Đề tài Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Về tăng trưởng theo ngành, nhu cầu ảm đạm của toàn cầu đã dẫn đến sự giảm sút giá trị gia tăng của công nghiệp VN. Sau mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2008, giá trị công nghiệp tăng trưởng chỉ đạt 1,5% trong quý đầu năm 2009, nhưng dần được cải thiện và đạt mức 5,5% vào cuối năm. Tương tự, sản xuất công nghiệp trì trệ vào đầu năm 2009 nhưng đã tăng đều và đạt 7,6% cho cả năm. Tuy nhiên, gia tăng chủ yếu là nhờ sản lượng dầu thô, điều này chỉ ra rằng nhiều ngành công nghiệp phi dầu lửa không tăng trưởng hoặc thậm chí còn suy giảm so với năm trước.

- Ngành nông nghiệp cũng bị tác động bởi suy giảm kinh tế toàn cầu. Cú sốc giá quốc tế trước đó đối với thực phẩm và nhiên liệu đã gây ra những hậu quả cả tiêu cực lẫn tích cực. Giá gạo và cao su tăng trong năm 2008 đã kích thích sản xuất nông nghiệp trong các ngành hàng này; tuy nhiên giá phân bón và giá thức ăn gia súc tăng đã gây ra những khó khăn cho người nông dân. Nhưng sau đó giá các loại thực phẩm và lương thực giảm trong năm 2009 đã ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, chỉ đạt 1,8% cho cả năm. Thí dụ, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2009, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người vay phải trả lãi suất cao hơn từ 1 đến 2%. Ngoài ra việc cho vay dưới chuẩn còn thể hiện ở mức cho vay cao tới 85% giá trị bất động sản thế chấp, người mua chỉ cần đóng góp 15%. Nghĩa là người dân chỉ cần có 150.000 USD là có thể được vay 850.000 USD để mua căn nhà 1 triệu USD. Nhiều công ty cho vay thế chấp hoặc ngân hàng còn cạnh tranh thu hút khách hàng bằng các gói tín dụng hấp dẫn khác. Đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ bất động sản vì khi thị trường bất động sản đang lên, chỉ cần có một ít tiền là có thể đặt cọc mua nhà, vài tháng sau giá nhà lên bán lấy lãi. Ngoài ra, việc cho vay dễ dãi “dưới chuẩn” còn do tiền cho vay được thu về thông qua “chứng khoán hóa”, thông qua phát hành “trái phiếu tái thế chấp” bất động sản thế chấp. Dưới hình thức này người cho vay và người vay không biết nhau, ngân hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho công ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên thị trường là xong. Ví dụ Ngân hàng Northen Rock có cơ cấu vốn 25% vốn từ khoản gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng, 50% từ việc chứng khoán hóa. Đây là khuyết tật nghiêm trọng của việc chứng khoán hóa bất động sản thế chấp nhưng thiếu kiểm soát. 3.3. Bong bóng thị trường nhà ở: Nguyên nhân thứ ba là giá BĐS tại Mỹ tăng liên tục đã lôi kéo các nhà đầu tư và cả người dân đổ xô vào kinh doanh bất động sản làm cung vượt quá cầu. Việc cho vay dễ dãi tạo điều kiện cho đông đảo các nhà đầu tư tham gia đầu cơ BĐS, tạo cầu ảo đẩy “bong bóng” BĐS lên cao. Thị trường BĐS Mỹ tăng liên tục trong vòng nhiều năm qua. Theo thống kê của Cơ quan Tài chính nhà ở Liên bang (OFHEO) thì nếu Chỉ số giá nhà ở (HPI) trung bình của toàn Liên bang năm 1980 là 100 điểm, thì tới năm 1998 Chỉ số giá nhà ở là 206 điểm và tới Quý 4/2007 là 387 điểm, cá biệt có những Bang như New England là 613 điểm. Cũng theo thống kê của cơ quan này thì giá nhà ở Quý I/2005 tăng 12,5% so với Quý I/2004, trong khi đó giá các loại hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,1% cùng thời kỳ. Chính giá nhà ở tăng liên tục đã thúc đẩy người dân đổ xô vào mua bán bất động sản, làm cho cung cầu mất cân đối, cung vượt xa cầu. Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Mỹ thì từ năm 1997đến năm 2007, bình quân mỗi năm ở Mỹ xây dựng thêm 1.233.000 ngôi nhà ở. Nếu bình quân mỗi ngôi nhà có diện tích khoảng 150 m2 sàn thì hàng năm nước Mỹ xây dựng được gần 200 triệu m2 nhà ở. Riêng năm 2007 có tới 17.958.000 ngôi nhà bỏ không, trong đó có đến 13.276.000 ngôi nhà bỏ không suốt năm. Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở. 4. Ảnh hưởng của khủng hoảng thị trường thứ cấp tại Mỹ: 4.1. Tích cực: - Thị trường tín dụng thứ cấp trong một giai đoạn nhất định cũng đã mang lại những ích lợi và tư bản khổng lồ cho các cá nhân, tổ chức. Cụ thể: - Cuộc khủng hoảng đã giải quyết bài toán thừa vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi chính sách tiền tệ mở đã giúp gia tăng nguồn vốn tín dụng thì nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp lại giảm. Điều này dẫn đến cung cầu vốn không cân đối, làm thừa vốn mà thị trường lại không sử dụng, buộc các tổ chức tín dụng phải trải nguồn vốn thừa sang cho vay dưới chuẩn. Đối sách này vừa làm người cho vay có được một nguồn lợi tối đa và người đi vay lại có được nhà ở, thậm chí là thu nhập từ việc bán, cho thuê nhà lại. - Làm tăng tính thanh khoản cho thị trường bất động sản. Thị trường này được liên kết mạnh với thị trường chứng khoán qua nghiệp vụ chứng khoán hóa và sự hỗ trợ lãi suất cơ bản của FED đã tạo nên sự hưng phấn và lôi kéo hàng loạt tư bản các nước tham gia để kiếm lời. Đã biến 1 gói bất động sản từ độ tin cậy thấp sang thị trường chứng khoán với độ tin cậy cao. Từ đó kích thích thị trường này hưng thịnh trong một giai đoạn nhất định trong thời gian qua. - Chính sách ưu đãi của chính phủ Mỹ cùng điều kiện tiếp cận với thị trường thứ cấp này đã mang đến cơ hội sở hữu được bất động sản như mong muốn của tầng lớp dân Mỹ có thu nhập thấp cũng như cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng dễ dàng. - Nghiệp vụ chứng khoán hóa đã trút hầu như toàn bộ gánh nặng rủi ro của tổ chức tài chính sang nhà đầu tư mua sản phẩm chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp. 4.2. Tiêu cực: - Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn 2007 – 2008 đã cho thấy cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp đã gây ra những tổn thất to lớn đối với nền kinh tế nước Mỹ, kéo theo những hệ lụy tiêu cực như chỉ số chứng khoán giảm trầm trọng, GDP sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao… Chỉ số thị trường chứng khoán từ tháng 1/2007 đến đầu tháng 1/2011 Chỉ số thị trường chứng khoán từ tháng 1/2009 đến tháng 2/2011 - Điểm các chỉ số chứng khoán Mỹ rớt liên tục suốt cuộc khủng hoảng, tình trạng đổ xô bán liên tục càng làm cho tâm lý các nhà đầu tư hoang man hơn. Các chứng khoán thuộc nhóm tài chính, ngân hàng rớt cực mạnh, thậm chí có chứng khoán rớt điểm tới 95%. - Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05 mức thấp nhất kể từ tháng 4/2007. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ chỉ số này tụt tới 20%. - Từ quý 2 năm 2009, thị trường chứng khoán mới khởi sắc trở lại và tăng đều cho tới nay. - Tình trạng đói TD đã đẩy hàng loạt ngân hàng, công ty vào chỗ phá sản. (1) - Thiếu tín dụng nhà sản xuất buộc phải thu hẹp kinh doanh, mất hoặc cắt bớt các hợp đồng nhập, mua bán từ bên ngoài, sa thải nhân công, phá sản dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tình trạng thất nghiệp tại Mỹ từ tháng 1/2009 đến tháng 2/2011 - Cuộc khủng hoảng đẩy nền kinh tế Mỹ vào thời kỳ suy thoái khi GDP âm nhiều quý liên tiếp. Year Mar Jun Sep Dec 2010 3.7 1.7 2.6 3.2 2009 -4.9 -0.7 1.6 5.0 2008 -0.7 0.6 -4.0 -6.8 2007 0.9 3.2 2.3 2.9 GDP tại Mỹ từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2011 - Không chỉ tác động đến nền kinh tế nước Mỹ, cuộc khủng hoảng còn tồn tại những rủi ro mang tính hệ thống, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. - Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại. - Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ nên chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái. Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập. - Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Giá dầu (USD/thùng) qua các năm - Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi đồng won liên tục mất giá từ đầu năm 2008. - Cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng và làm điêu đứng nhiều ngân hàng lớn tại các quốc gia ở Châu âu như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng IKB, SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức; ngân hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) và thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc hữu hóa; ngân hàng Dexia SA Pháp; ngân hàng Fortis của Bỉ; ngân hàng Glitnir Bank của Iceland; ngân hàng Roskilde Bank của Đan Mạch; tập đoàn tài chính Centro Properties của Úc.. Chính phủ các nước Châu Âu cũng phải vào cuộc để cứu vãn tình thế, tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái kinh tế. Nhiều nước đã phải tuyên bố bảo hiểm 100% tiền gửi ngân hàng của các cá nhân để bảo vệ người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt. II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP TẠI MỸ ĐẾN VIỆT NAM 1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế: 1.1. Tác động đến tốc độ tăng tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP): Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Kể từ quý ba năm 2008, giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm, trong quý bốn năm 2008, các đơn hàng xuất khẩu đối với các sản phẩm dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác đã sụt giảm và sự trì trệ trong sản xuất ngày càng hiện rõ. Trong quý một năm 2009, tác động của khủng hoảng đã trở nên rõ ràng khi GDP chỉ tăng 3,1% so với năm trước, và thấp hơn 4 phần trăm so với mức tăng trưởng bình quân của quí một của một vài năm trước. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi cũng đang xuất hiện. Chính phủ đã công bố gói kích thích bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ việc trợ cấp lãi suất, hoãn thuế đến việc giải ngân thêm vốn. Kết quả là GDP đã tăng 4,5% vào quý hai và 5,8% vào quý ba, làm cho tốc độ tăng GDP thực sự đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái tính từ tháng Một đến tháng Chín. Trong khi khu vực sản xuất vẫn còn phải đối mặt với những thách thức lớn do nhu cầu giảm sút thì ngành xây dựng lại đang dẫn đầu về tốc độ phục hồi, với giá trị thặng dư trong ngành ước đạt tới tỷ lệ tăng trưởng hai con số trong cả năm. Một yếu tố quan trọng khác góp phần làm nên quá trình phục hồi, đó là sức mua nội địa với mức tăng doanh thu bán lẻ thực tế lên 9,3% so với cùng kỳ từ tháng Một đến tháng Tám năm ngoái. Mặc dù Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng cả năm 2009 của Việt Nam sẽ là 5,5%, hoặc thấp hơn 2 phần trăm so với trung bình các năm trước, chúng ta tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp. * So sánh tương quan giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá thực tế Tổng SP trong nước - Tỷ đồng 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 1485038 1658389 Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người Nôi tệ - Nghìn đồng 5689 6117 6720 7583 8720 10185 11694 13579 17445 19278 Ngoại tệ (theo tỷ giá hối đoái bình quân) - USD 402 440 492 553 642 730 843 1052 1064 Tích luỹ tài sản - Tỷ đồng 130771 150033 177983 217434 253686 298543 358629 493300 589746 632326 Tiêu dùng cuối cùng - Tỷ đồng 321853 342607 382137 445221 511221 584793 675916 809862 1091876 1206818 Xuất khẩu hàng hoá và DV - Tỷ đồng 243049 262846 304262 363735 470216 579339(*) 717109 879461 1157178 1132687 Nhập khẩu hàng hoá và DV - Tỷ đồng 253927 273828 331946 415023 524216 614427(*) 761547 1060763 1383005 1304350 Tổng thu nhập quốc gia - Tỷ đồng 435319 474855 527056 603688 701906 822432 951456 1108752 1436955 1567553 Giá so sánh 1994 Tổng SP trong nước - Tỷ đồng 273666 292535 313247 336242 362435 393031 425373 461344 490458 516568 Tốc độ tăng tổng SP trong nước (Năm trước = 100) - % 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 Một số tỷ lệ so với GDP (Giá thực tế) - % Tích luỹ tài sản 29.61 31.17 33.22 35.44 35.47 35.58 36.81 43.13 39.71 38.13 Tài sản cố định 27.65 29.15 31.14 33.35 33.26 32.87 33.35 38.27 34.61 34.52 Tiêu dùng cuối cùng 72.87 71.18 71.33 72.58 71.47 69.68 69.38 70.81 73.53 72.77 Xuất khẩu hàng hoá và DV 55.03 54.61 56.79 59.29 65.74 69.03 73.61 76.90 77.92 68.30 Nhập khẩu hàng hoá và DV 57.5 56.89 61.96 67.65 73.29 73.21 78.17 92.75 93.13 78.65 Tổng thu nhập quốc gia 98.57 98.66 98.38 98.41 98.13 98.00 97.66 96.94 96.76 94.52 * Bảng đánh giá GDP qua các năm: 1.2. Tác động chỉ số giá tiêu dùng trong nước (CPI): Kể từ năm 2007, VN đã chủ động đối phó với các tác động của một loạt khủng hoảng bao gồm khủng hoảng về giá lương thực và nhiên liệu, khủng hoảng hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng giá lương thực xảy ra tại VN năm 2007, khiến cho lạm phát gia tăng trong quý 3 và đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục gia tăng trong năm 2008, và Chính phủ đã phải có biện pháp kiềm chế lạm phát thông qua thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu công. Phản ứng này đã có tác dụng đủ để kiểm soát tình hình lạm phát từ quí 4 năm 2008. Mặc dù giá cả đã giảm, nhưng vẫn chưa quay trở về các mức giá trước đó; chỉ số giá tiêu dùng trung bình tăng 23,1% trong năm 2008, mức trung bình hàng năm cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát được duy trì ở mức tương đối thấp nhưng lại có xu hướng tăng lên vào cuối năm 2009 và trong những tháng đầu năm 2010 (Hình 2.1). Mặc dù xu hướng gia tăng này không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn còn đó nguy cơ lạm phát cao. Trong khi các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đang phải nỗ lực kiềm chế lạm phát cao thì cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ, được châm ngòi bởi cho vay thế chấp trả dần đầy rủi ro, đã lan nhanh trên toàn thế giới vào cuối năm 2008. Kết quả là nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đã giảm sút, khiến cho sản xuất suy giảm, đình đốn và doanh nghiệp phải đóng cửa tràn lan. Hậu quả là người lao động và các hộ gia đình đã bị tác động do thất nghiệp gia tăng và thu nhập cùng với sức mua giảm sút 2. Tác động đến thị trường xuất nhập khẩu: Vào tháng 10/2008, Chính phủ đã chuyển trọng tâm từ kiềm chế lạm phát sang chống suy giảm kinh tế, tìm cách duy trì môi trường kinh tế vĩ mô và bình ổn xã hội. Do suy giảm nhu cầu từ bên ngoài, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn của VN như Mỹ và Châu Âu, các ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, mỹ nghệ và hàng tiêu dùng bị thu hẹp hoặc đình đốn. Do kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% trong tăng trưởng GDP nên đây quả thực là một đòn mạnh giáng vào kinh tế VN. Một trong những kênh chủ yếu truyền dẫn tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam là sụt giảm thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm đáng kể, nhập khẩu đã giảm 45% vào đầu năm 2009 trong khi xuất khẩu tính đến quý 2 năm 2009 đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2008 (xem Hình 2.2). Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm10% và 15%. Tuy nhiên tới tháng 01/2010 đã có bằng chứng cho thấy rằng thương mại có sự phục hồi đáng kể, với xuất khẩu tăng 28,1% và nhập khẩu tăng 86,6%. Việc suy giảm nhu cầu trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng xấu đến các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, bao gồm cả các làng nghề thủ công. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê trong nửa đầu năm 2009, xuất khẩu hàng mây tre và cói chỉ đạt 85 triệu đô la Mỹ, còn hàng xuất khẩu gốm sứ đạt 130 triệu đô la Mỹ, giảm 24 % và 26,4% tương ứng so với một năm trước đó. * Tác động đến cán cân xuất nhập khẩu: Năm 2010, Việt Nam có 6 tháng nhập siêu trên 1 tỷ USD. Mức nhập siêu lớn nhất là tháng 2 - 1,33 tỷ USD và thấp nhất là tháng 8 - 395 triệu USD. Tuy nhiên cả năm 2010, thâm hụt thương mại chỉ ước đạt 12 tỷ USD, bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn so với mức 22,5% của năm 2009. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN trong năm 2011 lần lượt đạt 78 tỷ và 92 tỷ USD. Nhập siêu sẽ ở mức 14 tỷ USD so với 12 tỷ USD năm 2010. Những con số này được Vụ Kinh tế Dịch vụ, Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra dựa trên cơ sở ước thực hiện năm 2010 và phân tích các yếu tố tác động đến thương mại quốc tế trong năm tới. Theo ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế dịch vụ, năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến khoảng 92 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2010. Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến khoảng 41,5 tỷ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 15,3% so với năm 2010. 3. Tác động đến đầu tư nước ngoài: Một tác động khác của khủng hoảng đối với môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam là đầu tư giảm sút. Trong khi tổng mức tăng trưởng đầu tư, bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, khá cao trong năm 2008, thì tình hình đã thay đổi lớn trong năm 2009 (xem Hình 2.3). Quý 1 năm 2009, tổng đầu tư chỉ tăng được 9%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giảm mạnh 32% so với năm trước. Năm 2009, tổng đầu tư tăng được 15,3% trong khi đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm gần 6%. Suy thoái kinh tế trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài là kết quả của tăng trưởng kinh tế âm tại các nước là nhà đầu tư lớn, ví dụ như Singapore, Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Tác động giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam không chỉ trong ngành công nghiệp và chế tạo mà còn làm chậm tiến độ của các dự án xây dựng và đầu tư vào bất động sản. * Một biểu hiện dễ thấy hơn từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đó là sự chênh lệch lớn của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA và kiều hối: FDI đăng ký và FDI thực hiện trong giai đoạn 2007-2008 do các công ty nước ngoài gánh chịu những tổn thất nặng nề từ cuộc khủng hoảng bắt buộc phải giảm đầu tư ra nước ngoài. Tỷ lệ thực hiện so với đăng ký trong năm 2007 là 31,52% năm 2008 tỷ lệ giảm mạnh chỉ còn 18,72 %. FDI đăng ký FDI thực hiện Mức chênh lệch giữa số vốn giải ngân và số vốn ký kết của nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2007 – 2008 cũng là cao nhất qua các năm. Lượng kiều hối về Việt Nam giảm trong năm 2009 và không tăng thêm trong năm 2010. Đây xuất phát từ khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế là ảnh hưởng đến số lượng lớn lao động xuất khẩu của Việt Nam. 4. Tác động khác: 4.1. Tác động ảnh hưởng cơ cấu tăng trưởng của các ngành: - Về tăng trưởng theo ngành, nhu cầu ảm đạm của toàn cầu đã dẫn đến sự giảm sút giá trị gia tăng của công nghiệp VN. Sau mức tăng trưởng 6,1% trong năm 2008, giá trị công nghiệp tăng trưởng chỉ đạt 1,5% trong quý đầu năm 2009, nhưng dần được cải thiện và đạt mức 5,5% vào cuối năm. Tương tự, sản xuất công nghiệp trì trệ vào đầu năm 2009 nhưng đã tăng đều và đạt 7,6% cho cả năm. Tuy nhiên, gia tăng chủ yếu là nhờ sản lượng dầu thô, điều này chỉ ra rằng nhiều ngành công nghiệp phi dầu lửa không tăng trưởng hoặc thậm chí còn suy giảm so với năm trước. - Ngành nông nghiệp cũng bị tác động bởi suy giảm kinh tế toàn cầu. Cú sốc giá quốc tế trước đó đối với thực phẩm và nhiên liệu đã gây ra những hậu quả cả tiêu cực lẫn tích cực. Giá gạo và cao su tăng trong năm 2008 đã kích thích sản xuất nông nghiệp trong các ngành hàng này; tuy nhiên giá phân bón và giá thức ăn gia súc tăng đã gây ra những khó khăn cho người nông dân. Nhưng sau đó giá các loại thực phẩm và lương thực giảm trong năm 2009 đã ảnh hưởng xấu tới tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, chỉ đạt 1,8% cho cả năm. Thí dụ, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2009, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. - Hình 2.4 cho thấy tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại và đầu tư đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do có sự giảm mạnh các hoạt động kinh tế trong quý 4 năm 2008, tốc độ tăng GDP cả năm chỉ còn 6,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm là 7,5% trong giai đoạn 2000-2008. Quý 1 năm 2009, GDP tăng trưởng chỉ đạt 3,1% so với năm 2008, sau giảm đều trong suốt năm 2009. Vào cuối năm GDP đã đạt được 5,3%. Mặc dù tăng trưởng không cao như những năm trước đây nhưng mức tăng trưởng năm 2009 là khả quan so với mức tăng trưởng ước tính của nhiều nước trong khu vực Châu Á. Sự gia tăng liên tục mức tăng trưởng trong 4 quý vừa qua, đi đôi với các xu hướng tích cực trong xuất khẩu và đầu tư là lý do để lạc quan và là dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam có vẻ như đã vượt qua những thời khắc khó khăn của khủng hoảng. - Mức độ tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng được phản ánh trong sự giảm mạnh số khách quốc tế tới VN. Con số khách quốc tế tới VN trong năm 2008 ước đạt 4,3 triệu, chỉ cao hơn năm 2007 là 0,6%, với số khách du lịch tăng 1%. Tính theo quốc gia, số khách du lịch giảm nhiều nhất là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài loan (Trung Quốc). Trong năm 2009, các con số còn giảm hơn nữa. Đến hết tháng 11 năm 2009, tổng số khách quốc tế chỉ đạt 3,4 triệu, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008, với số lượng khách du lịch thậm chí còn giảm ở mức cao hơn (-16,2%). 4.2. Tác động với thị trường lao động: - Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 24,8% và 38,2% doanh nghiệp công bố thu hẹp doanh số và doanh thu tương ứng trong năm 2008 và cuối tháng 4/2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đã giảm quy mô sản xuất, giảm thời gian làm việc và sa thải lao động. Trong năm 2008, 22,3% số doanh nghiệp được điều tra đã cắt giảm lực lượng lao động, tương tự, con số năm 2009 là 24,8% doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng cầu lao động. Trong năm 2008, 29,8% doanh nghiệp đã tăng qui mô sử dụng lao động, tương tự, con số tính đến tháng 4/2009 là 28,4% doanh nghiệp. Hơn nữa, 12,9% và 5,5% những doanh nghiệp này đã tăng trưởng hơn 20% lần lượt trong năm 2008 và 2009. - Các nguồn thông tin khác cũng cho thấy có 2 xu hướng đồng thời là cắt giảm lao động và tuyển dụng lao động mới ở Việt Nam. Do tình trạng cắt giảm lao động và thiếu nhân công diễn ra đồng thời nên 80% số người lao động bị cắt giảm việc làm đã có thể tìm được việc làm mới. Do vậy, tổng gia tăng thất nghiệp tính đến nửa đầu năm 2009 là không đáng kể. Theo các báo cáo của 41 tỉnh thành, 67 ngàn người lao động đã bị mất việc làm (trong số đó 25,5% là phụ nữ) trong năm 2008, chiếm 16,3% tổng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp. Có thêm 107 ngàn người lao động mất việc làm trong 6 tháng đầu năm 2009 (trong số đó 31% là phụ nữ), chiếm 18% tổng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, theo các báo cáo của 53 tỉnh thành. III. THỊ TRƯỜNG BĐS VIỆT NAM – THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM – NGUY CƠ, RỦI RO TIỀM ẨN 1. Thị trường Bất động sản Việt Nam khởi sắc trong năm 2007 – 2008: - Sau thời gian đóng băng, đến năm 2007, thị trường BĐS cũng đã ấm dần và rã đông. Quý I năm 2007 thị trường bắt đầu sôi động, nhiều trung tâm môi giới đã ghi nhận những báo cáo giao dịch tốt hơn rất nhiều ngay trong những ngày đầu tháng 1. Nhiều giao dịch được thực hiện thành công. Người mua trong số đó là những người thu được khoản lớn từ những giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ tìm kiếm biệt thự và nhà ở cao cấp bằng số tiền lời chứng khóan. Không chỉ những giao dịch mua bán nhà đất ở, ngay cả nhu cầu về đất xây dựng công sở, cơ quan cũng trở nên “nóng” khi giá thuê văn phòng ngày càng tăng. - Đối tượng của thị trường BĐS còn là những dự án xây dựng các khách sạn cao cấp xung quanh các khu nhà làm việc mới của Chính phủ. Chỉ xét tính xung quanh khu nhà Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia mà đã có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD. Giá nhà đất tăng cao, có nơi hơn 30% giá trước, có nơi 50%, hay 80%, và thậm chí là 100% giá thật. “Tại Sài Gòn, chỉ trong vòng 3 tuần, giá nhà ở khu dân cư Thái Sơn (huyện Nhà Bè) đã tăng từ 5,5 - 6 triệu đồng/1m2 lên tới 10 - 11 triệu đồng/1m2. Còn ở Hà Nội, khu vực “đắc địa” với giá bán tăng trung bình thêm 30% là các khu chung cư cao cấp ở trong trung tâm thành phố, và khu Cầu Giấy - Từ Liêm. Phân khúc thị trường đã có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự”. - Cuối quý III năm 2007 tình hình chuyển biến ngược lại do sự tác động của thị trường chứng khoán. Không còn nguồn lợi nhuận từ chứng khoán, BĐS cạn kiệt nguồn vốn. Thêm vào đó, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng chống lạm phát trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ngủ đông” đầu 2008. - Những dự án lớn như Him Lam - Kênh Tẻ (có lúc lên đến 90-100 triệu đồng/m2), An Phú - An Khánh (vào thời điểm cao nhất có khi lên đến 45 -60 triệu đồng/m2, Thạnh Mỹ Lợi (35-40 triệu đồng/m2 đã tụt xuống còn 20-25 triệu đồng/m2 (Him Lam) hoặc 18-20 triệu đồng/m2 (An Phú - An Khánh), Thạnh Mỹ Lợi (15-20 triệu đồng/m2)… Giai đoạn này, từ sự khởi sắc ban đầu, phân khúc căn hộ cao cấp và biệt thự chịu tác động mạnh trong đợt “ngủ đông” cuối năm 2007. * Nguyên nhân biến động thị trường BĐS giai đoạn này: - Trước hết, tín dụng ngân hàng tăng rất mạnh (gấp trên 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế), trong đó dư nợ tín dụng vào thị trường bất động sản chiếm trên 1/10 tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng. - Sau khi thị trường chứng khoán chững lại, nhiều nhà đầu tư thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhung hoang thi truong tin dung thu cap.doc
  • doc1 Bia tieu luan.doc
  • doc9 Muc luc .doc
Tài liệu liên quan