Đối với các doanh nghiệp:
Khi một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì việc bán doanh nghiệp của
mình là một giải pháp tốt có thể giúp thu hồi vốn kinh doanh ban đầu đã bỏ ra. Còn
trong trường hợp doanh nghiệp đó đang đối mặt với nguy cơ phá sản thì việc được
mua lại là một “cứu cánh” cho người chủ khỏi những ràng buộc của Luật phá sản.
Đối với doanh nghiệp mua lại thì đây là cơ hội tốt để:
- Mở rộng thị trường.
- Tiết giảm chi phí do:
Không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư vào toàn bộ một cơ sở
sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí nghiên cứu thị trường.
Cắt giảm nhân sự, giảm những công việc gián tiếp hoặc các sản phẩm
không hiệu quả.
- Tăng khả năng cạnh tranh nhờ:
Năng suất được nâng cao, giá cả trở nên cạnh tranh hơn
Khi công ty mở rộng thị trường. Thị phần cao hơn, sức mua tăng cao hơn
doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm do đó giá cả nguy ên vật liệu sẽ giảm
xuống, cho phép công ty có thể có được một giá cả cạnh tranh hơn.
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cũng trong tháng 6, Indochina Capital mua 20% cổ phiếu Cty CP Địa ốc
Hoàng Quân (20 triệu USD) và Cty CP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ Địa ốc Hoàng
Quân – Mekong (12 triệu USD). Đầu năm 2007, Indochina Capital cũng đã mua 20%
cổ phần của Vinamit.
- Tháng 6, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được chấp thuận mua 15%
Cổ phần của Techcombank và đang nộp đơn để mua thêm 5% nữa. Deutsche Bank
cũng đạt được thỏa thuận mua 20% cổ phần của Habubank và nếu được chấp thuận từ
ngân hàng nhà nước, họ sẽ có đại diện trong hội đồng quản trị của Habubank.
Ngoài ra còn một số vụ M&A đáng chú ý khác như:
- Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của Interflour Vietnam (80
triệu USD) – công ty bột mỳ lớn thứ 2 của VN (tháng 6).
- Tháng 5, VinaCapital mua 70% cổ phần của khách sạn Omni Saigon (21 triệu
USD).
- Tháng 4, Qantas Airlines (Australia) ký với SCIC mua 30% cổ phần của
Pacific Airlines.
- Tháng 4-2007, Công ty cổ phần ANCO, một tập đoàn thực phẩm và đồ uống
của các nhà đầu tư tư nhân VN, chính thức công bố mua lại nhà máy sữa của Nestlé
tại Ba Vì, Hà Tây. ANCO sẽ thừa hưởng thương hiệu Nestlé cho hai sản phẩm sữa
tươi thanh trùng và sữa chua ăn liền trong vòng một năm. Sau đó, một thương hiệu
mới sẽ ra đời, được sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền công nghệ của Nestlé.
- Tháng 3, NatSteel Asia (Singapore – công ty con của Tata Steel) – chào mua
toàn bộ cổ phần của nhà máy cán thép SSE Steel và 70% Vinausteel Ltd (tổng giá trị
41 triệu USD). Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, vụ chào mua phải dừng lại vì chào mua
22
cao hơn của Công ty QLQDTCK Prudential Vietnam. Chi tiết giao dịch này chưa
được xác nhận.
- Tháng 2, Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG (chiếm 3% thị phần bảo
hiểm nhân thọ)
Không chỉ dừng lại ở con số 46, hiện nay đang có rất nhiều vụ M&A khác đang
trong quá trình thương thảo với bên mua là: Petronas, Temasek, Nanjing Automobile,
Calsberg, SK…
Sau đây là biểu đồ thể hiện giá trị và số lượng các vụ M&A từ đầu năm 2005
đến giữa năm 2007:
Biểu đồ 2.1
Năm 2007 là một năm mà thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường
tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh trong đó hoạt động
mua bán và sáp nhập là một trong những hoạt động có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
với nhiều hình thức đa dạng. Thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều
23
các thương vụ lớn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không chỉ đơn
thuần là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước.
2.1.2 Xu hướng mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong thời gian tới
Hoạt động M&A là một hoạt động cực kỳ tiềm năng đã, đang và sẽ phát triển
nhanh chóng trong thời gian tới cả về mặt số lượng, hình thức, lĩnh vực và qui mô bởi
đây là xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là
biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng vốn một cách nhanh nhất. 5 năm trở lại
đây hình thức này càng trở nên phổ biến. Tùy theo chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư
tìm kiếm, săn lùng những doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ.
Ngân hàng ANZ mua cổ phần của Sacombank là nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân
hàng này, đồng thời với việc tích lũy lợi nhuận từ cổ tức, thị giá tăng. Theo đánh giá
của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hoạt động mua bán sáp nhập doanh
nghiệp (M&A) sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-40%/năm.
- Xu thế M&A trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc các công ty đổ
vốn, đầu tư vào nhau (trở thành đối tác chiến lược) và mở rộng các mô hình tập đoàn.
Các lĩnh vực được dự đoán có lượng giao dịch nhiều nhất là tài chính, ngân hàng, thực
phẩm, giải khát là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp khi thực
hiện việc mua bán, sáp nhập. Gần đây, làn sóng mua lại cổ phần của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam diễn ra khá sôi động. Những nhà đầu tư nước ngoài đổ
tiền vào các ngân hàng thương mại Việt Nam không ai khác chính là các tập đoàn
ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới (HSBC, Dragon Capital, Deutsch Bank,
Standard Chartered Bank, ANZ…). Bên cạnh đó phân phối cũng là một lĩnh vực
không kém phần sôi động. Trên thị trường phân phối Việt Nam hiện đã có mặt một số
nhà đầu tư quốc tế như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson, Lotte Shopping… và
đây là một xu hướng tất yếu. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện cam
kết mở cửa thị trường, trong đó có lĩnh vực phân phối.
- Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A của Việt Nam đó là hoạt động
M&A có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng khoán khi hàng
loạt các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với
lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí. Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết
24
về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt
động M&A trong lĩnh vực tài chính là một điều tất yếu.
- Chuyển nhượng dự án cũng là một hình thức đầu tư M&A phổ biến trong thời
gian tới. Các doanh nghiệp cũng sẽ tự nguyện sáp nhập lại với nhau để giảm chi phí
và mở rộng thị trường.
- Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có những nét rất riêng phù hợp với đặc thù
doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số đông ở Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có
điểm yếu là vốn nhỏ, chưa tiếng tăm, không nắm được nhiều về các vấn đề pháp lý,
nhưng nhu cầu chuyển nhượng, tìm vốn đầu tư lại khá lớn.
Xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam có chiều hướng gia
tăng vì nhiều lý do. Có thể kể đến một số lý do chính sau đây:
2.1.2.1 Sự phát triển nóng của nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm.
Việc thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp cùng với sự
góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã làm cho thị trường M&A
nước ta nóng dần lên.
Phát triển nhanh, đồng bộ các loại thị trường..., đều là cơ sở quan trọng để hoạt
động M&A phát triển. Trong những năm qua thị trường tài chính Việt Nam đặc biệt là
thị trường chứng khoán đã có bước tiến mạnh mẽ. Thông qua thị trường này các hoạt
động mua bán, sáp nhập sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hơn, hiệu quả
hơn và minh bạch hơn và có thể hình thành một thị trường M&A trong những năm tới
ở Việt Nam.
2.1.2.2 Khung pháp lý ngày càng thuận lợi
Việc ra đời các luật và nghị định về kinh doanh như Luật doanh nghiệp 2005,
Luật Đầu tư 2006 và Luật chứng khoán 2007 giúp cho thị trường tài chính nói chung
và thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả
trong nước lẫn ngoài nước.
25
Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các
doanh nghiệp Việt Nam của tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử
dụng M&A như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của
mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường. Luật Doanh
nghiệp hiện nay đã tạo điều kiện pháp lý để các chủ thể kinh doanh trong khu vực nhà
nước, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động dưới các hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, và thực hiện những thủ tục
quản trị công ty tương đối đồng nhất.
2.1.2.3 Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thì số
lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình trạng phá sản, giải thể sẽ ngày càng
tăng nếu các doanh nghiệp không nâng cao năng lực cạnh tranh. Thế nhưng, tình thế
nguy nan này có thể được giải quyết bằng biện pháp sáp nhập hoặc mua bán doanh
nghiệp, tìm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
Các giao dịch M&A cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư nước
ngoài khi Việt Nam đã bắt đầu mở cửa các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân
hàng và tài chính. Việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của khu vực tư
nhân và sự phát triển của thị trường vốn và tài chính đã tạo động lực cho việc gia tăng
hoạt động M&A tại Việt Nam, bao gồm cả những giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào công ty trong nước cũng như các giao dịch M&A nội địa giữa các doanh
nghiệp tại Việt Nam.
2.1.2.4 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một nhu cầu thực tế, một thị
trường rất phát triển trên thế giới
- Xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp:
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 8/2007, cả nước hiện có
khoảng 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong
số đó kinh doanh thua lỗ, lợi thế kinh doanh ngày càng giảm sau một số năm hoạt
động, không thích nghi với môi trường mới… Vì vậy khi cơ hội kinh doanh mới xuất
hiện doanh nghiệp muốn chuyển hướng đầu tư hoặc nhận được lời đề nghị mua hấp
26
dẫn doanh nghiệp muốn bán mình đi... nhưng cũng có thêm nhiều doanh nghiệp mới
được thành lập để mở rộng hoạt động kinh doanh, để lập doanh nghiệp mới hoặc để
thôn tính đối thủ cạnh tranh. Cùng với mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm
2010. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để hoạt động M&A ở Việt Nam phát triển mạnh
trong tương lai.
- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền
kinh tế phát triển: Các lĩnh vực thực hiện M&A nhiều nhất đều cùng chung đặc điểm
phát triển nhanh, cạnh tranh lớn như tài chính, ngân hàng, thực phẩm…Hiện nay, có
một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ hơn so với các
doanh nghiệp nước ngoài; yếu hơn về kinh nghiệm thương trường, về khả năng tài
chính; thiếu đội ngũ nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp... Trong cuộc cạnh
tranh không cân sức đó, việc liên kết nói chung và thông qua hoạt động M&A nói
riêng của các doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu vì đây cũng chính là một cách
thức tạo nên động lực cho các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, trong thời gian tới,
Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế M&A đang diễn ra khá phổ biến trên thế giới.
2.1.2.5 Một số lý do khác
Quá trình cổ phần hóa được đẩy nhanh, việc Việt Nam gia nhập WTO, những
rào cản xung quanh Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) được
dỡ bỏ, Nhà nước có thêm nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn FDI cũng như thiện
chí hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều tập đoàn kinh tế mạnh được thành
lập cũng tạo điều kiện cho thị trường M&A tại Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời
gian tới.
2.1.3 Những đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam
- Đa số các vụ M&A đều có yếu tố nước ngoài. Cũng có một vài vụ sáp nhập
giữa doanh nghiệp trong nước như Ngân hàng ACB mua ngân hàng Đại á, Kinh Đô
mua Tribeco hay Gạch Đồng Tâm mua Sứ Thiên Thanh. Hầu hết những vụ còn lại đều
có sự tham gia của ít nhất một bên là doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, có trường
hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của
doanh nghiệp trong nước như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm
nhân thọ Bảo Minh CMG, vụ AZN đầu tư vào Ngân hàng Sacombank và Công ty
27
chứng khoán SSI; HSBC - Techcombank; Dragon Capital - Vinamilk, REE Corp...
Ngược lại cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước
ngoài như Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico-Kotobuki Vietnam; và trường hợp sáp
nhập giữa hai doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như Savills – Chesterton Vietnam.
- Hình thức M&A của Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn. Hầu như thị
trường chưa ghi nhận vụ thôn tính mang tính thù địch nào. Các vụ sáp nhập thể hiện
rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức
liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây. Tuy vậy, một
số thủ đoạn lắt léo trong thâu tóm doanh nghiệp (vụ CocaCola Vietnam) và đối thủ
(kem đánh răng Dạ Lan) cũng đã từng được sử dụng một cách bài bản.
- Các vụ M&A chủ yếu là mua bán doanh nghiệp (toàn bộ hoặc một phần). Hầu
như chưa có trường hợp sáp nhập. Hình thức này cũng không phổ biến trên thế giới.
Hơn nữa, trình độ quản lý của Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao
mà các vụ sáp nhập đòi hỏi. Ngoài ra, rất nhiều vụ được xếp vào M&A nhưng thực
chất thiên về đầu tư tài chính. Đó chỉ là những trường hợp nắm vốn của nhau, mua lại
cổ phần lớn để trở thành đối tác chiến lược (VinaCapital đầu tư vào Phở 24, Dược
Hậu Giang, Hilton Opera; Indochina Capital – Mai Linh; Jaccar Fund - Hoàng Anh
Gia Lai) mà không nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành công ty (thâu tóm). Mặc
dù vậy, trong một số lĩnh vực tài chính ngân hàng doanh nghiệp nước ngoài cũng
không có cách lựa chọn nào khác do những hạn chế mua cổ phần không quá 30%
(ngân hàng), 49%(doanh nghiệp niêm yết), như trường hợp ANZ -SSI, Sacombank;
Standard Chatter – Ngân hàng ACB...
2.1.4 Những mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động M&A
2.1.4.1 Mặt tích cực
Nền kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một xu thế tất yếu mang một ý nghĩa rất
tích cực.
Đối với nền kinh tế và xã hội:
28
- Các hoạt động M&A là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Nó có thể vực dậy một
doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, hay chí ít thì nó cũng làm tươi mới một doanh
nghiệp đang hoạt động tốt, làm cho nó tốt hơn lên và vì thế, xét về tổng thể, nguồn
đầu tư trong toàn xã hội được sử dụng hiệu quả hơn..
- Trong trường hợp doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản mà thực hiện
mua bán sáp nhập doanh nghiệp thành công thì sẽ hạn chế được số người lao động mất
việc làm, tránh được một vấn đề xã hội phức tạp.
- Một vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp thành công nhà nước thu được thuế
và tiếp tục thu được thuế từ doanh nghiệp mới làm ăn hiệu quả hơn.
Đối với các doanh nghiệp:
Khi một doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì việc bán doanh nghiệp của
mình là một giải pháp tốt có thể giúp thu hồi vốn kinh doanh ban đầu đã bỏ ra. Còn
trong trường hợp doanh nghiệp đó đang đối mặt với nguy cơ phá sản thì việc được
mua lại là một “cứu cánh” cho người chủ khỏi những ràng buộc của Luật phá sản.
Đối với doanh nghiệp mua lại thì đây là cơ hội tốt để:
- Mở rộng thị trường.
- Tiết giảm chi phí do:
Không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư vào toàn bộ một cơ sở
sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí nghiên cứu thị trường.
Cắt giảm nhân sự, giảm những công việc gián tiếp hoặc các sản phẩm
không hiệu quả.
- Tăng khả năng cạnh tranh nhờ:
Năng suất được nâng cao, giá cả trở nên cạnh tranh hơn
Khi công ty mở rộng thị trường. Thị phần cao hơn, sức mua tăng cao hơn
doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm do đó giá cả nguyên vật liệu sẽ giảm
xuống, cho phép công ty có thể có được một giá cả cạnh tranh hơn.
Sản phẩm, dịch vụ được đa dang hoá
29
Thông qua hoạt động M&A doanh nghiệp có thể bổ sung thêm sản phẩm vào
danh mục sản phẩm vốn có của mình từ đó tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hoá
và dịch vụ cho khách hàng tiêu dùng, tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của
mình.
- Giảm thiểu được rủi ro
Ngoài ra các công ty còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và
các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công
nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty chưa sử dụng hết
giá trị.
Hoạt động M&A xuyên biên giới có vai trò ngày càng quan trọng vì đây là
cách thức nhanh chóng và hiệu quả nhất để các doanh nghiệp nắm được tài sản vô
hình và tài sản hữu hình ở nhiều quốc gia; nhanh chóng có được một danh mục tài sản
ở thị trường nước ngoài; đồng thời cho phép chủ đầu tư tiến hành tái thiết lại hoạt
động kinh doanh trong nước hay trên phạm vi toàn cầu.
2.1.4.2 Mặt tiêu cực
Ngoài những mặt tích cực do hoạt động M&A mang lại nó cũng tồn tại những
mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đằng sau
những vụ M&A khách quan, đã có không ít vụ "giao dịch đen" mang tính chất thôn
tính thâu tóm quyền lực, tạo nên thế độc quyền. Mục đích là thao túng đối phương và
độc quyền kiểm soát giá trên thị trường do đó ảnh hưởng không tốt đến lợi ích người
tiêu dùng; đồng thời, nó cũng gây nên tình trạng thất nghiệp cho người lao động.
Ngoài ra, còn có trường hợp công ty thực hiện M&A với một công ty đang thua lỗ
nhằm mục đích trốn thuế cho phần lợi nhuận của bản thân.
Hiện nay Việt Nam đã hình thành hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh
hoạt động M&A nằm rải rác trong các luật như: Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán,
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và một số nghị định.
2.2 HỆ THỐNG LUẬT PHÁP NHÀ NƯỚC VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
DOANH NGHIỆP
30
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO đã tạo ra nhiều
biến chuyển, thay đổi cho cả nền kinh tế Việt Nam. Việc trở thành thành viên của
WTO đã mang đến cho nước ta những cơ hội mới, cùng những thách thức gay gắt, tác
động sâu sắc đến những hoạt động đầu tư nước ngoài, đồng nghĩa với hoạt động đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Song song với sự gia tăng số lượng các
nhà đầu tư là sự gia tăng các doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể lập doanh nghiệp mới
hoặc mua lại doanh nghiệp đã hình thành với rất nhiều lợi thế. Tất cả những yếu tố
trên góp phần hình thành nên một thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp vô cùng
sôi động.
Đi cùng với những cơ hội làm ăn, đầu tư thì Việt Nam cũng phải cam kết tuân
thủ toàn bộ các hiệp định và quy định ràng buộc của WTO: mở cửa thị trường trong
nước cả về giá cả hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, không phân biệt đối tác thành viên này
với đối tác thành viên khác (nguyên tắc tối huệ quốc- MFN), không phân biệt đối xử
hàng hóa - doanh nghiệp trong nước với hàng hóa - doanh nghiệp các nước thành viên
(nguyên tắc đối xử quốc gia NT)… điều này góp phần thu hút rất nhiều vốn đầu tư
trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
Để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước làn sóng mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp bùng nổ khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng, nhà nước đã có
những quy định về việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp thông qua Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán...
Về quản lý nhà nước đối với M&A có hai mối quan tâm lớn nhất của quản lý
nhà nước đối với M&A là:
Bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số.
Bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường. Không có điều gì đáng nói về cổ
đông lớn, vì họ luôn biết cách và có đủ công cụ cũng như trọng lượng để
bảo vệ quyền lợi của họ trong các vụ sáp nhập. Tuy nhiên, như đã phân
tích ở trên, cổ đông thiểu số có thể bị gạt ra khỏi các quyết định sáp
nhập. Nếu không được tôn trọng, lợi ích của nhóm này rất có khả năng
bị bỏ qua, thậm chí còn bị lợi dụng để làm lợi cho các cổ đông lớn. Do
đó, nhà nước phải nhìn M&A trên góc độ bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu
31
số. Để làm được điều này, luật công ty có thể quy định nâng cao yêu cầu
tỷ lệ phiếu bầu cần phải đạt được trong các cuộc họp đại hội đồng cổ
đông để thông qua những quyết định lớn của công ty trong đó có M&A.
Tuy vậy, trọng tâm lớn nhất của quản lý nhà nước đối với M&A là bảo vệ tính
cạnh tranh của thị trường. Nhà nước cần chống lại nguy cơ dẫn tới độc quyền mà một
vụ M&A có thể mang lại. Về lý thuyết, một công ty hoặc nhóm công ty nắm từ 25%
thị phần trở lên đã có thể có những hành vi mang tính độc quyền đối với toàn thị
trường như đầu cơ, giảm sản lượng nhằm ép giá cao đối với nhà cung cấp hoặc nhà
phân phối, hoặc bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Do đó, tất cả các nền kinh
tế phát triển đều có luật chống độc quyền, trong đó nhiều nước hiện nay ở Châu Âu và
Hoa Kỳ đều quy định những giao dịch làm thay đổi sở hữu công ty từ 5% trở lên đều
phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh của nước đó. Điều đó chứng tỏ, các
nước đều có những cơ chế theo dõi chặt chẽ những động thái có nguy cơ làm suy giảm
tính cạnh tranh của thị trường. Những hành vi có xu hướng đưa đến việc tập trung
quyền lực, giảm bớt chủ thể cạnh tranh, hạn chế cơ hội kinh doanh bình đẳng, và làm
suy giảm tính dân chủ trong quá trình ra quyết định trên thị trường đều được coi là dấu
hiệu tiêu cực đối với cấu trúc và hiệu quả vận hành của thị trường và nền kinh tế nói
chung.
Phần tiếp theo sẽ trình bày những bảo vệ từ phía hệ thống luật pháp nhà nước
nhằm hạn chế sự thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Đây như là vũ khí giúp bảo
vệ doanh nghiệp trong nước.
2.2.1 Luật Đầu tư 2005 (áp dụng từ tháng 7 năm 2006)
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đầu tư
chung thay thế Luật Đầu tư nước ngoài ban hành 1987 và được sửa đổi, bổ sung các
năm 1990, 1992, 1996 và 2000, luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994. Luật Đầu
tư 2005 kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh là đúng, đồng thời thể
hiện quan điểm, chính sách mở cửa của Việt Nam. Bổ sung những quy định về tự do
hóa và đảm bảo đầu tư, trong đó quan trọng nhất là hiệp định về các biện pháp đầu tư
liêu quan đến thương mại (TRIMS), quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
32
(TRIPS), đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước
ngoài và giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Luật Đầu tư 2005 ghi nhận M&A là một hình thức đầu tư quan trọng, cụ thể:
“đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp như một trong những hình
thức đầu tư trực tiếp, dưới các hình thức: (i) đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp
mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, (ii) mua toàn bộ hoặc một phần
doanh nghiệp đang hoạt động, (iii) mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh
nghiệp”.
Về nguyên tắc, Luật Đầu tư không hạn chế việc đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư
nước ngoài vào các công ty Việt Nam, trừ những ngành nghề có điều kiện. Thế nhưng
theo một văn bản có trước Luật Đầu tư là quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kèm theo quyết định số 36/2003/QĐ-
TTG ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ Tướng Chính Phủ. Điều 56 của nghị định
này đã quy định rõ về quyền được mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đối với
các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên lượng cổ phần được phép mua mới chỉ dừng
lại ở mức 30%, sau này tỷ lệ được tăng lên 49%. Văn bản này tuy không phù hợp với
Luật Đầu tư nhưng qua đây cũng thấy được chủ ý của nhà nước về hạn chế các nhà
đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp trong nước.
Theo Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt
Nam phải nộp dự án đầu tư trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời
là giấy đăng ký kinh doanh. Đây là một điều khoản gây tranh cãi, đặc biệt đối với
trường hợp nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường thông qua M&A. Thực hiện
M&A rõ ràng là một hành vi đầu tư, nhưng nếu đòi hỏi lập dự án đầu tư cho một vụ
M&A như vậy quả thật là điều rất khó. Như vậy, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp
được đầu tư và dự án đầu tư mà luật đòi hỏi có trùng nhau không. Trong trường hợp
nhà đầu tư nước ngoài mua lại bằng hoặc lớn hơn 49% cổ phần /phần vốn góp của
công ty mục tiêu, công ty đó phải điều chỉnh đăng ký lại như một công ty có vốn đầu
tư nước ngoài; trong trường hợp đó, liệu họ có nên nhận giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời là giấy đăng ký kinh doanh hay không. Trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài mua
lại số cổ phần/phần vốn góp nhỏ hơn 49%, họ sẽ nhận được giấy chứng nhận đầu tư
33
cho phần đầu tư của họ, nhưng không thể gọi là “đồng thời là giấy đăng ký kinh
doanh” vì họ không tạo ra một doanh nghiệp mới.
Trước đây, do Luật Đầu tư có trước khi Việt Nam gia nhập WTO nên vẫn còn
sự khác biệt giữa luật và cam kết, như phân định việc mua cổ phần là đầu tư trực tiếp
hay gián tiếp, gây nhiều khó hiểu cho các nhà đầu tư cũng như quản lý. Nhưng đứng
trước nhu cầu bức thiết cần có một chỉ dẫn, quy định rõ ràng để hướng dẫn và quản lý
được hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Luật Đầu tư năm 2005 đã bổ sung
thêm hai hình thức đầu tư mới là mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và mua cổ phần
hoặc góp vốn để nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý hoạt động doanh nghiệp
nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Tại điều 21 chương IV, quy định hình thức đầu tư
Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng bcc, hợp đồng bot, hợp đồng bto, hợp đồng
bt.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Hiện nay việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp lại là một hình thức đầu tư rất
quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp (FDI)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khung pháp lý về hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.pdf