DANH MỤC SƠ ĐỐ BẢNG BIỂU 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 4
1. Khái niệm nợ phải trả và rủi ro tiềm tàng đối với nợ phải trả 4
2. Phân loại nợ phải trả 6
2.1. Nợ ngắn hạn 6
2.2. Nợ dài hạn 6
2.3. Nợ khác 6
3. Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải trả 6
II. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1. Vai trò của kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 7
2. Mục tiêu kiểm toán nợ phải trả 8
3. Quy trình Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 10
3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 11
3.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 12
3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở 16
3.1.3. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 19
3.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích 21
3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 22
3.1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 26
3.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán 27
3.2. Thực hiện kiểm toán 29
3.2.1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 29
3.2.2. Thử nghiệm cơ bản 30
3.3. Kết thúc kiểm toán 33
3.4. Công việc sau kiểm toán 35
PHẦN II - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) THỰC HIỆN 36
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 36
1. Một vài nét khái quát về CPA VIETNAM 36
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CPA VIETNAM 36
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của CPA VIETNAM 37
1.3. Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM 38
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM 39
2. Xu hướng hoạt động kinh doanh của CPA VIETNAM 41
3. Đặc điểm công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM 42
II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) 43
1. Thực tế Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM 43
2. Công việc trước kiểm toán 44
3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 48
3.1. Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 48
3.2. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng 49
3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 51
3.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán 54
3.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 57
3.6. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục nợ phải trả 60
4. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 62
4.1. Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán 62
4.2. Chương trình kiểm toán các khoản vay 64
5. Thực hiện Kiểm toán các khoản nợ phải trả 66
5.1. Kiểm toán nợ phải trả người bán 66
5.2. Kiểm toán các khoản vay 74
6. Kết thúc kiểm toán 78
6.1. Họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh với khách hàng 78
6.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 78
7. Công việc sau kiểm toán 81
7.1. Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán 81
7.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán 82
PHẦN III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) 84
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) 84
1. Ưu điểm 84
1.1. Đội ngũ nhân viên có trình độ và công tác đào tạo nhân viên có chất lượng cao 84
1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán hiệu quả 85
1.3. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 85
1.4. Hồ sơ kiểm toán 87
1.5. Cách thức tổ chức, sắp xếp công việc 88
2. Nhược điểm 88
2.1. Công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 88
2.2. Công tác chọn mẫu 89
2.3. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán 89
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CPA VIETNAM 90
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 90
2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán các khoản nợ phải trả nói riêng tại CPA VIETNAM 91
2.1. Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 91
2.2. Về công tác chọn mẫu 93
2.2.1. Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên 93
2.2.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính 95
2.3. Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán 95
2.4. Một số kiến nghị khác 97
2.4.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán 97
2.4.2. Nâng cao địa vị của kiểm toán độc lập và kiểm toán trong nước 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng.
Dựa trên những hiểu biết này, Công ty sẽ xây dựng một chương trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán phù hợp với các hoạt động đặc thù của khách hàng. Các nghiệp vụ này bao gồm:
Xây dựng chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trong đó đưa ra tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán, gồm: tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, công nợ phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác, tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn, nợ khác, nguồn vốn, doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động, thu nhập khác, chi phí khác.
Tiến hành kiểm toán theo tất cả các thủ tục kiểm toán (tổng hợp và chi tiết) đã lập kế hoạch. Công ty cũng thực hiện việc soát xét, phân tích và tiến hành các thủ tục kiểm toán khác khi cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
Bàn bạc với đơn vị được kiểm toán về các kiến nghị được nêu ra trong thư quản lý. Một nguyên tắc làm việc của Công ty là tất cả các thông tin phải được thảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi thư quản lý được phát hành chính thức cho các đơn vị trực thuộc công ty khách hàng.
Tính độc lập và tính bảo mật: tính độc lập là yêu cầu bắt buộc đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán. Công ty luôn cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật của các thông tin được cung cấp.
II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)
1. Thực tế Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM
Trong Kiểm toán báo cáo tài chính, các khoản phải trả luôn được đánh giá là mang tính trọng yếu cao vì các khoản này rất dễ xảy ra sai sót, đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức vững chắc về kiểm toán, kinh nghiệm làm việc lâu năm. Các khoản phải trả bao gồm: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, các khoản vay, phải trả khác…
Tại CPA VIETNAM, cũng như các khoản mục khác, Kiểm toán các khoản nợ phải trả được đánh giá là một phần không thể tách rời trong kiểm toán báo cáo tài chính. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, Công ty luôn quan tâm đến kiểm toán khoản mục nợ phải trả do khoản này là một phần quan trọng trên bảng cân đối kế toán, có liên quan rất nhiều đến các khoản mục khác và ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải trả thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Khi tiến hành kiểm toán các khoản nợ phải trả, đi đôi với việc phát hiện ra các sai sót của khoản mục này, CPA VIETNAM còn thực hiện tư vấn cho khách hàng có được một cơ cấu vốn hoàn thiện nhất. Đây cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của CPA VIETNAM trong gần hai năm qua.
CPA VIETNAM đã tiến hành Kiểm toán ở rất nhiều khách hàng, tuy nhiên để thuận tiện cho việc nghiên cứu, em xin đi sâu vào phân tích hai khách hàng là Khách hàng X - một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và Khách hàng Y - một công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng.
2. Công việc trước kiểm toán
Đối với mọi khách hàng, CPA VIETNAM đều tiến hành công việc trước kiểm toán bao gồm những bước công việc sau:
Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng
Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán cụ thể
Tập hợp các thông tin chung về khách hàng
Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của khách hàng
Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên
Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thảo luận kế hoạch kiểm toán với các đơn vị trong công ty khách hàng.
Việc tiến hành những bước công việc như trên giúp cho công tác tiếp cận khách hàng của các thành viên trong nhóm kiểm toán được thuận lợi hơn. Qua tìm hiểu các thông tin chung về khách hàng, soát xét sơ bộ tình hình tài chính đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng, từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Việc phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành thông suốt, không bị trùng lặp và đồng thời vẫn tạo được mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm khi cần trao đổi thông tin.
Với những khách hàng mới, CPA VIETNAM thực hiện tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi thư chào cung cấp dịch vụ đến Ban giám đốc công ty khách hàng. Qua thư chào cung cấp dịch vụ này, khách hàng có thể biết được những nét cơ bản về tình hình hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, các loại hình dịch vụ mà công ty kiểm toán cung cấp. Khi đã có được sự đề nghị kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ tiến hành lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Bảng 4: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
BIÊN BẢN CHẤP NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
Thông tin về khách hàng:
- Họ và tên khách hàng: công ty X
- Kỳ kiểm toán: kỳ 31/12/2005
- Giới thiệu bởi: tổng công ty
- Những nét chính trong kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả
- Loại hình kinh doanh: thương mại
- Kiểm toán viên trước đây của khách hàng: N/A (Kiểm toán lần đầu)
- Lý do khách hàng thay đổi kiểm toán viên: N/A
- Dịch vụ yêu cầu: Kiểm toán báo cáo tài chính 31/12/2005
- Các vấn đề thực tế và tiềm năng về thuế: N/A
- Loại báo cáo kiểm toán gần đây nhất: N/A
Phân loại khách hàng: Nhà nước
Đánh giá rủi ro:
Giải thích tóm tắt
Đối chiếu chi tiết trong mục 1210 - Những hiểu biết về khách hàng
- Phong cách và tính chính trực của ban quản lý
- Cơ cấu quản lý và tổ chức
- Loại hình kinh doanh…
P
P
P
Đánh giá chung về rủi ro: bình thường
N/A: không áp dụng
P : đã thực hiện đối chiếu
Qua biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng có thể thấy được những nét cơ bản về khách hàng như loại hình kinh doanh, đặc điểm hoạt động kinh doanh…, từ đó có được đánh giá chung về rủi ro tại công ty khách hàng. Từ đánh giá chung đó, CPA VIETNAM sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả.
Đối với những khách hàng cũ, CPA VIETNAM thực hiện xem xét những thay đổi trong khách hàng, từ đó đánh giá khả năng có tiếp tục kiểm toán hay không. Công việc này giúp CPA VIETNAM tránh được những rủi ro và không làm mất đi uy tín của công ty. Tuy nhiên, do Công ty chỉ mới thành lập nên tất cả các khách hàng đều là khách hàng mới.
Hợp đồng kiểm toán sau đó sẽ được ký kết giữa Công ty và khách hàng, trong đó nêu rõ những thỏa thuận khi tiến hành kiểm toán, phí kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, thời gian tiến hành cuộc kiểm toán…Hợp đồng kiểm toán chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo vệ quyền lợi cho cả công ty kiểm toán và phía khách hàng.
Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được ký kết, Công ty sẽ thực hiện phân công kiểm toán viên tiến hành cuộc kiểm toán. Đây phải là những kiểm toán viên có kinh nghiệm, có trình độ, có được hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là phải độc lập với khách hàng. Độc lập là nguyên tắc số một chi phối toàn bộ hoạt động kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những nguyên tắc đạo đức được quy định trong chuẩn mực và được xem như một trong những phẩm chất chủ yếu nhất của kiểm toán viên. CPA VIETNAM luôn đánh giá cao tính độc lập, điều này góp phần tạo niềm tin vào các ý kiến kiểm toán mà Công ty đưa ra từ phía những người sử dụng kết quả kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên được đảm bảo thông qua Bản cam kết về tính độc lập do Công ty lập ra.
Bảng 5: Bản cam kết về tính độc lập
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Kính gửi: hội đồng thành viên hợp danh
Từ nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty X
Phòng:
Khách hàng: Công ty X
V/v: bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên
Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ về tính độc lập của kiểm toán viên theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan với sự trung thực tuyệt đối của mình, (a) đã thực hiện đúng chuẩn mực; và (b) không có dấu hiệu nào được xem là vi phạm đến chuẩn mực về tính độc lập của kiểm toán viên.
Thành viên nhóm kiểm toán
Vị trí trong nhóm
Chữ ký
Ngày tháng
Tiếp theo, CPA VIETNAM gửi tới khách hàng kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm việc phân công nhóm kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến, và các tài liệu cần thiết thu thập thông qua việc gửi Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán tới khách hàng.
Bảng 6: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán
BẢN YÊU CẦU CUNG CẤP TÀI LIỆU PHỤC VỤ KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2005 CỦA CÔNG TY X
Nội dung
Người chịu trách nhiệm cung cấp
Ngày nhận
Kế hoạch
Thực tế
Các vấn đề chung:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động KD…
Kế toán trưởng
Khi bắt đầu làm việc
Các khoản phải trả:
- Chi tiết số dư theo tiểu khoản các tài khoản phải trả tại ngày 31/12/2005
- Bảng liệt kê danh sách các khoản phải trả theo đối tượng tại 31/12/2005
- Địa chỉ của các đối tượng nợ phải trả: Địa chỉ, Điện thoại, Fax…
- Danh sách các khoản trả tiền sau ngày 31/12/2005 cho đến thời điểm tiến hành kiểm toán (nếu có)
- Bản xác nhận (Đối chiếu) công nợ tại thời điểm 31/12/2005 (nếu có)
- Bảng kê các khoản nợ vay đầu năm, tăng và đã trả đến 31/12/2005, trong đó phân biệt trả vốn và lãi. Thời hạn vay, thời hạn trả gốc và lãi…
Kế toán trưởng
Khi bắt đầu làm việc
Việc gửi trước bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán cho khách hàng sẽ thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng.
3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
3.1. Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
Lập kế hoạch họp khách hàng: CPA VIETNAM phải lên kế hoạch họp khách hàng để có được mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiểm toán viên tiến hành cuộc kiểm toán với công ty khách hàng. Hai bên trao đổi với nhau về những điều khoản đã ghi trong hợp đồng kiểm toán, những cam kết của mỗi bên trong quá trình tiến hành kiểm toán.
Kế hoạch phục vụ khách hàng: khi đã chấp nhận một khách hàng thì CPA VIETNAM bao giờ cũng phải lên một kế hoạch kiểm toán thật phù hợp để thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó. Để phục vụ khách hàng được tốt trong quá trình kiểm toán, Công ty phải xác định rõ những công việc nào sẽ được thực hiện và giao phần việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán. Việc lên kế hoạch phục vụ khách hàng do thành viên Ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và giám sát thực hiện.
Kiểm tra điều kiện phục vụ cho công việc: CPA VIETNAM tiến hành kiểm tra các điều kiện phục vụ cho cuộc kiểm toán từ phía khách hàng. Kiểm toán viên đánh giá, xem xét khả năng cung cấp các tài liệu, sự hợp tác từ phía khách hàng trong quá trình giao dịch để từ đó có những thủ tục thay thế cần thiết khác (nếu cần).
Tài liệu được khách hàng cung cấp: CPA VIETNAM đánh giá khái quát về các tài liệu đã được khách hàng cung cấp ở trên để từ đó đưa ra nhận xét về hệ thống sổ sách, tài liệu kế toán của đơn vị. Nhận xét này cũng góp phần trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát của khách hàng.
3.2. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng
CPA VIETNAM tiến hành tìm hiểu về khách hàng thông qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời trao đổi về những thay đổi quan trọng trong hoạt động của khách hàng (đối với khách hàng cũ) và trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc hoặc nhân viên công ty khách hàng, với kiểm toán viên tiền nhiệm (đối với khách hàng mới). Qua đó có thể có được những cái nhìn khái quát về lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thấy được những thay đổi quan trọng trong hoạt động của khách hàng để thiết kế các thủ tục kiểm toán thay thế cho phù hợp.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các khách hàng của CPA VIETNAM đều là khách hàng mới nên việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng được thực hiện qua trao đổi trực tiếp với ban giám đốc hoặc nhân viên công ty khách hàng và với kiểm toán viên tiền nhiệm.
* Khách hàng X:
CPA VIETNAM đã thực hiện tìm hiểu về khách hàng qua trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty X, thông qua việc xem xét các tài liệu của khách hàng như Giấy phép thành lập, Biên bản họp hội đồng thành viên, đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính…
Có thể khái quát về khách hàng X qua một vài nét cơ bản sau:
- Khái quát chung:
Công ty X là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 68NN/TCCB-QĐ ngày 8/1/1983 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quyết định số 3223/NN-TCCB/QĐ ngày 12/12/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với tên giao dịch quốc tế là ABC. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 253785 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/1/1998. Vốn điều lệ của Công ty là 50 tỷ đồng.
Trụ sở giao dịch: số 256 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội.
- Lĩnh vực kinh doanh:
Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nông sản thực phẩm...
Xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ đặc sản rừng như: quế, hồi, thảo quả, cánh kiến…
Nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu như sắt lá tráng thiếc, hạt giống…, chế biến phục vụ siêu thị và khách sạn cao cấp
Hàng tiêu dùng như xe máy, hàng điện tử, công nghệ chế biến cá và hải sản khác.
- Cơ cấu tổ chức: Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
Tổng số cán bộ công nhân viên là 200 người, trong đó 75 người là nhân viên quản lý.
Có thể đánh giá đây là một khách hàng khá lớn, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng.
* Khách hàng Y:
- Khái quát chung:
Đây là một công ty cổ phần 51% vốn nhà nước. Công ty được thành lập theo Quyết định số 4525 QĐ/TCT của Tổng công ty ngày 2/11/2004.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 10 tỷ đồng
Trụ sở giao dịch: Phòng 408, Tòa nhà 24T1, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân chính - Hà Nội.
- Lĩnh vực kinh doanh:
Tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, lập dự án các công trình cảng đường thủy, công trình biển, công trình thủy lợi, công trình dân dụng công nghiệp, xây dựng các công dân dụng, công nghiệp, công trình biển…
- Cơ cấu tổ chức: gồm có 1 Giám đốc do Tổng công ty cử xuống và 2 cổ đông sáng lập.
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 45 người, trong đó có 5 nhân viên quản lý.
Do khách hàng này chỉ mới được thành lập vào tháng 11/2004 nên số các nghiệp vụ phát sinh trong năm 2005 chưa nhiều, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện kiểm toán. Có thể đánh giá đây là một khách hàng có quy mô tương đối nhỏ.
3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát
CPA VIETNAM thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp thông qua xem xét các yếu tố sau về khách hàng:
Đặc điểm về tính chính trực của Ban lãnh đạo khách hàng
Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính
Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy
Cơ cấu tổ chức
Quá trình kiểm soát, giám sát và điều hành
Phương pháp phân quyền và trách nhiệm
Phương pháp kiểm soát quản lý của chủ nhiệm kiểm toán
Tác động của máy tính tới hoạt động quản lý nói chung và hoạt động kế toán nói riêng.
Các hoạt động của Ban giám đốc, bộ phận Kiểm toán nội bộ.
Từ đó, CPA VIETNAM đưa ra quyết định chung về rủi ro đối với khách hàng khi tiến hành kiểm toán.
Để đánh giá được rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát, CPA VIETNAM đã tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên khách hàng thông qua bảng câu hỏi sau:
* Khách hàng X:
Bảng 7: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát
Tiêu chí đánh giá
Có hay không
1. Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng:
- Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?
- Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay tập trung vào một vài người không?
- Có phải ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?
Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban giám đốc không?
Không
Không
Không
Không
2. Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC:
- Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không?
- Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất bởi các kiểm toán viên không?
Lý do gì cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý không?
Không
Không
Không
3. Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy:
- Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự?
- Công tác hạch toán kế toán của khách hàng không tốt?
Có
Không
4. Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh?
- Các mẫu biểu báo cáo có quá phức tạp không?
Không
Không
5. Tác động của máy tính:
- Ban lãnh đạo đơn vị dường như đánh giá không đúng tầm quan trọng của môi trường xử lý máy tính?
Xem xét các vấn đề sau khi đánh giá:
+ Những người quản lý môi trường xử lý máy tính báo cáo với ai?
+ Mức độ đầu tư trong việc sử dụng công nghệ thông tin?
- Có thiếu kế hoạch mang tính chiến lược cho môi trường xử lý máy tính hay các kế hoạch lại mẫu thuẫn với kế hoạch chiến lược cho các bộ phận khác không?
Có
Có
Từ bảng câu hỏi trên có thể thấy môi trường kiểm soát của khách hàng X được thiết kế khá hiệu quả, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng đắn, mà điều này lại rất cần thiết trong thời đại ngày nay.
Có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát đối với khách hàng X như sau:
- Rủi ro: được đánh giá ở mức bình thường
- Môi trường kiểm soát: hoạt động tốt
Như vậy, khi kiểm toán khách hàng này, CPA VIETNAM có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản khi tiến hành kiểm toán.
* Khách hàng Y:
Đối với khách hàng này, CPA VIETNAM cũng thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát qua việc phỏng vấn các câu hỏi trên. Tuy nhiên, khác với khách hàng X có quy mô lớn và được thành lập đã lâu, khách hàng Y có quy mô vốn nhỏ và chỉ mới được thành lập nên việc bố trí nhân sự còn chưa hợp lý giữa các phòng, bộ máy quản lý chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại với khách hàng X, khách hàng Y rất chú trọng đầu tư vào hệ thống máy tính, nhưng điều này có thể gây lãng phí nếu việc sử dụng không hợp lý.
Có thể đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát đối với khách hàng Y như sau:
- Rủi ro: được đánh giá ở mức bình thường
- Môi trường kiểm soát: được đánh giá hoạt động bình thường
Như vậy, đối với khách hàng Y, CPA VIETNAM có thể phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản khi kiểm toán.
3.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán
CPA VIETNAM thực hiện tìm hiểu các khía cạnh sau:
Tìm hiểu về quy trình kế toán: tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán, kỳ kế toán, đồng tiền hạch toán, phương pháp hạch toán, hình thức ghi sổ…
Phân tích khái quát các phần hành liên quan đến các khoản phải trả, trong đó đi sâu vào tìm hiểu việc quản lý và hạch toán công nợ phải trả.
Tìm hiểu môi trường máy tính.
Thông qua việc tìm hiểu quy trình kế toán của khách hàng, Công ty có thể đánh giá được phần nào sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát nội bộ trong khách hàng do công tác kế toán là một trong những yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ.
* Khách hàng X:
Tổ chức kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán.
Phòng kế toán của Công ty gồm có 11 nhân viên, trong đó có một kế toán trưởng, một thủ quỹ và các nhân viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán khác nhau. Sự phân công công việc trong phòng kế toán rất hợp lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, không bị trùng lặp giữa các phần hành.
Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.
Các khoản phải trả trong Công ty X gồm có: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, vay ngắn hạn, thuế phải nộp…Việc hạch toán các khoản này được tiến hành khoa học trên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng, thanh toán tiền hàng, vay nợ đều được ghi chép trên sổ kế toán.
Do đây là một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu nên các khoản phải trả có gốc ngoại tệ phải được theo dõi và hạch toán quy đổi theo tỷ giá khi phát sinh nghiệp vụ. Công ty đã hạch toán các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá tại ngày giao dịch và đến cuối kỳ quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố.
Các nhà cung cấp chính của Công ty chủ yếu là cung cấp các loại rau quả, hải sản phục vụ cho chế biến, cung cấp nguyên liệu gia công hàng xuất khẩu…
Các khoản vay được thực hiện giao dịch thông qua ngân hàng VID Public Bank.
Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Acounting vào hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Đây là một phần mềm rất hữu ích, góp phần giảm bớt các công việc mang tính chất thủ công mà lại đảm bảo tính chính xác cao hơn.
* Khách hàng Y:
Việc tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty cũng được tiến hành theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên do mới thành lập nên số lượng nhân viên trong phòng kế toán còn rất thiếu, điều này hạn chế công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Hiện nay, số lượng nhân viên trong phòng kế toán chỉ có 3 người, trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 nhân viên kế toán và 1 thủ q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36422.doc