyên là phó Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu. Ông không được bầu mà được chỉ định vào cương vị thủ tướng sau khi Thủ tướng Papandreou từ chức. Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu thành công, Thủ tướng Papademos một lần nữa khẳng định, chính phủ mới của Hy Lạp đang đứng trước những nhiệm vụ hết sức khó khăn là thực hiện các biện pháp, nhằm đảm bảo nhận được gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu và tiến hành tổng tuyển cử sớm dự kiến vào tháng 2/2012 Ưu tiên trước mắt của Nội các mới tại Hy Lạp vẫn là việc thuyết phục các đối tác châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất. Nếu không nhận được khoản vay này ngay trong tháng 11 này để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, Athen sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản hoặc phải rời khỏi Khu vực đồng euro « Nhận xét: Chỉ trong khoảng 3 năm (11/2009-11/2011) tình trạng của Hy Lạp đã trở nên trầm trọng.Mặc dù các tổ chức tài chính cũng như eurozone đã rất nỗ lực thể hiện ở các gói cứu trợ và các hình thức trợ giúp khác.Song, tình hình nợ công của Hy lạp ngày càng xấu đi và có thể đi đến phá sản. Tổng nợ công tăng 50 tỷ euro trong 3 năm.Kinh tế tăng trưởng âm.Thâm hụt ngân sách trên 10%.Bên cạnh các vấn đề bất ổn xã hội cũng xuất hiện.Số phận của Hy Lạp đến đâu có lẽ còn phải chờ vào sự cố gắng của chính phủ mới. Ý nghĩa xếp hạng tín dụng Moody Xếp hạng Aaa Aa1 Aa2 Aa3 A1 A2 A3 Baa1 Baa2 Baa3 Ý nghĩa Chất lượng cao nhất Chất lượng cao Khả năng trả được nợ cao Đủ khả năng trả nợ Xếp hạng Ba1 Ba2 Ba3 B1 B2 B3 Caa1 Caa2 Caa3 Ca C D Ý nghĩa Nhiều khả năng sẽ trả được nợ, có những rủi ro đang tồn tại Những khoản nợ có rủi ro cao Có nhiều rủi ro vỡ nợ Gần hoặc trong tình trạng phá sản hoặc không trả được nợ Nguồn: Global Financial Stability Report, IMF II.3. Tác động của khủng hoảng nợ công Hy Lạp II.3.1. Về Kinh tế: II.3.1.1.Tác động đến các quốc gia khu vực châu Âu Trước tiên có thể thấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu âu chậm hơn và khá khiêm tốn . Ngân khố quốc gia cạn kiệt, Hy Lạp không có khả năng trả số nợ nước ngoài.S&P cảnh báo rằng, những người nắm giữ trái phiếu do chính phủ Hy Lạp phát hành có thể sẽ bị mất tới 50% số tiền thậm chí những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu Hy Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sĩ  đứng trước nguy cơ mất trắng nếu hy lạp vỡ nợ.Thêm vào đó là những khoản nợ khó đòi và gánh nặng lớn từ gói cứu trợ 80 tỷ euro cho Hy Lạp khiến nguồn lực cho những chính sách tài khóa ít đi. Điều này gây ra ảnh hưởng xấu tới ngân sách các nước chủ nợ trong bối cảnh khủng hoảng nợ Hy lạp đang bắt đầu lây lan sang các nước trong khu vực cũng đang ngập trong nợ công và tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức đáng báo động. Bên cạnh đó,các quốc gia thuộc Eurozone để tránh nguy cơ khủng hoảng nợ công như Hy Lạp nên đãáp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu, thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách như tăng tuổi về hưu, tăng thuế, đóng băng tiền lương hưu của những người từng làm trong lĩnh vực nhà nước… Tuy nhiên giảm thâm hụt ngân sách lại làm cho nền kinh tế giảm sâu hơn trong khi cần thực hiện những biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Điều này dồn các nước trong khu vực rơi vào cảnh hoạ vô đơn chí, hình thành nên cái vòng luẩn quẩn:“để trả nợ phải thắt chặt chi tiêu - thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế đi xuống - nền kinh tế đi xuống làm nợ tăng - nợ tăng lại phải vay thêm - muốn vay thêm lại phải thắt chặt chi tiêu“. Hệ quả là, các quốc gia này mãi mãi không thể trả hết nợ. Như vậy, chính mối quan hệ tài chính nhùng nhằng khiến cho hiệu ứng domino có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là khi Hy Lap- 1 mắt xích trong mối quan hệ chồng chéo này, quân domino đầu tiên đã lung lay. II.3.1.2. Tác động đến Thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Châu Âu Nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp khiến cho trái phiếu chính phủ do Athens phát hành không còn được xem là trái phiếu hạng đầu tư, mà là loại chứa đựng nhiều rủi ro.Điều này làm mất lòng tin của nhà đầu tư, và tệ hại hơn nữa nếu họ quá hoảng sợvà bán tháo các khoản đầu tư tại các nước này buộc các nước này phải trả lãi cao hơn nếu tiếp tục muốn vay tiền khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất. Hệ quả là các quốc gia này rơi vào vòng xoáy nợ nần và tình trạng tồi tệ có thể lan sang nước khác nữa. Các nhà đầu tư ngại rót vốn vào hệ thống ngân hàng châu Âu do các ngân hàng này đang ôm rất nhiều trái phiếu chính phủ.Trong khi đó,Hy Lạp vẫn đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ rất lớn do tình trạng mất khả năng thanh toán đang cản trở quốc gia này trong việc hoàn trả các khoản nợ khi chương trình cứu trợ kết thúc trong 3 năm tới. Sự vỡ nợ của Hy Lạp và một số nước châu Âu có thể tăng tốc quá trình sụp đổ của những ngân hàng đang ôm nhiều trái phiếu quốc gia, làm suy giảm lòng tin vào các ngân hàng. Nếu các nhà đầu tư không sẵn sàng đầu tư thêm vào ngân hàng, thì khả năng nhiều ngân hàng đổ vỡ chỉ còn tính theo tháng chứ không theo năm, bất chấp những nỗ lực trên đây của ECB. II.3.1.3.Tác động đến đồng Euro Mặc dù chỉ chiếm 2% GDP của EU, nhưng khủng hỏang nợ của Hy Lạp sẽ tác động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyền đối với các nền kinh tế trong khu vực.Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồng tiền này và có thể sẽ làm tỷ giá trên tòan châu Âu tăng cao. Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Giá trị đồng euro đang giảm đi một cách tương đối so với USD. Tính đến tháng 7/2010, euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY. Điều này đang đặt 1 gánh nặng lên vai các nhà xuất khẩu Châu Âu. Euro mất giá là bằng chứng rõ nét nhất về sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quy định về chính sách tài khóa. II.3.2. Về Xã hội: II.3.2.1.Những bất đồng về chính trị Sau khi khủng hoảng nợ xảy ra ở Hy Lạp, các nước thành viên khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã có những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh câu hỏi có nên chăng hỗ trợ chính quyền Athens. Đức là quốc gia gương mẫu nhất EU về quản lý ngân sách. Nên theo nước này, nếu cứu Hy Lạp sẽ tạo ra những tiền lệ đáng sợ và gây bất công cho các thành viên EU khác.Sở dĩ Đức luôn có thặng dư ngân sách là do "tiêu xài đúng mực" thậm chí còn phải tiết kiệm, còn Hy Lạp nợ công nhiều quá vì tiêu xài quá mức trong khi kiếm được lại chẳng là bao. Là nền kinh tế đầu tàu của 16 quốc gia sử dụng đồng Euro, Đức phải đứng ra gánh vác phần trách nhiệm chính trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào. Do vậy, họ không muốn tiền thuế của dân bị sử dụng bất cẩn. Một cuộc trưng cầu dân ý tại Đức mới đấy cho thấy, đại đa số dân chúng nước này không muốn Chính phủ cứu giúp Hy Lạp. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu và nước đang giữ ghế Chủ tịch EU là Tây Ban Nha vẫn một mực cho rằng việc giải cứu Hy Lạp là điều cần thiết. Pháp và Italy cũng ủng hộ lời kêu gọi cứu Hy Lạp của Ủy ban. Nhóm các nước này đều đồng quan điểm cho rằng trong trường hợp các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu không đáp ứng được nhu cầu cấp bách của của Hy Lạp, nước này sẽ buộc phải hướng về IMF. Điều này, theo nhiều nhà quan sát, sẽ gây tổn hại tới uy tín của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và khiến cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp trở nên phức tạp hơn, kéo theo cuộc khủng hoảng về mặt xã hội. Có thể nói, liên minh gồm 27 thành viên này hiện đang phải trải qua “bài kiểm tra” khắc nghiệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sự ra đời và mở rộng của EU là một trong những thành tựu lớn nhất của châu Âu. Nhưng giờ đây, sự bất đồng chính kiến trong nội bộ EU và việc các nước trong liên minh không thể thống nhất được cách giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội, đang xói mòn địa vị của EU và có khả năng đưa khối này vào một thời kỳ đi xuống. II.3.2.2. Bất ổn xã hội Từ lâu nay, hệ thống phúc lợi xã hội ở châu Âu - xây dựng sau chiến tranh thế giới lần thứ II - được coi như một viên đá tảng của việc chia sẻ phồn vinh nhằm ngăn ngừa xung đột tương lai. Thế nhưng, hệ thống lý tưởng đó đang bị đe dọa bởi làn sóng nợ nần đang bộc lộ ngày càng lớn. Đó là hậu quả của một thời gian dài "vung tay quá trán" đã khiến nhiều nước châu Âu bị thủng chiếc túi "ngân sách" và buộc phải cắt giảm chi tiêu nhằm tránh một cuộc đổ vỡ dây chuyền. Trung tâm của sự giận dữ không đâu khác chính là Hy Lạp - "cái nôi của khủng hoảng nợ". Biểu tình và tổng bãi công đã làm tê liệt hầu như toàn bộ hệ thống giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ, nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy bỏ, lùi giờ bay do các nhân viên không lưu tham gia bãi công. Tất cả các chuyến tàu hỏa đều ngừng chạy, thành phố hoàn toàn vắng bóng xe buýt, trong khi tàu biển neo đậu dường như bất động tại cảng. Các cơ quan hành chính, bệnh viện và các công ty nhà nước đều bị tác động nghiêm trọng. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều quốc gia ở lục địa già khi chiến dịch cắt giảm ngân sách ngày càng được "tăng tốc". Làn sóng phẫn nộ cũng như nỗi lo sợ về khủng hoảng nợ ở châu Âu - một dường như đã tới mức không thể nào ngăn chặn - đang lan tràn khắp châu Âu: công nhân đình công làm hàng loạt nhà máy ở Bồ Đào Nha phải đóng cửa; Ireland phải cắt giảm chi tiêu mạnh nhất trong lịch sử; sinh viên ở Italia và ở Anh đụng độ với cảnh sát trong các cuộc biểu tình chống cắt giảm ngân sách giáo dục. II.4. Dự báo diễn biến tiếp theo đối với khủng hoảng nợ công Hy Lạp Tình thế nan giải hiện nay của Hy Lạp không chỉ làm nhức đầu các nhà hoạch định chính sách quốc gia mà còn mang đến những nỗi lo lớn cho toàn khu vực, các nước có liên quan hay thậm chí là nền kinh tế toàn cầu. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc này, nhiều kịch bản khác nhau đã được đưa ra, theo đó có thể đề cập đến hai hướng giải quyết chính: tiếp tục kêu gọi những gói hỗ trợ từ bên ngoài và người dân Hy Lạp tuân thủ chinh sách thắt lưng buộc bụng hay để cho Hy Lạp vỡ nợ và loại quốc gia này ra khỏi khối. Tuy nhiên, hai hướng giải quyết này đều bộc lộ những ưu điểm, hạn chế nhất định. Để tránh làm loãng vẫn đề nghiên cứu, trong phần này, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích theo những đánh giá chủ quan về kịch bản để cho Hy Lạp vỡ nợ. Bên cạnh những hệ lụy đáng kể đến nền kinh tế của Hy Lạp nói riêng và EU cũng như thế giới nói chung nếu như Hy Lạp vỡ nợ, ta cần phải nhìn nhận vấn đề theo một phương diện tích cực hơn. Nói cách khác, từ tình hình khắc phục khủng hoảng nợ công thực tế đang diễn ra tại các nước châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp với những gói cứu trợ chưa thực sự phát huy hiệu quả và yêu cầu “thắt lưng buộc bụng” gây nhiều tranh cãi và bất mãn trong dân chúng, việc nghĩ tới viễn cảnh Hi Lạp vỡ nợ đã thực sự trở thành một giải pháp khả thi. II.4.1. Như thế nào là vỡ nợ? Một quốc gia được gọi là vỡ nợ (hay phá sản) là khi quốc gia đó không có khả năng trả nợ, hoặc không còn đủ ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu như máy móc, nguyên liệu... trong thời gian kéo dài; đi kèm với đó là khả năng tiếp tục vay nợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế suy yếu, dẫn đến quốc gia này không thể vay thêm để trang trải cho các khoản nợ (vỡ nợ bắt buộc) hoặc tự động tuyên bố mất khả năng chi trả (vỡ nợ tự nguyện). Theo cách hiểu này, vỡ nợ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và có những đặc điểm riêng, gắn liền với hoàn cảnh kinh tế xã hội của quốc gia và trên trường quốc tế. Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều sự đổ vỡ tương tự từ sau các cuộc khủng hoảng nợ kéo dài. Có thể liệt kê ra đây một số dẫn chứng tiêu biểu như sự kiện: tháng 8 năm 1982, Bộ trưởng tài chính Mexico Jesus Silva-Herzog tuyên bố rằng nước này không có khả năng trả, kéo theo khủng hoảng kinh tế trên toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Kế đến, tháng 12/2001, Argentina cũng tuyên bố vỡ nợ, chấp nhận hình phạt cô lập với thị trường vốn quốc tế trong những năm kế tiếp,… Như vậy, có thể thấy rõ, vỡ nợ không phải là một khái niệm mới lạ gì đối với nền kinh tế thế giới. Tuy không phải là biện pháp được khuyến khích sử dụng, song trong một số hoàn cảnh nhất định, nó lại trở thành phương thức hữu dụng hơn cả nhằm cứu vãn tình thế khó khăn của các quốc gia lâm nạn. II.4.2. Kịch bản vỡ nợ nào dành cho Hy Lạp? Như đã trình bày ở trên, vỡ nợ có thể xảy ra theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng quốc gia và khả năng đàm phán của quốc gia đó với các đối tác trên thế giới. Đối với những lựa chọn khác nhau, ảnh hưởng của quyết định vỡ nợ Hy Lạp đến bản thân quốc gia này và khối EU là không giống nhau. Trước hết, ta tạm thời bỏ qua giả thiết Hy Lạp bị bắt buộc vỡ nợ. Sở dĩ như vậy là do, khủng hoảng nợ công Hy Lạp không chỉ đơn thuần là món nợ quốc gia mà hơn thế nữa, nó có sức tác động to lớn với toàn hệ thống kinh tế khu vực đồng tiêu chung châu Âu Eurozone. Xuất phát từ mối liên hệ mật thiết giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia trực thuộc Eurozone, không nước nào muốn chủ động tạo áp lực ép Hy Lạp vỡ nợ đột ngột một cách bị động vì vô hình chung, đó chính là hành động gián tiếp gây nguy cơ, đe dọa nền kinh tế của chính mình. Vậy thì, với kịch bản vỡ nợ đầu tiên, Hy Lạp có thể tuyên bố xin phép chuyển đổi khoản nợ hiện tại thành khoản nợ mới với giá trị danh nghĩa thấp hơn. Theo đó, những gì Hy Lạp phải đối mặt khi này là cố gắng giải quyết khoản nợ mới với khả năng trả nợ cao hơn so với mức nợ khổng lồ ban đầu. Tuy nhiên, việc xin chuyển đổi này cũng có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong vấn đề thanh khoản, vì khi đó, các khoản nợ đã chuyển đổi nêu trên có thể không còn được chấp nhận như tài sản thế chấp. Nói cách khác, việc “vay nợ để trả nợ” có thể khó khăn hơn. Mặt khác, Hy Lạp có thể đơn phương thay đổi khoản nợ hiện tại theo hướng giữ nguyên giá trị danh nghĩa nhưng kéo dài kì hạn trả nợ của những khoản nợ này. Trước mắt, hành động “tự gia hạn” trả nợ này có thể làm dịu gánh nặng nợ nần đối với Hy Lạp trong ngắn hạn. Song, xét về dài hạn, việc thay đổi kì hạn (hoặc lãi suất) thực tế không làm thay đổi áp lực rả nợ đối với nền kinh tế. Thêm vào đó, việc vỡ nợ tự nguyện này còn gây ảnh hưởng không tốt đến vị thế vốn đã quá dễ lung lay của Hi Lạp trong con mắt các chủ nợ và các tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng. Một sự “bất tín” như vậy có thể đưa đến sự sụt giảm không mong muốn trong các chỉ số do S&P hay Moody,… đưa ra, hệ quả là việc vay nợ trở nên khó khăn hơn. Từ những gì đã phân tích ở trên, có thể đưa ra một hình thức “vỡ nợ” tích cực hơn; đó là đàm phán thương lượng lần lượt từng điều khoản với các chủ nợ nhằm giữ nguyên giá trị khoản nợ, kéo dài thời hạn trả nợ và thay đổi lãi suất theo hướng có lợi hơn cho Hy Lạp. Nếu thực hiện theo cách này, Hy Lạp có thể tranh thủ được sự đồng tình và hỗ trợ từ chính các chủ nợ, qua đó giảm nguy cơ bị mất lòng tin thêm trên thị trường tài chính. Nhìn lại bối cảnh Hy Lạp hiện nay: thâm hụt ngân sách cao và khả năng tăng trưởng nội sinh để tài trợ cho các khoản nợ là không khả thi, dẫn đến việc trả nợ của Hy Lạp trông chờ nhiều vào nguồn vốn vay trên thị trường. Do đó, việc Hy Lạp vỡ nợ theo hình thức đơn phương xử lý các khoản nợ (giảm giá trị danh nghĩa, kéo dài thời hạn,…) trở nên không thuyết phục. Lựa chọn tốt nhất còn lại lúc này, chính là hình thức thương lượng của các chủ nợ nhằm tái cơ cấu lại các khoản nợ và lên kế hoạch trả nợ chi tiết. II.4.3. Vì sao nên để cho Hy Lạp vỡ nợ? « Các gói cứu trợ và biện pháp thắt lưng buộc bụng được thực hiện trong thời gian qua chưa phát huy hiệu quả kỳ vọng. Như ta đã biết, từ những gói cứu trợ đầu tiên của EU và IMF năm 2010 dành cho Hy Lạp cho tới nay, tình trạng nợ công của quốc gia này không những không có chuyển biến tốt lên, mà ngược lại còn bộc lộ thêm nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác. Đi kèm với các giỏ cứu trợ, Hy Lạp phải chấp nhận thêm ngày càng nhiều các điều kiện ràng buộc chặt chẽ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Yêu cầu thắt chặt ngân sách mà IMF và Liên minh châu Âu buộc Hy Lạp phải thực hiện có thể đẩy kinh tế nước này vào vòng xoáy suy thoái và đẩy kinh tế Hy Lạp đi xuống ngày một sâu hơn. Thêm vào đó, việc rót tiền vào Hy lạp, so sánh hơi khập khiễng một chút, cũng như tặng tiền cho người nghèo, để rồi sau khi tiêu xài hết những khoản viện trợ nói trên, nghèo vẫn hoàn nghèo. Như vậy, nhìn nhận trên một khía cạnh nào đó, những gói cứu trợ từ bên ngoài còn góp phần “nối giáo cho giặc”, khiến cho Hy Lạp, vốn đã yếu kém trong khâu quản lý tài chính, thụ động trong đối phó với nợ công ngày càng trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào nguồn trợ giúp quốc tế. Chính sách thắt lưng buộc bụng gồm 10 điều như tăng thuế, giảm chi tiêu công, tư hữu hóa chính phủ,… tỏ ra thiếu tính thuyết phục, “lợi bất cập hại”, tạo ra làn sóng phản đối dữ dội trong dân chúng, dẫn đến những cuộc biểu tình tuần hành ở nhiều nơi, gây bất ổn về mặt chính trị - xã hội. Sự kiện thủ tướng George Papandreou đã tuyên bố từ chức ngày7 tháng 11 vừa qua đã minh chứng rõ hơn phần nào những hỗn loạn, rối ren này trong xã hội Hy Lạp; đặt ra câu hỏi liệu rằng lịch sử Argentina với 4 lần thay đổi tổng thống trong vòng 2 tuần lễ có lặp lại ở quốc gia châu Âu này. Vậy thì, tại sao ở Hy Lạp lại xảy ra thực tế đáng buồn đó? Phải chăng, đó là do các nhà chức trách Athens chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, khiến cho khâu quản lý tài chính công trở nên lỏng lẻo, tình hình điều hành đất nước gặp nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan? Thông thường, khi một quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công, các giải pháp được đưa ra phải lấy sự nỗ lực nội tại của chính quốc gia đó làm nền tảng, lấy sửa đổi căn bản từ các chính sách về kinh tế – chính trị - xã hội… làm biện pháp khắc phục trong dài hạn; bên cạnh đó, kêu gọi viện trợ quốc tế và sự góp sức của các nước có liên quan để giải quyết các vấn đề ngắn hạn. Đó là những gì Tunisia, Argentina, Brazil,… tiền hành trong những giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, Hy Lạp lại lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác. So với những nỗ lực giải cứu Hy Lạp từ các quốc gia, tổ chức, cộng đồng lớn trên thế giới thì ý thức tự lực thoát khỏi khủng hoảng nợ của quốc gia này là hết sức yếu ớt. Như thế, những gì cần thiết tại thời điểm này, là một biện pháp có thể giúp kích thích nền kinh tế Hy Lạp tự thân vận động, thay đổi về chất trước khi nhờ đến bất cứ một sự giúp sức nào từ xung quanh. « Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đất nước thoát được gánh nặng khổng lồ về lãi suất phải trả cho nước ngoài, làm giảm sức ép thắt lưng buộc bụng, mang đến hy vọng thúc đẩy tăng trưởng Một khi Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ, quốc gia này sẽ được giải thoát khỏi những món nợ chồng chất với thời hạn trả nợ bị giới hạn, gây nhiều áp lực lên nền kinh tế. Vừa giảm thiểu được các món nợ nước ngoài, vừa chấm dứt sức ép của chính sách thắt lưng buộc bụng song vẫn đảm bảo cải thiện được vấn đề thâm hụt ngân sách, Hy Lạp có cơ hội thực hiện nhiều hơn các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Hơn thế nữa, việc tuyên bố vỡ nợ của Hy Lạp cũng đồng nghĩa với sự chấm dứt các khoản viện trợ bên ngoài. Trong tình huống này, khi không còn các “đại gia” để bấu víu dựa dẫm, Hy Lạp bắt buộc phải tự mình tìm cách đối phó với vấn đề tài chính quốc gia. Một trong những động thái có thể dự đoán trước tại Hy Lạp nếu như quốc gia này tuyên bố vỡ nợ chính là việc Hy Lạp khôi phục lại đồng Drachma, từ bỏ đồng Euro – chấp nhận tiền tệ đúng giá trị. Cũng giống như Arghentina với đồng pesso, Hy Lạp có nhiều khả năng chủ động phá giá tiền tệ, để cho đồng Drachma lao dốc. Khi đó, giá cả của Hy Lạp rẻ hơn tương đối so với các nước khác, xuất khẩu nhờ đó được cải thiện và tính cạnh tranh quốc tế có thể được thiết lập lại. Với viễn cảnh nêu trên, các chỉ số vĩ mô khác như việc làm, thu nhập,… của người dân Hy Lạp đều có thể được cải thiện đáng kể. Ở đây, cần làm rõ vấn đề ở chỗ: sự tăng trưởng của Hy Lạp không đến ngay lập tức sau khi nước này tuyên bố vỡ nợ. Một lần nữa lật lại ví dụ của Arghentina, ta thấy: sau khi tuyên bố vỡ nợ vào tháng 12/2001, tỷ lệ thất nghiệp nước này chạm mức 20%, GDP giảm 15% và gần một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ. Trong suốt 9 năm, Arghentina không được tiếp cận với những quyền lợi từ thị trường tín dụng. Như vậy, trước khi đạt được mục tiêu kì vọng là tăng trưởng kinh tế, Hy Lạp vẫn còn phải trải qua một quãng thời gian khó khăn. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nếu Hy Lạp vỡ nợ và tách khỏi EU, chi phí cho năm đầu tiên sẽ là 40-50% GDP nước này và những năm tiếp theo sẽ giảm xuống khoảng 15%. So sánh nó với chi phí Đức bỏ ra để giải cứu các quốc gia khác trong khu vực, có thể thấy biện pháp này “rẻ” hơn rất nhiều. Tuy nhiên, kết quả báo cáo trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bởi lẽ các nhà nghiên cứu đã giả định cực đoan rằng các nước rời bỏ khu vực đồng euro cũng sẽ phải ra khỏi Liên minh châu Âu. « Trên góc độ kinh tế vĩ mô, Hy Lạp vỡ nợ là một kết cục hợp lý Trong suốt những thập niên qua, đặc biệt là sau khi gia nhập EU, Hy Lạp đã vay nợ quá nhiều và chi tiêu dùng quá mức. Nói cách khác, quốc gia này đã “ngủ quên trên đống tiền” thực chất không phải của chính mình; điều đó tạo nên một sự phát triển không bền vững và những quan niệm sai lầm về mức sống cao của người dân Hy Lạp. Vậy thì, đến khi khủng hoảng nợ xảy ra, việc vay nợ trở nên khó khăn hơn thì ai sẽ phải trả những khoản vay này? Một cách giải quyết công bằng nhất, chính là để những ai đã vay để hưởng thụ bây giờ lao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docno cong.doc
Tài liệu liên quan