Đề tài Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 1

1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . 4

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NGẮN,

TRUNG VÀ DÀI HẠN . 4

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn . 4

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tỷ giá trong trung và dài hạn . 6

1.2.2.1 Lạm phát và lãi suất . 6

1.2.2.2 Tác động của xu hướng tài khoản vãng lai: . 7

1.2.2.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương: . 9

1.2.2.5 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do: . 10

1.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ. 11

1.3.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát . 11

1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại . 12

1.4 CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI

ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ . 14

1.4.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) . 14

1.4.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity). . 15

1.4.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế: . 15

1.4.4 Phương pháp tiền tệ. 16

1.4.4.1 Mô hình Mundell- Flemming: . 16

1.4.4.2 Mô hình giá linh hoạt: . 19

1.4.4.3 Mô hình giá cứng Dornbusch: . 20

1.4.5 Phương pháp cân bằng danh mục(PBM): . 20

KẾT LUẬN CHưƠNG 1 . 21

CHưƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HưỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ

CÁN CÂN THưƠNG MẠI. 23

2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 23

2.2 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGẮN HẠN ĐẾN TỶ GIÁ

HỐI ĐOÁI . 26

2.3 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

TRONG TRUNG VÀ DÀI HẠN . 32

2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mô hình VECM . 32

2.3.1.1 Phương pháp: . 32

2.3.1.2 Dữ liệu và mô tả . 33

2.3.1.3 Mô hình kiểm định . 33

2.3.1.4 Kết luận từ mô hình . 35

2.3.2. Kiểm định sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá. 35

2.3.2.1 Phương pháp . 36

2.3.2.2 Dữ liệu và mô tả . 37

2.3.2.3 Kết quả ước lượng: . 37

2.3.2.4 Kết luận từ mô hình: . 39

2.3.3 Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức. . 39

2.3.3.1 Phương pháp . 39

2.3.3.2 Dữ liệu và mô tả . 40

2.3.3.3 Mô hình kiểm định . 40

2.3.3.4 Kết luận từ mô hình: . 42

2.3.4 Kiểm định mối quan hệ tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá . 43

2.3.4.1 Phương pháp: . 43

2.3.4.2 Dữ liệu và mô tả . 43

2.3.4.3 Kết quả ước lượng mô hình . 43

2.3.4.4 Kết luận từ mô hình: . 44

2.4. ĐO LưỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ. . 45

2.4.1 Ý tưởng mô hình. 45

2.4.2 Phương pháp và xử lý số liệu . 45

2.4.3 Kết quả . 47

2.4.3 Kết luận . 48

2.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ . 49

2.5.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát . 49

2.5.1.1 Phương pháp: . 49

2.5.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu: . 50

2.5.1.3 Xác định mối quan hệ trong dài hạn. . 51

2.5.1.4 Mô hình xem xét mối quan hệ tác động của tỷ giá lên lạm phát . 52

2.5.1.5 Kết luận từ mô hình: . 54

2.5.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất nhập khẩu. . 55

2.5.2.1 Phương pháp . 55

2.5.2.2. Dữ liệu và mô tả: . 55

2.5.2.3. Kiểm định. . 56

KẾT LUẬN CHưƠNG 2 . 57

CHưƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

HưỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU NGẮN VÀ TRUNG HẠN . 59

3.1 KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THEO MỤC TIÊU . 59

3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn . 59

3.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn . 60

3.1.2.1 Lựa chọn chế độ tỷ giá . 60

3.1.2.2 Cơ chế hai tỷ giá . 63

3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ

VÀ CHỐNG LẠM PHÁT . 63

3.3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU TRUNG VÀ DÀI HẠN . 70

3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương . 71

3.3.2 Hiện đại hóa thị trường ngoại hối . 73

3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ . 76

KẾT LUẬN CHưƠNG 3 . 79

KẾT LUẬN . 80

pdf181 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng thâm hụt ngân sách vẫn còn và khó suy giảm trong tương lai gần do nhu cầu chi ngân sách để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội ngày một tăng. Hệ thống ngân hàng nhìn chung là chưa đủ mạnh, minh chứng là việc hệ thống ngân hàng Việt Nam tỏ ra vô cùng khốn đốn khi thông tư 13/TT- NHNN ban hành vào năm 2010. Rồi sau đó liên tục ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody, Fitch, S&P hạ bậc tín nhiệm của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam là Vietcombank và ACB đã làm dấy lên những lo ngại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thêm vào đó, như mô hình kiểm định ở chương 2 chúng tôi đã chỉ ra rằng: nguồn dự trữ ngoại – một công cụ can thiệp vào tỷ giá – mặc dù có tác động nhưng mức độ tác động rất thấp do lượng dự trữ còn thấp. Khi mà cán cân thương mại vẫn ở trong tình trạng nhập siêu như nước ta hiện nay thì mức dự trữ ngoại tệ khó có thể cải thiện rõ rệt được trong một sớm một chiều. Một câu hỏi đặt ra là liệu vấn đề trên có được giải quyết khi cố định nội tệ với một ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ (USD) hay không? Quan điểm này được củng cố khi việc triển khai các giải pháp điều tiết kinh tế thiếu tính đồng bộ, cộng với hệ thống thông tin - dự báo lạc hậu, thiếu khoa học đã hạn chế phạm vi tác động của chính sách kinh tế Trang 62 vĩ mô đến tỷ giá. Chính những yếu điểm trong tài chính dự báo trước sự xuất hiện những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường tiền tệ như vậy nên đã đưa ra yêu cầu duy trì một chế độ tỷ giá cố định nhằm đối phó lại. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá cố định không hỗ trợ cho một nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Không những vậy, như trong chương 2 phần kiểm định về sự can thiệp của Chính Phủ vào tỷ giá và hình bên dưới đã chỉ rõ, việc NHNN Việt Nam đã duy trì việc kiểm soát tỷ giá trong thời gian quá dài đã dẫn đến sự chênh lệch trong giá trị thực và giá trị danh nghĩa của VND. Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì một chế độ tỷ giá cố định là một sự lựa chọn trái với quy luật. Hình 3. 1: So sánh REER và NEER Nguồn: Tính toán của người viết Tóm lại, thực trạng tài chính nước nhà vừa đòi hỏi một chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng lại chưa thể đáp ứng ngay được những yêu cầu của nó và vẫn ủng hộ một chế độ tỷ giá cố định. Vì vậy, một chế độ tỷ giá bán thả nổi sẽ là sự lựa chọn hợp lý trong trung hạn và làm bước đệm để tiến tới thả nổi hoàn toàn khi “cơ thể” nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ trong dài hạn. Bên cạnh đó, cũng sẽ rất hữu ích nếu tồn tại song song các công cụ hành chính với mục đích can thiệp kịp thời đến những dao động của tỷ giá94, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ. Việc phá giá nội tệ một cách thận trọng sẽ đưa giá trị đồng Việt Nam trở về mức hợp lý hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực, từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. 94 Như đã đề cập trong phần đo lường mức độ ảnh hưởng của các công cụ điều hành tỷ giá 50% 60% 70% 80% 90% 100% 110% 120% 130% 140% 150% 1995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010 REER Trang 63 3.1.2.2 Cơ chế hai tỷ giá Một vấn đề cần bàn đến đó là cơ chế hai tỷ giá, trong khi đó xu hướng tỷ giá thế giới đang hướng về cơ chế một tỷ giá. Chúng tôi nghiên cứu ở Trung Quốc đã hợp nhất cơ chế hai tỷ giá vào năm 1994, muốn làm điều này Trung Quốc đã xây dựng hệ thống bán đấu giá và thị trường ngoại hối phát triển mạnh giao dịch phái sinh cụ thể là swap. Đồng thời các nhà làm chính sách phải phân tích dựa vào mô hình toán học để xem xét thời gian tác động của việc hợp nhất tỷ giá và các rủi ro đầu cơ tiền tệ95. Tuy nhiên, như kiểm định ở chương hai cho thấy, ở Việt Nam, việc điều hành chính sách tỷ giá không phụ thuộc nhiều vào thị trường tự do, và tiến hành thả nổi dần thì sẽ tự nhiên thống nhất được hai tỷ giá. Hơn nữa, so sánh giữa lợi ích đạt được và rủi ro phải chịu khi tiến hành hợp nhất Việt Nam thì có lẽ việc hợp nhất không phải là giải pháp hay nhất vì khả năng quản lý được rủi ro đầu cơ cần kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác nữa mà Việt Nam thì chưa thật mạnh ở điểm này. 3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ VÀ CHỐNG LẠM PHÁT Trên lí thuyết, giữ ổn định tỷ giá có thể giúp tăng cường lòng tin vào đồng nội tệ, buộc Chính phủ phải kiểm soát thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng và thông qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của Chính phủ. Khi những yếu tố này được kiểm soát, lạm phát cũng sẽ giảm đi và dần ổn định. Đặc biệt, trong một nền kinh tế có mức độ “đôla hóa” cao như Việt Nam, khi nguy cơ lạm phát quay trở lại và niềm tin vào VND giảm sút, người dân sẽ quay lưng lại với đồng nội tệ và chuyển sang dự trữ vàng và USD để tiết kiệm và phòng thân. Do đó việc quản lí tỷ giá có ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát vì tỷ giá không chỉ ảnh hưởng tới hàng hóa xuất nhập khẩu mà còn tới các hàng hóa nội địa nếu giá của chúng thường được tính bằng USD. Điều này cũng được minh chứng trong thực nghiệm mà mô hình mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá chúng tôi đã xây dựng trong chương 2. Chúng ta cùng xem lại phản ứng của lạm phát đối với một cú sốc thay đổi trong tỷ giá qua hình bên dưới: 95 Jian Xu, “Dual exchange rate regime with fraudulent leakage and its unification: The case of China”, 10/2002. Trang 64 Hình 3. 2: Phản ứng của các biến đối với cú sốc tỷ giá Nguồn: Tính toán của người viết Theo hình trên, chúng ta có thể thấy một sự tăng lên trong tỷ giá sẽ khiến cho lạm phát tăng theo. Đây là những nguyên nhân góp phần khiến NHNN ngần ngại trong việc tăng tỉ giá theo cung cầu thị trường trong nhiều năm qua. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy về hiệu quả của điều hành chính sách tỷ giá đến lạm phát từ năm 1990 đến năm 2010. Qua đó chúng ta thấy rằng, sau khi chứng kiến mức lạm phát phi mã và tác động tai hại của nó đến nền kinh tế, nước ta đã thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá và giữ ở mức tương đối ổn định. Điều đó đã làm cho lạm phát hạ nhiệt từ năm 1992 – 1997. Nó cho thấy mức độ hiệu quả của việc giữ chế độ tỷ giá cố định trong giai đoạn này. Tuy nhiên, hiệu quả này không được lặp lại ở các giai đoạn sau đó. Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng ở châu Á (1997-2003) gắn liền với việc mất giá danh nghĩa của tiền đồng nhưng giai đoạn lạm phát cao (khoảng 10%) lại không kéo dài và thậm chí thời kỳ này đã kết thúc bằng giai đoạn giảm phát (2001). Việc thực hiện chính sách neo tỷ giá cũng không phát huy được hiệu quả trong giai đoạn từ 2004 cho đến nay khi lạm phát vẫn là một vấn đề nhức nhối mà đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát vượt trên Trang 65 20%. Và thời điểm hiện tại, khi đã bước qua quý II năm 2011 thì “bóng ma” lạm phát lại tiếp tục đe dọa đến nền kinh tế của nước ta. Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ lạm phát và tỷ giá USD/VND danh nghĩa Nguồn: IFS, Economics statistics Tại sao cùng một chế độ tỷ giá mà tác động đến lạm phát trong các giai đoạn lại khác nhau như vậy? Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) và các cộng sự, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phát từ nguồn gốc bên trong của lạm phát 96 . Lý giải cho nguyên nhân này, mô hình của chúng tôi xây dựng ở chương 2 đã chỉ ra rằng, ngoài yếu tố tỷ giá thì cung tiền M2 có mức ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đến lạm phát. Vì vậy, khi hai yếu tố này cùng mang một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế thì nó sẽ giúp cho chính sách tỷ giá phát huy hiệu quả đối với lạm phát. Giai đoạn từ năm 1992 – 1997 là một ví dụ điển hình, khi nền kinh tế được kiểm soát tốt, chính sách tỷ giá ổn định đã giúp ổn định và giảm lạm phát. Ngược lại, giai đoạn từ năm 2005 – 2008 là một bức tranh tương phản của giai đoạn trên. Sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế giai đoạn này là nguyên nhân khiến cho chính sách tỷ giá mất đi tác dụng vốn có. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, lạm phát đang đứng trước nguy cơ tăng cao trở lại; đồng thời Chính phủ cũng đã kết thúc gói kích cầu hỗ trợ các doanh 96 Nguyễn Thị Thu Hằng và các cộng sự, “Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế”, tr.33, VEPR, năm 2010 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 1 9 9 0 1 9 9 1 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 Lạm phát Tỷ giá USD/VND Trang 66 nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cơ chế thắt chặt chi tiêu được đưa ra. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chính sách tỷ giá lúc này nếu được sử dụng đúng cách sẽ là một công cụ vô cùng mạnh để kiểm soát lạm phát tại Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một mình chính sách tỷ giá không thể phát huy hết được hiệu quả trong chống lạm phát. Ổn định tỷ giá nếu không gắn với cung tiền và điều tiết vĩ mô nhằm kiểm soát tổng cầu thì sẽ làm mất đi tác dụng của chính sách tỷ giá trong cuộc chiến chống lạm phát. Vì vậy, để thực hiện chính sách ổn định tỷ giá kiểm soát lạm phát cần thực hiện phối hợp các biện pháp: Thứ nhất, phải hạn chế cung tiền bằng các biện pháp như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo một nghiên cứu định lượng của TS.Phạm Đỗ Chí97 (2011), phải giảm mức tăng cung tiền M2 xuống còn 15%-16% và mức tăng trưởng tín dụng xuống còn 18%-20% nếu muốn kiểm soát được lạm phát dưới mức hai con số vào cuối năm 2011. Thứ hai, thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt. Mặc dù mô hình trong chương 2 chỉ ra rằng, chi tiêu công của Chính Phủ dường như ít có tác động đến sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng tiền lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với mức cung tiền M2. Do đó, để đạt được những gì đề cập trong vấn đề thứ nhất, cần phải thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu. Thứ ba, tiến hành giảm dần mặt bằng lãi suất hiện nay. Ta có công thức ước lượng: Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD. Lấy thí dụ về việc điều chỉnh tỷ giá vào hôm 11/2 vừa qua; khi tỷ giá được nâng lên 9,3% tương ứng với thời điểm đó lãi suất USD khoảng từ 4%-5% và lãi suất huy động VND là 14%. Điều này cho thấy công thức trên dự đoán khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá trong vài tháng qua. Dựa vào công thức trên chúng ta thấy, để tiến tới ổn định tỷ giá hối đoái thì phải điều chỉnh giảm dần lãi suất huy động xuống. Cũng dựa vào công thức trên, chúng ta có thể thấy rằng để giảm lãi suất huy động tiền đồng và ổn định tỷ giá VND/USD phải bắt đầu bằng 97 TS. Phạm Đỗ Chí, “Bài toán 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 18/2/2011 Trang 67 việc giảm lãi suất huy động tiền USD và giảm kỳ vọng lạm phát. Trong thời gian vừa qua, một trong những nguyên nhân gây ra việc tăng mạnh lãi suất là do tín dụng ngoại tệ đã tăng quá nhanh (ví dụ trên 41% ở địa bàn TP.HCM năm qua)98. Vì vậy, một biện pháp thắt chặt tiền tệ có thể được sử dụng là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ngoại tệ lên cao hơn so với mức 3% như hiện nay. Đây là một công cụ mà theo chương 2 chúng tôi đã kiểm định và cho thấy khả năng phản ứng của nó là khá nhanh nhạy đối với các diễn biến của thị trường. Về kỳ vọng lạm phát, nghị quyết 11/NQ-TTCP vừa ban hành đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát và bước đầu cho thấy những sự khả quan. Theo các chuyên gia của ADB thì họ hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của Nghị quyết 11 vì những hành động quyết liệt và những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ trong cuộc chiến chống lạm phát thay vì ưu tiên cho mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá như trước đây. Chính điều này sẽ giúp cho kỳ vọng lạm phát trong thời gian tới sẽ dần dần giảm xuống. Thứ tư, giảm nhập siêu. Theo thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng, tỷ giá là tổng hoà của nhiều mối quan hệ, không chỉ liên quan đến xuất, nhập khẩu, nhập siêu, mà còn liên quan đến vay nợ và trả nợ nước ngoài, đến cung - cầu ngoại tệ, đến nhập khẩu lạm phát và khuyếch đại lạm phát ở trong nước… Vì vậy, tỷ giá được ví như một cái “huyệt” quan trọng; “bấm” vào nó để tăng hay giảm sẽ tác động đến các mối quan hệ trên. Trong khi đó, “huyệt” này chịu nhiều sức ép trong đó có bốn yếu tố quan trọng. Yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, có thể còn được gọi là cái gốc của tỷ giá là nhập siêu, bởi nhập siêu làm mất cân đối cán cân thương mại, làm mất cân đối cán cân thanh toán, tạo sức ép lên tỷ giá99. Mô hình thực nghiệm của chúng tôi ở chương 2 cũng đã chứng minh vấn đề này khi nó chỉ ra được sự tác động mạnh mẽ của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đoái ở cả 5 kỳ quan sát100. Theo đó, một sự sụt giảm trong cán cân thương mại sẽ làm mất giá thêm đồng nội tệ; đồng thời gây tác động dây chuyền đến lạm phát. Vì vậy, vấn đề nhập siêu cần quan tâm đúng 98 98 TS. Phạm Đỗ Chí, “Bài toán 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 18/2/2011 99 Phát biểu của thủ tường Chính phủ trong cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương ngày 24/2, Báo Pháp luật Việt Nam, 27/02/2011, huyet-ty-gia-trong-kiem-che-lam-phat-2035437/ 100 Xin xem phần 2.3.5 Trang 68 mức. Tất nhiên, với điều kiện nên kinh tế của chúng ta hiện nay chưa thể giảm nhập siêu một cách nhanh chóng được; nó đòi hỏi cần có một lộ trình trong dài hạn. Bởi vì những nguyên nhân sâu xa của nhập siêu thường xuất phát từ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, mất cân đối trong cơ cấu tiết kiệm – đầu tư... Bên cạnh đó, xuất phát điểm xây dựng kinh tế của nước ta là thấp so với các nước bạn; vì vậy, tư tưởng nhập siêu đối với nước ta là một vấn đề hiển nhiên đã hình thành từ lâu trong suy nghĩ của một số các Bộ, ngành và người dân. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, để hạn chế tình trạng nhập siêu có thể tiến hành các biện pháp như sau: - Bộ Công Thương nên nghiên cứu xem xét lại cơ cấu xuất – nhập khẩu. Xem xét các mặt hàng cần thiết phải nhập cho nền kinh tế và hạn chế những mặt hàng chưa thực sự cần thiết. Biện pháp thuế quan đối với các mặt hàng ô-tô, điện tử, mỹ phẩm ... nên được tính đến. Tuy nhiên, biện pháp này lại gắn liền với những cam kết gia nhập WTO, và các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, khi thực hiện biện pháp này cần được xem xét một cách thận trọng và chỉ xem như là một biện pháp tình thế trong ngắn hạn. - Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát tình trạng gian lận qua giá nhập khẩu. Nếu chống được gian lận qua giá một cách hiệu quả, thì chúng ta có thể kiểm soát được nhập khẩu rất tốt, bởi hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ khó tiêu thụ trong thị trường nội địa. Bên cạnh đó, công tác giám sát quản lý chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng rất cần thiết, vì đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp làm C/O giả để hưởng mức thuế suất thấp hơn. - Biện pháp thắt chặt nguồn vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng xa xỉ cũng nên được áp dụng. Các doanh nghiệp cũng nên tính toán lại lượng điện tiêu thụ và có biện pháp tiết kiệm cần thiết. - Song song với áp dụng các biện pháp mạnh để giảm nhập khẩu trong thời gian sắp tới, việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm rút ngắn khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu là hết sức cần thiết. Thứ năm, giải quyết vấn đề niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Tình trạng găm giữ đô la, đô-la hóa, vàng hóa đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Tổng nguồn Trang 69 USD của cả nước không thiếu. Lượng USD trôi nổi trên thị trường cũng không ít, chưa kể lượng vàng nếu được quy đổi ra USD. Tuy nhiên, do tình trạng USD hoá ở Việt Nam, tình trạng găm giữ USD của doanh nghiệp, người dân, thậm chí của cả một số doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại, hiện rất cao. Hiện tượng này phổ biến bởi tâm lý lo ngại rủi ro do biến động tỷ giá, do việc mua, bán chưa thật dễ dàng. Trở lại với quyết định nâng tỷ giá vào ngày 11/2/2011 của NHNN. Nhìn vào biểu đồ 3.1 ở trên chúng ta có thể thấy, việc điều hành tỷ giá một cách cứng nhắc đã khiến cho giá trị danh nghĩa lệch đi khỏi giá trị thực của nó. VND đã được định giá cao so với giá trị thực của nó kể từ năm 2006 đã làm cho tâm lý của đại bộ phận người dân không còn tin vào sức mạnh của đồng nội tệ, luôn trông chờ vào một sự điều chỉnh tỷ giá đã khiến cho tình trạng đô-la hóa diễn ra một cách mạnh mẽ. Việc NHNN quyết định nâng tỷ giá thêm 9,3%, và kéo biên độ dao động từ 3% về còn 1% trong thời gian vừa qua theo ý kiến chủ quan của người viết là một bước đi thích hợp. Trước thời điểm điều chỉnh tỷ giá khoảng 2 tháng, tỷ giá thị trường chợ đen cao hơn so với tỷ giá chính thức khoảng 6% - 8% đã cho thấy mức độ hoang mang của người dân vào một sự biến động của tỷ giá (Điều này cũng được thể hiện rõ trong kết quả khảo sát mà chúng tôi đã trình bày trong chương 2). Động thái điều chỉnh của NHNN đã giúp cho hai tỷ giá chính thức và chợ đen đã tiến lại gần với nhau; và cũng được xem như là một hình thức hợp thức hóa các hoạt động trên thị trường. Như vậy có thể thấy, động thái trên của NHNN nếu xét riêng về việc ổn định tâm lý người dân thì nó đã phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự tập trung quá nhiều vào giới hạn biến động tỷ giá hối đoái cũng gây nguy hiểm cho chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát. Bởi vì nó có thể làm cho chính sách sai lệch khi nền kinh tế phải đương đầu những cú sốc về thương mại như trường hợp xảy ra ở New Zealand vào cuối những năm 1990101. 101 Xem thêm phụ lục 1.8 Trang 70 Đối với tác động của tỷ giá đến lạm phát, như hình 3.2 chúng ta cũng đã thấy; việc tỷ giá tăng sẽ làm cho lạm phát tăng ngay sau đó nhưng khoảng sau 4 kỳ quan sát thì lạm phát lại quay đầu giảm và tiến tới ổn định. Vì vậy, việc tăng tỷ giá vẫn được xem là việc nên làm để tránh kỳ vọng lạm phát tăng cao trong bối cảnh tâm lý người dân không còn tin tưởng vào đồng nội tệ. Hơn nữa, như đã nói ở phần trước, việc chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen tồn tại nhiều tháng trước đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khó có thể mua USD trên thị trường chính thức mà phải tìm đến thị trường chợ đen. Vì vậy, mức độ nhập khẩu lạm phát theo như nhiều người lo ngại là có nhưng không thực sự quá lớn. 3.3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU TRUNG VÀ DÀI HẠN102 Việt Nam hiện tại đang đứng giữa hai lựa chọn: quay trở lại cơ chế neo tỷ giá hay là chuyển đổi mạnh sang cơ chế tỷ giá thả nổi. Như đã phân tích ở phần 3.1.2, chúng tôi cho rằng một chính sách tỷ giá bán thả nổi (thả nổi có quản lý) là một hướng đi thích hợp trong trung hạn để hướng tới một chính sách thả nổi hoàn toàn trong dài hạn. Để một chính sách bán thả nổi thực sự đem lại hiệu quả thì chúng tôi cho rằng khi từ bỏ cơ chế neo tỷ giá, NHNN buộc phải tìm một “mỏ neo” khác để thực thi các chính sách tiền tệ. Có hai “mỏ neo” mà NHTW các nước tìm đến: kiểm soát cung tiền và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu định trước (inflation targets). Như Masson et al. (1997) chỉ ra, việc theo đuổi chính sách kiểm soát lạm phát mục tiêu đòi hỏi NHTW phải độc lập, tức một ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc công khai, không bị tác động bởi chính sách tài khóa và các tổ chức kinh tế, tài chính trên thị trường103. Đồng thời, chính sách tỷ giá không nên cô lập, tức nó cần được kết hợp với chính sách tài khóa, chính sách lãi suất, chính sách thu nhập và tái cấu 102 Xem thêm phụ lục 1.8 về bài học điều hành chính sách tỷ giá của các nước trên thế giới. 103 Có bốn tiêu chí để xác định tính độc lập của một ngân hàng trung ương (Walsh, 2005): - Độc lập về mặt luật pháp: ngân hàng trung ương cần có địa vị pháp lí rõ ràng trong mối quan hệ với chính phủ và quốc hội. Xác định về mặt luật pháp cơ quan (chính phủ hoặc quốc hội) cũng như các lĩnh vực cụ thể mà NHTW sẽ phải giải trình. - Độc lập về mục tiêu: NHTW có toàn quyền quyết định các mục tiêu chính sách của mình: kiểm soát lạm phát, kiểm soát cung tiền, hay ổn định tỉ giá. Các mục tiêu này thường được NHTW công bố công khai và được theo đuổi một cách nhất quán. - Độc lập về sử dụng công cụ: NHTW được toàn quyền lựa chọn các công cụ phù hợp để đạt được mục tiêu chính sách của mình. - Độc lập về quản lí: NHTW được độc lập trong việc lựa chọn nhân sự và tổ chức bộ máy hành chính của mình mà không chịu sự chi phối của chính phủ. Trang 71 trúc 104 . Việc tự do hoá tài chính (tỷ giá, dòng vốn) cần tiến hành theo lộ trình, trong đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ tiền tệ và hiện đại hoá thị trường ngoại hối là những việc cần tiến hành ngay. 3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương - Vị trí pháp lý độc lập105: Thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy, khi NHNN là cơ quan của Chính phủ thì hoạt động của NHNN phụ thuộc rất nhiều vào Chính phủ và vị trí pháp lý là NHTW của một quốc gia bị lu mờ. Gần như mọi hoạt động của NHTW đều phải được sự cho phép của Chính phủ (hoạt động phát hành tiền, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, hoạt động cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). Ở đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia. Luật NHNN Việt Nam chưa thể hiện được quyền tự chủ, tính độc lập của ngân hàng này trong việc hoạch định và thực thi các vấn đề về chính sách tiền tệ quốc gia. Trong khi đó, cần phải khẳng định rằng, một NHTW hiện đại phải có tính độc lập về vị trí pháp lý, nhân sự, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, mục tiêu và về hoạt động của mình, trong đó sự độc lập về vị trí pháp lý được đặt lên hàng đầu. Khi nói đến vị trí pháp lý của bất kỳ một chủ thể nào trong xã hội là đề cập đến chỗ đứng, vị thế, vai trò của chủ thể đó trong xã hội được thể chế hoá bằng pháp luật. Đối với NHTW, vị trí pháp lý được xác định trong mối quan hệ với các thiết chế khác như Chính phủ, Quốc hội. Vì vậy, việc phân quyền giữa Quốc hội – Chính phủ - NHTW nên rõ ràng; đồng thời giao cho NHTW có mộ mức độ độc lập tương đối trong mối quan hệ với Chính phủ. Có như vậy mới bảo đảm được sự linh hoạt, mềm dẻo, minh bạch trong điều hành thị trường tiền tệ của NHTW, bảo đảm được sự ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế. 104 Xem thêm bài học của Ba Lan, phụ lục 1.8 105 Xem thêm TS.Lê Thị Thu Thủy, “Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu pháp luật, 2010 Trang 72 - Độc lập về mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động của NHTW phải được xác định rõ ràng, thể hiện tính độc lập về mục tiêu của NHTW. Trong Luật NHNN Việt Nam, các mục tiêu được quy định quá nhiều: ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, mục tiêu tối cao của NHTW là bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền. Mục tiêu còn lại là hệ quả của việc đạt được các mục tiêu nêu trên. Trong hai mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng thì mục tiêu thứ hai là tiền đề cho mục tiêu thứ nhất. NHTW là ngân hàng quản lý hoạt động ngân hàng, nên việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu có rõ ràng thì NHTW mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình. - Độc lập về việc sử dụng các công cụ: Để đạt được mục tiêu đặt ra, NHTW phải độc lập trong hoạt động của mình. Hoạt động của NHTW được ví như con dao hai lưỡi. Nếu thực hiện không hợp lý sẽ gây hậu quả khôn lường cho cả nền kinh tế. Ngược lại, nếu biết sử dụng, nó sẽ là công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều đó đòi hỏi các công cụ ngân hàng phải do NHTW tự hoạch định, tự quyết định sử dụng theo phương cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự can thiệp không cần thiết của Chính phủ. Vì vậy cần: - NHNN phải được quyền quyết định các định hướng, giải pháp trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cũng như trong việc thực hiện các chức năng khác của ngân hàng trung ương. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện các chức năng của NHTW. - Cần tránh khuynh hướng cho rằng, nâng cao vai trò độc lập của NHTW nghĩa là NHTW thoát ly hoàn toàn khỏi Chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ và cũng là mục tiêu hoạt động của NHTW là ổn định giá cả,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại.pdf
Tài liệu liên quan