Nguyên nhân khách quan ở đây là do nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu, lại gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh lớn: chống Pháp và chống Mỹ cho nên nhu cầu chi tiêu lớn trong khi nguồn thu ngân sách lại có hạn. Và vì vậy mà sự bành trướng cung ứng tiền tệ quá lớn (bằng cách in tiền) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu xã hội đã gây nên tình trạng lạm phát.
Nguyên nhân chủ quan do cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư tăng không hợp lý làm cho sản xuất tăng chậm, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ đảm bảo 80-90% quỹ tiêu dùng xã hội. Trong khi lại phụ thuộc nhiều vài nước ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ của Liên Xô đã giảm đáng kể.
Mặt khác, bộ máy hành chính quá cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy mà nền kinh tế kém phát triển, luôn trong tình trạng mất cân đối, thâm hụt ngân sách cao. Do đó phải bù ngân sách bằng cách phát hành tiền quá mức cho phép gây nên tình trạng lạm phát lên tới mức 2-3 con số.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh.
c. Siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột ngột tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, ở mức trên 300%. Lạm phát ở Đức năm 1922-1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển hình trong lịch sử siêu lạm phát thế giới giá cả tăng từ một đến mười triệu lần. Siêu lạm phát xảy ra thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. Nó phá vỡ quy luật lưu thông tiền tệ, lưu thông hàng hoá gặp nhiều khó khăn, xã hội đầy những tiêu cực, nền kinh tế trì trệ không thể phát triển được.
ở Việt Nam điển hình điển hình của loại siêu lạm phát là thời kỳ 1986-1988 lạm phát đã ở mức 3 con số và ở mức cao. Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
II. Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay.
Từ cuối những năm 80, Việt Nam đã trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, sản xuất sút kém, giá cả tăng với tốc độ phi mã. Cao điểm nhất là thời kỳ 1986-1988 nền kinh tế vẫn hoạt động theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung, hàng hoá sản xuất khan hiếm về số lượng, sút kém về số lượng nhưng nhu cầu lại rất cao, đòi hỏi phải mở rộng quy mô phát hành tiền nên tổng cầu luôn tăng vượt tổng cung, nên kinh tế luôn ở trạng thái mất cân bằng, lạmphát luôn ở mức 3 con số(năm1986 774% năm 1988 giảm xuống 308 %). Trong tình hình bất ổn định như vậy, lạm phát càng tăng cao thì lòng tin của người dân vào đồng tiền càng giảm sút. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách phải ổn định nền kinh tế chính phủ đã đưa ra hai thay đổi lớn trong lĩng vực tiền tệ đó là đưa tỷ giá hối đoái lên ngang giá thị trường và thi hành chế độ lãi suất thực dương nhằm mục tiêu đưa lại giá trị thực cho đồng tiền Việt nam. Và kết quả là đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng, khôi phục lòng tin trong nhân dân đối với đồng tiền. Từ đó các quan hệ thị trường đã được hình thành và làm cơ sở để từng bước mở rộng quan hệ hành hoá trên phạm vi quốc tế.
Đến giai đoạn 1989-1991, nền kinh tế chuyển hướng mạnh sang cơ chế thị trường , các chính sách đổi mới quản lý như thực hiện tự do hoá giá cả, thả nổi tỷ giá chính sách lãi suất, cắt giảm mạnh nhiều khoản chi tiêu ngân sách....Đặc biệt là cải cách chính sách thuế, áp dụng chính sách thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời các nguồn thu cho ngân sách nhà nước, từ đó đã cắt nhanh được cơn sốt lạm phát cao (từ 308% năm 1988 xuống 68% năm 1991) và số thu trong năm 1991 so với 1990 là 32, 4 %.
Thời kỳ 1992-1995, nền kinh tế về cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đi dần vào thế ổn định. Chỉ số giá cả hành hoá và dịch vụ dao động xung quanh mức 12%/năm nhưng ta vẫn chưa có khả năng kiểm soát lạm phát theo mong muốn. Năm 1992, lạm phát ở mức 17, 5% đến năm 1993 thì giảm xuống còn 5,3% (trong khi mức dự kiến là từ 10-13%). Nguyên nhân của sự giảm phát này là do giữa năm 1993 hàng Trung Quốc tràn sang việt nam với giá cả rất rẻ so với hàng hoá nội địa và cũng do nền kinh tế nước ta đang trong xu hướng giảm phát. Đến năm 1994, trận lũ lụt ở ĐBSCL xảy ra gây tổn thất nặng nề đối với nền nông nghiệp nước ta đặc biệt là nguồn lúa, do vậy mà giá cả lương thực đã tăng vọt lên đồng thời giá thực phẩm cũng tăng cao, đẩy lạm phát tăng lên 14, 4%, và ảnh hưởng cả sang năm 1995.
Đến năm 1996, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một thời kì mới-công nghiệp hoá và dự kiến có tốc độ tăng trưởng cao. Vì vậy, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế để duy trì tốc độ tăng trưởng cao là mục tiêu đặc biệt coi trọng. Công cụ chủ yếu để kiềm chế lạm phát vẫn là thực thi một chính sách tiền tệ hợp lí: tăng lượng cung ứng tiền tệ hàng năm với mức thích hợp, xây dựng và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các công cụ chính sách tiền tệ, kiên quyết không bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành tiền. Với các chính sách trên tỉ lệ lạm phát đã giảm xuống một cách đáng kể. Năm 1996, chỉ số lạm phát là 4, 5% được coi là mức thấp nhất kể từ 1987. Trong năm đã xuất hiện dấu hiện giảm phát (từ tháng 5 dến tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng đều mang dấu âm)... cụ thể là theo số liệu của tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 0, 6%, so với tháng 3/1997 đây là tháng thứ hai chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm. Trong đó nhóm hàng lương thực giảm mạnh nhất tới 2, 8%, giá thực phẩm giảm 1%, giá các nhóm hàng phi lương thực - lương thực tương đối ổn định. Giá vàng tiếp tục giảm 1, 1%, giá đô la lại taưng 1% so với tháng 3/1997.
Nhìn chung từ tháng 4 năm 1997 chỉ số giá tiêu dùng tăng 1, 6% so với tháng 4/1996 bình quân tăng 0, 13%/tháng. Đây là mức tăng thấp nhất so với 4 tháng đầu năm 1997. Và so với cả khoảng thời gian 12 tháng liên tục cùng kì của nhiều năm trước.
Với số liệu thực tế như vậy, một số nhà phân tích kinh tế đã đưa ra một vài nhận xét sau:
+Thể hiện sức mua xã hội, trong đó 80% là nông thôn giảm sút, quan hệ tỉ giá cánh kéo doãng ra bất lợi cho nông thôn, hàng hoá ứ đọng, thị trường kém sôi động, nhiều lĩnh vự sản xuất kinh doanh và hoạt động văn hoá - du lịch trầm hẳn xuống. Sang năm 1997 hiện tượng giảm phát lại xuất hiện ở 6 tháng đầu năm.
+ Xu hướng giảm phát này diễn ra từ tháng 3/1997 sớm hơn năm 1996 (vào tháng 5) và có nhiều k/n sẽ kéo dài trong những tháng tiếp theo. Do vậy thợc trạng giảm phát trên cần được đánh giá, phân tích một cách thận trọng nhằm hạn chế những tác động ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng, với chỉ số giá tiêu dùng tăng như trên, thông thường chỉ thích ứng với các nước có nền kinh tế phát triển. Còn đối với các nước chưa phát triển, nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn đầu tạo lập và phát triển nền kinh tế thị trường thì đó chưa hoàn toàn là nhân tố tích cực và phù hợp. Vậy nguyên nhân chính của tình hình trên là như thế nào?
Thứ nhất, trong những tháng đầu năm, nhiều mặt hàng nông sản bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, lưu lượng trên thị trường dồi dào, song tiến độ mua vào mua vào hết sức chậm chạp đã làm cho giá các loại nông sản giảm khá nhanh và liên tục, chính nguyên nhân này đã góp phần làm cho sức mua của dân cư giảm rõ rệt, nhịp độ tăng trưởng diễn ra một cách trầm lặng. Hàng hoá nông sản chủ yếu ở đây là lúa, gạo và hạt điều thô vẫn nằm trong tình trạng khó tiêu thụ. Mà khó khăn chủ yếu là sự thiếu vốn cũng như đầu ra bị hạn chế của các cơ sở sản xuất và chế biến, xuất khẩu. Bởi trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong 12 tháng liên tục (Từ tháng 4/1996 đến 4/1997) chỉ tăng 1, 6%, 4 tháng đầu năm tăng 1, 5%. Thế mà lãi suất vốn vay ngân hàng vẫn duy trì ở mức trên 1%/tháng. Như vậy liệu họ vay vốn làm ăn có mang lại hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán được hay không? Vì vậy hiện nay vẫn tồn tại một nghịch lí là ngân hàng thừa vốn với khối lượng lớn mà các doanh nghiệp lại thiếu vốn trầm trọng.
Thứ 2 là việc kiểm soát nhập khẩu còn thiếu chặt chẽ, kiên quyết nên đã dẫn đến tình trạng hàng ngoại tràn ngập, cạnh tranh gay gắt với hàng sản xuất trong nước, làm cho các doanh nghiệp vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Mặc dù ngay từ dầu năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo về danh mục mặt hàng xuất khẩu và công tác điều hành nhập khẩu quy định rõ các danh mục và số lượng hàng hoá nhập khẩu. Song trên thực tế hàng ngoại vãn chiếm một thị phần đáng kể như:xi măng, phân bón, giấy, sắt thép.....
Thứ ba là những tháng đầu năm, giá cả thị trường thế giới cũng có những biến động bất lợi cho ta. Ngoài giá gạo thì giá cà phê cũng là một thiệt thòi lớn cho nông dân. Từ cuối tháng, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh, giá cà phê Robustal xuất khẩu của Việt nam đạt trên 1400USD/tấn. Nhưng hầu hết sản lượng cà phê thu hoạch năm 1996/1997 đã được tiêu thụ khi giá cà phê trong nước còn thấp. Số còn lại không nhiều, đến cuối tháng 3 giá cà phê trong nước giảm liên tục 700 - 1000 đồng/kg.
Mặt hàng cao su cũng không kém khó khăn, mức giá xuất khẩu giảm xuống nhiều, lượng cao su tồn kho ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc lên đến 10000tấn. Ngoài ra những nguyên nhân chính ở trên, ta cũng pphải thừa nhận một thực tế là hàng hoá sản xuất trong nước chất lượng chưa cao, mẫu mã kiểu dáng chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và giá bán chưa phù hợp với túi tiền ngươì tiêu dùng nhất là ở mảng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ.
Trước tình hình đó, chính phủ đã đề ra nhiều biện ppháp chỉ đạo mạnh mẽ để kích cầu như: Nới lỏng cơ chế liên ngân hàng; cung ứng tiền mặt càn thiết để tăng dữ trữ ngoại tệ của Nhà nước để hỗ trợ vốn cho các công ty lương thực mua hết lúa, hàng hoá của nông dân không thấp dưới giá sàn; điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và đơn giản hoá các thủ tục cho vay; tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tiếp cận vay vốn ngân hàng.
Những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả thiết thực trong 6 Tháng cuối năm 1997 không còn hiện tượng giảm phát; chỉ số giá tăng 2, 5%. Trong đó đó lương thực không còn mang dấu âm (như những tháng đầu năm). Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát vvẫn ở mức 3, 6% (thấp hơn năm 1996 - 4, 5%) đây là mức thấp nhất trong 10 năm đổi mới. Nếu kiềm chế lạm phát ở mức Quốc hội cho phép 10% là rất tốt nhưng mức lạm phát quá thấp sẽ đẩy nền kinh tế vào tình trạng giảm phát thì đó là kết quả không hay. Về những phương diện đối ngoại tỷ giá giữa VND/USD nửa cuối năm 1997 giảm nhiều so với tỷ giá chính thức +10%.
Tóm lại mức lạm phát năm 1997 thực hiện thấp hơn nhiều so với mục tiêu chỉ đạo (3, 6% /10%) trong khi đó mức độ mất giá của VND/USD lớn hơn nhiều so với mức chỉ đạo (13. 950đ / 11. 175đ) nói lên việc điều hành chính sách tiền tệ năm 1997 tuy có nhiều cố gắng song chưa đạt yêu cầu của Nhà nước. Đến 6 tháng đầu năm 1998 chỉ số hàng hoá - dịch vụ tăng 6%. Sáu tháng năm 1999 tăng 1, 6% so với tháng 12 năm trước. Nhìn chung trong 2 năm trở lại đây thị trường kém sôi động, giá không có đột biến nhưng vận động ở mức thấp, tuy có tác dụng tốt là cải góp phận cải thiện đời sống nhưng lại làm cho sản xuất lưu thông gặp nhiều khó khăn cụ thể là nông sản tiêu thụ khó khăn, công nghiệp thì thị trường và sức mua bị thu hẹp, nhiều sản phẩm sản xuất cầm chừng. Sáu tháng đầu năm 1999 giá cả vận động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kiềm chế tăng giá nhưng cũng có những nhân tố đẩy giá thị trường tăng.
Để nhìn nhận một cách tổng quát nền kinh tế ta từ năm 1997 đến nay ta có bảng thống kê của tổng cục Thống kê về chỉ số giá như sau:
Năm
1996
1997
1998
1999
Chỉ số giá cả
4, 5%
3, 6%
9, 2%
6-7%
(Dự kiến)
Quý I
4, 3
2, 1
2, 9
2, 9
Quý II
-0, 1
-0, 8
3, 1%
Quý II
-0, 4
0, 9
0, 6
Quý V
0, 7
1, 4
2, 6
Số liệu trên đây đã cho ta thấy nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng giảm phát mạnh. Trong đó 9 tháng đầu năm 99 chỉ số lạm phát chỉ còn 0, 2% so với cuối năm 1998, 7 tháng liền kể từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1999 nền kinh tế liên tục bị thiểu phát giá hàng hoá giảm liên tục, hàng hoá tồn kho của các doanh nghiệp ở mức cao hơn chưa từng thấy như: xi măng, than đá, thép xây dựng, đường kính, mía...
Như vậy thiểu phát là gì? đó là một hiện tượng kinh tế xảy ra khi mức cung tiền tệ nhỏ hơn mức cầu tiền tệ làm cho đồng tiền lên giá và từ đó làm cho chỉ số giá cả chung giảm xuống (chỉ số giá cả âm). Theo lí luận của các nhà kinh tế thì thiểu phát còn nguy hiểm hơn lạm phát bởi nó kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, gây tình trạng khủng hoảng thừa. Vì vậy trong khi lạm phát có chiều hướng lắng xuống thì nguy cơ thiểu phát lại dâng lên, điều này đòi hỏi Chính Phủ phải có những biện pháp thiết thực dể có thể hạn chế nó ở mức thích hợp nhất.
Sau hơn 10 năm đổi mới mà nền kinh tế nước ta đã trải qua 3 tình thế, lạm phát phi mã; lạm phát hai chữ số với cường độ thấp và thiểu phát 7 tháng liền của đầu năm 1999. Đây là một hiện tượng kinh tế và xã hội không bình thường ở nước ta.
III. Nguyên nhân gây ra lạm phát và thiểu phát.
1. Nguyên nhân gây ra lạm phát.
Nguyên nhân khách quan ở đây là do nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu, lại gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh lớn: chống Pháp và chống Mỹ cho nên nhu cầu chi tiêu lớn trong khi nguồn thu ngân sách lại có hạn. Và vì vậy mà sự bành trướng cung ứng tiền tệ quá lớn (bằng cách in tiền) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu xã hội đã gây nên tình trạng lạm phát.
Nguyên nhân chủ quan do cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư tăng không hợp lý làm cho sản xuất tăng chậm, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ đảm bảo 80-90% quỹ tiêu dùng xã hội. Trong khi lại phụ thuộc nhiều vài nước ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ của Liên Xô đã giảm đáng kể.
Mặt khác, bộ máy hành chính quá cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy mà nền kinh tế kém phát triển, luôn trong tình trạng mất cân đối, thâm hụt ngân sách cao. Do đó phải bù ngân sách bằng cách phát hành tiền quá mức cho phép gây nên tình trạng lạm phát lên tới mức 2-3 con số.
Chính sách đổi tiền và tăng giá là một chính sách phá giá đồng tiền. Từ những năm 80 đến những năm gần đây, Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giá với mức quá lớn, không đồng bộ. Sự điều chỉnh đã không mang lại hiệu quả lại còn gây tình trạng giá cả tăng vọt và buộc phải chấp nhận cơ chế trượt giá trong việc thu mua nông sản, thực phẩm và bù giá vào lương. Thời kỳ này nhiều ngành, nhiều địa phương đã tự điều chỉnh giá để kiềm chế sự chênh lệch giá. Tình hình này đã gây ách tắc sản xuất, thị trường rối ren và làm tăng bội chi ngân sách.
Việc buông lỏng quản lí ngoại thương, thị trường ngoại hối cũng gây tác hại lớn cho ngân sách và lưu thông tiền tệ. Trong lĩnh vực xuất khẩu đã phát sinh hiện tượng tranh mua, tranh bán hay tuỳ tiện tăng giá hay dìm giá của một số địa phương.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vốn là nền kinh tế đi từ chế độ công hữu tràn lan sang nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp, mệnh lệnh và khép kín. Cho nên nó đã làm cho Việt Nam có một nền kinh tế kém phát triển. Chi phí sản xuất tăng lên, tách rời với nhu cầu và cô lập với thị trương thế giới. Do vậy không tạo được môi trường sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp các công ty...
Mặt khác nền kinh tế vốn đã yếu kém chậm phát triển về mọi mặt, hiệu quả đầu tư không cao, chưa có chọn lọc. Quá ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho nó. Vì vậy làm nền kinh tế mất cân đối, chưa khai thác hết tiềm năng của đất nước, nếu có lại sử dụng kém hiệu quả ; chưa huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Và đặc biệt là do sự chủ quan duy ý chí, giáo điều dập khuôn của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những năm qua chưa biết đưa lí luận để áp dụng vào thực tiễn đất nước
2. Nguyên nhân gây ra thiểu phát lạm phát
Những tưởng tránh được cơn bão lạm phát những năm cuối thập kỷ 90 đất nước ta sẽ đi vào sự phát triển phồn vinh thịnh vượng, thực tế kinh tế những năm qua có dấu hiệu đáng mừng tăng trưởng qua các năm luôn phát triển.
Năm 92: 8, 6%. Năm 93: 8, 1%. Năm 94: 8, 8% Năm 95: 9, 34%.
Kỳ họp quốc hội khoá VIII Đảng ta đã xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2000 là 9-10%. Nếu cứ đà tốc độ phát triển như trên thì mục tiêu trên sẽ chỉ là nhứng con số bình thường có thể thực hiện được, song sự thực lại trở lên phũ phàng hơn. Nền kinh tế nước ta cứ từ tụt dốc, đất nước không còn phải đối mặt với cơn bão lạm phát nữa, mà lại gặp phải những vấn đề còn nguy hiểm hơn lạm phát đó là thiểu phát, kẻ thù số một của sự phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê năm 99 này mức lạm phát chỉ có 0, 2% nền kinh tế trở lên trì trệ
Vậy đâu là nguyên nhân đưa đến thiểu phát: Theo các nhà nghiên cứu kinh tế nguyên nhân của thiểu phát rất nhiều. Song tổng kết lại thì chỉ có một vài nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Trong những tháng qua sức mua của xã hội rất thấp tổng vốn đầu tư dể phát triển kinh tế xã hội chỉ đạt 37, 5% kế hoạch năm. Trong đó vấn đầu tư của ngân sách Nhà nước là 41% vốn tín dụng đạt 40% cấp phát vốn cho dầu tư phát triển 38, 1%. Tổng phương tiện thanh toán tăng 7, 5% so với tháng 12 năm 98, nhưng nguồn vốn huy động tăng 8, 9%
- Thứ hai: ảnh hưởng của cơn bão tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á và các nước trên thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế nước ta. Cuộc khủng hoảng đã làm tỉ giá của các đồng tiền các nước trong khu vực so với USD giảm xuống (Đồng tiền của họ mất giá ) làn cho tỷ giá đồng tiền nước bạn so với đồng tiền nước ta cũng giảm mạnh sự sút giảm này dẫn đến hàng hoá của nước bạn trở lên rất rẻ. Một nơi có quá hàng cao, một nơi có quá hàng thấp tất yếu sẽ dẫn đến hàng hoá nước bạn thâm nhậm vào thị trường nước ta. Chính vì vậy các mặt hàng như dầu thô hàng may mặc, gạo, cà fê, cao su..Thời gian qua đã giảm liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường trong nước
- Thứ ba: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với kì năm trước, dựng cơ bản triển khai chậm, khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện ước bằng 305 kế hoạch năm. Vốn đầu tư nước ngoài ước bằng 63% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước tính đến 15\5 bằng 31, 3% dự toán năm ; tổng phương tiện thanh toán trong năm tháng tuy có tăng hơn cùng kỳ năm trước nhưng chỉ bằng 407 kế hoạch cả năm. Tỷ lệ thất nghiệp còn lớn (Hà Nội 9%, Hải Phòng 8, 3%, Thành Phố Hồ Chí Minh 75, Đà Nắng 6, 3%). Tình hình trên đã tác động làm cho sức mua không tăng, làm giảm áp lực tăng giá thị trường xã hội
- Thứ tư: Thị trường trong nước trầm lặng, hàng hoá tiêu thụ khó khăn như lúa gạo. Tính đến hết tháng 5\1999 đường của các nhà máy sản xuất còn tồn kho lên tới 255. 000 tấn, gấp ba lần tồn kho cùng kỳ, than còn tồn kho trên 2 triệu tấn, xi măng trên 21 vạn tấn... Thị trường thế giới kém sôi động, làm cho thị trường xuất khẩu lương thực, cao su, hàng may mặc gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu một số mặt hàng có lợi thế đều giảm hơn năm 1998, gạo 31USD / tấn, giá cao su bằng 83, 7% cùng kỳ. Giá thế giới giảm, tác động làm cho giá thị trường nội địa giảm sút. Mặt khác do nhập lậu một số mặt hàng như đường, trứng gia cầm với số lượng lớn từ Trung Quốc và Thái Lan đã gây khó khăn cho các ngành sản xuất trong nước đặc biệt là các hộ gia đình, các doanh ngiệp chăn nuôi sản xuất trứng, ảnh hưởng đến người trồng mùa
- Thứ năm:Trước đây các nhà kinh tế thế giới đã tổng kết về lãi suất ngân hàng với nội dung như sau: ứng với nền kinh tế khủng hoảng thiếu, lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát ; lãi suất ngân hàng hơi cao. ứng với nền kinh tế năng động lãi suất ngân hàng thấp ; Đối với nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng thừa và thiếu phát. Nhờ vậy có thể nói nguyên nhân gây tình trạng thiếu phát là do sự tác động của lãi suất ngân hàng. Vậy do đâu mà lãi suất giảm?
Xu hướng giảm phát kéo dài từ năm 1996 đến 9 tháng đầu năm 1999, làm cho chỉ số lạm phát chỉ còn 0, 2% so với cuối năm 1998, 7 tháng liền kể từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1999 nền kinh tế liên tục bị thiếu phát. Giá cả hàng hoá giảm liên tục, hàng hoá của các doanh nghiệp tồn kho ở mức cao chưa từng thấy. Trước tình hình kinh tế như vậy nhiều doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng thương mại, bởi có vốn cũng không thể đẩy mạnh sản xuất để tạo thu nhập cho doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều ngân hàng thương mại nhất là NHTM quốc doanh nhận tiền gửi của nhân dân và doanh nghiệp vẫn tăng lên nhưng cho vay không hết các ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tư hàng tỷ đồng vào phát hành trái phiếu kho bạc Nhà nước thời hạn một năm, và công trái xây dựng tổ quốc thời hạn 5 năm mặc dù lãi suất thấp. Theo dự báo năm tài chính này, một số ngân hàng thương mại sẽ bị lỗ nhất là NHTM cổ phần
Trước tình hình đó, các ngân hàng buộc phải hạ lãi suất cho vay của mình để tiêu thụ vốn. Việc làm này đã diễn ra tại các NHTM trước khi thống đốc NHNN công bố hạ lãi suất cho vay theo phanr ứng dây truyền, các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi để chống lỗ với các mức độ khác nhau. Các ngân hàng thương mại quốc doanh hạ lãi suất huy động vốn nhanh hơn các ngân hàng thương mại cổ phần. Đến đầu tháng 10/1999 lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ còn 0, 3% trên tháng so với lãi suất 0, 8% trên tháng đầu năm 1999; lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 0, 5% trên tháng so với 0, 75% trên tháng vào đầu năm 1999. Tính ra giảm 34, 5%. Hai mức lãi suất trên ngang bằng với lãi suất thời kỳ bao cấp ở miền Bắc nước ta trong những năm đấu của thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70.
Có thể nói, lãi suất ngân hàng là tấm gương phản chiếu thực trạng nền kinh tế của một quốc gia hoặc lãnh thổ ở từng thời điểm. Khi nền kinh tế khủng hoảng nhất là nền kinh tế thiếu phát thì các công cụ của chính sách tiền tệ do thống đốc NHNN diều hành trở lên kém hiệu quả, trong đó có lãi suất ngân hàng
IV. ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế nước ta:
1. ảnh hưởng của lạm phát
Bốn mục tiêu kinh tế cơ bản của mọi quốc gia (Kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư ) được các nhà kinh tế thế giới ví như bốn đỉnh của một tứ giác - Tứ giác kinh tế. Bởi vậy chúng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó mục tiêu tăng trởng knh tế cao và lạm phát thấp là những mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu. Và đặc biệt là đối với nước ta, tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng nhát bởi hai lí do:
Thứ nhất: Điễm xuất phát về kinh tế của nước ta rất thấp, mặc dù tốc độ GDP vẫn tăng nhưng chậm, nước ta là một trong vài chục nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới chỉ bằng 1/2 của Trung Quốc, 1/3 Indonesia, 1/4 Philippin...
Vì vậy nếu nước ta không tăng trưởng kinh tế cao thì chẳng những không rút ngắn được khoảng cách so với các nước khác mà còn đứng trước một nguy cơ lớn - nguy cơ tụt hậu xa hơn nửa ddối với khu vực và thế giới. Từ đó dẫn đến nguy cơ chệch hướng diễn biến hoà bình và tiêu cực sẽ tăng lên..làm cho xã họi mất ổn định.
Thứ hai: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao có tác dụng quyết định các mục tiêu còn lại về kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao và tạo ra nhiều hàng hoá, tạo tiền đề cho cân bằng tổng cung và tổng cầu, do đó có điều kiện kiềm chế lạm phát. Kinh tế tăng trưởng cao sẽ làm cho tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế tăng, chẳng những nâng cao mức sống mà còn tạo thêm nhiều chỗ làm mới góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm do tốc độ tăng dân số ở nước ta còn cao. Tăng trưởng kinh tế cao cũng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng, nhu cầu tích luỹ đấu tư, giảm bớt nhập siêu, tiến tới thăng bằng cán cân thanh toán
Vì vậy nền kinh tế tăng trưởng cao là mục tiêu quan trọng nhất thì lạm phát là mục tiêu quan trọng thứ hai bởi vì lạm phát chẳng những tác động trực tiếp tiêu dùng, đời sống người tiêu dùng mà còn tác động lớn tới người sản xuất, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Vậy lạm phát tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
Giữa lạm phát và tăng trưởng có một mối quan hệ đặc biệt và được thể hiện ở chỗ: Nếu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, quan hệ giữa tăng trưởng và cán cân thanh toán nhìn chung là quan hệ thuận, lúc ngược chiều khó nhận biết. Và thực chất của mối quan hệ này như thế nào thì đã có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Có ý kiến cho rằng để nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư lớn tức là tiền mặt rung ra thị trường trong khi sản phẩm thu hồi chậm, tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát cao, lạm phát cao sẽ tác động kính thích tăng trưởng kinh tế. Lại có ý kiến cho rằng: Để nền kinh tế tăng trưởng cao thì phải kiềm chế được lạm phát ở mức độ thấp
Ta biết rằng lạm phát cao do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là trong lưu thông, tiền mặt nhiều hơn hàng. Lúc đó sẽ xảy ra các tình hình:
Tiền mặt giống như hòn than “nóng” ai cũng muốn “đẩy” nhanh ra khỏi túi mình, chuyển thành hàng hoá hoặc vật quý, gây tâm lí đầu cơ tích trữ mà không dồn tiền cho đầu tư phát triển. Do đó kinh tế tăng trưởng thấp, không tăng hoặc có thể giảm sút.
Tiền ra khỏi ngân hàng thì nhiều mà quay lại thì ít, tiền lưu thông lớn, giá cả hàng hoá tăng cao, thị trường lại thiếu tiền mặt. Ngân sách luôn bội chi. Ngân hàng buộc phải phát hành tiền cho kênh tín dụng bù đắp cho bội chi ngân sách càng tạo thêm vòng xoáy lạm phát
Lạm phát cao tất yếu dẫn đến lãi suất tiền gửi và tiền cho vay đều cao, làm cho các nhà sản xuất không giám vay để phát triển kinh tế
Người có tiền gửi tiết kiệm bị thiết thòi lớn do lãi suất âm(lãi suất tiết kiệm nhờ ngân hàng tăng giá)
Lạm phát cao còn hạn chế khả năng phát hàng cổ phiếu, trái phiểu của doanh nghiệp vì trong trường hợp này lợi tức cổ phiếu, trái phiếu phải cao, doanh nghiệp không thể chịu đựng được . Như vậy lạm phát cao sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, và từ sự phân tích trên ta thấy mục tiêu điều tiết vĩ mô trong những năm tới vẫn phải đưa lên hàng đầu yêu cầu giảm lạm phát. Chúng ta phải đi theo con đường tăng trưởng cao và lạm phát thấp mới rút gắn được khoảng cách, mới đỡ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lạm phát thấp thúc đẩy nhanh sự ra đời và phát triển thị trường vốn trong nước.
2. ảnh hưởng của thiểu phát trong nền kinh tế:
Hiện tượng giảm phát kéo dài từ những năm 1986 đến nay đã gây ra thiểu phát, làm ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế
Trong 9 tháng đầu năm 1999, đặc biệt là từ tháng ba đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72787.DOC