Đề tài Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành

DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2

15 nước EU rơi vào suy thoái 2

Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái 3

OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái 4

Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ nặng 5

Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa 6

Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái 8

Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc 9

Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga 10

Fed dự báo bi quan về kinh tế Mỹ cuối 2008 - đầu 2009 12

Standard &Poor’s: Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 2008 13

Dân Mỹ thi nhau xin phá sản 14

Tháng 10/2008: Số công ty Hàn Quốc phá sản cao nhất trong 3 năm 15

Anh: Lạm phát giảm mạnh, nguy cơ thiểu phát cận kề 16

Các ngân hàng ở châu Á bắt đầu bất ổn trước nguy cơ đang lớn dần 16

G20 thất bại trong việc tìm giải pháp chung cho suy thoái 18

Khủng hoảng tài chính: các nước mới nổi chịu hiểm nguy nhiều hơn Mỹ 19

IMF: Tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ giảm mạnh 20

Dự kiến GDP quí IV/2008 của Trung Quốc sẽ giảm còn 8,2% 20

Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua 21

Thị trường ôtô châu Âu rơi vào khủng hoảng 22

Các ngân hàng Nhật thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng 22

Mỹ: Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô sẽ làm đổ vỡ nền kinh tế 23

Nhật: Ngành sản xuất ô tô gặp khó khăn tác động tới cả nền kinh tế 24

IMF dự báo phát triển kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2009 25

Hồng Công: Thị trường bất động sản sa sút nặng nề 25

10 tháng đầu năm: Chứng khoán toàn cầu mất hơn 16.000 tỷ USD 26

Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 17 bị đóng cửa trong năm 2008 26

TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM 28

Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng 28

Thủ tướng: Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009 29

Đề nghị lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7 30

TPHCM: Tăng trưởng GDP năm 2009 sẽ thấp hơn 2008 31

Xuất khẩu gặp khó do khủng hoảng tài chính thế giới 32

Tháng 11/2008: xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm 34

11 tháng 2008: Nhập siêu lên mức 16,9 tỷ USD khi xuất khẩu giảm tốc 35

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản 36

Mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15% 38

NHNN: thời suy thoái, ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định 38

Dự báo diễn biến tiền tệ từ nay đến cuối năm 41

Dự báo CPI cả năm 2008 không vượt quá 24% 44

Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát 45

Standard & Poor’s: Việt Nam có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm 46

Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định song vẫn tồn tại thách thức 48

Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại 49

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% 50

TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH CỤ THỂ 51

Tiền gửi ngân hàng có khuynh hướng giảm 51

Tín dụng khó giải ngân 52

Tổng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng khoảng 35.000 tỷ đồng 54

Cổ phiếu ngân hàng vẫn khó thu hút nhà đầu tư trong ngắn hạn 56

Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 2009 57

Ngành thép VN đối mặt với những khó khăn khó lường 59

Xuất khẩu nông sản: khó khăn chồng chất trong năm 2009 60

Năm 2009, dự báo xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động 62

Tồn kho phân bón gần nửa triệu tấn 64

Xuất khẩu gặp khó khăn, DN thủy sản tăng cường cạnh tranh tại sân nhà 64

Từ năm 2009 sẽ không còn khan hiếm ximăng 66

Bất động sản giảm 40 - 60%, khách hàng vẫn lo mua hớ! 66

Sức cầu yếu "nhấn chìm" thị trường nhà đất 67

Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa thua lỗ 68

Dự báo chưa chuẩn, doanh nghiệp thép lao đao 69

Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ 71

Quý IV, ngành thép vẫn gặp khó 72

Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá 73

Xuất khẩu đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế 75

Petro Vietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí 77

Dự báo giá bất động sản còn giảm 77

Thị trường xi măng: Báo động sụt giảm tiêu thụ 78

Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn 79

Xuất khẩu nông sản lùi dần về mức năm ngoái 81

Ngành gỗ đối mặt khó khăn 82

Công nghiệp dệt may gặp khó khăn bởi suy thóai kinh tế toàn cầu 83

Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ 85

Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ 86

80% nhà máy điều đóng cửa vì thiếu nguyên liệu 87

 

 

doc146 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình như vậy, người viết xin dự báo một số hệ quả sau có thể xảy ra đối với diễn biến tiền tệ từ nay về cuối năm: - Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Lãi suất huy động dự báo hạ xuống còn khoảng 10% vào thời điểm cuối năm. - Các hoạt động tín dụng sẽ được chủ động nới lỏng trở lại. Dự báo đến quý 1/2009 các kênh cho vay vốn sẽ được “khơi thông” mạnh mẽ hơn với mặt bằng lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng đạt trung bình 3%-5% tháng. - Nới lỏng tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ giá theo xu hướng tăng USD/VND. Tuy nhiên có thể tỷ giá cũng sẽ được chủ động điều chỉnh để phù hợp với tình hình. Dự báo tỷ giá có thể dao động trong mức 17.000-17.500 vào cuối năm. Mặc dù xu thế xác định được xu thế nới lỏng tín dụng, song nới lỏng như thế nào đang là bài toán khó ngay cả khi ngân hàng đang chủ động nguồn vốn. Theo trần dự kiến tăng trưởng tín dụng 30% trong năm nay, “room” còn lại khá nhiều. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn cho vay. Có hai nguyên nhân cơ bản, đó là do độ tín nhiệm của doanh nghiệp thấp và xu thế sụt giảm sức cầu tín dụng của nền kinh tế. Một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn trước đây là các dự án đầu tư công. Với xu thế giảm phát, Chính phủ có lẽ sẽ phải là đầu tầu trong việc thúc đẩy trở lại nhu cầu tiêu dùng. Các dự án bị cắt giảm trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ có thể sẽ là được đánh giá lại tính hiệu quả và tiếp thục thực hiện các dự án cần thiết để thúc đẩy tổng cầu. Như vậy chúng ta có thể mong chờ một “cú hích” đến từ Chính phủ trong việc sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn chính sách tài khóa. Vai trò của đầu tư công trong giai đoạn tới rất quan trọng, không chỉ là phục vụ tạo ra các sản phẩm của việc đầu tư đó, mà còn thực hiện nhiệm vụ tạo thị trường và sức cầu cho các ngành khác (chẳng hạn khu vực đầu tư công là nguồn tiêu thụ sắt thép khổng lồ cho các doanh nghiệp thép). Bằng việc nới lỏng tín dụng, các dự án đầu tư công cũng sẽ được cung cấp vốn với chi phí thấp hơn. Chính phủ cũng cần tạo điều kiện khuyến khích thêm các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công này với mục đích thúc đẩy tổng cầu. Đối với khối xuất nhập khẩu, trước viễn cảnh xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, và dự kiến tăng trưởng kim ngạch dự kiến khó vượt qua 10% trong năm 2009, nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm. Thị trường sụt giảm và sức cầu thế giới giảm sẽ là yếu tố khó khăn đối với tăng trưởng sản xuất và nhu cầu tín dụng đối với đối tượng này. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ đối diện với tình trạng tương tự khi hơn 80% giá trị hàng hóa nhập khẩu là dành cho sản xuất và xuất khẩu. Xuất khẩu giảm sẽ kéo nhập khẩu giảm theo. Nhập khẩu tiêu dùng có thể tăng song hiện chỉ chiếm hơn 10% giá trị nhập khẩu. Đối với lĩnh vực xây dựng bất động sản, tăng trưởng tín dụng sẽ khó khăn do 2 nguyên nhân: giải quyết vấn đề nợ xấu trong quý 4 đối với các khoản vay bất động sản trước đây và thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái. Hiện nay gần như ngân hàng vẫn nói “không” với cho vay bất động sản. Bất động sản đã từng là đối tượng tạo tăng trưởng tín dụng chủ lực của ngân hàng trong năm 2007. Rõ ràng ngân hàng đã mất đi một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn. Người viết cho rằng bản thân ngành xây dựng bất động sản và cho vay bất động sản sẽ khó có thể triển khai ít nhất đến hết quý 1/2009. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2008 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp do thắt chặt tiền tệ. Tình thế có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới, khi chính sách tiền tệ chuyển sang dần nới lỏng. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo điều kiện hơn trong tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng sức sản xuất trong nước là điều có thể được dự đoán trước. Tiêu dùng cá nhân có thể được các ngân hàng đẩy mạnh hơn trong thời gian tới để kích thích tiêu dùng. Đây là nhóm khá dễ trong việc thúc đẩy dư nợ tín dụng nhất vì vấn đề lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu vốn. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới các ngân hàng sẽ chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm bán lẻ. Trong khi chưa tìm được đầu ra khi lãi suất vẫn còn cao, rất nhiều ngân hàng trong thời gian qua đã dùng nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu. Chỉ tính riêng trong tháng 10, khối nước ngoài đã bán ròng gần 1 tỷ USD, chủ yếu là trái phiếu, và đối tượng mua chủ yếu là các ngân hàng thương mại do dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu thực sự lãi suất giảm nhanh trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, một rủi ro có thể xuất hiện là một số ngân hàng sẽ có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trái phiếu khiến việc đầu tư trái phiếu mang tính đầu cơ cao. Về dài hạn, ngành kinh doanh chính của ngân hàng sẽ vẫn là tìm cách tăng trưởng tín dụng. Áp lực giải ngân vốn và bài toán tìm lợi nhuận sẽ buộc các ngân hàng phải tìm thị trường giải ngân cho mình. Nếu còn tiếp tục khó khăn, các ngân hàng sẽ buộc phải giảm nhu cầu huy động vốn. Người viết cho rằng trước khi bài toán tăng trưởng tín dụng được giải, trước mắt mặt bằng lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Diễn biến tỷ giá sau một thời gian ổn định đang có xu hướng tăng lên mặt bằng mới trước những động thái nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Quyết định mới đây của Ngân hàng Nhà nước trong việc nâng biên độ từ giá từ +/-2% lên +/-3% đã phần nào cho thấy xu thế tăng tỷ giá được khẳng định. Hiện nay tỷ giá được giao dịch dao động ở mức xung quanh 17.000 VND/USD. Xu thế tăng này đến từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Kích thích xuất khẩu chống giảm phát: Lạm phát giảm và tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Dự báo về việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn và nguy cơ giảm phát kinh tế thế giới trong thời gian tới là nguyên nhân chính để chính sách tỷ giá có những bước đi thích hợp. - VND đã lên giá nhiều so với các đồng tiền khác: VND neo vào USD với một tỷ giá khá ổn định trong thời gian qua, trong khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều này dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này, làm tăng khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam. - Xu thế cung cầu ngoại tệ: Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung cầu ngoại tệ đang dần nghiêng về phía cầu. Trong thời gian cuối năm nhu cầu nhập khẩu có thể tăng trở lại. Nhập siêu trong 3 tháng gần nhất vãn ở mức dưới 1 tỷ USD nhưng doanh thu xuất khẩu đang sụt giảm ngay trong quý 4 đang gây nên những lo ngại tiềm ẩn về sự biến động của tỷ giá nếu không có những điều chỉnh kịp thời đón trước. Trước tình hình như vậy, người viết cho rằng tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng nhẹ, nhiều khả năng dao động xung quanh mức 17.000 - 17.500 VND/USD. Ngoài ra, cũng không nên lo ngại về sức khỏe của đồng VND. Mặc dù nhập siêu đang có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm do xuất khẩu đang gặp khó khăn, song nhập khẩu có lẽ cũng sẽ không quá đột biến do sức cầu đã giảm mạnh, cả về đầu tư lẫn tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối nhiều khả năng sẽ không có đột biến bất thường.(Nguồn: TBKT, 17/11) Dự báo CPI cả năm 2008 không vượt quá 24% Tại hội nghị cuối tháng 10, khi bàn về tình hình chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và xu hướng cả năm, Tổ điều hành đã nhận định những nhóm hàng vật tư chiến lược, nhóm hàng tiêu dùng đều trong xu hướng giảm giá do tác động của thị trường thế giới và do độ tiêu hóa của việc chúng ta thực hiện tốt giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Căn cứ vào tình hình thực tế đang diễn ra, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, CPI của năm 2008 không thể vượt quá 24% và năm 2009 sẽ chỉ ở mức từ 10 - 12%. Diễn biến bất thường trong một tuần vừa qua, do tác động mưa lũ ở các tỉnh phía bắc đã làm cho giá cả các mặt hàng rau - hoa quả thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của người dân biến động mạnh; nhưng đó chỉ là cục bộ về mặt không gian và thời gian tại một số địa phương. Sự đột biến này tuy có ảnh hưởng tới xu hướng giảm CPI ở cục bộ một số vùng, nhưng sẽ không ảnh hưởng tới CPI chung của cả nước. Do đó, tháng 11/2008 CPI sẽ không tăng so với tháng 10. Trong tầm nhìn từ nay cho đến Tết Nguyên đán và cả quý I và quý II của năm 2009, CPI vẫn giữ tốc độ tăng, nhưng mức độ tăng sẽ là rất thấp. Cũng theo ông Hoàng Thọ Xuân, đến lúc này các cơ quan quản lý nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp sản xuất phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu để kích thích sức mua của thị trường. Và điểm mấu chốt mà các nhà chiến lược thị trường đang hướng tới là phải kích thích tăng sức mua hàng hoá của người tiêu dùng trong những ngày Tết Nguyên đán sắp tới. Đó sẽ là vấn đề trọng tâm của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay. Theo ông Hoàng Thọ Xuân, tác động khủng hoảng tài chính thế giới là vấn đề chung và phải kiềm chế. Nhưng nếu sản xuất ra mà không tiêu thụ được hàng hoá thì đó là vấn đề rất đáng quan ngại. Do đó, không nên thấy CPI giảm mà coi đó là điều đáng mừng; bởi xã hội giảm tiêu dùng, thì đấy là dấu hiệu nguy hiểm của nền kinh tế Thiệt hại về cây vụ đông, rau quả và thực phẩm ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc do bị mưa lũ là thực tế. Để đối phó với tình huống này, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nông nghiệp Hà Nội để đưa ra các giải pháp khắc phục. Được biết, phải tối thiểu 20 ngày nữa, Hà Nội và các địa phương bị thiên tai mới có thể tự túc được nguồn rau xanh. Để có nguồn thực phẩm, rau quả... Bộ Công Thương đã điều động nguồn cung từ các vùng khác, kể cả các giải pháp cho nhập khẩu những mặt hàng này để phục vụ nhu cầu người dân. Cũng theo ông Hoàng Thọ Xuân, Bộ Công Thương đã có công điện yêu cầu các địa phương chỉ đạo: "Nếu Hà Nội có nhu cầu, các tỉnh phải chi viện". Bộ cũng đã lựa chọn các doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ cung ứng hàng, có các phương án với Bộ Giao thông Vận tải để cung ứng hàng từ miền Trung đưa ra cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng. Để có đủ nguồn hàng thực phẩm, rau quả cho dịp Tết Nguyên đán, ngay trong tuần này Bộ Công Thương đã có chương trình làm việc với UBND TP.Hà Nội. Được biết, Hà Nội đã được chỉ đạo dành 160 tỷ đồng, TPHCM là 500 tỷ đồng cho việc chuẩn bị nguồn hàng cung cấp cho dịp Tết Nguyên đán, trong đó chủ yếu là việc tạo nguồn cung cấp rau xanh, củ quả, thịt, mì, gạo... Chương trình làm việc sẽ tập trung vào việc các địa phương đã thực hiện thế nào chủ trương chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết, cần hỗ trợ gì để đảm bảo kế hoạch hàng tết... Cũng trong thời gian này, ngoài việc hỗ trợ Hà Nội và các địa phương tạo nguồn cung cấp rau quả, thực phẩm... Bộ Công Thương đang rà soát lại quan hệ cung - cầu để cân đối lại nguồn hàng từ các tập đoàn, TCty lớn, hiệp hội... nhằm đáp ứng đủ nguồn hàng để kích thích thị trường trong những tháng sắp tới. Theo ông Hoàng Thọ Xuân, bên cạnh việc rà soát lại để cân đối tổng cung - tổng cầu có còn đúng như kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ cùng UBND các tỉnh sẽ tập trung đôn đốc kế hoạch sản xuất ở các DN - nhất là ở các địa phương vừa chịu tác động mưa lũ - để đảm bảo nguồn cung hàng hoá nhằm hạn chế thấp nhất khả năng thiếu hàng hoá, rau quả lương thực... trong dịp lễ, tết cuối năm và Tết Nguyên đán, từ đó có kế hoạch chủ động để có thể điều tiết, chi viện từ những nơi khác đến, nhằm duy trì và điều tiết được giá cả thị trường ở mức độ hợp lý tại các thị trường trọng điểm như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng...(Nguồn: LĐ, 11/11) Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát Bộ KH-ĐT vừa hoàn thiện báo cáo "Đánh giá giữa kỳ về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010". Theo đánh giá, năm 2009, kinh tế sẽ đi vào ổn định và năm 2010 sẽ tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trong tất cả mọi dự đoán phát triển kinh tế, lạm phát luôn là yếu tố được cảnh báo đầu tiên và nỗi lo thường trực cho mọi kịch bản phát triển. Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó. Số liệu thống kê của Bộ KH-ĐT cho thấy, trong hai năm 2006 - 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao hơn, năm 2006 tăng 8,23%, năm 2007 là 8,4%. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước nên mức tăng trưởng chậm lại và dự đoán cả năm chỉ ở mức ở mức 6,5 – 7%. Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm 2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả giai đoạn. Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008. Trong một số ngành cụ thể nhất là công nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự kiến chỉ ở mức 16,2% và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6%. Đáng chú ý, giá trị gia tăng trong ngành xây dựng còn bị giảm nên giá trị gia tăng chung của công nghiệp và xây dựng cả năm 2008 chỉ ở mức 7,3 – 7,5%. Đây được đánh giá là mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua. Theo nhận định của Bộ KH-ĐT, năm 2009, Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu những khó khăn từ khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu. Điều này khiến cho kinh tế toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư... Trong nước, nền kinh tế sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm 2008, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, các DN khó khăn do lạm phát, hoạt động tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro … sẽ ảnh hưởng rất bất lợi đến việc duy trì tăng trường kinh tế cao cho năm 2009 và năm tiếp theo trong kế hoạch 2006 – 2010. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2009 và cả phần nào 2010 kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Xu hướng hy vọng nhất là kinh tế sẽ ổn định trong 2009 và 2010 sẽ lấy lại được đà phát triển Vì thế, nhiều chuyên gia dự đoán, tăng trưởng kinh tế 2009 có thể chỉ dừng lại ở mức 6,5% và cố gắng đạt 7,4 - 8% vào 2010. Trong định hướng phát triển cho 2 năm 2009 - 2010, lạm phát vẫn là yếu tố đầu tiên được tính đến. Vì thế, các chuyên gia đã đề xuất, Việt Nam vẫn tiếp tục ưu tiên kiếm chế lạm phát theo hướng giảm dần, đến 2010 đưa lạm phát xuống 1 con số, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trường kinh tế ở mức hợp lý. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 2009 - 2010 được kỳ vọng là trên 7%.(Nguồn: VNN, 14/11) Standard & Poor’s: Việt Nam có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) cho rằng, Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam là ba nước châu Á đang có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và các dòng vốn cạn dần. Bà Elena Okorotchenko, người đứng đầu bộ phận xếp hạng tín nhiệm quốc gia khu vực châu Á của S&P nhận định: “Pakistan là quốc gia có khả năng bị đánh tụt hạng cao nhất, tiếp đó là Sri Lanka và Việt Nam”. Chuyên gia này cho biết thêm, Pakistan đang phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng từ bên ngoài, cộng với các áp lực tài khóa, tiền tệ, tăng trưởng và chính trị. S&P thực hiện đánh giá tín nhiệm một nước trên cơ sở 5 góc độ này, và ở cả 5 góc độ, Pakistan đều bị cho điểm âm. Ngày 6/10 vừa qua, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Pakistan về mức CCC+, thấp hơn hạng đầu tư tới 7 mức, do có khả năng nước này sẽ không thể trả nổi khoản nợ lên tới 3 tỷ USD đến hạn vào năm tới. Tháng trước, Pakistan đã phải vay tiền khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tụt từ mức 14,2 tỷ USD cách đây 1 năm xuống còn có 3,71 tỷ USD. Đối với Sri Lanka, S&P cho rằng, những khó khăn về nguồn vốn đang là mối đe dọa lớn nhất do nợ ngắn hạn của nước này đang tăng cao, trong khi những nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách có vẻ như đang đi sai hướng. Xếp hạng nợ ngoại tệ dài hạn mà S&P dành cho Sri Lanka hiện đang là B+, với triển vọng là “tiêu cực”. Về phần Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm nợ ngoại tệ dài hạn hiện vẫn ở mức BB, mặc dù đầu tháng 5 vừa qua, S&P đã hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức “tiêu cực” với lý do kinh tế Việt Nam tăng trưởng quá nóng. Theo nhận định của bà Okorotchenko, những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc “hạ nhiệt” nền kinh tế dường như đã phát huy tác dụng, bằng chứng là sự giảm xuống của tốc độ lạm phát và thâm hụt cán cân vãng lai. Bà Okorotchenko cho biết, vấn đề mà S&P lo ngại nhất đối với Việt Nam là ngành ngân hàng. “Mối lo lớn nhất của chúng tôi bây giờ là ngành ngân hàng của Việt Nam, lĩnh vực trước đây đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển quá nóng. Hiện các ngân hàng ở Việt Nam đang nắm giữ những khoản vay cấp vào thời điểm lãi suất thấp. Hoạt động cho vay hiện đã giảm mạnh và vấn đề đặt ra là liệu thực tế này sẽ ảnh hưởng thế nào tới các ngân hàng, nhất là những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ”. Bà cũng cho biết, S&P khó có thể xác định rõ về những vấn đề trong ngành ngân hàng Việt Nam do “mức độ minh bạch thấp”. “Chúng tôi lo ngại về tình trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và mức độ minh bạch ở đây quá thấp đến nỗi không ai biết tình hình xấu tới mức nào. Rất khó để có được thông tin đáng tin cậy về tình trạng của hệ thống ngân hàng của Việt Nam”, bà nói. Tuy nhiên, bà cho rằng, ít có khả năng Việt Nam phải nhờ tới sự trợ giúp của IMF do Việt Nam không vay nợ nhiều. Ngoài Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam, S&P hiện còn theo dõi sát sao các nước châu Á khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Mặc dù triển vọng tín nhiệm của các nước này vẫn là “ổn định” nhưng các nước này đang phải đối mặt với hoặc khó khăn về nguồn vốn, hoặc chính trị, hoặc cả hai. Đối với Hàn Quốc, một hãng xếp hạng tín nhiệm lớn khác là Fitch Ratings vừa hạ triển vọng tín nhiệm của nước này từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực” do dự trữ ngoại hối nước này đang sụt giảm mạnh. Fitch cũng đánh tụt triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Malaysia từ “tích cực” xuống “ổn định”. Các nền kinh tế mà S&P xếp vào nhóm “ít phải lo” nhất ở châu Á là Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Campuchia và Mông Cổ. Bà Okorotchenko cho biết: “Các nước này có mức xếp hạng tín nhiệm khác nhau, nhưng triển vọng của họ rất ổn định”. Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ sau thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930 đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi các thị trường châu Á đang nổi lên, do những khoản đầu tư rủi ro đang trở nên kém hấp dẫn. Sự rút lui này khiến các nước châu Á gặp khó khăn lớn trong việc có đủ ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu, đồng thời, dự trữ ngoại hối của các nước này cũng giảm mạnh theo. Bà Okorotchenko nhận xét, không một quốc gia nào ở châu Á có thể thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng. “So với ở cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm, châu Á hiện đã ở một trạng thái vững mạnh hơn nhiều. Nhưng ngay cả ở các nước có những yếu tố kinh tế cơ bản vững mạnh thì các nhà đầu tư vẫn rút vốn, vì các nhà đầu tư hiện chẳng quan tâm đến những yếu tố này”.(Nguồn: TBKT, 12/11) Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định song vẫn tồn tại thách thức Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam và dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam cho tới năm 2017. Theo đánh giá của BMI, một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu có trụ sở tại London, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định do đã thoát ra khỏi bờ vực khủng hoảng cán cân thanh toán, nhưng những thách thức cơ bản vẫn còn tồn tại. BMI nhận xét điểm mạnh của Việt Nam hiện nay là Chính phủ vẫn cam kết công cuộc cải tổ theo định hướng thị trường với mục tiêu tăng gấp đôi GDP (của năm 2000) vào năm 2010. Tuy nhiên, BMI cho rằng sẽ có 3 nguy cơ lớn đối với Việt Nam từ nay cho tới năm 2017, đó là lạm phát, cơ sở hạ tầng và giáo dục-đào tạo. BMI dự đoán lạm phát, đạt đỉnh điểm là 30% (tính theo năm) vào tháng 9, sẽ giảm từ từ trong quý IV/2008 và tiếp tục giảm trong năm 2009. Theo BMI, các bài học trong năm 2008 sẽ giúp Chính phủ Việt Nam cân bằng tốt hơn các mục tiêu chính sách kinh tế và vì thế có thể mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô ngày càng lớn. BMI cũng dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,5% trong năm 2008, nhưng sẽ tăng lên 7% trong năm 2009 và 8,5% trong năm 2010. Về dài hạn, BMI cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 8% trong giai đoạn 2013-17. Báo cáo của BMI nhận xét kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2009. BMI dự báo “sẽ có một sự bùng nổ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài khi các điều kiện kinh tế ổn định và sẽ tạo ra một động lực cho tăng trưởng trong năm 2010 và 2011”. Theo BMI, sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước là hết sức rõ ràng - đó là dân số trẻ và trong độ tuổi lao động lớn, làm việc chăm chỉ và chi phí lao động thấp. Trên cơ sở đó, BMI cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 10 năm tới. Ngành sản xuất hiện nay đóng góp 25% vào GDP và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 34% vào năm 2013 và 40% vào năm 2017. BMI dự đoán tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ổn định xung quanh mức 15% hàng năm trong giai đoạn 2013-17, trong khi nhập khẩu có thể giảm xuống còn khoảng 10%/năm sau năm 2010 khi đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tăng. BMI cho rằng thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ giảm dần sau năm 2011 và Việt Nam sẽ đạt thặng dư thương mại vào những năm 2016-17.(Nguồn: TTX, 24/10) Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại Tiêu thụ trong nước bao gồm đầu tư và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Cả hai chỉ tiêu này đã tăng chậm lại trong những tháng qua. Về vốn đầu tư, chỉ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tăng cao, còn các nguồn vốn trong nước tăng chậm, thậm chí có nguồn còn bị giảm. Báo cáo 9 tháng của Tổng cục Thống kê cho biết, nguồn vốn khu vực nhà nước 9 tháng chỉ tăng 8%; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 10 tháng còn đạt thấp so với kế hoạch năm (vốn Trung ương đạt 72,9%, trong đó Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng còn đạt thấp hơn; vốn địa phương đạt 79,2%). Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước 9 tháng giảm 9,6% so với cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho GDP do ngành xây dựng 9 tháng năm nay bị giảm 0,33% so với cùng kỳ năm trước (trong khi cùng kỳ năm trước tăng 10,14%). Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đã giảm so với năm trước (năm trước lên đến 45,6%, 9 tháng này chỉ còn 41,6%). Nguyên nhân làm cho tỷ lệ vốn đầu tư bị sút giảm chủ yếu do giá vật liệu xây dựng tăng cao, chi phí vận tải tăng cao, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó khăn do lãi suất cao, ngân hàng thắt chặt cho vay; gần đây lãi suất cho vay của ngân hàng giảm nhưng vẫn còn cao, ngân hàng thương mại vẫn chưa dám mạnh tay mở rộng đối tượng và tăng lượng vốn cho vay, nhiều nhà đầu tư lại có tâm lý chờ lãi suất giảm xuống nữa mới vay. Nhiều nhà sản xuất kinh doanh cũng trong tâm lý chờ đợi và còn e ngại sản xuất sản phẩm xong sẽ tiêu thụ ra sao? Nếu xuất khẩu gặp khó khăn cả về lượng, cả về giá, cả về thị trường; nếu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chậm lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng chủ yếu do tăng giá (bình quân 10 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 23,15%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá trên thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ còn tăng 6,1% (trong khi tháng 1 tăng 11,7%, 2 tháng tăng 14,7%, 3 tháng tăng 11,0%, 4 tháng tăng 10,1%, 5 tháng tăng 8,9%, 6 tháng tăng 8,0%, 7 tháng tăng 6,6%, 8 tháng tăng 6,4%, 9 tháng tăng 6,0%). Có nghĩa là tốc độ tăng đã giảm qua các tháng và chỉ còn bằng dưới một nửa so với tốc độ tăng của các thời gian trước. Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại trong thời gian qua đã có tác dụng tích cực trong việc chặn lại sự tăng lên của giá cả, chặn lạm phát cao, góp phần làm cho giá tiêu dùng tăng chậm lại từ tháng 7 và giảm nhẹ trong tháng 10 (tháng 10 giảm ở cả hai nhóm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,42%, trong đó riêng lương thực giảm 1,91%; nhóm ngoài hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,02%, trong đó nhóm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,08%; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện giảm 0,94%). Chính sự giảm xuống ở cả hai nhóm này vào tháng 10, trong điều kiện giá nhiều loại hàng mà VN xuất nhập khẩu đều giảm giá mạnh so với thời gian trước đã làm xuất hiện cảnh báo về thiểu phát, "nhập khẩu thiểu phát" và quan trọng hơn là tâm lý chờ đợi trong việc vay vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, tạo nên nguy cơ trì trệ, suy thoái. Nhiều người nói rằng còn quá sớm để nói đến thiểu phát, nhưng việc cảnh báo sớm trong điều kiện biến chuyển nhanh là rất cần thiết, cũng giống như cuối năm 2007 đâu đã có nhiều người nói là đầu năm 2008 lạm phát cao, là giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế?(Nguồn: TN, 31/10) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 của cả nước tiếp tục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành.doc
Tài liệu liên quan