Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C (Chi nhánh tại Hà Nội) thực hiện

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. Đặc điểm kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính. 3

1. Đặc điểm chi phí sản xuất sản phẩm. 3

2. Kiểm soát nội bộ đối với CPSX 6

3. Đặc điểm của kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán BCTC 11

4. Vai trò của kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán BCTC. 14

II. Nội dung và trình tự kiểm toán khoản mục cpsx trong kiểm toán BCTC. 15

1. Mục tiêu của kiểm toán khoản mục chi phí SXSP 15

2. Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất 16

 2.1. Lập kế hoạch Kiểm toán khoản mục CPSX 16

 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 25

 2.2.1. Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25

 2.2.2. Kiểm toán chi phí nhân công trực tiếp 27

 2.2.3. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất chung 30

 2.2.4. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 31

 2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN 33

I. Giới thiệu về công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 33

2. Tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn 37

 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn 37

 2.2. Chi nhánh Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tại Hà Nội 39

 2.3. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại Chi nhánh Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội 40

II. Kiểm toán khoản mục chi phí SXSP trong kiểm toán BCTC của của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C (Chi nhánh tại Hà Nội) thực hiện 46

1. Công việc thực hiện trước kiểm toán 47

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 49

3. Thực hiện kiểm toán chi phí sản xuất 59

3.1. Các thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện tại công tyABC.60

3.2. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục CPSX tại công ty XYZ .74

4. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí SXSP 79

5. Công việc thực hiện sau kiểm toán 799

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SXSP TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY A&C. 81

I. Đánh giá thực tế kiểm toán của công ty A&C (Chi nhánh tại Hà Nội) 81

1. Đánh giá chương trình kiểm toán khoản mục CPSX 81

2. Đánh giá việc thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục CPSX 82

 2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 82

 2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục CPSXSP 82

 2.2.1. Về thực hiện thủ tục phân tích 84

 2.2.2. Về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 84

 2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 85

3. Đánh giá phương pháp chọn mẫu kiểm toán 86

4. Đánh giá việc liên kết các phần hành kiểm toán 86

5. Đánh giá việc quản lý và sử dụng giấy tờ làm việc 87

II. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPSX của công ty A&C (Chi nhánh tại Hà Nội) 87

1. Về công tác lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPSXSP 88

2. Về thực hiện thủ tục phân tích 91

3. Về kiểm toán số dư đầu năm 93

4. Về cách thức chọn mẫu kiểm toán 94

5. Về quản lý và sử dụng giấy tờ làm việc 95

6. Một số ý kiến đề xuất khác 95

KẾT LUẬN 97

 

 

 

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C (Chi nhánh tại Hà Nội) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao việc, hướng dẫn và soát xét lại. Hình thức kiểm soát này được thực hiện thường xuyên, bắt buộc đối với tất cả các cuộc kiểm toán. Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: liên quan đến việc khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, việc lập nhóm kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước kiểm toán Trước khi tiến hành kiểm toán một tuần, KTV sẽ được thông báo lịch kiểm toán, danh sách nhóm kiểm toán (thường 4 –5 người), Nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại khách hàng cụ thể. KTV sẽ được phổ biến đề cương khảo sát, những nội dung cần xem xét, thông tin cần thu thập, phương thức tiến hành khảo sát. Những thông tin này bao gồm: Thông tin về nhân sự, Thông tin về kế toán, Thông tin về hợp đồng, Các thủ tục kiểm soát nội bộ…Các thông tin này được lưu trữ trong file riêng gọi là Hồ sơ thường trực. Hồ sơ này có mẫu sẵn, liệt kê sẵn các danh mục tài liệu cần thu thập được về khách hàng. Những tài liệu đã được thu thập được nhận diện bởi một dấu tích bên phải tên tài liệu trong Hồ sơ thường trực. Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của KTV được nhóm trưởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu được là đầy đủ, công việc tiến hành đúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán. Dựa vào các dấu tích trên Hồ sơ thường trực, nhóm trưởng có thể theo dõi được kết quả khái quát của quá trình khảo sát trong toàn nhóm kiểm toán của mình. Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: liên quan đến công việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Công việc này cũng do Nhóm trưởng thực hiện. Sau khi khảo sát về đơn vị khách hàng, một Kế hoạch kiểm toán sẽ được thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán. Căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán và trình độ năng lực, sở trường của từng KTV nhóm trưởng tiến hành phân công, giao việc cụ thể. Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán được phân công, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng của cuộc kiểm toán do đó Nhóm trưởng phải tăng cường giám sát tiến độ công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán mà KTV đã áp dụng. Đồng thời Nhóm trưởng cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV… Trong quá trình kiểm toán, Nhóm trưởng có thể thay đổi lại sự phân công công việc cho phù hợp với tiến độ công việc. Nhóm trưởng có thể hỗ trợ các thành viên trong việc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Nhóm trưởng và KTV cùng tham gia thảo luận về các vấn đề còn nghi vấn để đi tới kết luận chính xác nhất. Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: liên quan đến công việc lập Báo cáo kiểm toán. Nhóm trưởng sẽ trực tiếp xem xét các tổng hợp công việc của KTV, bảo đảm sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của KTV. Các giấy tờ làm việc của KTV sẽ được soát xét một lần nữa bởi KTV điều hành (tại Chi nhánh là trưởng phòng nghiệp vụ) trước khi trình lên Giám đốc. Sau khi Giám đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán, Công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán. Hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, nâng cao chất lượng của từng cuộc kiểm toán. Hoạt động này được phản ánh vào Hồ sơ kiểm soát chất lượng kiểm toán thông qua “Phiếu soát xét hồ sơ và Báo cáo kiểm toán” có mẫu như sau: Bảng số 01: Mẫu phiếu soát xét Hồ sơ và Báo cáo kiểm toán PHIẾU SOÁT XÉT HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN Tên khách hàng: Nội dung: Người soát xét Nội dung soát xét Lần 1 Lần 2 Lần 3 I. Giám đốc 1. Tính tuân thủ về trình tự và nội dung trình bày của hệ thống Báo cáo 2. Tính chính xác của số liệu trình bày trên Báo cáo 3. Tính logic về nội dung Báo cáo 4. Diễn đạt và lỗi kỹ thuật 5. Trình bày Báo cáo Kiểm toán 6. Thư quản lý II. Kiểm toán viên điều hành 1. Tính tuân thủ trong cách trình bày hồ sơ, giấy tờ làm việc 2. Chương trình kiểm toán các tài khoản 3. Kiểm tra chọn mẫu các bằng chứng kiểm toán 4.Cơ sở và cách tính chính xác của các số liệu trình bày trên Báo cáo 5. Tính tuân thủ về trình tự và nội dung trình bày của Báo cáo 6. Diễn đạt và lỗi kỹ thuật 7. Tính hợp lý và đầy đủ của những vấn đề ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán, thư quản lý III. Trưởng nhóm 1. Tính tuân thủ trong cách trình bày toàn bộ hồ sơ, giấy tờ làm việc 2. Tính đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán và chương trình kiểm toán 3. Đã đối chiếu tính chính xác của các số liệu giữa bằng chứng, giấy tờ làm việc và Báo cáo 4. Tính chính xác của các số liệu trình bày trong Báo cáo 5. Đã đảm bảo trình tự và nội dung báo cáo được trình bày theo quy định 6. Thư quản lý 7. Đã sửa và ngày giao hồ sơ soát xét II. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SXSP TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C (CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI) THỰC HIỆN Qua nghiên cứu lựa chọn, Công ty đã xây dựng được quy trình hoạt động phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của Quốc tế về Kế toán – Kiểm toán vừa phù hợp với thực tiễn quản lý và những quy định về pháp luật hiện hành của Việt Nam. Quy trình này được thực hiện gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, Công ty đã giúp nhiều doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình. Chính phương thức hoạt động này đã giúp Kiểm toán viên tạo được uy tín và đem lại sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Quy trình hoạt động của Công ty được thực hiện dựa trên các chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, chuẩn mực và quy chế Kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. Quy trình chung của Công ty được thực hiện lần lượt theo các bước sau: Sơ đồ 0 6: Quy trình công nghệ của Công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn Thể hiện sự nối tiếp của các bước công việc Để nghiên cứu quy trình kiểm toán CPSX của A&C, sau đây em đi sâu nghiên cứu 2 khách hàng là Công ty ABC và công ty XYZ. Trong đó, công ty ABC là đối tượng khách hàng trực tiếp để xem xét, đánh giá, còn công ty XYZ là đối tượng so sánh để thấy được sự khác biệt trong việc vận dụng quy trình kiểm toán chung vào từng khách hàng cụ thể. Năm 2003 là năm kiểm toán đầu tiên của công ty ABC do công ty A&C thực hiện và là năm thứ 3 A&C tiến hành kiểm toán cho công ty XYZ. Công việc kiểm toán ở cả 2 công ty đều trải qua 5 bước cơ bản. Trong phạm vi luận văn, em chỉ đề cập đến những điểm khác biệt trong quy trình kiểm toán CPSX của công ty XYZ so với công ty ABC. 1. Công việc thực hiện trước kiểm toán Liên quan đến việc khảo sát, tìm hiểu về đơn vị khách hàng. Giai đoạn này bao gồm các việc sau: tiếp cận với khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, ký hợp đồng kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và thời gian thực hiện. ² Tiếp cận khách hàng Đối với khách hàng mới như công ty ABC, A&C đã chủ động liên hệ trực tiếp qua Thư chào hàng. Trong Thư chào hàng, A&C cung cấp cho công ty ABC những thông tin về Công ty, về những loại hình dịch vụ của mình và về quyền lợi và lợi ích mà ABC sẽ được hưởng khi sử dụng dịch vụ của A&C. Khác với công ty ABC, công ty XYZ là khách hàng thường xuyên, nên ngay từ trong năm A&C đã gửi Thư chào hàng tới công ty XYZ. Nếu XYZ vẫn có yêu cầu được kiểm toán bởi A&C thì Công ty sẽ tiến hành kiểm toán sơ bộ ngay, xem xét, đánh giá quy mô và quyết định mức giá phí kiểm toán cho năm nay. Công việc này được thực hiện ngay từ trong năm. ² Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Đối với công ty ABC, sau khi xem xét khả năng kiểm toán của công ty ABC, A&C tiến hành xem xét tổng quan về bộ máy quản lý, hệ thống KSNB cũng như những hạn chế mà KTV sẽ gặp phải trong quá trình kiểm toán. Từ đó xác định mục đích, phạm vi của cuộc kiểm toán, đánh giá rủi ro như thế nào và bước đầu xác định giá phí. Những thông tin cơ bản về toàn bộ tình hình tài chính của công ty ABC sẽ được lưu và File hồ sơ kiểm toán thường trực. Bảng số 02: Trích hồ sơ kiểm toán thường trực của Công ty ABC TT1 Thông tin tổng hợp Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kết thúc ngày: 31/12/2003 1. Bảng tóm tắt hoạt động của doanh nghiệp: Công ty ABC là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo Quyết định số 1325/QĐ/UB ngày 13/10/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố N và hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 15591 do sở Kế hoạch và đầu tư N cấp ngày 03/11/1998... 2. Sơ đồ tổ chức chung 3. Quá trình phát triển 4. Các đối tác thường xuyên Còn với công ty XYZ, A&C chỉ xác định xem liệu có những thay đổi đáng kể nào trong niên độ kế toán này so với niên độ kế toán khác không. Cụ thể A&C tiến hành xem xét về tính liêm chính của Ban Giám đốc, tiền thù lao kiểm toán, những thay đổi pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Qua tìm hiểu, A&C nhận định tình hình kinh doanh cuả công ty XYZ không có thay đổi lớn nên trên cơ sở mức giá phí năm trước, A&C quyết định mức giá phí cho năm nay và ký hợp đồng kiểm toán. Ký hợp đồng kiểm toán Sau khi tìm hiểu những thông tin cần thiết, KTV tiếp xúc và thoả thuận với Ban giám đốc công ty ABC về nội dung dịch vụ cung cấp, thời gian, phạm vi mục đích của cuộc kiểm toán, xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, thống nhất mức phí kiểm toán và hình thức thanh toán. Hai bên sẽ cùng nhau ký kết hợp đồng kiểm toán trên cở sở những điều khoản đã thoả thuận. Lựa chọn nhóm kiểm toán viên Thông thường mỗi nhóm kiểm toán gồm 3-5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 người có chứng chỉ kiểm toán viên. Đối với công ty ABC, dự kiến nhóm trưởng là kiểm toán viên Đỗ Đức T cùng 3 trợ lý kiểm toán viên khác, thời gian kiểm toán là 6 ngày bắt đầu từ ngày 10/03/2003 và kết thúc ngày 15/03/2003. Khác với công ty ABC, công ty XYZ là khách hàng thường xuyên nên A&C sẽ chỉ định nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho Công ty này năm tài chính trước. Nhóm kiểm toán cho công ty XYZ gồm 3 người, trưởng nhóm là bà Nguyễn Thị T. 2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện khác cho một cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát được thực hiện đầy đủ các bước sau: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính Đánh giá trọng yếu và rủi ro Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự Kiểm toán viên có thể có được những thông tin này bằng nhiều cách khác nhau. Đối với đơn vị mới kiểm toán lần đầu như công ty ABC thì đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng. A&C căn cứ vào những tài liệu do ABC cung cấp đồng thời sử dụng toàn bộ các phương pháp thu thập như phỏng vấn, quan sát khách hàng... để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Còn đối với khách hàng thường xuyên như công ty XYZ, kiểm toán viên nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời phỏng vấn để cập nhật những thay đổi của XYZ trong năm 2003. Do đó, thời gian lập kế hoạch kiểm toán của công ty XYZ ngắn hơn so với công ty ABC. Kế hoạch kiểm toán tổng quát của khách hàng sẽ do Ban giám đốc A&C và trưởng nhóm kiểm toán viên lập với các công việc chủ yếu sau: Ø Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng thường được A&C tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Loại hình doanh nghiệp của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây, môi trường kinh doanh, cơ cấu bộ máy của khách hàng, vị trí cạnh tranh của khách hàng... Đối với công ty ABC: Qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn Ban giám đốc công ty ABC, KTV đã thu thập được một số thông tin như sau: Công ty ABC là một công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm giấy, sản phẩm chế biến từ lâm sản, sản phẩm bao bì nhựa gỗ, vải giả da, hòm hộp, khung cửa kính trắng, kính màu...Sản phẩm chính của công ty gồm: Giấy đế xuất khẩu, giấy tiêu dùng nội địa, đũa tre, đũa gỗ, ván ép, đồ trang trí nội thất, bao bì nhựa, giấy carton, vải giả da, hòm hộp, các loại khung cửa nhôm, kính trắng, kính màu. Hiện nay công ty đã tạo dựng được thị trường hoạt động trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra sản phẩm của công ty cũng đã được các nước trên thế giới biết đến. Công ty có văn phòng đại diện tại Đài Loan, Chi nhánh tại Hà Nội, Hải phòng, Yên Bái... Vốn điều lệ của công ty: 36.193.892.000 đồng. Mệnh giá: 10.000VNĐ/cổ phiếu, 100.000VNĐ/cổ phần. Hiện tại công ty đang thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất giấy S theo công nghệ mới của Đài Loan, đầu tư góp vốn vào công ty W và phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, giao dịch cổ phiếu trên thị trường có khối lượng ít đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc cùng 750 cán bộ công nhân viên. Đối với công ty XYZ Công ty XYZ là công ty liên doanh giữa công ty A(Bên Việt Nam) và công ty B (Nhật Bản). Được thành lập và hoạt động đầu tư theo Giấy phép đầu tư số 1001/ GĐ - UB ngày 05/03/1999 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Trong đó: - Tổng số vốn đầu tư của Công ty là: 1.000.000 USD - Vốn pháp định: 800.000 USD Trong đó: + Bên Việt Nam góp 240.000 USD bằng tiền mặt, chiếm 30% vốn pháp định + Bên nước ngoài là công ty B (Hàn Quốc) góp 560.000 USD bằng tiền gửi ngân hàng tại Ngân hàng công thương Việt Nam, chiếm 70% vốn pháp định. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ nguyên liệu nhựa và các chi tiết cấu kiện từ nhựa. Các mặt hàng cgủ yếu của công ty: Xốp sử dụng cho ngành điện tử: xốp bao gói ti vi, xốp bao gói mạch in, xốp bao gói hộp máy vi tính, xốp bao gói đèn hình ti vi... Xốp dùng cho xây dựng: Xốp vách ngăn trâng nhà, văn phòng, cách âm, cách nhiệt. Các mặt hàng khác: Xốp sử dụng cho y tế, xôpớ phao cứu sinh, xốp mũ bảo hiểm, xốp đựng thiết bị vệ sinh. Cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng quản trị: Chủ tịch Ông Soo, người Nhật Bản - đại diện cho công ty A – Nhật Bản, Phó chủ tịch Ông Trần Quang H, người Việt Nam - đại diện cho công ty B – Việt Nam. Ban giám đốc gồm Giám đốc điều hành, Phó giám đốc tài chính, Phó giám đốc sản xuất đều là người Việt nam. Trong năm 2003, với cơ chế thị trường mở cửa của Nhà nước, đời sống nhân dân ngày càng cao, các nhu cầu về mặt hàng điện tử, đồ gia dụng cao cấp ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra cho ngành điện tử đó là nhu cầu về bảo vệ cho mặt hàng điện tử, đồ gia dụng khỏi bị xây xát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh và đang dần chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay công ty mới chỉ cung cấp được 70% nhu cầu thị trường, do vậy triển vọng của công ty còn rất lớn trong tương lai. Năm 2003, công ty gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam với giá thấp hơn giá sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên, kiểm toán viên vẫn đánh giá lĩnh vực sản xuất của khách hàng này ít gặp rủi ro. Ø Hiểu biết về bộ máy kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Thông tin về chính sách kế toán Đối với công ty ABC Bộ phận hỗ trợ cho công tác kế toán gồm bộ máy kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Phòng kế toán công ty có 06 người, kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán, 01 kế toán tổng hợp, 03 kế toán các phần hành, 01 thủ quỹ. Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995, Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán áp dụng là nhật ký chứng từ. Phương pháp kế toán: kế toán máy. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập BCTC là VNĐ. BCTC được lập theo nguyên tắc giá gốc (giá phí/ giá thực tế) và phù hợp với quy định hiện hành của Chế độ Kế toán Việt Nam. Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Số dư vốn bằng tiền ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày lập BCTC, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ được phản ánh vào Tài khoản “Chênh lệch tỷ giá” và được trình bày trên Bảng cân đối kết toán. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Hàng tồn kho được trình bày theo giá gốc và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp giá bình quân gia quyền. Sản phẩm dở dang được đánh giá hàng quý trên cơ sở khối lượng vật liệu chính kiểm kê thực tế tại từng phân xưởng. Phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí: Doanh thu giấy đế dập nhũ được ghi nhận ngay khi hàng đã hoàn thành thủ tục kiểm hoá hải quan, đã xuất khỏi công ty, chuyển lên tàu, phát hành hoá đơn cho khách hàng. Doanh thu sản phẩm giấy khác được ghi nhận khi hàng đã xuất khỏi kho, đã phát hành hóa đơn cho khách hàng, khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Chi phí thực tế được ghi nhận phù hợp với doanh thu trong kỳ, giá vốn hàng bán được xác định theo số lượng hàng xuất kho được coi là tiêu thụ có hạch toán doanh thu. Đối với công ty XYZ Tình hình nhân sự của phòng kế toán công ty không có gì thay đổi. Hình thức kế toán công ty áp dụng là Chứng từ ghi sổ, niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12, Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là Đồng Việt Nam, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá là bình quân gia quyền, phương pháp kế toán áp dụng là kế toán máy. Thông tin về hoạt động sản xuất Đối với công ty ABC Bộ phận sản xuất gồm phân xưởng giấy đế thô, phân xưởng in 1,2,3. Bộ máy trực tiếp quản lý sản xuất gồm Phó giám đốc phụ trách sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng KCS, phòng vật tư, phòng kế hoạch kinh doanh, quản đốc phân xưởng, thống kê phân xưởng. Chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm gồm: - Chi phí NVLTT: Tre dóc, tre gai, phoi tre, lề , giấy đế thô mua ngoài, xút, lưu huỳnh, dầu mỡ, nước, phẩm... - Chi phí NCTT gồm: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT). - Chi phí SXC: chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền khác. Quy trình công nghệ sản xuất được khái quát qua sơ đồ: Sơ đồ 07: Quy trình công nghệ sản xuất giấy đế dập nhũ xuất khẩu Chi phí NVLTT, NCTT, SXC Phân xưởng giấy đế thô Phân xưởng in 1,2,3 Nhập kho thành phẩm Giấy đế thô mua ngoài, chi phí NC, SXC Sản phẩm chủ đạo của công ty ABC là giấy đế dập nhũ xuất khẩu. Các nguyên vật liệu mua về (tre dóc, tre gai, phoi tre, lề....) được đưa vào phân xưởng giấy đế thô, sau quá trình gia công chế biến, giấy đế thô được chuyển trực tiếp cho phân xưởng in. Mỗi phân xưởng in chỉ sản xuất ra một loại giấy đế dập nhũ xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đơn vị còn mua thêm sản phẩm giấy đế thô ở bên ngoài. Đối với công ty XYZ Trong năm 2003, bộ máy sản xuất của công ty không có gì thay đổi so với năm 2002. Quy trình công nghệ cũng không có thay đổi đáng kể. Thủ tục kiểm soát nội bộ Sau khi có được những thông tin về hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu sơ bộ về tính hiện hữu của hệ thống KSNB của khách hàng trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu. Đối với công ty ABC Công ty đã xây dựng được các quy trình quản lý nhập, xuất vật tư, công cụ, quy trình kiểm soát và thanh toán chi phí, các quy định về thanh toán và luân chuyển chứng từ...Tuy nhiên các quy trình này mới chỉ là theo thói quen mà chưa có văn bản quy định cụ thể. Công ty cũng đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm sản xuất, nhưng chưa có định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cho sản phẩm giấy đế thô. Đối với công ty XYZ Công việc soát xét hệ thống KSNB của công ty XYZ được thực hiện tương tự như công ty ABC. Tuy nhiên, do công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của A&C, kiểm toán viên đã có những hiểu biết nhất định về đơn vị nên bước công việc này được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn so với công ty ABC. Kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của công ty XYZ là tương đối hiệu quả, có khả năng phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm. Ø Phân tích sơ bộ về báo cáo tài chính của công ty ABC Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch chủ yếu dựa trên Báo cáo tài chính của khách hàng, sau đó sử dụng một số thủ tục phân tích như so sánh, tính toán chênh lệch, phân tích xu hướng...Các thủ tục này được thực hiện nhằm xem xét có biến động bất thường của đơn vị giữa kỳ này với kỳ trước không?. Đối với công ty ABC, thủ tục phân tích sơ bộ được tiến hành như sau: Dựa trên báo cáo tài chính chính thức của công ty ABC, kiểm toán viên đã tính toán được một số các chỉ tiêu phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của công ty: Bảng 03: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của Công ty ABC Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 1. Cơ cấu tài sản - Tài sản cố định/ tổng tài sản - Tài sản lưu động/ tổng tài sản % % 44.05 55.95 46.80 53.20 2. Cơ cấu vốn - Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn - Nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn % % 39.27 60.73 24.50 75.50 3. Khả năng thanh toán - Tỷ suất thanh toán hiện hành - Tỷ suất thanh toán nhanh Lần Lần 2.5 0.2 3.8 0.53 4. Tỷ suất sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận thuần/ vốn % % 11.48 39.89 10.64 25.06 Căn cứ vào kết quả tính toán này kiểm toán viên nhận thấy tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản biến động không đáng kể, khả năng thanh toán của công ty hiện thời tương đối tốt. Hiệu quả kinh doanh trong kỳ giảm đáng kể so với năm trước, KTV cần lưu ý vấn đề này và tập trung nghiên cứu tìm ra nguyên nhân trong các bước tiếp theo. Lưu ý tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn giảm có thể là do trong năm 2003 công ty đã phát hành cổ phiếu mới ra thị trường để huy động vốn cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất giấy S theo công nghệ mới của Đài Loan. Đối với công ty XYZ, các thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện tương tự như công ty ABC. Kiểm toán viên nhận thấy trong năm 2003, kết quả kinh doanh của Công ty tốt và không có biến động bất thường so với năm 2002. Ø Đánh giá trọng yếu và rủi ro Đối với công ty ABC Đánh rủi ro Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, mặt hàng chủ yếu của Công ty là giấy đế xuất khẩu do đó phụ thuộc rất nhiều vào đối tác nước ngoài. Trong năm 2003, công ty tập trung mở rộng dây chuyền sản xuất giấy S theo công nghệ Đài Loan vì vậy để huy động vốn cho dự án này Công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng. Bên cạnh đó Công ty ABC có niêm yết trên thị trường chứng khoán, thông tin liên quan đến tình hình tài chính của Công ty sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cổ phiếu của công ty và trực tiếp ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Từ những nhận định trên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty ABC là cao. Qua phân tích môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của công tyABC, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. Từ đó KTV đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty là ở mức độ cao. Xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu thường được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên. Thông thường A&C xác định mức trọng yếu tổng thể dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu và tổng tài sản. A&C đã đưa ra mức trọng yếu của Công ty ABC như sau: Bảng 04: xác định mức trọng yếu áp dụng cho Công ty ABC Chỉ tiêu Số tiền Mức trọng yếu 0.5% 1% 2% 5% 10% Lợi nhận trước thuế Doanh thu Tổng tài sản 6.771.567 68.341.795 105.512.497 - 341.708 527.562 - 6.834.180 1.055.125 - - 2.110.250 338.576 - - 677.157 - - Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với công ty XYZ được thực hiện như công ty ABC. Tuy nhiên, tại công ty XYZ, bước này được thực hiện kết hợp với việc tìm hiểu những thay đổi trong tình hình kinh doanh của khách hàng. Ø Thiết kế chương trình kiểm toán và bố trí nhân sự A&C đã xây dựng được một chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các phần hành và được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Bởi vậy, KTV không phải thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục CPSX cho công ty ABC và XYZ nữa mà trong quá trình thực hiện KTV sẽ tiến hành lựa chọn những thủ tục phù hợp tình hình hoạt động của từng khách hàng và thực hiện một cách linh hoạt các thủ tục đã quy định trong chương trình kiểm toán. Cụ thể chương trình kiểm toán khoản mục CPSX của A&C được áp dụng cho khách hàng như sau: I. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị - Sổ cái tài khoản - Sổ chi tiết tài khoản - Bảng cân đối số phát sinh - Bảng tổng hợp CPSX theo khoản mục cho từng tháng trong năm - Báo cáo giá vốn hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0494.doc
Tài liệu liên quan