Đề tài Khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ - HỆ

THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH MỸ HIỆN NAY

1. Tổng quan về hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ.

2. Phân tích nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay.

2.1. Nguyên nhân sâu xa theo phân tích của nhóm nghiên cứu.

2.1.1 Chứng khoán hoá và các công cụ phái sinh – điểm đặc sắc của cuộc

khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.

3. Vai trò tất yếu của hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng.

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Tổng quan chung về hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay.

1.1. Giới thiệu.

1.2. Một vài đặc trưng của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

1.2.1. Đặc trưng về mặt hoạt động vĩ mô của hệ thống tài chính – ngân hàng.

1.2.2. Đặc trưng trên bình diện rủi ro hệ thống.

2. Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam

hiện nay.

2.1. Thực trạng.

2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng ở Việt Nam.

2.2.1. Kết quả đạt được.

2.2.2. Những mặt hạn chế.

3. Những diễn biến có thể dự đoán.

CHưƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TẠI VIỆT NAM

1. Định hướng của hoạt động giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại

Việt Nam.

2. Đề xuất các giải pháp.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nó bớt hấp dẫn. Thế là người ta đi tìm một loại công cụ tài chính khác để thay thế ABS và CDO cho các danh mục CDO mới, và CDS bỗng trở thành một ứng cử viên rất thích hợp. CDS bản chất là một hợp đồng bảo hiểm (counterparty risk) cho một công cụ tài chính, nghĩa là rủi ro khi nhà phát hành công cụ đó bị phá sản. Tuy nhiên đặc điểm tuyệt vời của CDS là nó hoàn toàn không bị quản lý bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào cho nên ai cũng có thể bán sản phẩm này, nghĩa là bảo hiểm cho một tài sản nào đó mà không cần phải tuân thủ theo những qui định ngặt nghèo của ngành bảo hiểm. Thêm vào đó, ai cũng có thể mua CDS mà không cần thiết phải sở hữu tài sản cần bảo hiểm. 30 Điều này giúp cho các bên tham gia vào thị trường CDS có thể sự dụng đòn bẩy - leverage lên đến vô hạn. Nói rõ thêm về vấn đề đòn bẩy. Theo như trong sơ đồ bên dưới, tổng cộng giá trị danh nghĩa của thị trường CDS là 62 nghìn tỉ USD (nhiều hơn GDP toàn thế giới) trong khi giá trị ròng chỉ là 2 nghìn tỉ USD. Điều này có nghĩa là cho 1$ tài sản có thật, có 31 người đã mua hợp đồng bảo hiểm cho 1$ đó. Nếu rủi ro xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm thì người bán bảo hiểm phải trả trung bình 32$ cho 1$ giá trị tài sản. Họ lại liều lĩnh như vậy vì đơn giản cách đây chỉ một năm thị trường cho rằng xác suất Lehman Brothers phá sản gần như bằng không. Bởi vậy nếu một công ty, AIG chẳng hạn bán bảo hiểm cho 31 công ty khác đảm bảo 1 tỷ USD trái phiếu của Lehman thì AIG có thể thu về 31 lần số phí bảo hiểm thông thường cho 1 tỷ USD bond đó. Nhưng AIG sẽ không giữ 31 hợp đồng bảo hiểm đó mà gom chúng lại vào một danh mục và biến chúng thành CDO để bán lại. Đây cũng là một loại synthetic CDO. 31 Hình 9: Sơ đồ phân nhánh các CDO từ MBS, ABS Các CDO chứa đầy bên trong là rủi ro, mà sao những nhà đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới vẫn đầu tư vào?. Ngoài sự hấp dẫn của lợi nhuận theo tôi còn một nguyên nhân nữa, đó là lòng tin vào các tổ chức xếp hạng tín nhiệm vốn rất uy tín như Moody hay Standart & Poor. Đúng như người ta vẫn nói “Sự trung thành trên thị trường tài chính thường không được đền đáp”. Trong vụ việc này, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã rộng lượng quá mức, có thể họ chạy theo mục đích lợi nhuận?. Kết quả là họ đã mắc vào một sai lầm chết người. Do các tổ chức đánh giá độ tín nhiệm đã đánh giá dựa trên thiệt hại trong quá khứ mà thiệt hại này được cải thiện trong giai đoạn này khi giá nhà tăng với hai con số - Một sự ngộ nhận làm cho các khoản tín dụng tụt dốc. 32 Ở đây hệ thống giám sát đã tỏ ra vô tác dụng khi để những lát CDO – Giác thải độc hại lan ra toàn thế giới tài chính. Hệ thống giám sát đã không có hành động kịp thời nào để cho chứng khoán hóa phát triển chằng chịt với sự “ lừa bịp” tinh vi. Và thực tế hoạt động chứng khoán hóa, các khoản CDOs và CDSs chưa phải chụi sự hạn chế cũng như tiêu chuẩn cụ thể nào. Ngoài điểm yếu hiện tại của hệ thống giám sát tài chính Mỹ hung thủ trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng này, theo nghiên cứu của chúng tôi nền tài chính Mỹ đang tồn tại những điểm yếu cần phải điều chỉnh ngay - một điều kiện thuận lợi cho cuộc khủng hoảng nổ ra đó là.  Thứ nhất, sự tách biệt ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Trước năm 1933, hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại thường do cùng một tổ chức tài chính thực hiện. Sự kết hợp hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đã dẫn đến các cuộc xung đột lợi ích tiềm ẩn, bởi vì chủ các ngân hàng đầu tư có thể bán các chứng khoán (loại không còn cách nào khác để bán được) cho các quỹ ủy thác mà do ngân hàng họ sở hữu có thể đang quản lý cho một chương trình trợ cấp công ty hoặc cá nhân riêng lẻ. Do đó, các hoạt động có tính chất ngân hàng đầu tư của một ngân hàng có thể thu được lợi nhuận dựa vào phí tổn của các quỹ ủy thác đó. Và nếu các chứng khoán không thể bán được này được bản thân các ngân hàng đó mua, những người gửi tiền có thể bị đặt trước một rủi ro lớn hơn về sự vỡ nợ của ngân hàng đó. Sau các vụ vỡ nợ ngân hàng năm 1930 – 1933 và sự náo động của công chúng đối với các vụ kiện có chứng cứ về sự lạm dụng của các bộ phận ủy thác của ngân hàng. Để khắc phục điều này, Quốc hội đã ban hành đạo luật về hoạt động ngân hàng năm 1933, gọi là đạo luật Glass – Steagall. Đạo luật này đã tách các hoạt động ngân hàng thương mại với ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, với sự vận động hàng lang mạnh mẽ của các tổ chức tài thì đạo luật này đã được tổng thống Binclinton ký dỡ bỏ năm 1999, sự phá bỏ đạo luật này đã làm những rủi ro như vừa nêu ở trên hoành hành. 33  Thứ hai là chính sách “quá lớn không để vỡ nợ”_ “to big to fail”. Rủi ro vỡ nợ do việc bảo hiểm tiền gửi gây ra và ý muốn ngăn ngừa các vụ vỡ nợ ngân hàng đã khiến cho những người điều hành ngân hàng vào một tình huống khó xử. Bởi vì một vụ vỡ nợ ngân hàng lớn khiến dễ có thể là một đổ vỡ tài chính quan trọng sẽ xuất hiện. Tháng 5 -1984 một trong 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ lúc đó là Continental Illinois lâm vào tình cảnh không trả được nợ, lúc đó FDIC không những không bảo đảm cho những người gửi tiền tới hạn là 100.000 đô la mà còn cả những món tiền trên 100.000 đô la. Sau đó, cơ quan Kiểm tra tiền đã xác nhận với Quốc hội rằng FDIC đã có một chính sách là xếp 11 ngân hàng lớn nhất vào loại “quá lớn không để vỡ nợ”, tức là FDIC sẽ bảo lãnh cho các ngân hàng này không để không có người gửi tiền hay chủ nợ nào phải chụi tổn thất. FDIC sẽ làm điều này bằng “phương pháp mua và nắm quyền kiểm soát” sau khi cấp cho ngân hàng này một số vốn lớn tiếp sức. Tuy nhiên chính sách này dần bị lạm dụng và áp dụng cho cả những ngân hàng lớn khác kể cả chúng không nằm trong 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề với chính sách “quá lớn không để vỡ nợ” là chỗ nó sẽ làm tăng ý muốn của các ngân hàng lớn đối với rủi ro đạo đức. Nếu FDIC sẵn lòng đóng cửa một ngân hàng bằng “phương pháp thanh toán hết” tức là thanh toán cho người gửi tiền tới hạn 100.000 đô la còn những người gửi tiền lớn hơn 100.000 đô la sẽ chụi tổn thất nếu ngân hàng đó vỡ nợ. Nếu như vây, những người gửi tiền lớn sẽ để phần giám sát ngân hàng này và họ sẽ rút tiền ra ngay khi có quá nhiều rủi ro. Điều này làm các ngân hàng sẽ giảm bớt ý muốn hoạt động rủi ro hơn. Một vấn đề nghiêm trọng khác của chính sách “quá lớn không để vỡ nợ” ở chỗ về cơ bản không công bằng. Các ngân hàng nhỏ bị đặt vào thế bất lợi về cạnh tranh bởi vì họ được để vỡ nợ, gây ra các tổn thất tiềm ẩn cho những người gửi tiền cỡ lớn của họ, trong khi những ngân hàng lớn có lợi thế là những người gửi tiền cỡ lớn của họ là người được miễn trừ khỏi bất cứ tổn 34 thất nào. Chính sách “quá lớn không để vỡ nợ” đã đi đến một khủng hoảng và cách sử lý khác nhau của FDIC về hai ngân hàng không trả được nợ vào cuối năm 1990 và đầu năm 1991, Bank of New England và Freedom Nation Bank. 3. Vai trò tất yếu của hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đã để lại những hậu quả nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là sự không hiệu quả của hoạt động giám sát trong hệ thống tài chính - ngân hàng, chính sự không hiệu quả này là môi trường thuận lợi cho các hành vi không lành mạnh và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, vai trò tất yếu của hoạt động giám sát hệ thống tái chính – ngân hàng được thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, lĩnh vực tài chính là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Việc giám sát tốt sẽ giúp ổn định hoạt động và góp phần phát triển bền vững, lành mạnh cho hệ thống tài chính ngân hàng. Điều này có lẽ không cần phải nói nhiều, nó chắc chắn đã là một mục tiêu kinh điển mà tất cả các quốc gia trên thế giới muốn đạt đến trên con đường phát triển.Vai trò của nó đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung được thể hiện rõ rệt trên nhiều mặt như: tăng thu và giảm chi cho ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đồng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động kinh tế của một quốc gia vươn xa ra toàn cầu .v.v… Thứ hai, nâng cao năng lực hoạt động cho các định chế tài chính. Tăng cường tính thận trọng và hiệu lực của các cơ quan giám sát sẽ giúp các định chế tài chính thuận lợi trong việc xác định rõ những vấn đề tiêu cực trên mọi hoạt động của mình, ví dụ như an toàn vốn, quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro. Ngoài ra, việc tiếp nhận kịp thời những ý kiến đánh giá của các cơ quan 35 giám sát cũng giúp các định chế tài chính thích ứng nhanh chóng và dễ dàng hơn với những biến động sẽ gặp phải trong hoạt động của mình. Thứ ba, phát hiện sớm và ngăn ngừa xảy ra khủng hoảng trong hệ thống tài chính ngân hàng. Như chúng tôi đã phân tích "thủ phạm" chính gây ra khủng hoảng hiện nay không gì khác chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Việc tăng cường giám sát sẽ lường trước được những cách thức các tổ chức tài chính sử dụng để qua mắt các cơ quan chức năng mà chỉ sau khi xảy ra khủng hoảng mọi người mới nhận ra. Hoạt động của khu vực tài chính ngân hàng luôn gắn với rủi ro, xuất phát từ tính chất đặc biệt của sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực này. Có thể nói, để hoạt động giám sát thực sự là một chốt chặn an toàn thì cần phải đảm bảo chắc chắn toàn diện hệ thống giám sát cả về tổ chức và phương thức thực hiện. Điều này sẽ góp phần đúng vai trò là "chốt chặn an toàn cho hệ thống tài chính - ngân hàng". Kết luận chƣơng I Những bất cập trong hoạt động giám sát tại Mỹ là nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của hệ thống TCNH. Cuộc khủng hoảng lần này cho chúng ta thấy được những bài học kinh nghiệm quý giá cho vấn đề giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam, khẳng định vai trò quyết định và tầm chiến lược quan trọng của hoạt động giám sát hệ thống TCNH đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc gia. Hệ thống TCNH của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn trong đó. Đánh giá lại nhiều mặt còn hạn chế và ứng dụng những bài học kinh nghiệm từ Mỹ nhằm nâng cao năng lực hoạt động giám sát trong hệ thống TCNH là điều kiện tiên quyết của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. 36 Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tổng quan chung về hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay. 1.1. Giới thiệu. Trong những năm 80, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng đơn cấp (one-tier system) trong đó Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng duy nhất của đất nước, đóng vai trò kiểm soát cả về khối lượng, chi phí và hoạt động phân bổ tín dụng cho các lĩnh vực. Vốn là đặc trưng của hệ thống ngân hàng hoàn toàn được đặt dưới sự chỉ huy bằng mệnh lệnh hành chính của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mô hình này đã bắt đầu được cải cách kể từ năm 1990 với sự hình thành của một hệ thống ngân hàng hai cấp (two-tier system). Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu tổ chức của lĩnh vực ngân hàng. Theo phương thức tổ chức mới, ngân hàng trung ương có nhiệm vụ điều tiết hệ thống tài chính trong khi đó các ngân hàng cấp 2 có vai trò xác định khối lượng và phân bổ tín dụng cho các lĩnh vực khác nhau. Các ngân hàng thương mại được thành lập trong khuôn khổ hệ thống hai cấp bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn (State Owned Commercial Banks hay SOCB), đang chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường, ngoài ra còn có các ngân hàng do tư nhân nắm một phần vốn (Ngân hàng cổ phần) và rất nhiều quỹ tín dụng nhân dân (People’s Credit Funds). Kể từ đầu những năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) và sau đó là việc gia nhập vào WTO (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2007) đã cho phép bước sang một giai đoạn mới trong quá trình cải cách. Thực vậy, tự do hóa hệ thống ngân hàng tới năm 2010 là một cam kết do chính phủ Việt Nam đưa ra trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết này sau đó đã được áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO theo qui định 37 của điều khoản tối huệ quốc. Như vậy, giai đoạn cải cách mới này có thể sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc tế có mức tham gia mạnh hơn trong cơ cấu vốn của các ngân hàng Việt Nam (các ngân hàng nước ngoài hiện có khả năng - theo qui định của hiệp định - mở các chi nhánh với 100% vốn do mình kiểm soát ngay từ năm 2007). Giai đoạn cải cách mới đã được văn bản hóa trong một văn kiện khung – văn kiện này còn được gọi là “lộ trình” – do Thủ tướng ký ngày 24 tháng 5 năm 2006. Dự kiến sẽ còn nhiều thay đổi lớn từ nay tới năm 2010: cải cách ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công tác giám sát ngân hàng (với việc từng bước triển khai các tiêu chí cẩn trọng của Hiệp định Basel I và sau đó là Basel II); cổ phần hóa một phần ngân hàng thương mại Nhà nước SOCB (equitization); sau đó, mở cửa lĩnh vực ngân hàng ở một mức độ lớn hơn cho các ngân hàng nước ngoài tham gia (hiện nay ngân hàng nước ngoài được tham gia vào vốn của các ngân hàng đã được cổ phần hóa ở mức 30% đối với nhóm ngân hàng và 15% đối với một ngân hàng nước ngoài). Cuộc cải cách này có những hệ quả rất lớn đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh bởi Nhà nước đang thu hút các ngân hàng quốc tế tham gia góp vốn vào các ngân hàng trên nhằm cân đối bảng tổng kết tài sản cũng như tăng cường phương pháp quản lý của các ngân hàng này (mô hình cải cách này tương đối giống với cải cách được thực hiện ỏ Trung Quốc từ vài năm nay). Trong khuôn khổ đó, Nhà nước đang nỗ lực làm sạch bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng quốc doanh nhằm tiến tới tư nhân hóa từng bước. Nhiều đợt bơm vốn đã được thực hiện từ đầu những năm 2000 trong khi đó các nghiệp vụ chuyển đổi nợ (defeasance structure) đã được sử dụng nhằm đưa ra ngoài bảng tổng kết tài sản các khoản nợ xấu. Song song với việc hình thành của một hệ thống ngân hàng hai cấp, mục tiêu là tạo điều kiện tăng vốn tư nhân trong cơ cấu vốn của khu vực ngân hàng. Việc tự do hóa lãi suất và quyết tâm phát triển thị trường tài chính cho thấy tinh thần của các cuộc cải 38 cách được triển khai từ khoảng 15 năm nay là đoạn tuyệt với cơ chế áp chế tài chính. Áp chế tài chính là một khái niệm lý thuyết dùng để chỉ tất cả các hình thức kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp mà Nhà nước tiến hành đối với hệ thống tài chính. Các hoạt động kiểm soát này có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau: tỷ trọng áp đảo của vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn của hệ thống ngân hàng; ấn định lãi suất theo cơ chế mệnh lệnh hành chính (điều này nhìn chung dẫn tới tình trạng lãi suất thực thường rất thấp hoặc xuống mức âm); qui định hạn mức tín dụng; và trong một số trường hợp qui định duy trì dự trữ bắt buộc ở mức cao nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước. Về phương diện này, hướng đi của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như xu hướng cải cách của nhiều nước đang phát triển trong những năm 80 và 90 sau nhiều lời chỉ trích rất mạnh đối với các nguyên tắc của cơ chế áp chế tài chính. Việc tổ chức hệ thống tài chính theo mệnh lệnh hành chính sẽ làm cho hệ thống này có nhiều cấu phần không phát huy được hiệu quả tối ưu: các kênh huy động tiết kiệm thường kém phát triển và tiết kiệm có hiệu suất sinh lời thấp, thậm chí là âm; khối lượng đầu tư giảm do nguồn vốn khả dụng không dồi dào (nói cách khác, các ngân hàng chỉ có vai trò trung gian tài chính ở mức độ rất thấp); chất lượng đầu tư bị ảnh hưởng do mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn (trong một môi trường mà nguồn vốn bị hạn chế và do không có khả năng chấp nhận đầy đủ chi phí rủi ro, các ngân hàng thường ưu tiên cho các doanh nghiệp chắc chắn nhất vay vốn). Trái lại, các mô hình tự do hóa tài chính sẽ cho phép tăng tiết kiệm nội địa và lượng tín dụng trên cơ sở đa dạng hóa các dự án được vay vốn. Trên thực tế, cải cách ngân hàng ở Việt Nam hiện dẫn tới tình hình tín dụng ngân hàng phát triển rất nhanh. Tình hình trên cho thấy những thách thức mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt: đó là duy trì được khả năng kiểm soát cải cách khi tiến hành tự do hóa tài chính, đồng thời xây dựng các cơ chế công cụ chính cho công tác điều tiết quá trình huy động tài chính cho một nền 39 kinh tế thị trường, trong khi tín dụng lại có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh. Trong trường hợp này, rủi ro tiềm tàng sẽ là tự do hóa sẽ làm cơ cấu tài chính thay đổi nhanh hơn khả năng thích ứng của chính sách công về vấn đề cẩn trọng, cả trên cấp độ thông qua các văn bản có tính ràng buộc hơn lẫn việc triển khai các văn bản đó trên thực tế. Xét từ kinh nghiệm lịch sử tài chính của các nước đang phát triển, đó thực sự là một rủi ro lớn. Thực vậy, quá trình quá độ từ cơ chế áp chế sang tự do hóa tài chính là một giai đoạn có nhiều nguy cơ tiềm tàng và đôi khi dẫn tới khủng hoảng tài chính tại một số nước đang phát triển kể từ những năm 80. Nói cách khác, sự phát triển nhanh của hệ thống ngân hàng vốn có phương thức tổ chức đang trong quá trình chuyển đổi đòi hỏi ta càng phải xây dựng một hệ thống điều tiết phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng mạnh và đang trong quá trình hội nhập từng bước vào nền tài chính thế giới Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách, hệ thống TCNH VN có thể được phân thành 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: (i) Giai đoạn đầu 1990 - 1996 là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình các TCTD nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ TCNH trong giai đoạn đầu “bung ra” của thời kỳ chuyển đổi; (ii) Giai đoạn tiếp theo từ 1997 tới nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Trong sự phát triển chung của khu vực TCNH tại VN, cho tới khoảng cuối năm 1994, các thị trường tiền gửi, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc, thị trường trái phiếu, … lần lượt ra đời. Trong những năm gần đây, các thị trường này, ở những mức độ khác nhau, đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. NHNN, với tư cách là người tổ chức, quản lý và là thành viên tham gia thị trường, đã tạo lập nên những công cụ cần thiết và phù hợp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT quốc gia. Tính đến nay, đã có 5 NHTMNN, 1 NH Chính sách, 1 NH Phát triển, 39 NHTMCP, 5 NHLD, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 40 chi nhánh NH nước ngoài hoạt 40 động tại VN, chưa kể một số lượng đáng kể các tổ chức tài chính phi ngân hàng và một hệ thống gần ngàn QTDND cùng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm TCNH. Trong lĩnh vực CK, TTCK được manh nha hình thành vào khoảng cuối thập kỷ 90, đã có bước khởi sắc vượt bậc. Góp mặt trên TTCK đến nay đã có tới hơn 400 công ty niêm yết và khoảng 100 công ty CK đang hoạt động. Bên cạnh thị trường niêm yết, là TTCK không chính thức - thị trường OTC, mà hoạt động của nó cũng đang diễn ra không kém phần sôi động. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường OTC bắt đầu hình thành tự phát không có sự quản lý một vài năm trước khi Trung tâm Giao dịch CK Tp. HCM (nay là Sở GDCK Tp. HCM - HOSE) đi vào hoạt động năm 2000. Nguồn cổ phiếu chính được giao dịch trên thị trường này là của các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa trước đây và các công ty cổ phần do các tổ chức kinh doanh và đầu tư tư nhân thành lập. Theo ước tính, khối lượng giao dịch cổ phiếu của thị trường này lớn gấp khoảng 3 đến 6 lần so với lượng giao dịch tại HOSE và HNX, và giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi ngày cũng lớn hơn 3 lần. Tuy nhiên, mức độ rủi ro trong thanh toán trên TTCK OTC là khá cao. Việc thanh toán các giao dịch không chính thức không được bảo vệ bởi luật pháp hay tổ chức nào, và hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín cá nhân của những nhà môi giới CK không có giấy phép. Trong lĩnh vực BH, các công ty BH mới bắt đầu được thành lập và thực sự đi vào hoạt động ít năm nay, và đương nhiên, vẫn còn chiếm một thị phần hết sức khiêm tốn trong toàn bộ khu vực TCNH nói chung. Tính đến hết năm 2008, thị trường BH VN đã có sự góp mặt của khoảng 40 doanh nghiệp BH phi nhân thọ, nhân thọ, tái BH và môi giới BH. Ngoài ra, vẫn còn một khối lượng không xác định các giao dịch tài chính đang diễn ra trong các khu vực tài chính phi chính thức và bán chính 41 thức, liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh tế ngầm, như buôn lậu, sản xuất-kinh doanh bất hợp pháp, rửa tiền ... 1.2. Một vài đặc trƣng của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. 1.2.1. Đặc trƣng về mặt hoạt động vĩ mô của hệ thống tài chính – ngân hàng. Thứ nhất, mặc dù gần đây hoạt động của TTCK, các công ty CK có những sự tăng trưởng nhất định nhưng khu vực TCNH VN vẫn tiếp tục chịu chi phối rất lớn bởi hoạt động ngân hàng. Do đó, tính ổn định và chất lượng hoạt động của hệ thống NH sẽ ảnh hưởng quyết định đến sự vững mạnh của khu vực này và từ đó, tác động tới sự ổn định của kinh tế vĩ mô;. Thứ hai, nhiều NHTM đang có xu hướng mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực không truyền thống như BH, CK. Đồng thời, cũng có một số công ty BH, công ty CK cũng đang tìm cách thâm nhập lĩnh vực hoạt động NHTM. Tuy nhiên, do quy định chặt chẽ của pháp luật ngân hàng và các luật lệ khác có liên quan, giữa các hoạt động này vẫn có sự tách biệt rõ ràng; Thứ ba, các NHTM VN nói chung còn nhỏ bé so với NH các nước trong khu vực và còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lực TC, trình độ công nghệ, năng lực quản lý rủi ro, quản trị NH. Uy tín của các NHTM, đặc biệt là các NHTMCP trong công chúng còn hạn chế, do đó nguy cơ đổ vỡ NH do các thông tin lệch lạc còn lớn, dẫn tới nguy cơ đổ vỡ lây lan, hay khả năng rủi ro hệ thống là khá cao. Thứ tư, thể chế thị trường tại VN mới được hình thành; các quy luật vốn có của nó chưa thực sự phát huy tác dụng đầy đủ. Hạ tầng tài chính và khuôn khổ pháp lý tài chính còn yếu, thiếu, lạc hậu. Tính công khai minh bạch về hoạt động của các tác nhân tham gia trên thị trường tài chính còn thấp; các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt về quản trị điều hành, trên thực tế, vẫn chưa được áp dụng phổ biến, điều này đã gây cản trở lớn không những 42 cho công tác giám sát và việc áp dụng từng bước kỷ luật thị trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng đánh giá, dự báo diễn biến thị trường. Thứ năm, mặc dù đã có những bước tiến lớn trong việc thực thi cam kết về mở cửa khu vực TCNH, do còn có sự khác biệt lớn về văn hóa và sự tồn tại của nhiều loại rào cản vô hình khác, cộng với sự yếu kém, lạc hậu tương đối về hạ tầng tài chính và khuôn khổ pháp lý tài chính, và khả năng hấp thụ thấp của khu vực nội địa, mức độ hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam vào với phần còn lại của thế giới (và ngược lại) chưa thể diễn ra mạnh mẽ như nhiều người kỳ vọng. 1.2.2. Đặc trƣng trên bình diện rủi ro hệ thống. Di sản của cơ chế áp chế tài chính mà lộ trình đang tiến hành cải cách, tính minh bạch của hệ thống tài chính Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế. Thực vậy, hiện không thể đánh giá đầy đủ về tình hình tài sản của khu vực ngân hàng do thiếu thông tin về các chỉ số cho phép phân tích được rủi ro hệ thống như : mức độ vốn hóa, chất lượng tài sản có, dự phòng, thanh khoản, cân bằng bảng tổng kết tài sản bằng ngoại tệ, tỷ suất sinh lời. Việc thiếu thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa và chất lượng của tài sản hiện là một trở ngại cho việc tiến hành đánh giá tình hình một cách đầy đủ do hai yếu tố phân tích trên cho phép đánh giá được tình hình căng thẳng có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng của các nước mới nổi. 1.2.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa Các thông tin hiện có không cho phép đánh giá chính xác hệ số đủ vốn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhất trí cho rằng các ngân hàng Việt Nam nhìn chung hiện chưa đủ vốn, bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng có mục tiêu tăng lượng vốn tối thiểu. Năm 2004, bộ phận chuyên môn của IMF đã đánh giá rằng nhu cầu vốn của khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng từ 15% tới 25% GDP. Việc Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh, nhằm tiến tới tư nhân hóa một phần (cổ phần hóa) các ngân hàng 43 này, cũng như việc vốn nước ngoài tăng mạnh trong một số ngân hàng cổ phần có thể đã cho phép nâng cao mức độ vốn hóa của khu vực ngân hàng song mức độ vốn hóa này hiện vẫn còn thấp nếu xét tới tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng và nguy cơ mất ổn định gắn liền với các nền kinh tế đang nổi có tốc độ tăng trưởng cao. Theo đánh giá do Fitch thực hiện vào năm 2006, hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio) của Việt Nam ở mức trung bình khoảng 5%, mức này thấp hơn rất nhiều so với mức của các nước châu Á mới nổi khác (14% ở Thái Lan, 13% ở Malaixia, 22% ở Inđônêxi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan