LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 5
I. Bảo hiểm và đặc điểm của các đơn vị kinh doanh bảo hiểm 5
1. Khái niệm 5
2. Bản chất của bảo hiểm 6
3. Phân loại 7
4. Đặc điểm của các đơn vị kinh doanh bảo hiểm 9
II. Ước tính kế toán và kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính 10
1. Khái niệm các ước tính kế toán 10
2. Tính chất của các ước tính kế toán 11
3. Hạch toán các ước tính kế toán trong đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 12
4. Mục tiêu kiểm toán đối với các ước tính kế toán 22
5. Thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán 22
III. Quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 25
1. Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán 25
2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 28
3. Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán 34
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 36
I. Đặc điểm chung về Công ty kiểm toán Việt Nam 36
1. Lịch sử hình thành và phát triển 36
2. Bộ máy tổ chức của công ty 41
3. Các dịch vụ chính của công ty 44
4. Hệ thống phương pháp kiểm toán Audit System 2 47
II. Quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do VACO thực hiện 50
1. Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán 50
2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 54
3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể 61
4. Thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán 63
5. Kết thúc kiểm toán và các công việc thực hiện sau kiểm toán 84
CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỘT SỐ CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 87
I. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn kiểm toán do Công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện 87
II. Những khó khăn và thách thức gặp phải khi tiến hành kiểm toán các ước tính kế toán tại các đơn vị kinh doanh bảo hiểm 90
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Kiểm toán Việt Nam 91
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 91
2. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm 94
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
97 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài kiểm toán các ước tính kế toán trong đơn vị kinh doanh bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch vụ (như dịch vụ khách sạn, dịch vụ khác..) và một bộ phận phụ trách mảng sản xuất (như sản xuất thép, ô tô, xe máy..)
Phòng Xây dựng cơ bản: phụ trách kiểm toán có liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản..
Phòng Đào tạo: bên cạnh việc phụ trách kiểm toán các dự án, bảo hiểm, ngân hàng thì phòng Đào tạo còn kiêm chức năng đánh giá nhân viên, tuyển dụng nhân viên.
Nhóm các phòng không liên quan đến hoạt động kiểm toán bao gồm phòng Tư vấn, phòng Quản trị, phòng Kế toán Hành chính trong đó:
Phòng Tư vấn: định giá tài sản, tư vấn tài chính doanh nghiệp, đánh giá soát xét hoạt động tài chính, nghiệp vụ IPO, thành lập liên doanh, tư vấn sát nhập và giải thể, tái đầu tư, và xử lý nghiệp vụ kinh doanh.
Phòng Quản trị: phụ trách các vấn đề, các công việc phục vụ cho hoạt động của công ty như bố trí xe đi lại cho các nhân viên của công ty..
Phòng Kế toán Hành chính: phụ trách các vấn đề có liên quan đến hạch toán các hoạt động của công ty, phát lương, thưởng.. cho nhân viên công ty.
Ngoài các phòng đã nêu trên tại trụ sở chính của công ty tại Hà Nội thì công ty còn có thêm Chi nhánh VACO Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh VACO Hải phòng.. nhằm không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của công ty lên một tầm cao hơn.
3. Các dịch vụ chính của công ty
3.1. Dịch vụ kiểm toán
Với đội ngũ kiểm toán viên quốc gia nhiều nhất so với các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam, bao gồm các kiểm toán viên xuất sắc nhất của ngành kiểm toán Việt Nam, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có chất lượng cao của VACO.
Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo Tài chính hàng năm, VACO có thể cung cấp các dịch vụ như thực hiện soát xét khả năng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, hay cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực vay hoặc tài trợ vốn quốc tế.
Công ty cũng thường xuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia, đặc biệt trong các quá trình sản xuất, khai thác mỏ, dầu lửa, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn và dịch vụ, phần mềm, dịch vụ công cộng..
3.2. Dịch vụ kế toán
Bộ phận chuyên cung cấp dịch vụ kế toán của công ty có những chuyên gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Vụ Chế độ Kế toán- Bộ Tài chính, đã được đào tạo về kế toán quốc tế ở trong nước và nước ngoài cũng như đã có nhiều năm kinh nghiệm làm tư vấn kế toán cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án do quốc tế tài trợ và các Tổng Công ty lớn.
Hiện tại, công ty có thể cung cấp các dịch vụ kế toán bao gồm việc ghi chép, giữ sổ, lập báo cáo thuế, lập các Báo cáo tài chính quý, năm theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước Việt Nam và của công ty mẹ. VACO cũng trợ giúp các doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập theo chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với các Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung, hoặc theo yêu cầu cụ thể của tập đoàn.
3.3. Dịch vụ tư vấn thuế
VACO đã xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn thuế của VACO luôn mang lại hiệu quả cao cho các khách hàng bởi sự kết hợp giữa kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế Việt Nam, đặc biệt am hiểu về pháp luật thuế tại Việt Nam, cũng như luôn có nghệ thuật chặt chẽ với Tổng cục thuế, các cơ quan thuế địa phương, và các chuyên gia tư vấn thuế toàn cầu của DTT.
Các chuyên gia tư vấn thuế của VACO luôn trợ giúp các khách hàng lập kế hoạch và tính toán một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ. Đồng thời còn giúp cho các khách hàng giảm thiểu những ảnh hưởng về thuế trong các giao dịch kinh doanh.
3.4. Dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn đầu tư
Với rất nhiều mối quan hệ đa dạng sẵn có, VACO có thể trợ giúp các khách hàng cung cấp các thông tin và tư vấn cho họ các vấn đề như hướng dẫn các thủ tục thiết lập, thuê văn phòng làm việc tuyển dụng nhân viên, tìm kiếm các nhà tư vấn.. Cũng như vậy, công ty có thể trợ giúp các khách hàng thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, VACO cũng cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm và đánh giá khả năng liên kết kinh doanh của các bên đối tác tiềm tàng tại Việt Nam.
3.5. Dịch vụ đào tạo
Đội ngũ các chuyên gia đào tạo của VACO bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam và các chuyên gia của DTT.
Những chương trình đào tạo của VACO bao gồm kế toán, kiểm toán và giá trị kinh doanh đã đem lại những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp về nội dung các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, chế độ kế toán và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các thông tin này cũng bao gồm cả nội dung các chế độ, chính sách hiện hành tại Việt Nam, được vận dụng cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp cụ thể.
Nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp tổ chức và hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ, VACO cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ thuật kiểm toán nội bộ. Nội dung đào tạo được xây dựng dựa trên các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung và kỹ thuật thực hành kiểm toán của DTT.
4. Hệ thống phương pháp kiểm toán Audit System 2
Sau khi trở thành thành viên chính thức của DTT vào tháng 10/1997, Công ty Kiểm toán Việt Nam đã được chuyển giao hệ thống phương pháp kiểm toán Audit System 2 (gọi tắt là AS/2). Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ chính thức được áp dụng ở Công ty từ ngày 01/05/1998. Đây là hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến được áp dụng thống nhất cho mọi thành viên của DTT trên toàn cầu và đảm bảo cho cuộc kiểm toán được thực hiện với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mọi nhân viên trong Công ty đều được tham dự các khoá đào tạo và trực tiếp thực hành, làm việc với AS/2 do các chuyên gia hướng dẫn. Tuy nhiên, để AS/2 thực sự phù hợp với điều kiện luật pháp và môi trường kinh doanh Việt Nam, các cán bộ, nhân viên của Công ty phải góp ý, điều chỉnh rất nhiều. Đến nay, có thể nói AS/2 đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.
Về nguyên tắc, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 gồm:
4.1. Phương pháp kiểm toán AS/2
Phương pháp kiểm toán được hiểu là các bước tiến hành trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung. Theo đó, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được khái quát với 6 bước (và được mô tả cụ thể tại hình trang bên):
+ Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán.
+ Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.
+ Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán.
+ Bước 6: Công việc thực hiện sau khi kiểm toán.
Đánh giá và quản lý rủi ro
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng
Soát xét, kiểm soát giấy tờ làm việc
Đánh giá chất lượng và kết quả cuộc kiểm toán
Thực hiện việc soát xét Báo cáo tài chính
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo.
Thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán.
Lập báo cáo kiểm toán.
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán chi tiết
Tập
trung
vào
kiểm
tra chi
tiết
Kiểm tra các bước kiểm soát để chứng minh độ tin cậy của hệ thống theo kế hoạch quay vòng. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Xác định các bước kiểm soát có thể làm giảm rủi ro. Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
Tập
trung
vào
kiểm
tra chi
tiết
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Tin cậy vào hệ thống kiểm soát
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
Tìm hiểu chu trình kế toán.
Thực hiện các bước phân tích tổng quát.
Xác định mức độ trọng yếu.
Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
Quản lý cuộc kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát, xử lý rủi ro của kiểm toán.
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Rủi ro chi tiết xác định được
Rủi ro chi tiết không xác định được
Không tin
Tin cậy
Không tin
Tin cậy
Kết luận về cuộc kiểm toán và lập báo cáo
Các hoạt động sau kiểm toán
4.2. Hệ thống hồ sơ kiểm toán
Cũng như các công ty kiểm toán và tư vấn tài chính khác, hồ sơ kiểm toán tại VACO được xây dựng nhằm mục đích trợ giúp quá trình lập kế hoạch kiểm toán, lập giấy tờ làm việc, xây dựng và kiểm tra các bước kiểm soát, lập Báo cáo tài chính sau kiểm toán, lưu trữ các thông tin khác để giao dịch và phục vụ khách hàng.
Trên thực tế, hệ thống hồ sơ kiểm toán của VACO được xây dựng gồm 2 loại: Hồ sơ kiểm toán thông minh (với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS/2) và Hồ sơ kiểm toán thông thường.
Hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đưa ra các khả năng rủi ro ở từng phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời hồ sơ kiểm toán thông minh cũng giúp kiểm toán viên thiết lập các giấy tờ làm việc phục vụ quá trình kiểm tra chi tiết. Mặt khác, hồ sơ kiểm toán chuẩn được thiết kế và quản lý bởi phần mềm kiểm toán AS/2 cũng góp phần đảm bảo cho các kiểm toán viên nói riêng và Công ty nói chung có thể áp dụng đúng phương pháp kiểm toán chuẩn DTT. Do vậy, hồ sơ kiểm toán thông minh góp phần toàn cầu hoá phương pháp kiểm toán và mang lại hiệu quả cao trong các cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, việc áp dụng Hồ sơ kiểm toán thông minh vẫn còn những hạn chế khi tiến hành áp dụng đối với công việc kiểm toán các ngành quá đặc biệt. Đồng thời, với những khách hàng lớn có sử dụng mạng máy tính ở tầm vĩ mô hoặc đối với khách hàng mà kế hoạch kiểm toán buộc phải quay vòng để kiểm tra các bước kiểm soát, Hồ sơ kiểm toán thông minh bộc lộ những hạn chế nhất định khi áp dụng. Vì vậy, bên cạnh Hồ sơ kiểm toán thông minh, trong hệ thống hồ sơ kiểm toán của Công ty còn có một số lượng không nhỏ các Hồ sơ kiểm toán thông thường.
4.3. Phần mềm kiểm toán
Ngoài phương pháp kiểm toán và hệ thống hồ sơ kiểm toán, chương trình kiểm toán AS/2 còn có phần mềm phục vụ kiểm toán. Với việc sử dụng phần mềm này, nó đã giúp ích cho các kiểm toán viên rất nhiều trong công việc, song, nó không hoàn toàn thay thế được kiểm toán viên vì kiểm toán viên là người cung cấp thông tin đúng đắn cho máy tính sau những bước phân tích, đánh giá bằng kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của bản thân. Ngoài ra, kiểm toán viên phải thực hiện các công việc cụ thể trong kiểm tra chi tiết như đối chiếu các hoá đơn, chứng từ lên sổ cái.. để từ đó có thể kết luận về các phần hành và làm cơ sở cho các kết luận về Báo cáo tài chính.
II. Quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong các đơn vị kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ do VACO thực hiện
Chương trình kiểm toán AS/2 đã trình bày ở trên được VACO ứng dụng trong toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính để kiểm toán các phần hành cụ thể. Trong phạm vi của Chuyên đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty bảo hiểm ABC (doanh nghiệp Nhà nước) và Công ty cổ phần bảo hiểm XYZ do VACO thực hiện cho năm tài chính 2002.
1. Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Một cuộc kiểm toán đối với mỗi khách hàng đều bắt đầu bằng việc gửi thư chào hàng tới khách hàng. Hàng năm, đối với khách hàng dù là mới hay cũ, VACO đều gửi thư chào hàng tới khách hàng để tạo điều kiện cho họ biết về những dịch vụ mà VACO cung cấp. Thư chào hàng của VACO có tính chất như một thư hẹn kiểm toán vì các thư chào hàng gửi tới khách hàng đều đã có chữ ký của đại diện Ban giám đốc VACO và nếu khách hàng đồng ý thì họ chỉ việc ký vào và gửi lại cho VACO. Khi nhận được Thư chào hàng do khách hàng gửi lại này, VACO sẽ bắt đầu chuẩn bị để tiến hành kiểm toán.
Giai đoạn này, VACO yêu cầu khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính của năm kiểm toán theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Kế toán Quốc tế và các quy định hiện hành của Việt Nam.
Trước khi lập kế toán hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành các công việc cụ thể là:
1.1. Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán
Công việc này được thực hiện để quyết định có thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay không và nếu có thì kiểm toán viên phải xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp mức rủi ro đã xác định.
Rủi ro của cuộc kiểm toán được hiểu là các rủi ro có thể gây hậu quả bất lợi cho công ty, gây nên những sai sót trọng yếu hoặc sự hiểu lầm, làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá là một trong các mức độ sau:
+ Trung bình.
+ Cao hơn trung bình.
+ Rủi ro rất cao.
Để đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát, kiểm toán viên thường sử dụng bảng câu hỏi gồm các câu hỏi dưới dạng trả lời Có/Không với nội dung liên quan đến các vấn đề như quan điểm về tính chính trực của Ban giám đốc, cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy, cơ cấu tổ chức và quản trị. Đối với khách hàng là Công ty ABC và XYZ, bảng câu hỏi này đều được phản ánh như sau:
STT
Câu hỏi
Trả lời
1
Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của Ban giám đốc cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp?
Không
2
Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của Báo cáo tài chính?
Không
3
Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết của Ban giám đốc về thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán đáng cậy hay một hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy?
Không
4
Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không?
Không
5
Quá trình kiểm soát có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không? Có lý do nào để băn khoăn về khả năng của Ban giám đốc trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như việc phân công trách nhiệm?
Không
6
Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?
Không
7
Có lý do nào để băn khoăn về phương pháp quản lý, lãnh đạo hay không?
Không
8
Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?
Không
9
Ban giám đốc và bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?
Không
10
Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Không
11
Có những ảnh hưởng bên ngoài nào trong môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp không?
Không
12
Ban giám đốc có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không?
Không
13
Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian được dự báo hay không?
Không
14
Có lý do nào để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán hay không?
Không
15
Có lý do nào để nói rằng sự tuân thủ những Chuẩn mực Kiểm toán chung được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không?
Không
16
Có vấn đề nào về kế toán trọng yếu dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn mức trung bình hay không?
Không
17
Có lý do nào khảng định rằng chúng ta không có những hiểu biết đầy đủ về những nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp khác được coi là bên thứ ba trong khi đó trên thực tế lại là những bên có liên quan? Điều đó có thể ảnh hưỏng đến những nhận xét khái quát về tính chính trực của Ban giám đốc?
Không
18
Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích luỹ đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng hay không?
Không
19
Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có đủ nhân viên có
khả năng (bao gồm các chuyên gia về ngành chuyên môn)?
Không
20
Có những vấn đề nào nói rằng có sự tồn tại khả năng gian lận của Ban giám đốc hay không?
Không
Như vậy, rủi ro của cuộc kiểm toán đối với Công ty ABC và Công ty XYZ được đánh giá là Trung bình và VACO chấp nhận các cuộc kiểm toán này.
1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán
Tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô, tính chất công việc đối với mỗi khách hàng khác nhau mà số lượng thành viên của nhóm kiểm toán cũng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì một cuộc kiểm toán do VACO thực hiện gồm ba đến bốn thành viên, trong đó có một kiểm toán viên chính. Các kiểm toán viên đều phải cam kết về tính độc lập của mình trong quá trình kiểm toán. Các bản cam kết sẽ được lưu trong Hồ sơ kiểm toán. Để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, VACO thường cử những kiểm toán viên đã kiểm toán khách hàng năm trước.
Trường hợp Công ty ABC, nhóm kiểm toán gồm bốn thành viên, một kiểm toán viên chính, hai kiểm toán viên và một trợ lý kiểm toán. Còn với trường hợp công ty XYZ, nhóm kiểm toán gồm năm thành viên: hai kiểm toán viên chính, hai kiểm toán viên và một trợ lý kiểm toán. Ngoài các kiểm toán viên trực tiếp thực hiện kiểm toán, Ban giám đốc, các chuyên gia và Chủ nhiệm kiểm toán cũng luôn giám sát trực tiếp quá trình thực hiện công việc cũng như chất lượng công việc, giải quyết các vấn đề bất thường phát sinh trong cuộc kiểm toán.
1.3. Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Đại diện Ban Giám đốc VACO và Công ty khách hàng ABC, XYZ tiến hành gặp gỡ, thảo luận để cùng nhau đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán, trong đó nêu rõ phạm vi kiểm toán, chuẩn mực áp dụng, thời gian cuộc kiểm toán, luật định, trách nhiệm của hai bên cũng như phí dịch vụ kiểm toán và cách thức thanh toán..
2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bước đầu tiên trong lập kế hoạch kiểm toán tổng quát đó là tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các chủ nhiệm kiểm toán tiến hành gặp gỡ, thảo luận với Ban giám đốc khách hàng về kế hoạch sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác; quan sát thực tế việc kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, điều kiện sản xuất kinh doanh; xem xét các tài liệu và báo cáo quản trị nội bộ như biên bản họp Hội đồng quản trị, kế hoạch ngân sách tài chính và xem xét các thông tin bên ngoài như các báo cáo tổng kết ngành, các báo chí tài chính có thông tin liên quan.
Khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của Công ty ABC và XYZ, kiểm toán viên thu thập được những thông tin sau:
v. Công ty bảo hiểm ABC:
Công ty bảo hiểm ABC là thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 12/BT ngày 23 tháng 01 năm 1996 của Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ.
Vốn điều lệ của công ty là 20.000.000.000 đồng.
Công ty hiện có các chi nhánh: Chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh HCM, Chi nhánh miền Trung (tại Quảng Ngãi), Chi nhánh Duyên Hải (tại Hải Phòng) và Chi nhánh phía Bắc (tại Hà Nội).
Hoạt động chính của Công ty theo Quyết định số 12/BT ngày 23 tháng 01 năm 1996 của Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ và Giấy phép kinh doanh số 110356 ngày 26 tháng 01 năm 1996 của Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội là hoạt động bảo hiểm bao gồm các dịch vụ bảo hiểm, tái báo hiểm phi nhân thọ và dịch vụ bảo hiểm dầu khí.
v. Công ty bảo hiểm XYZ:
Công ty cổ phần bảo hiểm XYZ là doanh nghiệp cổ phần được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 25 năm bắt đầu từ năm 1995, vốn điều lệ của công ty là 53 tỷ đồng Việt Nam. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, giấy phép thành lập số 1873/GB-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 của chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 061556 cấp ngày 15 tháng 6 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Cổ đông sáng lập công ty gồm có:
+ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
+ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
+ Tổng công ty thép Việt Nam
+ Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
+ Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ
+ Công ty điện tử HN
+ Công ty TNHH thiết bị an toàn
Ngoài trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội thì công ty còn có các chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An, Huế, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tây, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Vũng Tàu.
Hoạt động chính của công ty là cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, các nghiệp vụ về tái bảo hiểm, các nghiệp vụ về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, cho vay vốn.
2.2. Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Các kiểm toán viên tập trung vào xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát như: bản chất và phong cách làm việc của Ban giám đốc khách hàng; cam kết chung của Ban giám đốc khách hàng về việc đảm bảo độ chính xác của Báo cáo tài chính; cam kết chung của Ban giám đốc khách hàng về việc xây dựng và thực hiện các hệ thống kế toán và thông tin đáng tin cậy; khả năng của Ban Giám đốc khách hàng về kiểm soát hoạt động kinh doanh; hoạt động của Ban giám đốc khách hàng.
Chương trình kiểm toán AS/2 cung cấp một Bảng hệ thống các câu hỏi được trả lời dưới dạng Có/Không để trợ giúp cho các kiểm toán viên trong việc tìm hiểu môi trường kiểm soát tại khách hàng.
2.3. Tìm hiểu các chu trình kế toán
Mục đích của việc tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng là để xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp đối với mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán và kiểm soát, các nhóm nghiệp vụ quan trọng và số dư các tài khoản chủ yếu; xác định rủi ro cụ thể; có cơ hội cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng. Để đạt được hiểu biết về chu trình kế toán áp dụng, các kiểm toán viên tìm hiểu cách phân loại các nhóm nghiệp vụ và sự liên hệ giữa các nhóm nghiệp vụ đó; tìm hiểu các nghiệp vụ được hạch toán có hệ thống và phi hệ thống; ảnh hưởng của vi tính hoá tới công tác kế toán.
Đây là kết quả của quá trình tìm hiểu các chu trình kế toán đối với Công ty ABC và XYZ:
v. Công ty bảo hiểm ABC:
Báo cáo tài chính của công ty được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các quy định hiện hành của hệ thống Kế toán Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, gọi chung là các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam. Trong năm 2002, áp dụng Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ngày 31 tháng 12 năm 1996, công ty đã thực hiện thay đổi các chính sách về kế toán chủ yếu liên quan đến hạch toán doanh thu.
Các chi nhánh của Công ty thực hiện hạch toán phụ thuộc. Báo cáo tài chính của toàn công ty được lập trên cơ sở cộng hợp các Báo cáo tài chính của các chi nhánh và Báo cáo tài chính của Văn phòng công ty sau khi bù trừ công nợ nội bộ.
Công ty chưa có phần mềm kế toán, tất cả sổ sách, báo cáo kế toán đều được làm bằng tay (excel). Tất cả các nghiệp vụ đều được kế toán của từng phần hành hạch toán kế toán và vào sổ sau khi có sự soát xét của kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp sẽ lập Sổ cái và lên Báo cáo từ các bút toán hạch toán của kế toán viên.
Kế toán tổng hợp sau khi kiểm tra các bút toán hạch toán vào sổ của kế toán viên sẽ lập Sổ cái tổng hợp, lên bảng cân đối số phát sinh và báo cáo. Tất cả số liệu đầu ra đều được kiểm soát và đối chiếu với sổ sách từng phần hành.
Dự phòng bồi thường được lập trên cơ sở các vụ tổn thất xảy ra chưa giải quyết. Số liệu này được đối chiếu với Báo cáo tổn thất từ các phòng nghiệp vụ lập đưa lên. Báo cáo 1 năm lập 1 lần. Hàng tháng các phòng nghiệp vụ đều có báo cáo về tình hình khai thác trong tháng và số vụ tổn thất sẽ phải giải quyết.
Để đảm bảo yêu cầu về quản lý và nắm được kịp thời tình hình kinh doanh hàng tháng, Báo cáo kế toán chỉ lập một lần vào cuối năm theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước.
Kế toán trưởng kiểm tra các báo cáo của các phòng nghiệp vụ lập nên và phê duyệt để kế toán làm cơ sở hạch toán và lập Báo cáo tài chính. Sau khi Báo cáo được lập, kế toán trưởng kiểm tra, đồng ý, sau đó chuyển cho Giám đốc kiểm tra và phê duyệt.
Các sai sót trong quá trình hạch toán, lập báo cáo khi cần sửa chữa đều phải được sự phê duyệt của kế toán trưởng. Sau đó kế toán tổng hợp sẽ trực tiếp sửa và trình lại kế toán trưởng.
Các ước tính kế toán (như dự phòng..) đều được kế toán trưởng quyết định và phê duyệt cho việc lập đó.
Các chứng từ khi tới phòng kế toán đều được kế toán trưởng kiểm tra phê duyệt, kiểm tra các định khoản kế toán viên đã lập trên chứng từ và chuyển cho các kế toán phần hành hạch toán. Sau đó Kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra việc hạch toán vào sổ kế toán của kế toán viên. Báo cáo tài chính năm sẽ được kế toán tổng hợp lập, sau đó sẽ chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt và trình Giám đốc duyệt cuối cùng.
Các kế toán viên chỉ hạch toán và theo dõi từng phần hành của mình. Kế toán tổng hợp là người lập Sổ cái và Báo cáo, kiểm soát việc hạch toán của kế toán viên. Tất cả các công việc của kế toán viên và kế toán tổng hợp đều được kế toán trưởng kiểm soát chặt chẽ.
Sau khi tìm hiểu các chu trình kế toán củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0284.doc