Đề tài Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện

 

Lời nói đầu.1

Phần I: Cơ sở lí luận về kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính.3

I/ Nội dung và đặc điểm của các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3

1/ Nội dung và ý nghĩa của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3

2/ Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5

3/ Hệ thống các mục tiêu kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6

4/ Trình tự kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính 9

4.1/ Chuẩn bị kiểm toán 10

4.2/ Thực hành kiểm toán. 16

4.3/ Kết thúc kiểm toán 18

II/ Kiểm toán doanh thu 19

1/ Một số quy định về kiểm toán doanh thu 19

1.1/ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 19

1.2/ Doanh thu khác: 19

2/ Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu 20

3/ Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 20

4/ Kiểm toán doanh thu và thu nhập khác 21

4.1/ Đối với tài khoản 511, tài khoản 512 21

4.2/ Đối với các khoản giảm trừ doanh thu (TK 531, TK 532) 23

4.3 / Đối với doanh thu hoạt đông tài chính (TK 515) và thu nhập khác (TK 711). 24

III/ Kiểm toán chi phí 26

1/ Đối với chi phí sản xuất kinh doanh: 26

2/ Đối với các khoản chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác: 29

3/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí 29

3.1/ Đối với chi phí sản xuất kinh doanh 30

3.2/ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30

3.3/ Đối với chi phí nhân công trực tiếp 31

3.4/ Đối với chi phí sản xuất chung 32

3.5/ Đối với chi phí bán hàng (TK 641) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) 34

4/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí tài chính và chi phí khác 35

4.1/ Đối với chi phí tài chính 35

 4.2/ Đối với chi phí khác.31.

IV/ Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 36

1/ Yêu cầu của việc kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 37

2/ Nội dung kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 37

2.1/ Xem xét, kiểm tra số dư đầu kỳ của tất cả các khoản nộp Nhà nước về: 37

2.2/ Xem xét kiểm tra các khoản phải nộp Nhà nước phát sinh trong kỳ bao gồm: 38

2.3/ Xem xét, kiểm tra số thuế đã nộp Nhà nước trong kỳ báo cáo 39

2.4/ Xem xét, kiểm tra số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ 39

Phần II: Thực trạng kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện.35

Chương I: Giới thiệu về Công ty dịch vụ tư ván tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) .35

I. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) 40

II. Quy trình kiểm toán chung được thực hiện tại AASC. 46

Chương II: Thực tiễn kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại Công ty ABC.49

Phần III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC.87

I/ Những bài học kinh nghiệm của AASC trong kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 87

1/ Giai doạn chuẩn bị kiểm toán 87

2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 88

3/ Giai đoạn kết thúc kiểm toán 89

II/ Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 90

1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 90

2/ Một số phương hướng hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại AASC 91

2.1/ Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ 91

2.2/ Đánh giá tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán 92

3/ Chọn mẫu khi kiểm toán 93

4/ Việc ghi chép của Kiểm toán viên 93

Kết luận.94

Tài liệu tham khảo.96

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí sản xuất chung vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có). - Trên cơ sở sổ kế toán chi tiết, kiểm tra chọn mẫu các chi phí thuê ngoài (như chi phí nhân công, nhà kho, bến bãi…); một số khoản giao dịch, tiếp khách, khen thưởng, ủng hộ… 3.5/ Đối với chi phí bán hàng (TK 641) và chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Việc thực hiện các thủ tục và phương pháp kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như việc thực hiện các thủ tục và phương pháp kiểm toán chi phí sản xuất chung. Trong quá trình kiểm tra chi tiết các khoản chi trong khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Kiểm toán viên cần kết hợp với kết quả kiểm toán của các khoản mục có liên quan trong Bảng cân đối kế toán như tiền lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định, tiền mặt… Kiểm toán viên xem xét tính đúng đắn trong việc tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành. Trong chi phí bán hàng có chi phí quảng cáo, vận chuyển, giao dịch, hoa hồng bán hàng, lương cho nhân viên bán hàng, khấu hao cho bộ phận bán hàng và các chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng. Trong đó kiểm toán viên cần lưu ý tới các chi phí quảng cáo, tiếp khách, hội nghị quy định không quá 7% tổng chi phí. Trong hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán thường cố tình hay nhầm lẫn hạch toán các khoản chi không thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 642 như các khoản chi mang tính chất phúc lợi, chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định… Mặt khác có một số thu nhập khác lại được hạch toán vào giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó khi kiểm tra cần kiểm tra số chi trên sổ cái với sổ chi tiết và trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có khớp với nhau không. Sau đó kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trên quy tắc chọn mẫu để xem xét tính đúng đắn trong việc hạch toán vào tài khoản. 4/ Kiểm tra chi tiết đối với chi phí tài chính và chi phí khác 4.1/ Đối với chi phí tài chính - Đối với khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh cần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp hội đồng quản trị của công ty liên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả (lãi, lỗ) của liên doanh. Bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán (hoặc quyết toán bởi cơ quan có thẩm quyền) của liên doanh. - Đối chiếu với phần hành kiểm toán các khoản vay để xem việc kiểm tra các phiếu bảng tính lãi vay có giá trị lớn (quy định VND); đối chiếu với các hợp đồng liên quan; so sánh với các mức lãi suất quy định hiện hành của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng nếu có). Lưu ý nguyên tắc chia cắt niên độ trong hạch toán bằng các cách kiểm tra phiếu bảng tính lãi lần cuối cùng trong kỳ (đối chiếu với phần tiền vay, tiền gửi ngân hàng); kiểm tra bút toán hạch toán. - Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá: Đối chiếu với phần hành kiểm toán chênh lệch tỷ giá (TK 413). - Đối với các khoản chi chiết khấu trong thanh toán cho người mua hàng hoá dịch vụ cần kiểm tra các bằng chứng cho khoản chiết khấu. Có thể đối chiếu với các phần hành khác có liên quan (khoản phải thu, tiền, doanh thu) 4.2/ Đối với chi phí khác. - Đối chiếu với các tài liệu bổ sung cần thiết trong từng trường hợp. kiểm toán viên luôn phải chú ý đến sự phê duyệt của những người có thẩm quyền mà thường là Ban Giám đốc và người phụ trách tài chính. - Lưu ý giá trị còn lại của tài sản được thanh lý nhượng bán (kiểm tra các quy định, biên bản thanh lý, sổ hoặc thẻ tài sản, các phiếu thu, phiếu chi) kết hợp với kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định, tiền, công nợ phải trả. - Kiểm tra căn cứ xác định các khoản chi từ năm tài chính trước bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót được hạch toán vào năm nay. - Kiểm tra các khoản chi hạch toán vào chi phí khác hoặc không được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi tiến hành các thử nghiệm chi tiết kiểm toán viên phải hoàn thiện giấy tờ làm việc và giải quyết những vấn đề còn tồn tại nếu có như phát hiện các sai phạm trong hạch toán doanh thu, chi phí… Kiểm toán viên đưa ra các bút toán điều chỉnh, trao đổi với khách hàng về các sai phạm đó và về các bút toán điều chỉnh. Sau đó lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện nộp lại cho trưởng đoàn kiểm toán để tổng hợp kết quả kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. IV/ Kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc là yêu cầu pháp lý đối với tất cả các doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật. Vì vậy kiểm toán nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, hằng năm các doanh nghiệp quốc doanh phải thực hiện đầy đủ với Nhà nước về thuế các loại (thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, thuế sử dụng vốn, thuế tiêu thụ đắc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp..) về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác. 1/ Yêu cầu của việc kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Thu thập bằng chứng chứng minh việc tính toán và xác định các khoản nghĩa vụ (thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản lệ phí..) mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước trong kì kế toán đã đầy đủ, chính xác và đúng với quy định hiện hành. Thu thập bằng chứng chứng minh tình hình thu nộp đối với Nhà nước của doanh nghiệp có kịp thời đầy đủ, chính xác và đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền không. Có tồn đọng và gây thất thu cho Nhà nước hoặc gây thiệt hại cho doanh nghiệp không. Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2/ Nội dung kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 2.1/ Xem xét, kiểm tra số dư đầu kỳ của tất cả các khoản nộp Nhà nước về: Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.. các khoản lệ phí và các khoản phải nộp khác, trong đó cần tập trung vào các công việc cụ thể sau: - Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ kế toán kỳ trước với số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trước. - Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) kỳ trước với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả kinh doanh) kỳ này. Trường hợp đã có số liệu kiểm tra quyết toán tài chính kỳ trước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải điều chỉnh số liệu (số dư cuối kỳ trước, số dư đầu kỳ này) theo số liệu trên biên bản kiểm tra quyết toán tài chính. 2.2/ Xem xét kiểm tra các khoản phải nộp Nhà nước phát sinh trong kỳ bao gồm: Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phải nộp khác để bảo đảm yêu cầu công tác xem xét, kiểm tra, kiểm toán có thể thực hiện một số công việc cần thiết dưới đây: - Lập bảng tổng hợp số phát sinh các khoản phải nộp Nhà nước trong năm (các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp khác), đối chiếu với các năm trước nếu thấy có biến động đột xuất cần phải đi sâu làm rõ nguyên nhân. - Thực hiện việc tính toán các khoản phải nộp trong kỳ phát sinh sau đó đối chiếu với đơn vị tính toán. Nếu phát hiện ra sai lệch thì đi sâu làm rõ nguyên nhân và thống nhất số liệu với doanh nghiệp. - Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, cần phải lập một bảng kê chi tiết các khoản phí có thể coi là không được hợp pháp (khấu hao vượt mức quy định, tiếp khách, quảng cáo vượt mức quy định, các chi phí không đảm bảo về mặt thủ tục và các chứng từ mà Nhà nước quy định...). Từ kết quả nắm được như trên, Kiểm toán viên cần trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác định lại theo đúng quy định của Nhà nước. - Đối với các khoản nộp đang có ý kiến tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước phải nghiên cứu kĩ, nắm vững các quy định của Nhà nước, ý kiến của doanh nghiệp, của cơ quan Nhà nước làm rõ đúng sai và có ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý về biện pháp giải quyết. 2.3/ Xem xét, kiểm tra số thuế đã nộp Nhà nước trong kỳ báo cáo Số đã nộp về các khoản thuế, đã nộp về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, đã nộp về các khoản phải nộp khác. Để đảm bảo yêu cầu này Kiểm toán viên cần thực hiện một số công việc sau: - Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản phải nộp khác trong kỳ báo cáo - Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết sổ sách, chứng từ nộp tiền (uỷ nhiệm chi, séc, phiếu tiền mặt..) - Đối chiếu việc ghi chép sổ sách kế toán với chứng từ kế toán nhằm xác định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ chứng minh không. - Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán, số liệu đã được kiểm tra với số liệu trên Báo cáo tài chính (phần đã nộp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) 2.4/ Xem xét, kiểm tra số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ Nếu kiểm toán xác định số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã nộp thực hiện trong kỳ đã đảm bảo được yêu cầu đúng đắn, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra việc tính toán cân đối giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định đúng số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ về các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phải nộp khác. Phần II Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện Chương I: Giới thiệu về Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán(AASC). I. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tên giao dịch là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (gọi tắt là AASC) là một trong hai tổ chức đầu chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế. Công ty được thành lập theo Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. AASC cũng là Công ty kiểm toán đầu tiên vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. Công ty hiện nay có hơn 300 nhân viên, cộng tác viên. Trụ sở chính của Công ty hiện đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn nhiều chi nhánh, văn phòng đặt tại các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vũng Tàu. Trong những năm đầu hoạt động (1991 - 1993) Công ty cung cấp một số dịch vụ chủ yếu là dịch vụ kế toán, tư vấn và bồi dưỡng nghiệp vụ giúp cho việc thực hiện chế độ kế toán mới nhanh chóng và hiệu quả. Đến năm1993, khi nền kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể thể hiện tính hiệu lực của các chính sách đổi mới, Công ty lại đứng trước những thử thách mở rộng loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Bộ Tài chính ra quyết định 693/TC/ TCCB ngày 14/9/1993 về việc bổ sung nhiệm vụ kiểm toán và đổi tên Công ty thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán. Khi bắt đầu thành lập, đội ngũ nhân viên của Công ty là 5 người do tiến sĩ Phạm Huy Đoàn làm Giám đốc và số vốn là 200 triêụ đồng. Tới nay, Công ty đã có số vốn trên 10 tỷ đồng, số nhân viên vào khoảng 300 người, trong đó có 79 người đạt chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước. Điều đó đã thể hiện phần nào sự lớn mạnh không ngừng của Công ty. Tổ chức bộ máy của Công ty là một hệ thống các phòng ban do Giám đốc Công ty đứng đầu. Các phòng ban của AASC: - Phòng Hành chính tổng hợp - Phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ - Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất - Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản - Phòng kinh doanh tiếp thị - Phòng kiểm toán dự án - Phòng tư vấn bồi dưỡng nghiệp vụ Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán, mục tiêu hoạt động được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty là:"Kiểm tra, đưa ra ý kiến xác nhận đúng đắn, trung thực và hợp lý của số liệu tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán, tư vấn hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế, để giúp cho đơn vị được kiểm toán và tư vấn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan Nhà nước, của cac tổ chức, cá nhân có quan hệ và quan tâm tới hoạt động của đơn vị”. Các lĩnh vực hoạt động của AASC: - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán: dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chính của công ty. Qua hơn 10 năm hoạt động dịch vụ này đã hoàn thiện và phát triển về phạm vi và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có tiến trình hội nhập Quốc tế. Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên, kiểm toán hoạt động của các dự án, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán. Hoạt động kiểm toán của công ty luôn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận kiểm toán của công ty được thiết lập nhằm thu thập, đánh giá và đưa ra các thông tin hữu ích phục vụ cho các mục đích sử dụng của khách hàng sao cho có hiệu quả nhất. Ngoài ra, công ty còn đưa ra những đề xuất và tư vấn cho khách hàng thông qua Thư quản lý và ý kiến đi cùng báo cáo kiểm toán. Thư quản lý của công ty đề xuất những ý kiến chuyên môn để cải tiến hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, những vấn đề rủi ro mà khách hàng đang phải đối phó mà trước đó chưa được đề cập và thông tin cho các nhà quản lý. Công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần. - Hoạt động của công ty trong lĩnh vực dịch vụ kế toán: Cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế cũng như những đổi mới trong các hoạt động tài chính kế toán của nhà nước, AASC luôn hướng tới việc nâng cao chất lượng các dịch vụ kế toán của mình. Là một tổ chức chuyên ngành, AASC có đội ngũ chuyên gia kế toán có nhiều năm kinh nghiệm và có hiểu biết sâu rộng về kế toán Việt Nam cũng như các thông lệ kế toán quốc tế. Các dịch vụ kế toán của công ty sẽ giúp cho khách hàng quản lý, kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh. Các dịch vụ tư vấn của công ty giúp cho khách hàng cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí hoạt động. Các dịch vụ này rất đa dạng, bao gồm: Tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới, tư vấn kiểm kê thẩm định lại giá trị tài sản, tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật. - Hoạt động trong dịch vụ cung cấp công nghệ thông tin: Công ty có một đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng lựa chọn và áp dụng những giải pháp khả thi và hữu hiệu về các hệ thống công nghệ thông tin. Một số sản phẩm phần mềm của công ty đang được các khách hàng sử dụng nhiều như: Các phần mềm kế toán (A – ASPlus 30, E – Asplus 30, P – ASPlus 2.0) và các phần mềm quản lý (quản lý nhân sự, quản lý TSCĐ, quản lý doanh nghiệp.) - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế: Dịch vụ tư vấn thuế của công ty đã mang lại hiệu quả cao cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn thuế của công ty gồm: Lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán, kê khai thuế phải nộp cơ quan thuế, rà soát đáh giá việc vận dụng các sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam. - Hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ và đào tạo + Dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng: Dịch vụ này hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp tuỳ theo yêu cầu của công việc, trình độ kiến thức hay kinh nghiệm cần thiết, công ty sẽ lựa chọn phương pháp tuyển dụng hợp lý. + Dịch vụ đào tạo: Đào tạo nhân viên là chiến lược quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Công ty sử dụng một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện một cách sao cho có hiệu quả nhất. Các chương trình đào tạo sẽ mang lại cho khách hàng những kiến thức, kinh nghiệm và thông tin hữu ích về kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị kinh doanh, các chế độ, quy định, chuẩn mực của Việt Nam hay thông lệ quốc tế được vận dụng cho từng doanh nghiệp cụ thể trong từng lĩnh vực cụ thể. Khách hàng của công ty AASC Với bề dầy hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã có một đội ngũ khách hàng đông đảo trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Các khách hàng thường xuyên của công ty gồm: - Ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính - Năng lượng, dầu khí - Viễn thông, điện lực - Hàng không, hàng hải - Than, thép, xi măng - Khách sạn, thương mại - Các doanh nghiệp Nhà nước - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Các dự án được tài trợ bởi WB, ADB... Hoạt động của công ty: Trong năm qua, hoạt động của Công ty đã gặt hái được nhiều thành công trên thương trường. Điều này thể hiện qua việc uy tín của công ty ngày càng tăng, doanh thu và khoản thực hiện nghĩa vụ của công ty năm sau tăng lên so với năm trước. Một số chỉ tiêu hoạt động của AASCB Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Tổng số Cán bộ nhân viên 241 271 291 Trong đó: 2 Kiểm toán viên quốc gia 61 74 98 Trình độ học vấn: +Tiến sĩ 2 2 2 +Thạc sĩ 2 5 6 +Đang học cao học 10 14 22 +Đại học 198 234 251 +Cao đẳng, trung cấp 29 16 10 Hoạt động kinh doanh (triệu đồng) Doanh thu 19.342 21.174 25.200 Chi phí 16.471 19.141 22.510 Lợi nhuận 2.871 2.033 2.690 Nộp Ngân sách Nhà nước 2.741 2.904 2.890 Với kết quả đã đạt được, dự kiến trong năm tới hoạt động của công ty AASC còn gặt hái được nhiều thành công hơn. II. Quy trình kiểm toán chung được thực hiện tại AASC. Công việc kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại AASC lần lượt được thực hiện theo các bước sau: (sơ đồ 3) Sơ đồ 3: Các bước thực hiện công việc kiểm toán Công việc thực hiện trước kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thúc công việc kiểm toán Các công việc thực hiện sau kiểm toán Cũng giống như mọi Công ty kiểm toán khác AASC cũng có chương trình kiểm toán riêng và cụ thể cho từng chu trình và hoạt động cụ thể. Chương trình kiểm toán cụ thể của Công ty thường bao gồm trình tự sau: @ Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp @ Mục tiêu kiểm toán @ Các thủ tục Thủ tục phân tích Thủ tục kiểm tra chi tiết Các thủ tục bổ sung @ Kết luận và kiến nghị Kết luận về mục tiêu kiểm toán Kiến nghị Các vấn đề rút ra sau kiểm toán Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên mục đích đã đề ra, mọi hoạt động dịch vụ của Công ty AASC được thực hiện theo nguyên tắc: + Độc lập về nghiệp vụ chuyên môn; tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định. + Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do Công ty kiểm tra xác nhận hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp và đảm bảo được xã hội, được các cơ quan pháp luật Nhà nước tin trọng. + Công ty phải tự chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. + Bảo đảm giá cả, phí dịch vụ, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp ra thị trường có uy tín cao, hiệu quả tốt. + Đối với khách hàng: Khách hàng của AASC bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội. Khách hàng được Công ty phục vụ tận tình, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có chất lượng mọi yêu cầu đã được thảo thuận và cam kết theo hợp đồng, Công ty đảm bảo giữ gìn bí mật số liệu. Khách hàng có trách nhiệm cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác và trung thực mọi số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện dịch vụ theo hợp đồng. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi và kết chặt chẽ với nhân viên của Công ty được phân công thực hiện hợp đồng và có trách nhiệm thanh toán đúng hạn đã được thoả thuận trong hợp đồng. Chương II Thực tiễn kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại Công ty abc Kiểm toán Báo cáo KQKD là một phần quan trọng trong kiểm toán BCTC mà AASC thực hiện tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Tuy nhiên, để thu thập những bằng chứng có hiệu lực, đồng thời tiết kiệm chi phí kiểm toán một cách tối ưu, AASC đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp kiểm toán trong quy trình đó vào thực tiễn. Để minh hoạ cho thực tế quá trình thực hiện kiểm toán Báo cáo KQKD tại AASC, bài viết đã sử dụng thông tin được lấy chủ yếu từ cuộc kiểm toán tại Công ty ABC do AASC thực hiện. Thực hiện kiểm toán BCTC nói chung, kiểm toán Báo cáo KQKD nói riêng chính là giai đoạn các KTV của AASC áp dụng các phương pháp nghiệp vụ để thu thập bằng chứng chứng minh tính trung thực, hợp lý của Báo cáo đó. Tất cả các công việc đều được thực hiện trên Giấy làm việc. Giấy làm việc đã được AASC định sẵn và kiểm toán viên dựa trên mẫu đó để thực hiện việc ghi chép theo mẫu đó những sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán. Các tư liệu, dữ kiện về Công ty khách hàng, giấy làm việc, các bằng chứng của kiểm toán... đều được tập trung vào Hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán gồm có hồ sơ thường trực và hồ sơ năm. - Hồ sơ thường trực lưu trũ các thông tin về đơn vị được kiểm toán mà KTV sử dụng trong nhiều năm. - Hồ sơ năm lưu trữ các thông tin mà KTV sử dụng cho năm đang kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của AASC là tài liệu chỉ có KTV và những người có liên quan mới được phép sử dụng. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc BGĐ sẽ soát xét kỹ lưỡng và khi KTV đã chính thức phát hành Báo cáo kiểm toán thì Hồ sơ kiểm toán được lưu theo quy chế bảo mật. Cuộc kiểm toán tài chính của Công ty AASC thường được phân đoạn theo khoản mục. Do đó trong kiểm toán Báo cáo KQKD cũng phân theo từng khoản mục. Công ty đã sử dụng phương pháp đánh số tham chiếu dễ dàng kiểm tra đối chiếu theo bảng quy tắc chuẩn các khoản mục Bảng 2.1: Ký hiệu trên giấy làm việc STT Ký hiệu Nội dung 1 A Phần tổng hợp 2 A 100 Lập kế hoạch kiểm toán 3 A110 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 4 A120 Tóm tắt cuộc họp với khách hàng 5 A130 Hợp đồng kiểm toán 6 A140 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát 7 A160 Phân tich sơ bộ báo cáo tài chính 8 A170 Kiểm tra tính hoạt động liên tục 9 A180 Kế hoạch kiểm toán tổng hợp 10 A200 Báo cáo 11 A210 Báo cáo kiểm toán dự thảo 12 A215 Thư quản lý (nếu có) 13 A220 Tờ ghi chú soát xét file kiểm toán 14 A225 Báo cáo tóm tắt cuộc kiểm toán 15 A230 Bảng cân đối số phát sinh sau điều chỉnh 16 A235 Bảng cân đối số phát sinh và BCTC trước điều chỉnh 17 A240 Các bút toán điều chỉnh, khóa sổ và phân loại lại 18 A255 Sự kiện sau ngày khóa sổ 19 A260 Thư trao đổi với cơ quan thuế và kiểm toán viên khác 20 A265 Thư giải trình của Ban giám đốc 21 A275 Báo cáo tài chính năm trước và báo cáo kiểm toán 22 A300 Soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán 23 O Kiểm toán thuế 24 O10 Chương trình kiểm toán chi tiết 25 O20 Bảng tổng hợp 26 O30 Ghi chú soát xét hệ thống. 27 O100 Giấy tờ làm việc – Thuế VAT 28 O200 Giấy tờ làm việc – Thuế TNDN 29 O300 Giấy tờ làm việc – Thuế XNK 30 O400 Giấy tờ làm việc – Thuế thu nhập cá nhân 31 O600 Giấy tờ làm việc – Thuế nhà đất 32 O700 Giấy tờ làm việc – Thuế môn bài 33 O800 Giấy tờ làm việc – Thuế khác 34 P Kiểm toán tiền lương và chi phí nhân công 35 P10 Chương trình kiểm toán chi tiết 36 P20 Bảng tổng hợp 37 P30 Ghi chú soát xét hệ thống 38 T Kiểm toán doanh thu 39 T10 Chương trình kiểm toán chi tiết 40 T20 Bảng tổng hợp 41 T30 Ghi chú soát xét hệ thống 42 U Giá vốn hàng bán 43 U10 Chương trình kiểm toán chi tiết 44 U20 Bảng tổng hợp 45 U30 Ghi chú soát xét hệ thống 46 V Kiểm toán chi phí hoạt động 47 V10 Chương trình kiểm toán chi tiết 48 V20 Bảng tổng hợp 49 V30 Ghi chú soát xét hệ thống 50 X Kiểm toán thu nhập khác 51 X10 Chương trình kiểm toán chi tiết 52 X20 Bảng tổng hợp 53 X30 Ghi chú soát xét hệ thống Tại AASC- Hà Nội, cuộc kiểm toán báo cáo Tài Chính hay báo cáo khác đều được tiến hành theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, thường được chia 3 bước Bước 1: Lập chiến lược kiểm toán Bước 2: Lập kế hoạch k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0478.doc
Tài liệu liên quan