Đề tài kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam (Cpa vietnam) thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. Tổng quan về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 3

1. Khái niệm về kiểm toán tài chính và cách thức tiếp cận kiểm toán trong kiểm toán tài chính 3

1.1. Khái niệm kiểm toán tài chính 3

1.2. Cách thức tiếp cận kiểm toán trong kiểm toán tài chính 3

1.3. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho 5

II. Quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 9

1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 9

1.1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán 9

1.2. Thu thập thông tin ban đầu về hàng tồn kho 12

1.3. Đánh giá tính trọng yếu đối với các khoản mục hàng tồn kho 13

1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với hàng tồn kho 14

1.5. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản đối với chu trình hàng tồn kho 15

2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 16

2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát chi tiết về hàng tồn kho 16

2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 19

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 25

3.1. Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới hàng tồn kho 25

3.2. Đánh giá tính hoạt động liên tục 26

3.3. Tổng hợp kết quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho 28

3.4. Phát hành Báo cáo kiểm toán 28

CHƯƠNG II: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIÊTNAM) THỰC HIỆN 29

I. Khái quát về Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam. 29

1. Lịch sử hình thành và phát triển 29

2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 31

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 33

II. Thực tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do CPA VIETNAM thực hiện. 34

1. Quy trình kiểm toán chung của CPA VIETNAM. 34

2. Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho của CPA VIETNAM 36

3. Thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại khách hàng do CPA VIETNAM thực hiện 38

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CPA VIETNAM 66

I. Đánh giá, nhận xét về công tác kiểm toán hàng tồn kho do CPA thực hiện 66

1. Một số nhận xét về hoạt động kiểm toán của Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 66

2. Những nhận xét về công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho do CPA VIETNAM thực hiện. 69

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán chu trình hàng tồn kho do CPA VIETNAM thực hiện 74

1. Tính cấp thiết phải hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho 74

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán hàng tồn kho do Công ty CPA thực hiện 75

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

 

 

 

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam (Cpa vietnam) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oả thuận trước. … - Dịch vụ tư vấn Tư vấn tài chính; Tư vấn xác định giá trị của doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu của công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tư vấn thuế; Tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu về thuế, về quyết toán thuế.CPA VIETNAM xác định thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.Theo đó dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của CPA VIETNAM luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm của CPA VIETNAM cùng với quan hệ chặt chẽ, mật thiết với Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương.CPA VIETNAM luôn trợ giúp các khách hàng trong việc lập kế hoạch và tính toán một cách cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ đồng thời trợ giúp cho khách hàng giảm ảnh hưởng đáng kể của thuế đến các giao dịch kinh doanh. Tư vấn nguồn nhân lực; Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin; Tư vấn quản lý; - Dịch vụ kế toán; - Dịch vụ định giá tài sản; - Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kiểm toán và cấp chứng chỉ đào tạo:Với đặc thù ngành, đặc thù loại hình doanh nghiệp của khách hàng, Trung tâm đào tạo của CPA VIETNAM tiến hành tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp và theo yêu cầu của khách hàng nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Ngoài ra CPA VIETNAM còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành tại Hà Nội và các địa phương nhằm nhận được các thông tin vướng mắc về chính sách tài chính để kiến nghị lên Bộ Tài Chính. - Dịch vụ soát xét BCTC - Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam CPA VIETNAM là công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam gồm có hội đồng thành viên bao gồm 8 người, các thành viên hợp danh bao gồm các cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp và đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng bằng toàn bộ tài sản của mình.Hội đồng thành viên lập ra ban giám đốc gồm 5 người, giám đốc công ty là ông Vũ Ngọc Án,1 phó giám đốc phụ trách chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, 1phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, 1 phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ kiêm hành chính và cuối cùng là phó giám đốc phụ trách phòng xây dựng cơ bản.Ngoài ra còn có Kế toán trưởng cùng các Trưởng , Phó phòng ban khác nhau . Những người này được phân công chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động của mình. Ngoài ra công ty còn có 1 bảo vệ, 1 lái xe và 1 lễ tân. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được mô tả như sau Sơ đồ 2 -Tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Hội đồng thành viên Giám đốc Phòng nghiệp vụ IV Phòng nghiệp vụ V Phòng nghiệp vụ VI Phòng HCTH Phòng nghiệp vụ III Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ I Ban Kiểm soát Phòng XDCB Hội đồng khoa học Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trợ giúp II. Thực tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do CPA VIETNAM thực hiện. 1. Quy trình kiểm toán chung của CPA VIETNAM. Sơ đồ 3. Quy trình kiểm toán chung của CPA VIETNAM Quản lý cuộc kiểm toán Hệ thống kiểm soát có được thiết kếvà thực hiện đầy đủ Tin tưởng hiệu quả thực hiện của hệ thống kiểm soát Có Không Có Không Kiểm tra hiệu quả thực hiện hệ thống kiểm soát Thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản Tổng hợp và thảo luận kế hoạch kiểm toán Đánh giá tổng thể các sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán Soát xét BCTC Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khoá sổ Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc Lập bảng tóm tắt kết quả kiểm toán Lập Báo cáo kiểm toán Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Lập, soát xét và lưu trữ các giấy tờ làm việc Hệ thống kiểm soát có được thiết kếvà thực hiện đầy đủ Lập kế hoạch chiến lựoc Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu môi trường kiểm soát của khách hàng Tìm hiểu chu trình kiểm toán của khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Xác định mức trọng yếu kiểm toán Đánh giá mức độ rủi ro tiểm tàng Có rủi ro chi tiết xác định Không có rủi ro chi tiết xác định Có Không Cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát Đánh giá sơ bộ rủi ro Lựa chọn nhóm kiểm toán Thiết lập điểu khoản hợp đồng kiểm toán Có Không Tin tưởng hiệu quả thực hiện của hệ thống kiểm soát Có Không Đánh giá và kiểm soát rủi ro Chất lượng kiểm toán Hoạt động trước kiểm toán Lập kế hoạch sơ bộ Lập kế hoạch chi tiết Thực hiện kế hoạch kiểm toán Tổng hợp và lập báo cáo Hoạt động sau kiểm toán 2. Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho của CPA VIETNAM Để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, ngoài việc tuân thủ quy trình chung trong công tác kiểm toán, CPA đã xây dựng cho mình các chương trình kiểm toán cho từng chu trình kiểm toán trong đó có chương trình kiểm toán áp dụng cho chu trình hàng tồn kho. Bảng.1. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho của CPA (trich dẫn) THỦ TỤC Người Thực hiện Ngày Tham chiếu I. Tổng quát Tìm hiểu khái quát về phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kế khai thường xuyên, kiểm kế định kỳ, LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính. II. Quy trình kiểm toán 1. Kiểm tra phân tích. 1.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có). 1.2. So sánh tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có). 1.3. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến. 2. Kiểm tra chi tiết: nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm, hàng hoá. 2.1. Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán 2.2. Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính và số kiểm kê. 2.3. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này. 2.4. Kiểm tra chọn mẫu hoặc chi tiết một số nghiệp vụ nhập xuất kho, điều chỉnh các phần hành có liên quan (chi phí, giá vốn). Thu thập các hoạt động của người cung cấp liên quan đến hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm. 2.5. Kiểm tra phương pháp tính giá. 2.6. Xem xét việc xử lý và hạch toán các khoản thiếu phát sinh trong kiểm kê. 2.7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế toán. - Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng. 2.8. Xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. III. Kết luận. 1. Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn còn tồn tại (nếu có). 2. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong Thư quản lý. 3. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện. 3. Thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại khách hàng do CPA VIETNAM thực hiện Như đã trình bày ở trên, tại CPA chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã được xây dựng một cách cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên khi áp dụng kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên phải linh động để phù hợp với từng khách hàng. Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán hàng tồn kho, bài viết xin minh họa về thực tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại công ty ABC do CPA VIETNAM thực hiện. Công ty ABC là khách hàng mới của CPA VIETNAM do đó ngoài thông tin do khách hàng cung cấp, các kiểm toán viên có thể thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc liên hệ với các kiểm toán viêntiền nhiệm. Nhóm thực hiện kiểm toán bao gồm 4 người trong đó bao gồm chủ nhiệm kiểm toán, một kiểm toán viên và hai trợ lý kiểm toán. Nhìn chung quy trình kiểm toán đối với khoản mục hàng tồn kho bao gồm các bước cơ bản sau đây: Bước 1 : KIểm toán viên cập nhật các thông tin về Công ty ABC. ABC là Công ty liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam với Công ty của Hàn Quốc, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 269/GP ngày 26/09/1984 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng vốn đầu tư: 13.864.812 USD, tổng số vốn pháp định: 4.075.860 USD: trong đó Tổng Công ty thép Việt Nam góp 50%, Công ty nước ngoài góp 50%. Trụ sở chính: Quận Hồng Bàng-Hải Phòng, thời gian hoạt động: 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Ban giám đốc của Công ty gồm: Ông Phạm Bằng Tổng giám đốc, ôngBi Rain: phó tổng giám đốc. Kế toán trưởng bà Vân Dung Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các loại ống thép, gia công những cấu kiện từ ống thép, gia công mạ những cầu kiện, thiết bị băng thép, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Thành phố Hải Phòng, phạm vị hoạt động: cả nước. Thị trường và cạnh tranh: việc tiêu thụ sản phẩm rộng rãi trên địa bàn các thành phố, tỉnh thành cả nước. Hiện tại Công ty có 1 số đối thủ cạnh tranh như Công ty thép Hoà Phát, Hanit.Co. (Công ty thép Hà Nội), Công ty Quang Minh, Công ty ống thép Sài Gòn ABC chiếm 85% thị phần miền Bắc. Qua trao đổi với phòng kế toán và thực hiện các thủ tục quan sát sơ bộ ban đầu, kiểm toán viên nhận thấy hàng tồn kho của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang và hàng gửi bán. - Nguyên vật liệu bao gồm + Nguyên vật liệu chính : thép cuốn hotcoil và kẽm (Zn). + Nguyên vật liệu phụ: các loại acid như H2SO4, NH4CL, thạch anh, dầu thải, xút, nhôm kẽm, chì, giấy, dây Cacbon, băng tezro, …. - Công cụ dụng cụ:các thiết bị lao động, trang phục bảo hộ lao động như xà beng, clê, buly, găng tay vải, giày vải, mũ nhựa bảo hộ lao động. - Thành phẩm của ABC là các loại ống thép: ống thép đen, ống mạ, ống hộp… Bước hai: Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát Những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ được kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc và những người có trách nhiệm trong Công ty.Qua tìm hiểu, kiểm toán viênnhận thấy: bộ máy quản lý và bộ phận nhân sự liên quan đến công tác hạch toán kế toán hàng tồn kho về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Công ty ABC được đánh giá là có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ, Giám đốc, phó giám đốc Công ty là người có trình độ và có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của Công ty (Trình độ đại học), kế toán trưởng là người có chuyên môn nghiệp vụ, liêm khiết và có trách nhiệm. Hàng tồn kho của doanh nghiệp được bảo quản ở 5 kho, 3 kho vật tư và 2 kho thành phẩm. Hàng tồn kho được quản lý trực tiếp bởi ban Giám đốc, phòng vật tư , phòng kế toán và thủ kho, người bảo vệ tài sản. Hệ thống kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141 QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính. Từ năm 2002 Báo cáo tài chính được lập theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 hướng dẫn chế độ kế toán Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hàng tồn kho được ghi sổ theo giá thực tế, giá thực tế của hàng xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp hạch toán chi tiết là phương pháp thẻ song song. Định kỳ có kiểm kê hàng tồn kho. Phương pháp lập dự phòng giảm giá được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành, doanh nghiệp được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi hàng hoá bị lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất và khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần. Các thủ tục kiểm soát Để kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình hàng tồn kho kiểmtoán viên tiến hành kiểm tra các tài liệu trong công ty trong đó tập trung vào các tài liệu: + Phiếu yêu cầu mua hàng + Đơn đặt hàng + Biên bản kiểm nhận vật tư + Hoá đơn + Phiếu nhập kho + Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá + Phiếu xuất kho + Phiếu vận chuyển + Sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí Bảng 2. Câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát của công ty khách hàng Câu hỏi Có Không 1.Có thực hiện phân công trách nhiệm giữa người thủ kho và người ghi sổ hàng tồn kho không? 2. Có phân công trách nhiệm giữa kế toán và thủ kho không? 3. Các nghiệp vụ nhập, xuất hàng tồn kho có đầy đủ sự phê chuẩn và các chứng từ cần thiết trước khi nhập, xuất không? 4. Có đưa ra các quy định trong quản lý hàng tồn kho không? 5. Có quy định về thời gian ghi sổ các nghiệp vụ xuất kho không? …………………………………… þ þ þ þ þ Kiểm toán nội bộ Tại công ty ABC, kiểm toán nội bộ có tồn tại song hoạt động không có hiệu lực. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hàng tồn kho. Đánh giá hệ thống nội bộ của khách hàng được CPA thực hiện qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu trực tiếp với Ban giám đốc cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó CPA áp dụng hệ thống các bảng câu hỏi trực tiếp đã được xây dựng cho từng đối tượng kiểm toán nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác này. Cùng với những tài liệu về hệ thống kiêm soát nội bộ thu thập được, kết hợp với bảng hệ thống câu hỏi, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khoản mục được tìm hiểu. Bảng 3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của ABC về hàng tồn kho. (Đối với hàng tồn kho) Có Không Không áp dụng 1. Có thực hiện kiểm kế hàng tồn kho theo đúng quy định không? þ o o 2. Có trường hợp mang hàng tồn kho đi thế chấp để vay vốn không? o þ o 3. Bảo vệ cơ quan có ký xác nhận trên những phiếu nhập hàng và hoá đơn giao hàng không? o þ o 4. Địa điểm bố trí kho có an toàn không þ o o 5. Hệ thống thẻ kho có đươc duy trì không? þ o o 6. Thủ kho có được đào tạo ơ bản không? þ o o 7. Có thực hiện phân loại những khoản mục hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng và lỗi thời không và có để chúng riêng ra không? þ o o 8 Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa? o o þ 9. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không? þ o o 10. Việc xác định giá trị hàng tồn kho có nhất quán với các năm trước không? þ o o 11. Có tính giá thành chi tiết cho các thành phần hàng tồn kho không? þ o o Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với hàng tồn kho: Khá þ Trung bình o Yếu o Bước 3 : Thực hiện phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của khách hàng. Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh) nhằm phát hiện ta những biến động bất thường xảy ra trong năm tài chính. Từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng và khả năng tồn tại những sai sót trên Báo cáo tài chính. Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên công ty kiểm toán CPA thường áp dụng các thủ tục phân tích như: + So sánh số dư khoản mục hàng tồn kho năm nay so với năm trước. + Tính ra và so sánh tỉ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản, hàng tồn kho trong tổng doanh thu hoặc hàng tồn kho trên giá vốn hàng bán so với những năm trước + Phân tích khoản mục sản phẩm dở dang, xác định tỷ trọng sản phẩm dở dang trên tổng hàng tồn kho và đánh giá tính phù hợp của khoản mục này. Bảng 4. Bảng phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC Đơn vị tính: Đồng. Công ty ABC Phần I. Tài sản 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch Tỷ lệ % A. TSLĐ và ĐTNH 60.130.611.790 80.359.310.380 20.228.698.590 34% I. Tiền 7.423.137.009 6.456.198.755 -966.938.254 -13% II. Các khoản phải thu 14.385.290.268 25.606.372.420 11.221.082.152 78% III. Hàng tồn kho 34.913.276.570 42.126.993.980 7.213.717.410 25% Nguyên vật liệu 21.023.654.180 21.453.266.930 429.612.750 2% Công cụ, dụng cụ 1.673.501 16.313.315 14.639.814 875% CPSX dở dang 3.725.000.396 3.729.517.685 4.517.289 0% Thành phẩm tồn kho 12.048.395.290 20.621.268.350 8.572.873.060 71% Hàng hoá tồn kho Hàng gửi bán 114.553.203 306.627.700 192.074.497 168% IV. TSLĐ khác 3.408.907.943 6.169.745.225 2.760.837.282 80% B. TSCĐ và ĐTDH 47.978.281.310 41.286.273.720 -6.692.007.590 -12% Tổng tài sản 108.108.893.100 121.645.584.100 13.536.691.000 13% PhầnII. Nguồn vốn A. Nợ phải trả 58.493.781.160 48.943.003.440 -9.550.777.720 -16% B. Nguồn vốn- quỹ. 49.615.111.940 72.702.580.660 23.087.468.720 47% Tổng nguồn vốn. 108.108.893.100 121.645.584.100 13.536.691.000 13% Phân tích sơ bộ số liệu kiểm toán viên nhận thấy tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng 20.228.698.590 tức tăng 34% trong đó chủ yếu do sự tăng lên của các khoản phải thu (tăng 11.221.082.152 tức tăng 78% so với năm 2005) và hàng tồn kho (tăng 7.213.717.410 tức tăng 25% so với đầu năm). Sự biến động của hàng tồn kho chủ yếu do tồn kho thành phẩm cuối kỳ, thành phẩm cuối kỳ tăng 8.572.873.060. Mặt khác sản phẩm dở dang cuối kỳ gần như không tăng, kiểm toán viên dự đoán doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hoặc doanh nghiệp đã nâng cao được năng xuất lao động làm cho sản lượng sản xuất không ngừng gia tăng. Bước 4 : Đánh giá trọng yếu và rủi ro. Từ Báo cáo tài chính của Công ty, kiểm toán viên đã sử dụng chương trình đánh giá tính trọng yếu của Công ty để thực hiện qua hai bước như sau: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận. Công việc này được thể hiện qua các bảng 0.5. Bảng 5. Ước lượng ban dầu về tính trọng yếu. Đơn vị tính: triệu đồng Năm nay Năm trước Doanh thu Lợi nhuận trước thuế TSCĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Tổng tài sản 828- 1.657 1.468 – 2.935 1.291 – 1.625 701 – 934 973 – 1.288 610-1220 493 – 985 776 – 962 720 – 961 788 - 985 Từ bảng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu kiểm toán viên đã đưa ra ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính của khách hàng ở mức 701 triệu đến 934 triệu, trong đó mức trọng yếu được phân bổ cho hàng tồn kho là 226-323 triệu. Việc kiểm toán viên lựa chọn ước lượng ban đầu ở mức 701 triệu đến 934 triệu do kiểm toán viên nhận thấy tổng số sai sót kết hợp của nợ ngắn hạn có mức độ trọng yếu thấp nhất và đồng thời cũng có tính ổn định nhất so với năm trước. Khi thực hiện kiểm toán nếu sai số kết hợp nhỏ hơn 701 triệu thì báo cáo được coi là trình bầy trung thực, nếu sai số kết hợp lớn hơn 934 triệu thì báo cáo không được coi là trình bầy trung thực. Với kết quả ước lượng và những tìm hiểu của kiểm toán viên trong các bước công việc trước, kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở mức độ trung bình thấp. Bước 6 : Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho Sau khi đánh giá và xác định được mức rủi ro kiểm soát và các nghiệp vụ trọng yếu, KTV thực hiện quan sát kiểm kê vật chất đối với khoản mục hàng tồn kho. Mục đích của việc tham gia kiểm kê hàng tồn kho là xác định tình trạng của hàng tồn kho, việc ghi chép, tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính đúng kỳ của hàng tồn kho. Công tác kiểm kê được CPA chuẩn bị và tiến hành qua các bước : Bảng 6. Các thủ tục kiểm kê hàng tồn kho Các thủ tục Người thực hiện Tham chiếu A. Thủ tục thực hiện trước ngày kiểm kê 1. Xác định vị trí của các mặt hàng tồn kho chủ yếu và thảo luận với khách hàng về thời gian và phương pháp kiểm kê sẽ thực hiện. Đánh giá tính chính xác và hợp lý của các phương pháp kiểm kê hàng tồn kho. 2. Nếu khách hàng có đầy đủ các phiếu nhập/ xuất hàngtồn kho hợp lý và đáng tin cậy; và nếu khối lượng các mặt hàng tồn kho được dự tính là ổn định và hợp lý cho tới ngày thực hiện kiểm kê thì chúng ta có thể xem xét lựa chọn một số mặt hàng được nhập/ xuất gần ngày kiểm kê nhất để kiểm tra 3. Nếu có nhiều mặt hàng quan trọng thuộc sở hữu của khách hàng nhưng lại được lưu kho ở nơi khác mà khó có thể tham gia kiểm kê được thì kiểm toán viên hoặc khách hàng phải lập thư xác nhận về số hàng hoá và gửi cho đơn vị đang giữ số hàng hoá đó. B. Tại ngày kiểm kê, kiểm toán viên phải xem xét các vị trí lưu giữ hàng tồn kho và: 1.Theo sự quan sát, ghi chú lại những điều sau: - Các mặt hàng có được sắp xếp theo thứ tự để dễ dàng phục vụ cho việc kiểm kê không. - Sự tồn tại của các mặt hàng chậm lưu chuyển hoặc không bán được - Việc xử lý các mặt hàng tồn kho tại nơi giao nhận hoặc các mặt hàng nhận giữ hộ. 2. Xem xét việc thực hiện các thủ tục kiểm kê từ phía khách hàng nhằm tránh việc đếm đúp hoặc không được đếm đới với các mặt hàng tồn kho, cũng như việc xử lý chênh lệch khi kiểm kê, 3. Thu nhập các bản kiểm kê hàng tồn kho đã sử dụng và chưa sử dụng C. Tại ngày kiểm kê, kiểm toán viên thực hiện quan sát, kiểm kê cùng khách hàng và: 1.Đối với các mặt hàng được lựa chọn trước để đếm từ các phiếu nhập xuất, thực hiện đếm theo thực tế và so sánh với số ghi chép trên các phiếu nhập xuất. Xử lý kịp thời các số chênh lệch 2. Nếu không chọn trước các mặt hàng để đếm như trên, kiểm toán viên có thể lựa chọn từ danh mục hàng kiểm kê của khách hàng và thực hiện đếm thực tế. Xử lý kịp thời các chênh lệch và ghi lại vào tờ kiểm kê của kiểm toán viên. 3. Đếm mẫu thực tế một số mặt hàng và đối chiếu với sổ chi tiếthàng tồn kho hoặc danh mục hàng kiểm kê của khách hàng, sau đó ghi lại vào tờ kiểm kê của kiểm toán viên. D. Trong khi quan sát việc kiểm kê,kiểm toán viên cần thu thập bản copy hoặc ghi chép lại chi tiết của các chứng từ sau đây, đồng thời xét xem liệu các mặt hàng đó được ghi lại hay không: - Các chứng từ nhập kho gần nhất được lập trước khi kiểm kê. - Các chứng từ xuất kho gần nhất được lập trước khi kiểm kê. - Nếu có thể, thu thập các chứng từ nhập xuất hàng tồn kho ngay sau khi kiểm kê. Tổng hợp số liệu về hàng tồn kho của ABC. Việc làm này được tiến hành trước khi cuộc kiểm kê bắt đầu, các sốliệu được kiểm toán viên thu thập từ sổ sách của công ty ABC: danh mục hàng tồn kho, khối lượng, giá trị. Bảng 7. Trích số liệu kiểm toán viên về hàng tồn kho trước khi bắt đầu kiểm kê Số TT Thành phẩm Mã số Đv tính Số lượng Thành tiền 1 Ống mạ GPE Kg 1.453.125 8.893.154.340 2 Ống đen BPB Kg 918.853 4.340.614.292 3 Ống hộp BP-SQE Kg 793.488 3.948.162.205 4 Ống hộp GP-SQB Kg 502 2.459.458 Tham gia quan sát kiểm kê: Kết quả kiểm kê được kiểm toán viên ghi nhận như sau: Hàng tồn kho của công ty gồm: Nguyên vật liệu chính: các loại hotcoil và Zn. Vật liệu phụ là các loại hoá chất, dây cacbon, Pb,... Thành phẩm: bao gồm các loại ống thép: ống thép đen, ống hộp, ống mạ. Sản phẩm dở dang: là các loại nguyên vật liệu trong quá trình chế biến. Sau quá trình kiểm kê kiểm toán viên phát hiện một số vấn đề sau: - Số lượng hotcoil loại 2,35x1184thực tế kiểm kê là 412.230 kg so với sổ sách là 412.330 kg. Chênh lệch 100 x 3862,6 = 386.200 Đ. - Dầu chống gỉ thực tế kiểm kê là 2.926 lít so với sổ sách là 2.897 lít. Chênh lệch 29 x 21.800 = 632.200 Đ. Những phát hiện này kiểm toán viên đã thảo luận với Ban giám đốc Công ty. Kết thúc quá trình kiểm kê: Kiểm toán viên lập báo cáo kiểm kê và đưa ra ý kiến về cuộc kiêm kê: “ Công ty ABC đã tiến hành cuộc kiểm kê một cách nghiêm túc, cẩn thận, có đại diện của Ban giám đốc tham gia, bảo đảm các mục tiêu: Tất cả hàng tồn kho của công ty đều được kiểm kê tại chỗ, đều được cân đo dong đếm và ghi chép lại trong biên bản kiểm kê”. Kết quả kiểm kê được đối chiếu với Bảng tổng hợp hàng tồn kho về số lượng, giá trị để thấy được chênh lệch giữa sổ sách với thực tế, từ đó kiểm toán viên có những lưu ý khi tiến hành kiểm toán. Bước 7: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. Trong kiểm toán chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho, do đặc điểm các nghiệp vụ thường xuất hiện với số lượng nhiều và tần suất lớn do đó kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. Quy mô mẫu chọn tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của các tài khoản được đánh giá trong kế hoạch tổng quát. Kiểm chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho của Công ty ABC kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ với số lượng vừa phải. Các nghiệp vụ được chọn kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu với sổ sách chứng từ có liên quan, phỏng vấn người thực hiện công việc và kế toán trưởng. Việc đối chiếu, kiểm tra được mô tả theo sơ đồ 0.2. Sơ đồ 4. Sơ đồ đối chiếu kiểm tra nghiệp vụ. Sổ cái TK 152 Nhật ký chung và chứng từ gốc Sổ cái TK 621, 627, 641, 642 Sổ cái TK 154 Sổ cái TK 155 Sổ cái TK 152 Sổ cái TK 152 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu Sổ chi tiết vật liệu BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Những nội dung cụ thể khi thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ được thể hiện qua các giấy làm việc qua các bước sau: kiểm tra số dư trên các tài khoản hàng tồn kho, kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra tính đầy đủ và việc phân loại, trình bầy các nghiệp vụ kinh tế. Kiểm tra số dư trên các tài khoản hàng tồn kho. Kiểm tra số dư trên các tài khoản hàng tồn kho là việc kiểm toán viên kiểm tra sự khớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0742.doc
Tài liệu liên quan