Đề tài Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên tiếng Anh- Đề xuất giải pháp tham gia tổ chức phi chính phủ

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5

1.1. Kĩ năng giao tiếp . 5

1.2. Giao tiếp (bằng) tiếng Anh . 6

1.3. Sơ lược về việc học tiếng Anh của sinh viên đại học hiện nay . 6

1.4. Tổ chức phi chính phủ (NGO) . 7

1.4.1. Giới thiệu NGOs . 7

1.4.2. NGOs hiện nay . 8

1.4.3. NGOs ở Việt Nam . 9

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 12

2.1. Phương pháp nghiên cứu . 12

2.1.1. Phiếu điều tra . 12

2.1.2. Phỏng vấn . 14

2.1.3. Quan sát . 16

2.2. Kết quả nghiên cứu . 16

2.2.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của

sinh viên với người nước ngoài . 17

2.2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của

sinh viên khi tham gia NGOs . 23

2.2.2.1. Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài cho sinh viên ở NGOs . 23

2.2.2.2. Hiệu quả của việc tham gia NGOs tới kĩ năng giao tiếp tiếng Anh

của sinh viên . 25

CHưƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGưỜI NưỚC NGOÀI-ĐỀ

XUẤT THAM GIA NGOs . 28

3.1. Một số giải pháp chung . 28

3.1.1. Đối với bản thân sinh viên . 28

3.1.1.1. Học ở trên lớp . 28

3.1.1.2. Tự học . 30

3.2.2. Kiến nghị với nhà trường . 34

3.2.2.1. Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài . 34

3.2.2.2. Liên kết các câu lạc bộ trong trường với các tổ chức phi chính

phủ và các doanh nghiệp . 35

3.2. Giải pháp đề xuất: tham gia vào các hoạt động của NGOs . 36

3.2.1. Tính vượt trội của tham gia NGOs so với các biện pháp học tiếng Anh khác . 36

3.2.2. Những lợi ích khi tham gia NGOs . 39

3.2.3. Những khó khăn khi tham gia NGOs và cách khắc phục . 43

3.2.3.1. Khó khăn thường gặp phải khi tham gia NGOs . 43

3.2.3.2. Đề xuất một số cách khắc phục khó khăn . 45

3.2.4. Cách thức tham gia NGO hiệu quả . 46

3.2.4.1. Tìm kiếm thông tin về NGOs . 47

3.2.4.2. Lựa chọn công việc phù hợp . 48

3.2.4.3. Làm việc hiệu quả ở NGOs . 51

KẾT LUẬN . 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54

PHỤ LỤC 1 . i

PHỤ LỤC 2 . ii

PHỤ LỤC 4 . xii

 

 

 

pdf75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên tiếng Anh- Đề xuất giải pháp tham gia tổ chức phi chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sinh viên ở NGOs Biểu đồ 5: Cơ hội giao tiếp với người nước ngoài cho sinh viên ở NGOs. Đơn vị: % 23.7% 44.7% 28.9% 2.6% Rất thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hầu nhƣ không 24 Ở các NGOs quốc tế, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp xúc với người nước ngoài bởi làm việc trong cùng một môi trường. Tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực hoạt động, công việc khác nhau mà các bạn sinh viên có cơ hội khác nhau để giao tiếp với người nước ngoài. Theo điều tra của chúng tôi, khi làm việc ở NGOs thì cơ hội đó cho các bạn là khá cao: 23,7% rất thường xuyên có dịp giao tiếp với người nước ngoài (có thể gặp hàng ngày hoặc mọi lúc khi muốn) và 44,7% các bạn trả lời là khá thường xuyên (gặp hàng ngày nhưng phải phụ thuộc vào lịch của tổ chức sắp xếp)- chiếm tổng cộng 68,2% lượng sinh viên điều tra. Trong khi đó lượng sinh viên thỉnh thoảng mới có dịp tiếp xúc (khoảng 1-2 lần/tuần) chiếm 28,9% và có một lượng rất nhỏ sinh viên hầu như không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài, chiếm 2,6%. Như vậy khi sinh viên tham gia vào một NGO họ đã làm tăng cơ hội cho mình để giao tiếp với người nước ngoài. Đa phần trong số họ làm công việc đòi hỏi và được tạo điều kiện để giao tiếp với người nước ngoài thường xuyên – đây là một nhân tố quan trọng giúp họ thực hành kiến thức ngoại ngữ học ở trên lớp và tạo phản xạ nhạy bén hơn trong giao tiếp bằng ngoại ngữ hàng ngày. Vậy ở NGOs, các sinh viên đã tham gia với tư cách gì? Trước hết, sinh viên đang học tập tại các trường đại học bị bó hẹp về thời gian do phải hoàn thành các môn học trên lớp, họ lại chưa có bằng đại học và đa phần còn thiếu kinh nghiệm làm việc. Mặc dù vậy, điểm mạnh của họ là sự năng nổ, nhiệt tình, không ngại thử thách và thích khám phá, trải nghiệm, nhanh chóng tiếp thu những điều mới mẻ và đa phần mong muốn được đóng góp cho xã hội. Ngoài ra đối với các sinh viên là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, điểm mạnh của họ còn là có nền tảng ngoại ngữ khá và rất ưa thích các cơ hội giúp mình nâng cao kĩ năng ngoại ngữ. Chính vì vậy mà hiện nay xu hướng sinh viên tham gia vào NGOs ngày càng nhiều, trong đó 83,3% hoạt động với tư cách tình nguyện viên cho các hoạt động xã hội, 22,2% đã từng hoặc đang là trợ lý dự án và 13,9% là thực tập sinh tại NGO. Một số ít các bạn còn tham gia với tư cách là học sinh 25 trong các khóa học tiếng Anh hoặc đào tạo kĩ năng quản lý, lãnh đạo do NGOs tổ chức…v..v. Biểu đồ 6: Công việc của sinh viên ở NGOs Đơn vị: % 83.3% 22.2% 13.9% 16.7% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% Tình nguyện viên Trợ lý dự án Thực tập sinh Công việc khác 2.2.2.2. Hiệu quả của việc tham gia NGOs tới kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trước tiên phải nói rằng không phải tất cả các sinh viên đều tham gia NGOs với mục đích nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Có không ít sinh viên mong muốn làm việc ở NGOs để làm các hoạt động từ thiện và tình nguyện đóng góp cho xã hội; hoặc để học hỏi những kinh nghiệm làm việc tốt, có một môi trường làm việc mới, năng động và với mức lương cao… Mặc dù vậy, ta không thể phủ nhận tác động của việc tham gia NGO tới kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên do họ phải thường xuyên hoạt động trong môi trường quốc tế. Kết quả điều tra bằng phiếu cho thấy dấu hiệu khá tích cực về tác động này: có 10 người trong tổng số 38 sinh viên tham gia NGOs cho rằng tham gia NGOs rất hiệu quả trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của mình, con số này chiếm 26,3%; 22 người (chiếm 57,9%) đánh giá là “tương đối hiệu quả”. Trong khi đó, số lượng người trả lời “có hiệu quả nhưng 26 không nhiều lắm”, hoặc tham gia NGOs vì mục đích khác chứ không phải nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh chỉ chiếm tổng cộng có 15,8%. Biểu đồ 7: Hiệu quả tham gia NGOs trong việc nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài Đơn vị: % 26.3% 57.9% 13.2% 2.6% Rất hiệu quả Tương đối hiệu quả Hiệu quả không nhiều Không hiệu quả Sau khi tiến hành phỏng vấn hai sinh viên đã từng tham gia NGOs, chúng tôi cũng nhận được những phản hồi tích cực về việc họ đã cải thiện trình độ giao tiếp ngoại ngữ của mình như thế nào. Bạn Nguyễn Lê Tường Vân, sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội đã từng làm việc ở 8 NGOs, trong đó có các NGOs khá lớn như ChildFund Organization (CFO), World Vision- Viet Nam (WVV), United Nations Development Programme-Viet Nam (UNDP… Vân làm việc với tư cách là phiên dịch viên, biên dịch viên và tình nguyện viên cho các tổ chức. Vân cho biết trước khi bắt đầu tham gia NGOs, kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn rất kém và bạn thấy thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc đứng trước nhiều người, bạn còn cho biết: “Kể từ khi tham gia NGOs, tôi cảm thấy trình độ tiếng Anh và lòng tự tin của mình đã được cải thiện một cách đáng kể. Ban đầu tôi hầu như không thể nói được một từ tiếng Anh nào cả. Mặc dù vậy, dần dần, thông qua các hoạt động của tổ chức và thường xuyên nhận nhiệm vụ hỗ trợ cho các tình nguyện viên quốc tế, tôi có 27 nhiều cơ hội để giao tiếp bằng Anh ngữ. Bây giờ tiếng Anh của tôi đã khá lên rất nhiều”1 Trở lại với bài phỏng vấn Jody Kurtze, tình nguyện viên người Áo này cho biết một số bạn sinh viên tham gia tổ chức Volunteers For Peace- Vietnam (VPV- nơi Jody hiện tại đang hoạt động tình nguyện) đã cải thiện trông thấy về kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Jody giải thích sở dĩ được như vậy là bởi vì các bạn thường xuyên phải sử dụng Anh ngữ, nghe và nhìn thấy những người khác nói tiếng Anh và bắt chước theo họ. Cũng có những trường hợp các bạn sinh viên vốn rất khá tiếng Anh nhưng còn ngại ngùng khi nói, chưa quen giao tiếp với người nước ngoài thì môi trường NGOs buộc các bạn phải nói, phải diễn đạt cho mọi người hiểu để hoàn thành công việc, giúp các bạn phá bỏ rào cản tâm lý e ngại, tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài. Như vậy, nhìn chung kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên đã được cải thiện hơn từ khi sinh viên tham gia hoạt động ở các tổ chức phi chính phủ. Môi trường quốc tế tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội giao tiếp thực tế với người nước ngoài, thường xuyên thực hành các kĩ năng ngoại ngữ được đào tạo trên lớp và học hỏi thêm kiến thức mới về từ vựng và văn hóa các nước. Do đó, tham gia NGOs được dự đoán là một phương pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trong thời đại mới hiện nay. 1 Trích từ bài phỏng vấn số 3 của bảng số 1 28 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI - ĐỀ XUẤT THAM GIA NGOs Việc phân tích kết quả nghiên cứu cho biết thực trạng kĩ năng giao tiếp với người nước ngoài của sinh viên, đồng thời giúp chúng tôi thấy rõ hiệu quả của việc tham gia NGOs với mục đích nâng cao kĩ năng này. Dựa trên các kết quả tìm được cùng với những kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi xin được mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài – đây cũng chính là nội dung chính của chương 3. Ngoài các kiến nghị chung đối với bản thân sinh viên và nhà trường, chúng tôi xin đi sâu phân tích đề xuất tham gia NGOs theo các ý như sau: phân tích tính vượt trội của phương pháp này trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài; làm rõ những lợi ích mà nó mang lại và cả những khó khăn có thể nảy sinh; từ đó đưa ra kiến nghị về một số giải pháp để khắc phục các khó khăn đó. 3.1. Một số giải pháp chung 3.1.1. Đối với bản thân sinh viên 3.1.1.1. Học ở trên lớp Kiến thức ở trường chính là hành trang cơ bản cho công việc của sinh viên sau này, là gốc để sinh viên tiếp thu những kiến thức cao siêu hơn. Nếu gốc không vững thì liệu sinh viên có thể làm gì? Vì vậy, để tiếp thu tốt nhất các kiến thức thì không còn cách nào khác là sinh viên phải chăm chú nghe giảng và ghi chép a. Chăm chú nghe giảng và ghi chép Rõ ràng nhiều người có thể tự học tiếng Anh nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà trường đại học Ngoại Thương lại dành 15 tiết học/ tuần để giảng dạy tiếng Anh cho khối tiếng Anh Thương Mại, trường Đại học Ngoại Thương. Điều này đã nói nên tầm quan trọng của việc lên lớp nghe giảng môn Tiếng Anh. Việc lên lớp sẽ giúp các bạn tiếp thu được những kiến thức mà các thầy cô đã tích lũy được trong nhiều năm. Ví dụ, thay vì tốn thời gian cho việc phải đi tìm rất nhiều 29 sách dạy “notetaking”, sinh viên chỉ cần đến lớp một, hai buổi để biết bạn nên ghi lại như thế nào cho hiệu quả nhất, để không bị lọt thông tin và hiều nhầm ý. Hơn thế, bên cạnh kiến thức, sinh viên còn được dạy rất nhiều những kĩ năng cần thiết cho công việc sau này như: kĩ năng điều hành một cuộc hội thảo hay kĩ năng phỏng vấn xin việc hay viết một báo cáo chuyên nghiệp bằng Tiếng Anh. Đây thực sự không còn là một buổi học, mà đối với sinh viên, đây chính là một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên và thầy cô giáo. Việc học luôn luôn phải đi cùng vơi ghi chép cẩn thận thì mới mong đạt được hiệu quả cao nhất, theo ý kiến của cô Thái Thị Thu Nga, khoa Tiếng Anh Thương Mại, trường Đại học Ngoại Thương. Bộ óc của con người chỉ có sức chứa nhất định. Vì vậy, việc ghi chép là cần thiết để sinh viên có thể nhớ lâu và có thể xem lại mỗi khi quên. b. Thảo luận nhóm Nhưng nếu chỉ đi học đầy đủ mà không thực sự tham gia vào buổi học thì sinh viên sẽ nhanh chóng quên kiến thức. Học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng luôn đòi hỏi phải thực hành bốn kỹ năng nghe – nói - đọc - viết thường xuyên. Do đó, sinh viên nên tận dụng các cơ hội để thực hành Tiếng Anh trong các buổi thảo luận nhóm. Trước hết, thảo luận nhóm sẽ giúp sinh viên có cơ hội hợp tác với những bạn nói khá hơn hoặc kém hơn mình. Từ đó, sinh viên so sánh với bản thân để học hỏi bạn khá hơn và tránh mắc lỗi giống như bạn kém hơn. Hơn nữa, có một sự thật là thường thì chính bản thân sinh viên cũng khó có thể tự nhận thức được lỗi của mình nếu không được người khác chỉ ra. Vì vậy, sinh viên có thể tiến bộ nhanh nhờ thảo luận nhóm vì khi đó nhóm thảo luận có thể phát hiện ra lỗi sai của các thành viên và giúp đỡ nhau cùng khắc phục. Cuối cùng, thảo luận nhóm tạo điều kiện cho luyện tập sinh viên nói tiếng Anh thường xuyên. Điều này tốt cho phản xạ ngôn ngữ, giúp sinh viên diễn đạt trôi chảy hơn về sau khi phát biểu và phát triển quan điểm của mình bằng tiếng Anh. 30 Như vậy, các buổi tham luận Tiếng Anh sẽ giúp sinh viên biết được điểm mạnh, yếu và vị trí của mình so với các sinh viên khác, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để tiến bộ. c. Thuyết trình Có một thực tế là còn nhiều sinh viên Việt Nam chưa được tự tin khi phát biểu ý kiến của mình, nhất là trước đám đông. Điều này gây cản trở sinh viên trong việc giao tiếp nói chung, đồng thời hạn chế khả năng phát triển của sinh viên cũng như sự thăng tiến trong các công việc sau này. Vì vậy, một trong các cách khắc phục vấn đề này là ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên, đặc biệt là sinh viên học tiếng Anh, nên luyện tập cho mình kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh- kĩ năng mà nhiều nhà tuyển dụng nước ngoài hiện nay rất chú ý đến. Sinh viên nên tận dụng các cơ hội để được thuyết trình trên lớp, hoặc trên khoa, thậm chí là ở trường. Lúc đầu, sinh viên có thể lo lắng và căng thẳng nhưng khi sau khi thực hành nhiều lần, cảm giác ấy sẽ dần mất đi. Từ đó sinh viên có thể chủ động, tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài. 3.1.1.2. Tự học Có thể nói tự học là yếu tố quan trọng để một sinh viên có thể bứt phá. Một nhà bác học đã nói: “Thiên tài 99% là do chăm chỉ mà có được, chỉ có 1% là do thông minh mà thành”. Câu nói này đã thể hiện tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu và tìm tòi. Đặc biệt trong môi trường Đại học, nơi mà nhiều sinh viên vẫn cho rằng chỉ cần nghe cô giáo giảng trên lớp như thời phổ thông là có thể đạt điểm cao, luôn ỷ lại vào các thầy cô. Sinh viên không ý thức được rằng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và quan sát chứ không phải là người đưa họ đến đích. Điều quan trọng là sinh viên cần phải cố gắng tự đi bằng đôi chân của mình. Ý thức được tầm quan trọng của việc tự học là điều vô cùng cần thiết đối với sinh viên học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là học tiếng Anh- một ngôn ngữ khác rất nhiều so với tiếng Việt về mặt phát âm, cấu tạo từ và cấu tạo câu. Chính vì vậy, việc chủ động tìm cho mình một môi trường để thực hành là điều vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp các sinh viên ngoại ngữ có thể thực 31 hành tiếng mà trong quá trình giao tiếp, sinh viên cũng sẽ hiểu hơn về văn hóa, đất nước và con người họ trên thực tế - một điều mà không một trường lớp nào dạy. Từ đó, sinh viên có thể hình thành nhân sinh quan và thế giới quan cho riêng mình. a. Đọc nhiều sách, báo, tạp chí Sách là người bạn thân thiết của mọi sinh viên và là nơi giữ gìn kiến thức của cả nhân loại. Vì vậy, nếu sinh viên muốn trở thành người khổng lồ về kiến thức xã hội, khoa học, công nghệ, lịch sử… thì không có cách nào nhanh hơn là “đứng trên đôi vai của những người khác”. Là sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, sinh viên nên cố gắng mua đầy đủ những sách và băng đĩa học tập mà các thầy cô yêu cầu và làm đầy đủ bài tập về nhà. Rõ ràng sinh viên là những người trưởng thành, các thầy cô sẽ không kèm cặp hay phạt họ vì không mua sách hay không làm bài về nhà như khi học ở phổ thông vì các thầy cô muốn đối xử với sinh viên như là người lớn. Chính vì vậy, sinh viên cũng nên cư xử như người lớn, tự ý thức những việc mình cần làm để đạt được mục đích mà trước hết là hãy mua sách và đọc hết sách giáo trình. Một thực tế là ở trên lớp các thầy sẽ không thể dạy hết tất cả các bài trong sách. Ví dụ như ở môn Biên dịch, khối lượng kiến thức rất nhiều, giáo viên dù muốn dạy hết nhưng thời gian học không đủ nên vẫn phải chọn những bài hay và khó để hướng dẫn sinh viên trước. Chính vì vậy mà sinh viên vẫn cần đọc hết giáo trình để học từ vựng, học cách ghép câu, nói câu, lối diễn đạt và hành văn. Ngoài sách giáo trình, để mở rộng kiến thức của mình, sinh viên cũng nên đọc thêm các sách, báo, tạp chí như “Economics Times” hay “Financial Times” ở các hàng bán sách cũ như ở Bà Triệu hay Láng Hạ. Bên cạnh đó, là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, sinh viên cũng cần năng động truy cập vào các website như www.cnn.com để nghe các bản tin phát bằng giọng Mỹ hay www.bbc.com để nghe các bản tin bằng giọng Anh hoặc www.abc.com để nghe tin tức bằng giọng Úc. Điều này sẽ giúp sinh viên làm quen với các phong cách nói khác 32 nhau, vì vậy, sinh viên sẽ không phải lúng túng trước một người nói giọng Anh - Anh dù bạn học Anh - Mỹ. b. Đi làm thêm Làm thêm ngày càng phổ biến đối với sinh viên vì việc làm thêm không chỉ giúp bạn trang trải một phần chi phí sinh hoạt hàng ngày, mà còn giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm và kĩ năng sống. Đối với sinh viên ngoại ngữ, tìm được công việc làm thêm sử dụng tiếng Anh còn giúp các bạn “học đi đôi với hành”. Tuy nhiên, 70% sinh viên chuyên ngành tiếng Anh hiện nay chọn việc làm thêm ở các cửa hàng bán quần áo hay tơ lụa ở khu phố cổ, trong đó hầu hết là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai và thường thì không có cơ hội sử dụng Tiếng Anh nhiều. Chỉ có 15% sinh viên làm biên - phiên dịch, tuy nhiên công việc này không ổn định và thường theo thời vụ. 15% còn lại là các bạn làm các công việc khác nhau. 1 Tuy nhiên, theo gợi ý của thầy Andrew Groban, chuyên gia khảo thí IELTS ở IDP, người đã sống và dạy học ở Việt Nam gần năm năm, làm việc ở các quán bar, các nhà hàng dành cho người nước ngoài cũng là một công việc có thể giúp sinh viên nâng cao kĩ năng giao tiếp. Đặc biệt sinh viên có thể học được “tiếng lóng” mà không trường lớp nào có thể dạy họ được. Tuy vậy, theo thầy, môi trường công việc này cũng tương đối phức tạp nên sinh viên cần tỉnh táo và biết lựa chọn đối tượng để giao tiếp. c. Tham gia các hoạt động ngoại khóa Đã là sinh viên, ít ai chưa từng tham gia một hoạt động ngoại khóa nào. Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Sinh viên có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở trường lớp hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: thể 1 Theo báo cáo nghiên cứu của nhóm sinh viên A2, tiếng Anh thương Mại K44, trường Đại học Ngoại thương, đề tài “The effectiveness of part-time job on foreign language students”, 2008 33 thao, văn hóa, nghệ thuật, tình nguyện, tổ chức… Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho bản thân, giúp sinh viên trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn. Đối với sinh viên tiếng Anh, tham gia hoạt động ngoại khóa là một việc bổ ích. Tuy nhiên, vì hoạt động ngoại khóa thường chiếm rất nhiều thời gian nên sinh viên có thể chọn một vài hoạt động mà thấy có ích và phù hợp với mục đích. Ví dụ như để nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh và sự am hiểu văn hóa, sinh viên ngoại ngữ có thể tham gia vào website www.hanoikids.vn. Đây là website của các bạn trẻ Việt Nam, những người có khát khao muốn giao lưu, học hỏi, luyện tập ngoại ngữ và giúp đỡ những người nước ngoài lần đầu đến Việt Nam, từ đó quảng bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam ra thế giới. Tham gia câu lạc bộ này, sinh viên sẽ có cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài. Nhờ thế mà sinh viên có thêm cơ hội luyện tập ngoại ngữ trực tiếp với người nước ngoài. Ngoài ra, sinh viên có thể đến những địa điểm có nhiều khách du lịch tham quan để làm quen và nói chuyện, rèn luyện kĩ năng giao tiếp ngoại ngữ. Một cách mới và thú vị hơn, sinh viên cũng có thể chủ động làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện cho bất kỳ người nước ngoài nào. Cách này vừa giúp sinh viên có vốn từ sâu hơn và thêm kiến thức về văn hóa Việt Nam, vừa gây được nhiều thiện cảm của người nước ngoài tới đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, , sinh viên cũng nên cẩn thận trong việc lựa chọn đối tượng mà mình tiếp xúc, mà theo lời khuyên của thầy Andrew Groban thì nên chọn những người nước ngoài đi theo đoàn hoặc theo đôi. Bên cạnh việc làm một hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, sinh viên cũng có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, nơi họ có thể tìm thấy những người cùng sở thích và chí hướng. Đây cũng là môi trường tốt để giao lưu học hỏi những người giỏi tiếng Anh và mở rộng mối quan hệ của mình. Hiện nay, ở Hà Nội có khoảng 07 câu lạc bộ Tiếng Anh khác nhau, trong đó có Seamap và Ha Noi Young English club (HYEC) là hai câu lạc bộ lâu đời nhất. Hai câu lạc bộ 34 này sinh hoạt 04 lần một tháng vào 17.00 giờ chủ nhật hàng tuần ở 32 Lý Thường Kiệt và 31 Cát Linh. Trong các buổi sinh hoạt này, sinh viên sẽ phải trao đổi và lên trình bày về một chủ đề cho trước. Cùng với Seamap và HYEC, British Council English Club (câu lạc bộ tiếng Anh của Hội đồng Anh) và INDIGO (Câu lạc bộ tiếng Anh-Văn hóa của Tổ chức tình nguyện Vì Hòa Bình) cũng là hai câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt, khi tham gia INDIGO và BC English club, sinh viên ngoại ngữ còn có cơ hội giao tiếp, trao đổi với người nước ngoài và tìm hiểu về văn hóa các nước trên thế giới thông qua các buổi nói chuyện và các hoạt động chung. d. Xem phim tiếng Anh Theo cô Lê Thu Bích, giáo viên trường Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội và Jody Kurtze, tình nguyện viên người Áo ở Việt Nam gần một năm, thường xuyên tiếp xúc và làm việc với bạn trẻ Việt Nam thì sinh viên càng tiếp cận với tiếng Anh chuẩn thì càng tốt. Đó chính là lý do khiến họ cho rằng sinh viên ngoại ngữ nên xem nhiều phim tiếng Anh và có phụ đề tiếng Anh. Khi xem phim, sinh viên sẽ có cơ hội nghe tiếng Anh nói hàng ngày và làm quen với tốc độ nói nhanh của người bản xứ. Hơn thế, là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, sinh viên không những cần phải giỏi tiếng Anh mà còn cần phải có vốn văn hóa đủ lớn để có thể thích ứng với công viên sau này - trong đó, sinh viên có thể phải làm việc rất nhiều với người nước ngoài. Chính vì vậy, phim ảnh sẽ giúp sinh viên tiếp cận và hiểu hơn về cuộc sống ở các nước phương Tây, về phong tục cũng như thói quen của họ. 3.2.2. Kiến nghị với nhà trường 3.2.2.1. Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài Khi học bất kì một ngôn ngữ nào thì việc tiếp xúc với người nước ngoài là một việc cần thiết. Chính vì vậy, mà các trường Đại học cần phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức giáo dục như Hội đồng Anh hay Viện giáo dục Mỹ hoặc tổ chức giáo dục IDP Education của Úc để có thể mời các giáo viên của họ đến dạy hay tham gia các buổi hội thảo bằng Tiếng Anh. Tất nhiên, việc chọn giáo viên 35 nước ngoài có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm giảng dạy sinh viên Việt Nam là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, nhà trường càng cần phải liên kết với các tổ chức quốc tế để có thêm thông tin về các giáo viên. Hơn nữa, thông qua các tổ chức này, nhà trường có thể cập nhật những giáo trình mới và hiệu quả để giảng dạy trong trường. Thêm nữa, nhà trường cũng nên liên kết chặt chẽ với các trường Đại học nước ngoài để tổ chức các chương trình trao đổi giáo viên và trao đổi sinh viên. Như vậy, các cô giáo tiếng Anh sẽ có cơ hội trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ, cập nhật những phương pháp dạy tiên tiến để có thể giảng dạy tốt hơn. Những sinh viên có năng lực và có điều kiện tài chính có cơ hội trải nghiệm thực tế. 3.2.2.2. Liên kết các câu lạc bộ trong trường với các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp Các câu lạc bộ trong trường chính là sân chơi chung do sinh viên lập ra, điều hành và vì lợi ích của sinh viên. Các câu lạc bộ này, cụ thể ở đây là câu lạc bộ ngoại ngữ sẽ hiệu quả hơn nếu như liên kết chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ như VPV hay SJV. Đây là những tổ chức phi chính phủ thường xuyên tổ chức các trại tình nguyện (workcamp), cần có sự tham gia của các bạn tình nguyện viên nước ngoài và Việt Nam- năng động và giỏi Tiếng Anh. Hơn thế, các tổ chức này cũng thường cần một số lương sinh viên thực tập nhất định, luân chuyển thường xuyên. Đây chính là cơ hội tốt để các sinh viên tiếng Anh nâng cao kĩ năng ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng nắm được các thông tin về các tổ chức tình nguyện này. Chính vì vậy, mà các câu lạc bộ cần đóng vai trò là cầu nối đưa các bạn sinh viên có năng lực đến với công việc phù hợp. Đổi lại, bên NGOs cũng điều phối người nước ngoài tới câu lạc bộ để cùng xây dựng chương trình sinh hoạt hoặc tới giao lưu và trò chuyện với sinh viên. Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ, các CLB cũng cần liên kết với doanh nghiệp trong nước, các liên doanh nước ngoài và các tập đoàn quốc tế. Việc liên kết này không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng mà còn giúp sinh viên tiếp cận được những cơ hội việc làm tốt. 36 3.2. Giải pháp đề xuất: tham gia vào các hoạt động của NGOs Kết quả nghiên cứu ở phần 2.2.2 đã cho thấy tham gia NGOs là một phương pháp học giao tiếp tiếng Anh mới và là một trong những giải pháp khá hiệu quả trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp của sinh viên với người nước ngoài. Trong phần 3.2 này, nhóm nghiên cứu xin tập trung phân tích sâu hơn về lợi thế của việc tham gia NGOs so với các cách học tiếng Anh khác, những mặt lợi ích, khó khăn khi sinh viên tham gia các NGOs cũng như để xuất một số biện pháp để khắc phục những khó khăn đó, và cách thức tham gia sao cho hiệu quả nhất đối với các sinh viên với trình độ tiếng Anh khác nhau. 3.2.1. Tính vượt trội của tham gia NGOs so với các biện pháp học tiếng Anh khác Có thể nói phần lớn sinh viên đều cho rằng để mài rũa và thực sự biết cách sử dụng tiếng Anh, việc chỉ học tốt trên lớp là chưa đủ. Theo như điều tra của nhóm nghiên cứu, có tới 97,4% sinh viên đồng tình với ý kiến trên. Học phải đi đôi với hành. Hành phải là hành thực tế. Nếu muốn nói chuyện tốt ngoại ngữ với người nước ngoài thì phải tiếp cận ngoại ngữ “của người nước ngoài”. Do đó, để nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của mình, ngày càng nhiều sinh viên chủ động sử dụng các biện pháp học khác, năng động và thú vị hơn để rèn luyện thực tế kĩ năng giao tiếp của mình. Trong số đó, chủ yếu sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh (62,7%), tự học tiếng Anh bằng cách đọc sách, truyện tiếng Anh, xem phim, nghe nhạc tiếng Anh và tin tức trên những kênh truyền hình sử dụng ngôn ngữ này (51,8%). Ngoài ra cũng có một phần không nhỏ các sinh viên tới các địa điểm có nhiều khách du lịch nước ngoài để làm quen, nói chuyện thực hành tiếng (25,3%). Những biện pháp kể trên đã có từ khá lâu và cho đến nay vẫn được hầu hết các sinh viên áp dụng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên tiếng Anh- Đề xuất giải pháp tham gia tổ chức phi chính phủ.pdf
Tài liệu liên quan