Đề tài Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam

Đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam có lẽ cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ. Các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngay cả những công ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ không vì cuộc khủng hoảng này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì không bảo đảm được nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết. Theo một khảo sát gần đây thì các doanh nghiệp nước ngoài khi được hỏi họ nước nào là địa điểm mà họ sẽ chú trọng đầu từ vào? Thì Việt Nam được nhiều người chọn lựa là thị trường mục tiêu hàng đầu. Vì VIệt Nam có tình hình chính trị ổn định cộng thêm cơ sở pháp lý của Việt Nam ngày càng được cải cách , làm thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cộng thêm khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng ít bị chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng và được dự đoán là khu vực sẽ hồi phục nhanh sau khủng hoảng.

doc39 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dân vẫn nghĩ họ là một quốc gia hùng mạnh với kinh tế “khỏe mạnh”. Họ vẫn nghĩ mình là nước giàu có hơn bất kỳ quốc gia nào. Cùng với những hình thức thanh toán mới người tiêu dùng nhiều hơn trong khi bản thân họ không thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu đó. Hàng năm người dân Mỹ tiêu thụ một lượng hàng hóa mà họ không có khử năng chi trả khoảng 80 tỷ USD. Người dân MỸ không có xu thế tích kiệm trước khi khủng hoảng diễn ra. Ví dụ là các công ty ôtô Mỹ khi các loại ôtô cùng loại của Nhật(Toyota, Honda…) và Châu Âu tốn ít xăng hơn thì những chiếc ôtô Ford, GM thường 3. Tác dộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu : 3.1 Tác động đối với thế giới : 3.1.1.Ngắn hạn : Trong ngắn hạn, năm 2009, chắc chắn kinh tế Mỹ không tránh khỏi suy thoái trầm trọng. Dù được chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng thương mại và mua các chứng khoán chỉ còn ít giá trị, hệ thống tín dụng không thể hoạt động bình thường lại ngay. Thông qua hai gói kích cầu của hai vị tổng thống G.W. Bush 700 tỷ và B. Obama 787 tỷ usd. Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn còn hoang mang cao độ do chưa biết rõ hết mức độ nghiêm trọng của sự mất mát.  Họ nghĩ rằng tin xấu rồi sẽ hiện ra nữa. Tâm lý sợ hãi hiện đang bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đến khả năng chi tiêu của dân chúng đối với các hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu mất giá và giá bất động sản giảm mạnh, giá trị danh nghĩa của tài sản người dân giảm mạnh theo và do đó tiêu dùng trong dân đang và sẽ giảm mạnh. Sự đình trệ cả hai mặt cung và cầu sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng. Vì các yếu tố đó, các dự báo về kinh tế Mỹ đều cho thấy những con số khá bi quan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1,6% và năm 2009 gần như không tăng trưởng (0,1%). Nếu xét từng quý thì tình huống trước mắt trầm trọng hơn. Các nhà kinh tế hàng đầu đang xây dựng mô hình khủng hoảng theo mô hình nào. Theo hình chữ L ,V ,W. Do đó có một số thời điểm với những báo cáo khả quan về kinh tế, nhưng có lẽ đó chỉ là dấu hiểu tăng trưởng trong ngắn hạn mà chưa hẳn thoát được ra ngoài khủng hoảng một cách thực sự. 3.1.2. Dài hạn : Nhìn vấn đề trong tương lai xa hơn, hiện nay có nhiều đánh giá khác nhau. Tình hình của Mỹ hiện nay giống với cuộc đại khủng hoảng trong thập niên 1930 hoặc giống với thời kỳ suy thoái của Nhật trong thập niên 1990. Đại khủng hoảng thập niên 1930 làm cho Mỹ mất 10 năm mới đưa mức sản xuất trở lại thời trước khủng hoảng. Nhật cũng mất hơn 10 năm mới ổn định được hệ thống tín dụng và khôi phục nền kinh tế. Từ các so sánh này, nhiều người lo là sự suy thoái hiện nay của kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới 10 năm. Tuy nhiên, so với đại khủng hoảng thập niên 1930, các đối sách của Mỹ hiện nay không đơn độc mà có sự hợp tác của những nền kinh tế lớn vì sự tùy thuộc vào nhau, nhất là thị trường tài chính đã lên cao độ, Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự bất ổn ở các nền kinh tế khác. Hiện nay việc hợp tác đã bắt đầu trong chính sách lãi suất. Ngày 09/10/2008 cùng với Mỹ, ngân hàng trung ương của các nước lớn giảm lãi suất ngắn hạn hàng loạt (Mỹ còn 1,5%, khối Euro 3,75%...).  Riêng Nhật lãi suất đã ở mức quá thấp (0,5%) nên kỳ này không thay đổi. Nỗ lực này có mục đích giảm phí tổn điều động vốn của ngân hàng, giảm phí tổn vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu thụ nhằm kích thích sản xuất và chi tiêu. Trong những ngày tới, nếu cần, các nước sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối để tránh sự biến động đột ngột trong tỷ giá các đồng tiền chính. Thêm vào đó, khác với thập niên 1930, hồi đó Mỹ và nhiều nước khác đều gặp khó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện nay kinh tế thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng ở Mỹ chỉ có 2% trong khi thế giới là 5%. Theo dự báo của IMF, năm 2008 Mỹ tăng trưởng 1,6% trong khi thế giới 3,9%. Cùng với cơ chế hợp tác đã có của các nước lớn, sự năng động của kinh tế thế giới là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ mau hồi phục. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ độ 6%, có thể sẽ tăng lên trong năm 2009 nhưng, với các lý do vừa nói, không thể có chuyện tăng lên tới mức 25% của thập niên 1930. Một điểm nữa là chính phủ ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn và hiệu quả hơn vì có các cơ chế làm dịu tác động của khủng hoảng so với thập niên 1930. Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10 này.  So với Nhật vào thập niên 1990, tình hình của Mỹ hiện nay cũng khác ít nhất ở hai điểm. Thứ nhất, thị trường bất động sản của Nhật cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 tăng nhanh đến mức quá cao một cách bất thường, hình thành nền kinh tế bong bóng quá lớn nên khi nổ tác động rất mạnh đến hoạt  động sản xuất và tiêu thụ. Tình hình của Mỹ hiện nay phức tạp hơn do các công cụ đầu tư tinh vi, khó kiểm soát, nhưng riêng về giá bất động sản, sự biến động tăng giảm không lớn lắm so với Nhật Bản 15 năm trước. Thứ hai, trong thập niên 1990 Nhật bị giảm phát nặng nên lãi suất danh nghĩa giảm đến gần số không nhưng lãi suất thực vẫn cao. Hiện nay Mỹ lạm phát vài phần trăm nên dễ dùng chính sách tiền tệ kích thích sản xuất hơn Nhật hồi thập niên 1990. Các yếu tố làm cho kinh tế Nhật hồi phục từ năm 2003 cũng cho thấy những gợi ý cho khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ hiện nay. Một mặt Nhật can thiệp tích cực vào thị trường ngoại hối giữ cho đồng yen ở mức thấp, nhờ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác, chính phủ bơm tiền vào ngân hàng, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho vay. Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao suốt cả một giai đoạn dài góp phần tăng ngoại nhu để kinh tế Nhật chóng hồi phục. Cả 3 yếu tố này ngày nay cũng có thể thấy trong trường hợp của kinh tế Mỹ. Do đó, vấn đề nợ xấu của Mỹ có lẽ không kéo dài như Nhật 15 năm trước. Có thể từ cuối năm 2009 kinh tế Mỹ có triển vọng bước vào quá trình hồi phục. Với tình hình khủng hoảng tình trạng thất nghiệp sẽ ra tăng. Tại Mỹ con số thất nghiệp đã lên tới 9,5%, tại khu vực châu Âu là là 9,8%. Riêng tại Đức đầu tàu kinh tế Châu Âu đã là 9%. Riêng ở Nhật là 5,5 %. Tình trạng thất nghiệp sẽ là thach thức đối với các nước. Khi mà chỉ số thất nghiệp luon là chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế. Việc thất nghiệp cao tạo sức ép lên ngân sách nhà nhà nước khi phải hỗ trợ tiền trợ cấp. Trong khi ngân sách của các nước hiện nay có xu hướng thâm hụt cao. tiêu hao nhiên liệu gấp đôi. 3.1.3 Nguy cơ khủng hoảng nợ công sau khủng hoảng kinh tế : Khủng hoảng tài chính khiến cả thế giới bị chịu tác động. Không những thế nó còn tác động lớn khi cuộc khủng hoảng đi qua. Măc dù cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu kết thúc các ngân hàng , tổ chức tài chính trên thế giới lần lượt nộp đơn phá sản hoặc sáp nhập , bán lại . Các nước trên thế giới gặp khó khăn trông việc tạo dựng việc làm cho nhân dân khi mà tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng. Thì dấu hiểu khủng hoạng nợ công đã được thấy dõ một cách rõ hơn khi mà tổng số nợ công trên thế giới đã ở mức 35000 tỷ USD. Tình hình nợ công không chỉ diễn ra tại các nước nhỏ mà ngay cả các nước lớn những đầu tàu kinh tế thế giới. Ngay cả đầu tau kinh tế Mỹ cũng đã nợ tới 11500 tỷ USD , tổng số nợcủa Mỹ chiếm tới 80% GDP của nước này.Hay nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới là Nhật cũng đã nợ tới 10000 tỷ USD gấp đôi GDP của nước này. Có thể nói chưa bao giờ các nước trên thế giới lại vay nợ nhiều như bây giờ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II 1945. Việc vay nợ nhiều đã trở thành một vấn đề ngay từ bây giờ không phải là câu chuyện trước mắt. Nếu như sau chiến tranh thế giới thứ II với kế hoạch Mashall của mình thì Mỹ là chủ nở của các nước châu Âu thì hiện tại tất cả đều là những người đang phải chịu nợ. Thứ nhất ở các nước phát triển đứng trước tình thế là đảm bảo an sinh xã hội. Khi mà ở các nước này tình hình dân số già và việc phải trả một khoản tiền lớn cho lương hưu hay trợ cấp sẽ khiến tình hình nợ công trở nên khó khăn hơn. Đơn cử Nhật Bản với tuổi thọ bình quân khoảng 86 tuổi thì việc đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ là thach thức lớn. Cộng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp khi mà tinh hình thất nghiệp đang ngày càng cao. Thứ hai : Với các gói kích cầu của từng quốc gia. Với những số tiền lớn như vậy cũng tạo nên khoảng thâm hụt ngân sách của mình. Nguy cơ vỡ nợ ở các quốc gia yếu. Và điều đó đã được minh chứng tai Ireland và Rumani. Hay một số các quốc gia Hy Lạp , Italia, Tây Ban Nha. 3.2 Tác động đối với Việt Nam : Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động trực tiếp thế nào đến Việt Nam? Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước.Tình hình hội nhập mở cửa của Việt Nam có sâu rộng với kinh tế Mỹ và thế giới hay không? Xét trên khía cạnh Đầu tư, hiện nay, Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỹ cũng là nhà đầu tư (NĐT) lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là NĐT số 1 vào  Việt Nam trong nhiều năm qua. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23-25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như không đáng kể. Về các tác động gián tiếp,  Việt Nam chưa vào sâu trong cuộc chơi toàn cầu nên đang có lợi thế là cơn tác động này chưa lan tới. Các nền kinh tế khác trong những ngày qua đã bị ảnh hưởng. Lợi thế này tạo cho chúng ta cái nhìn tốt về một nền kinh tế “an bình” không bị bão táp làm tan vỡ. Chính điều này đã quyết định tính chất và quy mô của cơn địa chấn này đến nền Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho người dân dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,… Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về mặt tiền tệ đối với Việt Nam có lẽ không đáng kể. Nếu như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng ngay lập tức tới các nền kinh tế hùng mạnh khác, thì cơn bão này đến Việt Nam chậm hơn 1 nhịp. Nếu như sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thể hiện đầu tiên và rõ nét nhất là hệ thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trước hết là ở lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sức ảnh hưởng mạnh nhất lại đè lên vai hàng triệu người nông dân, thợ thủ công tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Những loại chứng khoán mà hiện nay đang có vấn đề của những công ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chưa bán ở Việt Nam. Hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lành mạnh, dễ tổn thương, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián..., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Nghành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các NH Việt Nam là NHTM, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Nếu có chăng cũng chỉ có thể xảy ra khả năng một số nhóm nhà đầu tư sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu ngành ngân hàng nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá cổ phiếu ngân hàng xuống“. Đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam có lẽ cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ. Các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... Ngay cả những công ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ không vì cuộc khủng hoảng này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và  Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì không bảo đảm được nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết. Theo một khảo sát gần đây thì các doanh nghiệp nước ngoài khi được hỏi họ nước nào là địa điểm mà họ sẽ chú trọng đầu từ vào? Thì Việt Nam được nhiều người chọn lựa là thị trường mục tiêu hàng đầu. Vì VIệt Nam có tình hình chính trị ổn định cộng thêm cơ sở pháp lý của Việt Nam ngày càng được cải cách , làm thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cộng thêm khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng ít bị chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng và được dự đoán là khu vực sẽ hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Lĩnh vực xuất khẩu: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc suy thoái của Mỹ có lẽ là ở lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dép và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn. Dù Mỹ không gặp khủng hoảng, việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng nhất định sang Mỹ dễ gây va chạm với các nhà sản xuất bản xứ. Vấn đề của Việt Nam là phải nỗ lực chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng cao cấp hơn, đa dạng hơn. Trong thời gian trước mắt, Việt Nam nên củng cố sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp để khi kinh tế Mỹ hồi phục sẽ triển khai chiến lược xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng hơn. Đối với hoạt động xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu Trước khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản phẩm dầu thô xuất khẩu chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai đoạn 2001 – 2006 sau đó giảm dần. Sự sụt giảm là do các mỏ dầu đã cạn kiệt trong khi việc thăm dò và mua các mỏ dầu mới của các nước khác không mấy tiến triển khi xảy ra suy thoái. Nhiều nền kinh tế lớn bắt đầu từ Nhật, Nga, EU lâm vào tình trạng suy thoái, Mỹ chính thức lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007 thì giá dầu thô sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng tới mặt hàng dầu của Việt Nam, đang từ ngưỡng cao xuống còn 50 USD/thùng. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái khiến giá dầu giảm mạnh, giá dầu giảm tác động đến nguồn thu từ dầu mỏ Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hưởng về thị trường nhưng chịu ảnh hưởng về giá. Kim ngạch xuất khẩu nhóm này trong năm 2008 đạt gần 5 tỷ USD giảm 40,1% tương đương 3,35 tỷ USD, trong đó giảm do giá giảm 4,83 tỷ USD và tăng do lượng khoảng 1,48 tỷ USD. Lượng dầu thô xuất khẩu năm 2008 là 14,5 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 12 triệu tấn, năm 2010 còn 11 triệu tấn tương đương với việc làm giảm kim ngạch từ 11,3 tỷ USD năm 2008 xuống còn 7,2 tỷ USD năm 2009, 6,6 tỷ USD năm 2010. Mức giá dự tính dự tính sẽ giao động ở mức trung bình khoảng 70 – 80 USD/thùng.Về than đá, cũng sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu tài nguyên, mức xuất khẩu than duy trì 23 triệu tấn năm 2008 xuống mức 20 triệu tấn năm 2009 và 18 triệu tấn năm 2010. Dự kiến kim ngạch năm 2010 đạt 1,5 tỷ USD. Đối với hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Do kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập khá sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Hoa Kỳ , EU, Trung Quốc là những thị trường quan trọng, có sức tiêu thụ lớn hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Trước khủng hoảng hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi hàng xuất khẩu cùng loại của một số nước, hơn nữa khả năng sản xuất mặt hàng nông, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, còn vấp phải nhiều rào cản thương mại quốc tế và mức tăng tỷ giá trong những tháng đầu năm 2009 đã làm cho khả năng xuất khẩu năm giảm hơn so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên từ 619 triệu USD (năm 2001) đến 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008. Khi khủng hoảng tài chính, tín dụng xảy ra, kinh tế Mỹ và các nước EU gặp khó khăn sức tiêu dùng giảm nên hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường lớn này gặp khó khăn. Những tác động này đã bắt đầu bộc lộ từ giữa tháng 9 năm 2008, xuất khẩu chững lại giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều giảm so với các tháng trước, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9/2008 đạt 1,45 tỷ USD tăng 32,6% so với tháng 9/2007 và giảm 11% so với tháng 8/2008. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu diễn biến không theo quy luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao trong 2 tháng 7 và 8 tuy nhiên đến tháng 9 xuất khẩu giảm mạnh và tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn đặt hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm thậm chí còn tăng cao. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64,8 tỷ USD, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45,2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thuỷ sản. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu do nhu cầu của các mặt hàng này giảm mạnh. Trong những tháng đầu năm 2009, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, giày dép vào Mỹ và EU đều giảm, nhiều hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước được dựng lên. Chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất vẫn tăng cao như lương công nhân và lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên đến tháng 5, tháng 6/2009 kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 đạt 20,2 tỷ USD giảm 47% so với năm 2008. Lĩnh vực công nghiệp, mặt hàng dệt may đạt 9,06 tỷ USD giảm 0,6% so với năm 2008, da giày đạt khoảng 4,1 tỷ USD, xuất khẩu đồ gỗ với nhiều nỗ lực đạt khoảng 2,7 tỷ USD trong năm 2009. Đối với Bất động sản: Chỉ có  FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại. Đối với Thị trường chứng khoán: Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT). Còn hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế nước ta quy định. Điều này thấy rõ nhất khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá bị ảnh hưởng của khối ngoại. Nhưng tháng qua mặc cho các quỹ đầu tư nước ngoài thoái vốn hay khối ngoại bán ròng thì thị trường chứng khoán VIệt Nam vẫn sôi động . Về mặt tâm lý ảnh hưởng lớn đến thị trường do thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành vì vậy việc chạy theo đám đông là điều không thể chánh khỏi ở thị trườn Việt Nam. Mặc cho các công ty chứng khoán tại VIệt Nam có mối quan hệ làm ăn với các công ty tổ chức nước ngoài hay không thì thị trường vẫn bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngoài có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho TTCK khó có thể tăng quá nhanh như vừa qua. Đối với ngành du lịch: Ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp. Phần 3: Những bài học đối với Việt Nam từ cuộc khủng hoảng Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Cho đến thời điểm này hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phá sản hoặc phải được chính phủ cứu trợ. Thị trường tài chính nhiều nước đã gần như đóng băng, kéo theo nền kinh tế thực rơi vào suy thoái. Nạn thất nghiệp đã tăng đến mức báo động, nhất là trong tầng lớp dân nghèo ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Mặc dù nhiều nước đã đưa ra những gói kích cầu lớn, với tổng số tiền công bố toàn cầu xấp xỉ 2000 tỉ USD, những dự báo lạc quan nhất cũng chỉ hy vọng thế giới sẽ bắt đầu phục hồi vào đầu năm 2010. 3.1. Những vấn đề cơ bản: Có lẽ còn quá sớm để rút ra các bài học về mặt chính sách vĩ mô và quản lý kinh tế từ cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên có ba vấn đề cơ bản mà cuộc khủng hoảng đã bộc lộ. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng làm lộ ra một mặt trái ít ai ngờ tới của toàn cầu hoá: nó tạo điều kiện và làm trầm trọng hơn các mất cân bằng quốc tế. Ví dụ trường hợp thâm hụt thương mại của Mỹ được tài trợ bằng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và các nước vùng Vịnh đã đẩy tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Mỹ xuống gần bằng không. Chính điều này là tác nhân kích thích tổng cầu của Mỹ trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, làm cho thâm hụt thương mại tiếp tục xấu đi. Đến thời điểm này, chắc chắn các nhà hoạch định chính sách của các nước mới nổi và đang phát triển phải cân nhắc lại chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu. Trong khi đó các nước phát triển sẽ phải cân đối lại tỷ lệ tiêu dùng và tiết kiệm trong nước, dù toàn cầu hoá có dỡ bỏ nhiều rào cản tự nhiên ngăn không cho tiết kiệm giảm xuống quá thấp như trường hợp của Mỹ. Thứ hai, cuộc khủng hoảng cho thấy tư tưởng laissez-faire (thả nổi hoàn toàn cho thị trường tự do hoạt động) và trào lưu giảm bớt và xoá bỏ quản lý nhà nước trong các hoạt động kinh tế có từ thời Reagan/Thatcher sẽ thoái trào. Vấn đề cải tổ và tăng cường quản lý, giám sát hệ thống tài chính ở từng nước và trên phạm vi toàn cầu là điều gần như được đồng thuận 100% trong giới học thuật lẫn giới hoạch định chính sách. Việc kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn quốc tế cũng đã được đặt ra, song song với các đề xuất giám sát các sản phẩm tài chính có rủi ro cao và được sử dụng quá tràn lan trong các hoạt động đầu cơ. Khi kinh tế thế giới đang chìm vào suy thoái, tư tưởng của John Maynard Keynes về vai trò điều tiết của nhà nước quay trở lại. Bên cạnh các gói kích cầu khổng lồ có nguồn gốc từ lý thuyết Keynes, các hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế gia tăng, từ việc giám sát và quản lý thị trường đến việc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi mặt hoạt động của nó. Không chỉ ở Mexico mà ngay cả ở Mỹ, một số biện pháp quản lý giá đã quay trở lại, điều tưởng như đã vĩnh viễn đi vào lịch sử. Thứ ba, hơn bao giờ hết nhu cầu phối hợp quốc tế trong các biện phát chống khủng hoảng và suy thoái tăng cao. Thế giới ngày nay đã quá phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc, với gần hai ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ chủ yếu đầu tư vào chứng khoán Mỹ, hiểu rằng họ không thể đơn phương rút số tiền đó ra vì tác hại với bản thân Trung Quốc không thể lường hết được. Mỹ, khi giải cứu cho AIG, phải chyấp nhận một phần tiền từ ngân sách của mình sẽ chảy vào các ngân hàng châu Âu, nhưng đó là điều phải làm vì lợi ích của chính nước Mỹ. Mặc dù hai tổ chức kinh tế tài chính quốc tế lớn nhất là World Bank và IMF chưa có vai trò nổi bật trong cuộc khủng hoảng này, nhu cầu về một quyền lực quốc tế đủ mạnh để trợ giúp các nước bị khủng hoảng và phối hợp hành động quốc tế đã được nhấn mạnh. Ý tưởng về một hệ thống Bretton Woods thứ hai đã được nhiều người đề xuất, ít nhất là tăng cường sức mạnh cho IMF và khôi phục lại vị thế của đồng SDR. Ngay cả OECD, G8, G20 cũng sẽ có nhiều vai trò hơn trong việc phối hợp quốc tế và san sẻ nguồn lực. 3.2. Bài học đối với thế giới: Bài học rút ra: Khi kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm, thì sự đảo chiều là tất yếu và gây ra hậu quả nặng nề. Toàn cầu hóa thương mại và tài chính đã liên kết các quốc gia ở mức độ cao hơn nhiều so với mười năm trước. Mọi cuộc khủng hoảng tác động đến một nước, hoặc một nhóm nước này cũng tác động đến một nước, hoặc một nhóm nước này khác. Cần chuẩn bị tốt hơn: Xuất phát từ quan điểm mọi quốc gia, mọi nền kinh tế đều "bình đẳng" trước khủng hoảng, Edwin Truman không nhất trí với đánh giá rằng, các nước đang phát triển là nạn nhân và chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng hiện nay, xuất phát từ nước giàu, chứ không phải do chính sách kinh tế - tài chính của những nước này. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị tốt hơn và có khả năng đối phó các cú sốc từ bên ngoài thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách trong nước, thì các nước có thể vững vàng đối phó khủng hoảng. Cần xây dựng khuôn khổ chính sách tài chính - tiền tệ lành mạnh: Edwin Truman không đồng ý với nhận định rằng các quốc gia cần chuẩn bị về mặt tài chính để tự bảo hiểm trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Việc các chính phủ cất giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn không có lợi cho sự vận hành của hệ thống tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Việc này chỉ giúp hạn chế, chứ không bảo đảm để một quốc gia có thể đứng vững trong khủn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính toàn cầu và bài học rút ra đối với Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan