MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 2008
ĐẾN NAY 4
1. Kinh tế thế giới 4
2. Kinh tế Việt Nam 9
II. KHỦNG HOẢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ
2008 ĐẾN NAY 14
1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 – nay 14
2. Diễn biến khủng hoảng trên TTCK Việt Nam 2008 – nay 15
3. Nguyên nhân khủng hoảng 18
3.1. Nguyên nhân khách quan 18
3.2. Nguyên nhân chủ quan 19
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 24
24 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Diễn biến và nguyên nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế đang phục hồi nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Ngân sách thâm hụt trầm trọng và nợ công gia tăng: Thâm hụt ngân sách lớn hạn chế Chính phủ thực thi chính sách tài khóa và đẩy một số nước vào nguy cơ khủng hoảng nợ công, làm tăng chi phí vay vốn và là mầm mống cho bất ổn trong thị trường tài chính. Thâm hụt ngân sách cũng tạo ra nguy cơ tăng tỷ lệ thất nghiệp khi Chính phủ phải thắt lưng buộc bụng và sa thải lao động trong khu vực công.
Lạm phát và lãi suất ở mức thấp ở các nước phát triển, ở mức trung bình ở các nước đang phát triển nhưng tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2010: NHTW nhiều nước cùng với chính sách “nới lỏng định lượng” khẩn cấp đã tiến hành phối hợp cắt giảm mạnh lãi suất chính sách,và cam kết duy trì lãi suất thấp.Trong suốt năm 2010, lạm phát ở mức thấp tại các nước phát triển. Theo như ước tính của IMF, tỷ lệ lạm phát toàn phần trung bình cả năm 2010 ở các nước phát triển là 1,5%. Do ảnh hưởng của sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới, kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh, cùng với tác động của các dòng vốn và nguồn tiền nóng, lạm phát toàn phần tại các nước đang phát triển đã trở lại mức trung bình cao (6,3% theo IMF 2011) và đang có xu hướng tăng lên ở mức đáng ngại từ cuối năm 2010. NHTW một số nước đang phát triển đã bắt đầu tiến hành nâng lãi suất và thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Thương mại toàn cầu năm 2010 phục hồi nhưng chưa như mong đợi: Sau khi sụt giảm trầm trọng hơn 11% vào năm 2009, thương mại toàn cầu năm 2010 đã phục hồi với mức tăng ước tính khoảng 10,5%. Thương mại toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển trọng tâm sang các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc
WTO và đàm phán thương mại đa phương vẫn bế tắc, đàm phán thương mại khu vực gia tăng. Trong năm 2010, đặc biệt phải kể đến sự trở lại và phát triển lên một tầm mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Giá cả hàng hóa biến động và tăng mạnh trở lại từ cuối năm: Việc tăng giá trở lại mạnh này là do cầu lớn từ phía các nước đang phát triển lớn có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil; ảnh hưởng của thiên tai và bất ổn trong nguồn cung; NHTW nhiều nước phát triển đặc biệt là Mỹ vẫn duy trì chính sách nới lỏng định lượng khiến USD mất giá cùng với sự tham gia của giới đầu cơ tài chính.
Dòng vốn quay lại các nước đang phát triển - Dự trữ ngoại hối các nước này tăng: Dòng vốn ròng khu vực tư nhân vào nhóm các nước mới nổi khôi phục khá mạnh so với năm 2009. Theo ước tính của World Bank thì dòng vốn này tăng gần 50% từ mức 521,5 tỷ USD lên tới 753,2 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp(FDI) vẫn chiếm phần lớn là 409,6 tỷ USD nhưng không có biến động nhiều (tăng 15%). Vốn đầu tư gián tiếp tăng 100% từ 167,4 tỷ lên tới 343,9 tỷ USD do : (i) lãi suất thấp (gần bằng 0) tại các nước phát triển, (ii) phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục của các nước mới nổi.Cùng với thặng dư thương mại, sự quay lại của dòng vốn đã giúp cho dự trữ ngoại hối tại các nước đang phát triển tăng thêm 475 tỷ USD (World Bank, 2011). Đến quý 3 năm 2010, tổng dự trữ ngoại hối tại các nước đang phát triển đã đạt gần 6000 tỷ USD, gấp đôi so với nguồn dự trữ tại các nước phát triển.
Nỗ lực cải cách hệ thống Ngân hàng và giám sát Tài chính: Khi kinh tế đã tạm thời phục hồi và ổn định, một trong những việc đầu tiên Chính phủ và các tổ chức quốc tế phải “ra tay” hành động là cải cách hệ thống ngân hàng và giám sát tài chính nhằm phòng ngừa khủng hoảng và ổn định thị trường tài chính.
6 tháng đầu năm 2011
Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia. Tại nhiều nền kinh tế phát triển tăng trưởng vẫn còn yếu trong khi các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, những rủi ro đang ngày càng tăng lên cùng với những nguy cơ, thách thức mới phát sinh có thể làm chậm quá trình phục hồi của các quốc gia.
Kinh tế vĩ mô bất ổn: kinh tế thế giới tăng trưởng 4,3% trong quí I-2011, giảm nhẹ trong quí II-2011 và có khả năng tăng nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm.Các rủi ro chính đe dọa tiến trình phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu năm 2011 bao gồm: sự mất cân bằng kéo dài trong khu vực tài chính và khu vực tài khóa tại các nền kinh tế phát triển gây ra những bất ổn về kinh tế vĩ mô và hoạt động tài chính-ngân hàng toàn cầu; giá dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào và tình trạng thất nghiệp tại các nước phát triển vẫn chưa được cải thiện nhiều; nguy cơ khủng hoảng nợ công lan rộng sang nhiều nước tại khu vực châu Âu gây rủi ro đối với hệ thống tài chính khu vực và toàn cầu; trong khi đó nhiều quốc gia đang phát triển và mới nổi lại đang bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế nóng với áp lực lạm phát cao là dấu hiệu của việc kinh tế có thể tăng trưởng chậm lại.
Lạm phát: đã tăng lên mức cao và đe dọa cản trở tốc độ phục hồi kinh tế thế giới cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước. Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%, Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc bất chấp rất nhiều các biện pháp thắt chặt tiền tệ như liên tiếp tăng các mức lãi suất chính sách, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhưng CPI của nước này tính đến cuối tháng 6-2011 vẫn tăng ở mức kỷ lục 6,4%. Các nước đang phát triển khác như Nga, Ấn Độ, cũng có tốc độ tăng CPI tính đến cuối tháng 5 ở mức cao, lần lượt là 9,6%, 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đô la Mỹ liên tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới ngoại trừ đợt phục hồi nhẹ trong tháng 5-2011.
Tăng lãi suất để ứng phó: NHTƯ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đều đang điều chỉnh lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với áp lực lạm phát.
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa (tính theo tỷ USD, làm tròn)
31
32
35
39
45
52
60
70
89
91
101
GDP-PPP/đầu người (tính theo USD)
402
416
441
492
561
642
730
843
1052
1064
1168
Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (thay đổi % so với năm trước)
6,8
6,9
7,1
7,3
7,8
8,4
8,2
8,5
6,2
5,3
6,7
Quy mô GDP ngày càng tăng và đã đạt trên 100 tỷ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm mạnh từ mức 8,5% năm 2007 xuống 6,2% năm 2008 và 5.2% năm 2009. GDP bình quân đầu người tuy có sự tiến bộ đã đạt mức trên 1000 đôla, nhưng so với các nước cùng trình độ phát triển thì không đạt chỉ tiêu; đóng góp của TFP (năng suất các yếu tố tổng hợp) vào tăng trưởng vẫn còn thấp, trong khi vẫn cần rất nhiều vốn; hệ số ICOR kém hiệu quả so với nhiều nước; hiệu quả kinh tế và năng suất lao động cũng rất thấp; năng lực cạnh tranh còn nhiều yếu kém... Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai.
Hoạt động xuất nhập khẩu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Xuất khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
14
15
16
20
26
32
39
48
62
57
71
Nhập khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
15
16
19
25
31
36
44
62
80
69
84
Chênh lệch–nhập siêu (tính theo tỷ USD, làm tròn)
-1
-1
-3
-5
-5
-4
-5
-14
-18
-12
-13
Sau khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đã không ngừng gia tăng. Việt Nam đã tận dụng được lợi thế và thời cơ trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu từ mức 48 tỷ đô năm 2007 lên 71 tỷ đô năm 2010. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu vẫn hết sức căng thẳng với các con số hết sức đáng lo ngại với trước khi giai nhập WTO do nhu cầu nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao.
Hoạt động đầu tư
Chất lượng tăng trưởng thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Cơ cấu kinh tế Việt Nam không hợp lý thể hiện ở cơ cấu sở hữu (tài sản và đầu tư tập trung quá lớn vào khối doanh nghiệp nhà nước, trong khi khối này hoạt động không hiệu quả). Sự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện qua việc lựa chọn ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang có. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tới chưa đạt, khối dịch vụ mới chỉ chiếm 40% GDP.
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-thực hiện (tính theo tỷ USD, làm tròn)
2.4
2.4
2.5
2.6
2.8
3.3
4.1
8.0
11.5
10
11
Chênh lệch đăng ký-thực hiện FDI (tính theo tỷ USD, làm tròn)
-0.4
-0.7
-0.4
-0.5
-1.7
-3.5
-7.9
-13.3
-60.2
-13.1
-7.6
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản. Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng năm 2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phát sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar.]Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào
Tình hình lạm phát
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so với năm trước)
-0.6
0.8
4.0
3.0
9.5
8.4
6.6
12.6
19.9
6.5
11.7
Lạm phát liên tục gia tăng ở mức hai con sô từ năm 2007 – 2010, ước tính có thể trên 20% năm 2011. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định và bền vững của nền kinh tế. Trong vòng 5 năm (2006-2010), tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%.
Chính sách tài chính tiền tệ
Việt Nam bị mắc phải ba vấn đề liên quan: thâm hụt ngân sách nặng nề, nhập siêu dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai, và dự trữ ngoại tệ quá mỏng.
Trước tình hình hình kinh tế khó khăn những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang tính ngắn hạn, tình thế (chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản như cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Việt Nam phát triển không bền vững là do thiếu tư duy kinh tế và quyết tâm chính trị đủ mạnh. Rất nhiều chính sách của Việt Nam thuộc dạng lỗi thời so với các nước Đông Nam Á, không chỉ riêng những chính sách về kinh tế, giáo dục hay khoa học công nghệ. Theo East Asian Bureau of Economic Research, bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã làm suy yếu tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của quốc gia này. Và sự bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam không chỉ là một xáo động ngắn hạn mà thực sự là một vấn đề nghiêm trọng có hệ thống, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về các khái niệm về nguyên tắc phát triển cũng như sự thiếu hụt về nỗ lực mang tính chiến lược nhằm xây dựng một nền quản lý hiệu quả.
→ Những vẫn đề tồn tại của nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động kém hiệu quả. Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Do vậy, hiệu quả vốn đầu tư khó có thể cao, biểu hiện chỉ số ICOR của Việt Nam mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hiệu quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.
Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.
Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân cơ bản làm mất giá đồng Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân vào VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, buôn bán trái phép ngoại tệ và vàng. Tới tháng 4/2011, các nước lân cận lạm phát đều không quá 5 – 6%, còn Việt Nam thì lên đến gần 18% so với cùng kỳ.
Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ nguyên nhân: “Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực.”
Mặc dù Việt Nam đã bước vào ngưỡng đầu của các nước có mức thu nhập trung bình, nhưng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém.. tâm lý thỏa mãn lan tràn trong dân cư cũng như các nhà lãnh đạo; quyền lợi của các nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá trình cải cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ của đời sống kinh tế xã hội.
Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện không ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ giọt. Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Nhiều nước trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn này một cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá. Trong khi đó tại Việt Nam, các luồng vốn này hầu như im ắng và VND liên tục mất giá. Ở những thời điểm nhất định trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút.
KHỦNG HOẢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ 2008 – NAY
Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2008 – nay
Hiện Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán, 1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại HOSE có 172 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số giá chứng khoán Vn-Index; ngoài ra còn có 68 trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ. Tại HNX-Index có 170 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số HNX-Index; ngoài ra còn có 531 loại trái phiếu. Bên cạnh cổ phiếu được niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết (ở Việt Nam quen gọi là cổ phiếu OTC) cũng được giao dịch rất nhiều. Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ có các loại trái phiếu (định danh bằng đồng hoặc dollar Mỹ) do chính phủ, kho bạc nhà nước và chính quyền một số tỉnh, thành phố phát hành; chưa có trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã phát hành và niêm yết trái phiếu chính phủ tại thị trường chứng khoán nước ngoài.
Thống kê quy mô toàn thị trường năm 2008 - 2010
2008 2009 2010
Vốn hóa thị trường ('000.000)
Tỉ trọng vốn hóa thị trường / GDP (%)
Số lượng các DN niêm yết HO
Số lượng các DN niêm yết HA
Số lượng các DN niêm yết Upcom
Số lượng công ty chứng khoán hoạt động
Số lượng tài khoản chứng khoán, trong đó
Cá nhân Tổ chức Nước ngoài
219.775 614.692 722.637
14,87% 37,60% 44.00%
170 196 275
168 257 367
36 109
68 105 105
430.000 766.725 N/A
763.578 N/A
3.147 N/A
7.000 10.000 14.731
Diễn biến khủng hoảng trên TTCK Việt Nam 2008 – nay
Đồ thị chỉ số VN – Index từ 2000 –06/2011
Đồ thị chỉ số HNX – Index từ 2007 – 06/2011
Năm 2008
Là một năm sụt giảm kỷ lục, mục tiêu cổ phần hóa và nhiều cuộc đấu giá thất bại, chưa bao giờ mối quan hệ và ảnh hưởng từ thị trường thế giới lại thể hiện sâu sắc như trong năm qua. Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index có mức giảm lần lượt là 65,95% và 67,51% so với cuối năm trước đó, một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động, thuộc nhóm chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này.
Về số công ty niêm yết: Hiện có 338 công ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn TP.HCM 170, sàn Hà Nội 168), cũng trong năm này có thêm 89 cổ phiếu niêm yết mới (33 cổ phiếu ở sàn HOSE, trong đó có 2 mã là PTC và BMI chuyển từ sàn HASTC sang và 58 cổ phiếu ở sàn HASTC). Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm trước đây (cuối năm 2006 có 193, cuối năm 2007 có 233), nhưng nếu so với số lượng công ty cổ phần hiện hữu ở Việt Nam thì chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân là mục tiêu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lại thêm một năm thất bại, theo báo cáo của Bộ Tài chính, 11 tháng đầu năm 2008 chỉ cổ phần hóa được 73/262 doanh nghiệp, chỉ đạt 28% kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trước đó.Số công ty chứng khoán hiện có là 101,cao hơn số 55 của năm 2006 và 74 của năm 2007.Số công ty quản lý quỹ hiện có 42,tăng so với 18 của năm 2006 và 24 của năm 2007.
Tổng khối lượng niêm yết đạt gần 8 tỷ đơn vị cao gấp 1,7 lần năm 2007 và 3,2 lần năm 2006.
Giá trị vốn hóa thị trường là một trong những chỉ báo có tầm quan trọng hàng đầu phản ánh quy mô thị trường chứng khoán, đến nay đã đạt khoảng 219.775 tỷ đồng (tương đương 13,12 tỷ USD) (sàn TP.HCM 169,346 nghìn tỷ đồng, sàn Hà Nội 50,429 nghìn tỷ đồng). So với GDP tính theo giá thực tế năm 2009 (ước đạt 1.478 nghìn tỷ đồng), thì tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 14,7%, thấp hơn mức cuối năm 2006 (22,6% GDP) và cuối năm 2007 (40% GDP).
Năm 2009
Mặc dù những tháng cuối năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung với một chu kì tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng khá ấn tượng.
Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng 58%.Đáy thấp nhất trong năm là 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 còn đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009,cao gấp 2.69 lần.
Ở sàn HNX-Index cũng tăng 60,9%,đáy là 78,06 điểm còn đỉnh là 218,38 điểm,cao gấp 2,79 lần.Thị trường hình thành 2 đợt tăng trưởng là đầu tháng 3 đến đầu tháng 6 và từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10.Có 3 đợt giảm là đầu năm đến cuối tháng 2,tháng 7 và từ cuối tháng mười đến giữa tháng 12.
Theo bộ tài chính,mức vốn hóa của TTCK đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng,tăng gần gấp 3 lần so với năm 2008(225 nghìn tỷ đồng).Toàn bộ thị trường có 730000 tài khoản CK được mở,tăng 180000 tài khoản so với cuối năm 2008,trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13443.Tính trong cả năm 2009,giá trị giao dịch trên HOSE là 423.299 tỷ đồng với 10.432 triệu cổ phiếu được chuyển giao,trên sàn Hà Nội thì tổng giá trị giao dịch là 197.524 tỷ với 5.765 triệu đơn vị giao dịch.
Năm 2010
Mặc dù xu thế của chứng khoán toàn cầu trong năm 2010 là tiếp tục đà hồi phục trong năm 2009 nhưng TTCK của Việt Nam lại có 1 năm không thành công. Chỉ số HNX-Index giảm mạnh 37%,VN-Index giảm gần 7%.Cùng với việc thị trường liên tục trong xu thế đi ngang và giảm điểm, tâm lý giới đầu tư cũng bị bào mòn. Kết quả là thanh khoản thị trường năm 2010 ở mức khá thấp. GTGD bình quân trên HoSE là 1,400 tỷ/phiên.
HNX-Index mất 32% từ mức 168,17 điểm từ 31/12/2009 xuống 114,2 điểm,VN-Index giảm 2% từ 498,8 điểm xuống 484,66 điểm tại phiên 1/1/2011.
Năm 2010,khối lượng mua ròng trên cả 2 sàn là 16.200 tỷ đồng.
Có 191 cổ phiếu mới niêm yết trên cả hai sàn,trong đó sàn TPHCM là 81 và Hà Nội là 110.Tổng số mã chứng khoán đang niêm yết hiện tại trên sàn TPHCM là 366 còn Hà Nội là 280.
120.000 tỷ đồng là số vốn kỷ lục huy động thông qua thị trường chứng khoán năm 2010.
Năm 2011
Sau khi phục hồi và đạt đỉnh điểm vào phiên giao dịch ngày 6/5 với VN-Index và HN-Index lần lượt là 549,25 điểm và 187,22 điểm, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu xu hướng giảm và kết thúc quí II không mấy khả quan. Không dừng lại ở đó, TTCK đã trở về điểm xuất phát đầu năm ngay từ những ngày đầu tháng 7.
Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số VN-Index đã giảm khoảng 10%. Theo đó, Chỉ số VN-Index phiên đầu tiên của năm (ngày 4/1/2011) khớp lệnh ở mốc 485.97 điểm, nhưng đến cuối tháng 6, chỉ còn khoảng trên 430 điểm.
So sánh với nửa cuối năm 2010, thì giao dịch trên thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2011 kém sôi động hơn nhiều.
9 tháng đầu năm 2011 đã qua đi, nhìn chung giảm điểm vẫn là xu hướng chính của thị trường chứng khoán trong suốt thời gian vừa qua. Mặc dù có được hai đợt hồi phục vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8 nhưng so sánh với thời điểm cuối năm ngoái, VN Index vẫn để mất 11,77% trong khi đó với HNX Index thì mức giảm thậm chí còn sâu hơn, lên đến 37,55%, chốt phiên 30/09, hai chỉ số này lần lượt đóng cửa ở 427,60 và 71,34 điểm.Nếu tính chỉ riêng trong quý 3 vừa qua, có thể xem ngoài thời điểm khởi sắc nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại, gồm một đợt tăng điểm khá dài của thị trường chứng khoán kéo dài khoảng 1 tháng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, thì cả hai sàn vẫn mất điểm khi VN Index và HNX Index lần lượt giảm 3,32% và 5,23%.
Nguyên nhân khủng hoảng
Nguyên nhân khách quan
Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện ở các phương diện sau:
Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa mạnh đã nhanh chóng tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… Thị trường co lại, những đơn hàng chật vật kiếm được cũng chỉ đủ để DN hòa vốn. Khủng hoảng làm sức mua trên thị trường giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các DN niêm yết làm cho giá cổ phiếu của các DN này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.
Hai là, khủng hoảng đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu. Huy động gián tiếp vào thị trường Việt Nam rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán ra khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này cũng kéo theo việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng khó khăn và chi phí tăng cao.
Ba là, vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trong nước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp.
Bốn là, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là yếu tố tâm lý. Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng có, đặc biệt là các quốc gia có TTCK mới hình thành. Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK lâm vào tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Năm là, tâm lý giá xuống đã làm méo mó vai trò của TTCK là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Đó là khi giá chứng khoán xuống thấp thì người bán sẽ không muốn bán nhưng người mua cũng không dám mua do vẫn lo sợ rằng chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa. Khi đó từ khủng hoảng niềm tin thị trường sẽ chuyển sang một cuộc khủng hoảng nguy hiểm hơn đó là khủng hoảng về tính thanh khoản
Nguyên nhân chủ quan
Ảnh hưởng từ các yếu tố nội tại của nền kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Diễn biến và nguyên nhân.doc