Đề tài Kích cầu đầu tư: Lý thuyết và thực tiễn

MỤC LỤC

LƠÌ NÓI ĐẦU . .1

Chương I: Lí luận chung về kích cầu đầu tư . 4

I. Đầu tư và cầu đầu tư .4

1. Khái niệm về đầu tư . 4

2. Cầu đầu tư . 4

2.1. Khái niệm . .4

2.2. Các nhân tố tác động tới cầu đầu tư . .4

2.2.1. Lợi nhuận kì vọng .4

2.2.2. Lợi nhuận thực tế 6

2.2.3. Lãi suất tiền vay . .7

2.2.4. Tốc độ phát triển của sản lượng quốc gia . .8

2.2.5. Chu kì kinh doanh . .10

2.2.6. Đầu tư nhà nước . . 11

2.2.7. Môi trường đầu tư . . 11

2.2.8. Thuế thu nhập doanh nghiệp . 12

II. Một số vấn đề về kích cầu và kích cầu đầu tư . .13

1. Thế nào là kích cầu . 13

1.1.Khái niệm . 13

1.2. Nguồn gốc và cơ sở của chính sách . 13

1.3. Mục đích của chính sách kích cầu 15

1.4. Nguyên tắc cơ bản của kích cầu 15

1.5. Điều kiện áp dụng các biện pháp kích cầu . . 18

2. Kích cầu đầu tư 18

2.1. Khái niêm . . 18

2.2. Phân biệt kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng . 18

2.3. Ý nghĩa của kích cầu đầu tư . 19

2.4. Tác động của kích cầu đầu tư . 19

2.4.1. Tác động tích cực . 19

2.4.2. Tác động tiêu cực . 22

2.5. Nguồn vốn cho kích cầu đầu tư . . 24

2.5.1. Vốn trái phiếu chính phủ . 24

2.5.2. Vốn ngân sách nhà nước . 25

2.5.3. Quỹ dự trữ ngoại hối . 25

2.5.4. In tiền . 26

2.5.5. Vay nợ nước ngoài 26

2.5.6. Trì hoãn trả nợ . 27

2.6. Các công cụ, biện pháp sử dụng . 27

2.6.1. Nhóm chính sách tiền tệ . 27

2.6.2. Nhóm chính sách tài khóa . 30

2.6.3. Nhóm chính sách giải pháp khác . 30

2.7. Kinh nghiệm kích cầu đầu tư trên thế giới 32

2.8. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kích cầu đầu tư . 34

2.8.1. Độ trễ chính sách . 34

2.8.2. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách . 35

Chương II: Thực tiễn kích cầu đầu tư ở Việt Nam

I. Thực tiễn kích cầu đầu tư trước khủng hoảng kinh tế 2007 . 37

1. Tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 1986_2007 . 37

2. Tình hình kích cầu đầu tư của Việt Nam giai đoạn 1986_2007 . 39

II. Thực tiễn kích cầu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2007_nay . 49

1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam .49

2. Nội dung kích cầu của một số nước trên thế giới và của Việt Nam 52

2.1. Nội dung kích cầu của một số nước trên thế giới . 52

2.2. Nội dung kích cầu ở Việt Nam . 55

2.2.1. Gói kích cầu thứ nhất . .55

2.2.1.1. Nội dung cụ thể goi kích cầu . 55

2.2.1.2. Công cụ biện pháp thực hiện . 56

2.2.1.3. Tình hình thực hiện 61

2.2.1.4. Tác động của gói kích cầu . 62

2.2.1.5. Các vấn đề của gói kích cầu . 71

2.2.2. Gói kích cầu thứ hai . 75

2.2.2.1. Các quan điểm 75

2.2.2.2. Nội dung cụ thể gói kích cầu . . 76

2.2.2.3. Tác động của gói kích cầu số 2 . 77

3. So sánh các gói kích cầu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới78

Chương III: Giải pháp thực hiện chính sách kích cầu đầu tư hiệu quả ở Việt Nam

I. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kích cầu đầu tư 80

1. Huy động vốn kịp thời và hiệu quả . 80

2. Giải pháp sử dụng hiệu quả vốn kích cầu đầu tư . 80

2.1. Kích cầu phải kịp thời . 80

2.2. Phân bổ nguồn vốn hợp lí . 81

II. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư . . .82

III. Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu . .83

1. Vai trò giám sát của quốc hội . .83

2. Đánh giá kết quả thực hiện gói kích cầu .84

IV. Một số đề xuất nhằm phát huy hiệu quả chính sách kích cầu đầu tư .84

V. Các giải pháp kich cầu đầu tư trong dài hạn . 87

1. Giải pháp kích cầu đầu tư trong nước 87

2. Giải pháp kích cầu đầu tư nước ngoài 88

KẾT LUẬN . 89

Danh mục tài liệu tham khảo: . 90

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kích cầu đầu tư: Lý thuyết và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều này phản ánh Nông nghiệp vẫn có đóng góp khá lớn cho nền kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức cao. Tóm lại, với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP ở mức cao, là động lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Điều này phản ánh tiềm năng phát triển của đất nước, sự năng động của nền kinh tế, chính sách quản lý kinh tế và thu hút đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn từ nước ngoài. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đặt ra các vấn đề như gây lạm phát, hiệu quả đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư. 2.2 CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2007. Trong quá trình từng bước phát triển Kinh tế - Xã hội, Việt Nam đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Nếu xét theo nguồn vốn: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Nguốn vốn từ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong thời kỳ đầu tiến hành CNH-HĐH, khi nhu cầu đầu tư rất lớn mà nguồn tích luỹ nội địa chưa đủ đáp ứng. . Còn nguồn vốn trong nước, với vai trò quan trọng là nội lực, mang tính lâu dài, bền vững để phát triển nền kinh tế của chính những thành viên trong nước . Vì vậy, vấn đề kích cầu đầu tư luôn được đặt làm ưu tiên. 2.2.1. Về môi trường đầu tư: - Môi trường Pháp luât: Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động đầu tư vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước cụ thể hơn là Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, hình thành môi trường pháp lý để khuyến khích đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư. Có thể nêu tên các văn bản quan trọng trong lĩnh vực pháp lý Đầu tư như sau: (Theo thông tin trên website của Bộ Tư pháp) - Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điểu của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. - Luật Đầu tư ban hành ngành 2005 thay thế cho Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn các văn bản như Luật Đấu Thầu, các nghị định, thông tư khác. Ngay nội dung đầu của Luật khuyến khích đầu tư trong nước đầu tiên 1994 là câu: Để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; Điều này có thể hiểu là định hướng khuyến khích đầu tư trong nước đã được định hướng rõ về mục đích, phương pháp, nguồn lực. Cũng tương tự, tại Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên 1987: Để mở rộng kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước; Các văn bản Luật dần dần được sửa đổi, theo sát tình hình thực tế đầu tư của Việt Nam. Bởi từ xuất phát điểm nền kinh tế khó khăn, mỗi bước đi của các chính sách kinh tế luôn có sự cẩn trọng để đảm bảo phát triển đúng hướng, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. Nhóm làm đề tài xin trích một số nội dung trong Nghị định số 108/2006/NÐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ðầu tư. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại Phụ lục I và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại Phụ lục II của Nghị định này. Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài: 1. Thuế: Các nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Xuất/Nhập khẩu. 2. Đất đai: Các nhà đầu tư sẽ được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và về thuế. 3. Các ưu đãi, hỗ trợ khác: 3.1Chuyển giao công nghệ: 3.2 Đào tạo 3.3 Đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư 3.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao 3.5 Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất 3.6 Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao - Việt Nam có nền chính trị ổn định, không có xung đột. Tăng cường hội nhập, hợp tác, ký các hiệp định thương mại song phương, đa phương và xúc tiến kêu gọi đầu tư. - Với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, Nhà nước đã tập trung các nguồn lực phát triển giao thông, năng lượng, giáo dục dạy nghề … tạo nền tảng để phát triển kinh tế. Như vậy, vấn đề đầu tiên trong việc kích thích đầu tư đó là tạo lập một môi trường đầu tư ổn định, thuận lợi cho việc đầu tư của các nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho họ. 2.2.2. Về đầu tư công (hay nguồn vốn kinh tế Nhà nước ): Đầu tư công có thể coi là nguồn vốn chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam từ trước tới nay. Để đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, từ xuất phát điểm thấp, nhu cầu vốn đầu tư xã hội với các dự án về cơ sở hạ tầng, công cộng là rất lớn, trong đó, đa số các dự án này phù hợp với khả năng của Nhà nước. (Xem sơ đồ Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ở mục 2.1.2) Theo đó, đây luôn là nguồn vốn lớn nhất chiếm từ 42-59%, luôn tăng trưởng đều qua các năm. Điều này được hiểu rằng đầu tư công là nguồn vốn đi đầu, đầu tư vào các lĩnh vực không nhằm mục tiêu sinh lợi nhuận mà nhằm mục tiêu phát triển xã hội và con người, từ đó kích thích các nguồn vốn đầu tư khác tham gia vào nền kinh tế. Chẳng hạn, thực trạng thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt của các doanh nghiệp và người dân là vấn đề mang tính cấp bách, với cơ chế quản lý mạng lưới điện do Tập đoàn Điện lực (EVN) đứng đầu. Nhà nước có nhiều dự án xây dựng nhà máy điện nhỏ, vừa và lớn, đặc biệt là thuỷ điện Sơn La khởi công năm 2005, nguồn vốn xây dựng nó bao gồm vốn vay các ngân hàng thương mại (17.000 tỷ đồng); vốn vay Ngân hàng Đầu tư phát triển (4.000 tỷ đồng) và vay ngoại tệ từ nguồn vốn Chính phủ thông qua Ngân hàng Đầu tư phát triển (400 triệu USD) để nhập khẩu thiết bị công nghệ. Ngoài ra, EVN còn có các đợt phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nguồn vốn đầu tư công được hình thành từ các nguồn như ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triền (của Nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước), vốn vay từ nước ngoài (như viện trợ, phát hành trái phiếu quốc tế), phát hành trái phiếu trong nước. Hay nói cách khác đầu tư công gắn chặt với chính sách tài khoá của Chính phủ. Với vai trò chính trị của mình, Nhà nước có thể huy động các nguồn để hình thành nguồn vốn cho đầu tư công, với quy mô lớn và là nguồn vốn có tính lâu dài (vốn ngân sách, vốn ưu đãi, trái phiếu), Nhà nước có thể đầu tư theo cả hướng rộng nhiều dự án và sâu dự án lớn. Đầu tư nhà nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài, các quy hoạch kinh tế xã hội, tỷ lệ thất thoát, tham nhũng, tốc độ giải ngân vốn, các thủ tục khi sử dụng vốn nhà nước. Để gia tăng nguồn vốn đầu tư Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách định lượng tốc độ tăng trưởng, kế hoạch sử dụng vốn để tính toán ra ngân sách cần thiết cho đầu tư phát triền. Ngoài ra, để kích thích nguồn vốn này, chính sách là giảm thâm hụt ngân sách, tăng tốc độ giải ngân, xúc tiến các hoạt động hợp tác với các nhà tài trợ ODA. 2.2.3.Thu hút vốn ODA Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 15 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng lượng đạt 42,441 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt mức cao nhất trong năm 2007 (5,43 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết là 42,441 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 31,605 tỷ USD, tương đương 74,47 tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 19,860 tỷ USD, tương đương 62,84% tổng vốn ODA ký kết. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết là viện trợ không hoàn lại. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trên đồ thị, ta quan tâm tới xu hướng tăng dần qua các năm, thể hiện mức vốn ODA nói chung là tăng lên. Cụ thể thì xu hướng tăng của mức ODA cam kết là khá rõ và tăng nhanh dần cho đến 2007. Còn mức ODA ký kết lại có xu hướng hình sin tăng lên rồi giảm xuống rồi càng đến 2007 lại có xu hướng đi lên, điều này có thể hiểu là việc mức vốn ký kết phụ thuộc nhiều nhân tố. Về mức ODA giải ngân, mặc dù, có mức tăng, nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn mức ODA cam kết, và cũng không lên xuống như mức ODA ký kết. Có nghĩa là ODA giải ngân ít tuân theo xu thế của 2 điều trên, giải thích cho việc này là vấn đề giải ngân chậm và chưa thể cải thiện được việc này. Một điều nữa được xem xét trên đồ thị là khoảng cách giữa các đường. Mức vốn cam kết thường luôn cao hơn mức vốn ký kết, tuy có một vài năm mức ký kết cao hơn cam kết. Điều này có thể hiểu các nhà tài trợ khi đó muốn cho Việt Nam vay nhiều vốn. Còn khoảng cách giữa mức ODA giải ngân đối với mức vốn ký kết và cam kết thì khoảng cách là rộng và ngày càng tăng. Điều này một lần nữa cũng nói lên khó khăn trong việc giải ngân, rằng mức vốn có thể được cho vay ngày càng tăng, nhưng khả năng sử dụng nó của phía ta vẫn gặp khúc mắc. Trên phương diện đánh giá tác dụng của nguồn vốn ODA, bổ sung cho nguồn ngân sách nhà nước, các hoạt động đầu tư phát triển một nguồn vốn cần thiết, đã góp phần lớn vào các dự án đầu tư phát triển kinh tế và an sinh xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, năng lượng và quan tâm tới các đối tượng khó khăn. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển các hoạt dộng kinh tê xã hội. Việc thu hút được nguồn vốn ODA ngày càng tăng, là do việc VN đã thực hiện các dự án đem lại các lợi ích rõ ràng cho người dân, đạt được hầu hết các mục tiêu Thiên nhiên kỷ, vì vậy, mà các nhà tài trợ có lý do để tăng các khoản cho vay. Và cũng phải nói rằng vốn ODA tăng cũng góp phần vào xu hướng tăng của nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, nguồn vốn vay tăng nhưng tỷ lệ viện trợ không hoàn lại giảm, đặt ra vấn đề khoản nợ ngày càng tăng phải trả nợ. Cùng với đó lại nói về việc giải ngân vốn ODA gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt ở lĩnh vực đầu tư và xây dựng; năng lực nhà thầu, tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hay có sự khác biệt trong các quy định của Việt Nam với các nhà tài trợ, với thông lệ quốc tế; và thủ tục hành chính liên quan đến ODA còn phức tạp. Năng lực con người cũng là vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn ODA, đặc biệt là trong quá trình phân cấp”. 2.2.4. Thu hút FDI: Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.  Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất, là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai, là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malaysia, Singapore, Thái Lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này. Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình, họ giảm dần vốn đầu tư ra nước ngoài. Giai đoạn 2000-2007: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8%. Kể từ đó, nguồn vốn FDI tăng nhanh dần cho đến 2007 đạt mức cao nhất so với trước đó. FDI ở Vịêt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhiều phương diện của nền kinh tế: vốn, việc làm, Chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng thương maị quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, Tác động lên tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước … Hiểu được vai trò của FDI trong công cuộc phát triển kinh tế, Nhà nước đã có các chính sách để thu hút đầu tư. Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, xúc tiến hoạt động tiếp xúc với các công ty, tạo hình ảnh một quốc gia ổn định chính trị, có tiềm năng phát triển và kêu gọi các nhà đầu tư. Về pháp luật, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại VN 1987 ( tức là có trước cả Lụât Khuyến khích đầu tư trong nước 1994), sau đó, liên tục được bổ sung sửa đổi, hình thành môi trường pháp lý cho FDI. Tiềm năng của Việt Nam đó là một nước có tốc độ tăng trường kinh tế cao, có dân số đông, là một thị trường lớn và có nguồn lao động rẻ, là một thị trường mới và có nhiều cơ hội kinh doanh… Với chính sách rõ ràng về đầu tư, luật hoá về quyền tài sản của các nhà đầu tư, không quốc hữu hóa doanh nghiệp và khả năng hồi hương về vốn. Và rất nhiều ưu đãi, như miễn giảm thuế trong thời gian đầu với thuế thu nhập, với tiền thuê đất, giảm thuế nhập khẩu đầu vào, ưu đãi trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, sản phẩm có thể xuất khẩu nhiều, các ngành mà Việt Nam không sản xuất được như xe máy, ôtô. Một điều quan trọng nữa, đó là Nhà nước đã rất đầu tư vào cơ sở hạng tầng, năng lượng, giao thông, khu công nghiệp… với các nguồn vốn từ ngân sách hoặc vốn ODA, điều này thúc đẩy nhanh việc đưa các nhà máy vào sản xuất. 2.2.5. Khuyến khích đầu tư tư nhân Sau khi đổi mới kinh tế 1986, khu vực kinh tế tư nhân có sự chuyển biến. Nhìn trên biểu đồ Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế ở phần 2.1.2. Vốn khu vực ngoài Nhà nước tăng lên liên tục, tốc độ tăng dần. Điều đó thể hiện sự phát triển của khu vực này. Ngoài sự năng động của các doanh nhân, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực mà kinh tế Nhà nước làm khó đạt hiệu quả. Nếu tính từ Nghị quyết Đại hội VI (năm 1986) của Đảng công nhận sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Tiếp đó là sự ra đời doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hà Nội: Doanh nghiệp Toàn Thắng năm 1988. Số lượng DNTN đã gia tăng mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm từ 2000-2002 cộng lại đã vượt qua tổng số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong 10 năm trước đó. Song phần lớn các doanh nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, số doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá khiêm tốn, trong khi các doanh nghiệp quy mô vừa cũng rất thưa thớt. Điều này có được là do các lý do. Chính sách pháp luật về doanh nghiệp rõ ràng và mở rộng. Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được áp dụng, nới lỏng các hạn chế và điều kiện gia nhập thị trường chính thức, số lượng đăng ký kinh doanh đã tăng nhanh chóng và liên tục qua các năm. Cùng với đó còn có các quy định về ngành nghề, theo số lượng lao động sử dụng, theo địa bàn được ưu đãi. Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê và tiền thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu máy móc sản xuất, công nghệ cao, hỗ trợ đầu tư... Trước cơ chế mới, các doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng nhờ vào các cơ hội kinh doanh thuận lợi và sự lựa chọn đúng ngành hàng, đúng thời điểm. Tóm lại, trong giai đoạn từ sau đổi mới 1986 tới trước khủng hoảng kinh tế 200,7 nhu cầu đầu tư kinh tế cần nguồn vốn đầu tư rất lớn và qua các năm, nhu cầu vốn lại càng tăng. Đề kích thích nguồn vốn cho đầu tư, Nhà nước với vai trò điều tiết nền kinh tế, đã đặt ra nhiều chính sách hợp lý. Đó là ưu đãi trên nhiều mặt, tạo động lực và thuận lợi cho nhà đầu tư. Vai trò chủ chốt của đầu tư công, rất cần thiết đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Tiếp đó là các thành công trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA và FDI. Bên cạnh đó là sự phát triển của đầu tư tư nhân nhờ những thay đổi trong chính sach về doanh nghiệp. II. Thực tiễn kích cầu ở Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay 1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam. Khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã ít nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới: 1.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới Năm 2008 là một năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Trên thực tế nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2007 với việc xảy ra cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn ở Mỹ (subprime mortgage crisis). Lần này cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu. Tiếp theo Mỹ là châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái. Trước khi cuộc suy thoái toàn cầu diễn ra vào những ngày cuối năm 2008, các học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng các nước đang phát triển sẽ không bị tác động nhiều bởi cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Mỹ và có thể đây chính là cơ hội để Trung Quốc trở thành đầu tầu của nền kinh tế thế giới, thay thế vai trò của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế đã không diễn ra như vậy. Xuất khẩu của Trung Quốc bị sụt giảm nhiều nhất trong vòng một thập kỷ gần đây và khi XK với vai trò là đầu máy của nền kinh tế Trung Quốc bị sụt giảm thì khu vực sản xuất của Trung quốc cũng sụt giảm theo, đẩy nền kinh tế này đến ngấp nghé bên bờ của cuộc suy thoái . Đây cũng là điều hiển nhiên khi rất nhiều nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam đều lệ thuộc khá nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của nước Mỹ đối với hàng xuất khẩu của mình. Điều này có nghĩa là những gì đang diễn ra ở các nước đang phát triển mới chỉ là bước đầu của cuộc suy thoái tại các nước này. Trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới suy giảm, một câu hỏi đặt ra là nền kinh tế Việt Nam có bị tác động không và nếu có, thì sự tác động sẽ như thế nào? Đối mặt với thực tế là kinh tế có dấu hiệu suy thoái và nguy cơ suy thoái nặng hơn nữa, Chính phủ Việt Nam sẽ có những lựa chọn chính sách gì? 1.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam Có thể khẳng định ngay rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay, Việt Nam khó có thể tránh khỏi sự tác động của sự suy thoái này. Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dao động từ 6,5% (mức cao nhất – theo dự báo của Ngân hàng Thế giới) đến mức 4,1% (mức thấp nhất – theo dự báo của Deutsche Bank). Ở mức trung bình, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân Hàng Phát triển châu Á (ADB) thì do suy thoái kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 sẽ chỉ còn 5%. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 5% ở các nước khác thì có thể không bị coi là thấp, nhưng với Việt Nam, một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng 9-10%, và tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian dài là khoảng 7,5-8%, thì việc tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5% trong năm 2009 là vô cùng đáng lo ngại. Ta có thể sử dụng một đẳng thức căn bản trong kinh tế học vĩ mô để xem xét tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới tác động thế nào tới nền kinh tế của Việt Nam. Đẳng thức có dạng như sau: Y= C + I + G + (EX-IM) Trong đó: Y là tổng cầu, C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu của khu vực chính phủ, EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu. Số chênh lệch giữa EX-IM là thâm hụt/thặng dư thương mại. Qua đẳng thức này, ta có thể thấy suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới tổng cầu của Việt Nam qua các kênh sau: Suy giảm đầu tư nước ngoài (là một phần của I ↓) Suy giảm cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam – trong đó bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ như khách du lịch sang Việt Nam giảm, qua đó làm giảm tổng cầu (EX ↓) Giảm nhập khẩu làm đầu vào cho xuất khẩu và FDI (IM↓) làm tăng tổng cầu(Y↑ ) Tuy nhiên, do mức độ thâm dụng lao động của xuất khẩu của Việt Nam cao hơn so với nhập khẩu, nên suy giảm kinh tế thế giới thông qua kênh xuất nhập khẩu cũng như kênh đầu tư nước ngoài còn có tác động giảm việc làm và qua đó giảm thu nhập ở Việt Nam. Giảm thu nhập sẽ dẫn tới tiêu dùng của các hộ gia đình thấp đi (C ↓), và đầu tư của khu vực tư nhân cũng sẽ giảm theo (I ↓). Qua đó, tổng cầu sụt giảm hơn nữa (tuy nhiên, mức độ sụt giảm này có thể đỡ một phần nào nếu người dân cắt giảm tiêu dùng hàng ngoại, tức là giảm nhập khẩu (IM↓). Sự sụt giảm này còn tiếp tục bị khuyếch đại bởi yếu tố tâm lý trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân cảm thấy rủi ro ngày một gia tăng ở cấp độ toàn cầu, dẫn đến sự điều chỉnh giảm tiêu dùng và đầu tư một cách thái quá, không phù hợp với mức điều chỉnh tối ưu. Điều này tạo cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của Chính phủ để khôi phục lại các hành vi kinh tế ở mức tối ưu, với nguyên tắc chung là có các biện pháp kích thích khi thị trường quá “sợ hãi” (fearful) và kìm hãm khi thị trường quá hưng phấn / tham lam (greedy). Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, khó có một nước nào có thể tránh khỏi sự tác động của cuộc suy thoái này. Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác - tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên GDP lên tới 70%, và sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên có thể kết luận là nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Những dấu hiệu đáng ngại của sự suy giảm thể hiện rõ trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, đặc biệt qua kênh xuất khẩu. Theo báo cáo của Chính phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối cùng của năm 2008 đã biểu hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9, và tháng 11 giảm 4,8% so với tháng 10.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2009 đã sụt giảm nghiêm trọng theo đà giảm của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm 2008, hầu hết các mặt hàng đều cho thấy có sự giảm sút kim ngạch trong tháng 1/2009.Sự sụt giảm này vừa do giá hàng XK giảm, vừa do nhu cầu NK đối với hàng hóa VN tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản giảm. Mặc dù gần đây chính phủ Việt Nam đã nới tỷ giá của đồng Việt Nam với đồng USD, nhưng việc đồng tiền Việt Nam vẫn neo vào đồng USD ở mức độ như hiện nay sẽ làm cho đồng Việt Nam lên giá, và làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ bị tác động nhiều khi nền kinh tế thế giới có biến động và suy thoái. Một ngành công nghiệp XK mới nổi của Việt Nam là ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng khách tới Việt Nam trong năm 2009 được dự báo là sẽ giảm nghiêm trọng, buộc ngành du lịch phải giảm giá phòng và giá dịch vụ du lịch hàng loạt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng giảm sút. Trong tháng 1/2009, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 370 nghìn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Đối với kênh đầu tư nước ngoài, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta có thể thu hút được vốn FDI như năm 2007 và 2008 là khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì kế hoạch thu hút vốn FDI của Việt Nam trong năm 2009 sẽ chỉ là 30 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với năm 2008. Trên thực tế tình hình thu hút vốn FDI trong năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD và năm 2010 là 18,6 tỷ USD. Rõ ràng là từ những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Việt Nam đã chịu phải những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là dư thừa lao động. Hiện nay tình trạng mất việc làm ở Việt Nam đang gia tăng nhanh, do lĩnh vực xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác lý thuyết kích cầu đầu tư_ý nghĩa và thực tiễn của việt nam.doc
Tài liệu liên quan