Chương I 3
I. kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tàI chính 3
1. Đặc điểm chi phí sản xuất tác động đến kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 3
2. Vai trò của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 5
3. Đặc điểm của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 6
II. Mục tiêu và trình tự kiểm toán chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 8
1. Mục tiêu của kiểm toán chi phí sản xuất 8
2. Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất 9
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 9
2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 20
2.2.1. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20
2.2.2. Kiểm toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 22
2.2.3. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất chung 25
2.2.4. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 27
2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 27
Dịch vụ định giá tài sản, doanh nghiệp: Định giá tài sản, vồn góp kinh doanh, định giá tài sản vốn cổ phần hoá doanh nghiệp, định giá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, thuê, mua tài sản. 34
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 35
3. Kiểm soát chất lượng các dịch vụ cung cấp tại Công ty 36
II. kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 38
1. Các công việc trước kiểm toán 38
2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 42
2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 42
2.2. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ 44
2.3. Soát xét về hệ thống kế toán 45
2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh 47
3. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 51
3.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát 51
3.2. Các thủ tục phân tích 52
3.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 54
3.3.1. Các thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện tại Công ty ABC 54
3.3.2.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết khoản mục chi phí sản xuất tại Công ty XYZ 65
4. Kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán 68
5. Các công việc thực hiện sau kiểm toán: 72
Chương III 75
I. Đánh giá về thực tế kiểm toán chi phí sản xuất do vae thực hiện 75
1. Ưu nhược điểm của kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục 75
2. Đánh giá về thực tế kiểm toán chi phí sản xuất do Công ty VAE thực hiện 76
2.1. Đánh giá chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất Công ty VAE áp dụng 76
2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 77
a) Đánh giá việc lập kế hoạch kiểm toán 77
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 79
1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 79
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 80
2.1. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 80
2.2. Kiến nghị với các bên hữu quan 85
Kết luận 88
Danh mục các sơ đồ bảng biểu 93
Sơ đồ 02: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty 98
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 99
100 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực sau khi đã ký hợp đồng
Hợp đồng này đảm bảo có giá trị cho đến khi thnah lý Hợp đồng
Hợp đồng này được lập thành 06 bản có giá trị ngang nhau. Bên A giữ 05 bản, bên B giữ 01 bản.
Đại diện bên B
Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Phạm Ngọc Toản
Tổng Giám đốc
Đại diện bên A
Công ty ABC
Qi Hu
Giám đốc
2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Công việc này được thực hiện bởi người phụ trách chung công việc kiểm toán. Cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán là Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, bao gồm các bước công viêc sau:
2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng thường được Công ty VAE tập trung vào những nội dung như: Loại hình doanh nghiệp của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây, môi trường kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động, những mục tiêu của kháh hàng và chiến lược mà Ban quản lý của khách hàng đặt ra để đạt được mục tiêu này, cơ cấu tổ chức bộ máy của khách hàng, vị trí cạnh tranh của khách hàng v.v…
Kiểm toán viên có thể có được những thông tin này bằng nhiều cách khác nhau. Trong cuộc kiểm toán Công ty ABC, do đây là khách hàng lần đầu nên kiểm toán viên sử dụng toàn bộ các phương pháp thu thập như quan sát, phỏng vấ, thu thập tài liệu…Còn đối với Công ty XYZ, do là khách hàng thường xuyên nên kiểm toán viên chỉ xem lại các thông tin liên quan đến khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp phỏng vấn khách hàng xem có những thay đổi đáng kể nào trong năm nay về bộ máy lãnh đạo, các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, trong việc mở rộng hay hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh, trong tình hình tài chính hay không?
Kết quả của bước thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của hai Công ty khách hàng được lưu trong Hồ sơ kiểm toán như sau:
Đối với Công ty ABC:
Công ty ABC là một công ty liên doanh giữa Công ty sản xuất, nhập khẩu X (bên Việt Nam) và công ty TNHH Y( Bên nước ngoài), được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 01/GP – UB ngày 05/04/2000 và Giấy phép điều chỉnh số 09/2002/GPĐC 1- UB ngày 21/03/2002. Tổng số vốn đầu tư của Công ty là 900.000USD. Vốn pháp định của Công ty là 700.000USD, trong đó bên Việt Nam góp 336.000 USD bằng tiền mặt chiếm 48%, bên nước ngoài góp 364.000 USD bằng máy móc thiết bị và tiền nước ngoài chiếm 52%.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất, gia công hàng may mặc nội địa và xuất khẩu. Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư. Năm tài chính 2003 là năm thứ 4 Công ty đi vào sản xuất kinh doanh và là năm thứ hai Công ty kinh doanh có lãi.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ 04: Bộ máy quản lý của Công ty ABC
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phó Giám đốc 3
Phòng Thu mua
Phòng Maketing
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Sản xuất
Phòng
Hành chính
Phòng Kế toán
Kết quả kinh doanh của Công ty ABC những năm gần đây như sau:
Bảng số 03: Kết quả kinh doanh của Công ty ABC qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị sản xuất công nghiệp
Trđ
5.657
7.858
10.993
Sản phẩm sản xuất
Jilê, váy
Quần dài, quần sooc
áo jacket
Chiếc
-
-
-
166.810
8.340
1.146
150.010
247.061
16.343
54.998
175.720
348.167
16.915
58.994
272.258
Sản phẩm tiêu thụ
Jilê, váy
Quần dài, quần sooc
áo jacket
Chiếc
-
-
-
159.558
5.321
11.372
142.865
224.935
15.776
53.871
155.288
325.808
15.366
38.937
271.505
Sau khi thu thập các thông tin trên, kiểm toán viên nhận định Công ty ABC có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong những năm qua, quy mô của Công ty đang được mở rộng thể hiện ở sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu thụ tăng đều qua các năm. Khối lượng sản phẩm sản xuất năm 2003 tăng 40% so với năm 2002 và tăng 109% so với năm 2001, do đó kiểm toán ước tính chi phí sản xuất cũng phải tăng với một tỷ lệ tương ứng. Đây là một nhận định quan trọng để kiểm toán viên kiểm tra tính hợp lý của khoản mục chi phí sản xuất.
Đối với Công ty XYZ:
Công ty XYZ được thành lập theo Quyết định số 210/ CNN-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Quyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 368/ HĐBT (nay là TTCP) và Quyết định số 397/CNN-TCLĐ ngày 29/04/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trụ sở của Công ty tại Phố Nguyễn Tam Trinh - Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Công ty XYZ là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Gia dầy Việt Nam, có đủ tư cách pháp nhân và là đơn vị hạch toán độc lập. Chức năng của Công ty là sản xuất giầy dép và các sản phẩm từ da.
2.2. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên sẽ yêu cầu được xem xét các tài liệu và báo cáo quản trị nội bộ của đơn vị khách hàng như Biên bản họp Hội đồng quản trị, các kế hoạch ngân sách tài chính, các chính sách của công ty khách hàng, các bản sao biên bản, các hợp đồng mua bán hàng hoá, thuê tài sản cố định, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua bán bàn giao tài sản cố định…. nhằm tìm hiểu sơ bộ về tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu. Cơ sở để kiểm toán viên thực hiện là Chuẩn mực Kiểm toán số 300 và 401 và Bảng phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty VAE áp dụng.
Bảng số 04: Bảng phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
Công ty VAE áp dụng
A. Chung
1. Soát xét toàn bộ các biên bản họp Hội đồng quản trị, làm cơ sở kiểm tra các phần hành khác
2. Soát xét biên bản quyết toán thuế năm trước
3. Kiểm tra mẫu đối với các chứng từ ghi sổ để đảm bảo rằng các chứng từ ghi sổ trong năm đã được lập, kiểm tra, ghi chép đúng
B. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Môi truờng kiểm soát: Xem xét hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phân công chức năng, trách nhiệm của từng phòng ban, phòng Kế toán Và Ban giám đốc có phù hợp với đặc điểm sản xuất knh doanh của doanh nghiệp hay không
2. Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát
3. Thông tin và trao đổi: các thông tin có được từ khách hàng có được cung cấp theo như yêu cầu hay không
4. Các thủ tục kiểm soát: căn cứ vào các quy chế và các văn bản xem xét sự vân hành của hệ thống kiểm soát nội bộ có đủ mạnh hay không.
5. Giám sát và điều hành
- Các quy trình quản lý mà đơn vị thiết lập
- Sự điều khiển kinh doanh có hiệu quả không
- Có đảm bảo chắc chắn là các quyết định và chế độ quản lý có được thực hiện đúng không
- Hệ thống kiểm soát có đủ mạnh để phát hiện, ngăn chặn được các gian lận, sai sót hay không
6. Ngoài ra, tuỳ theo từng phần hành công việc và phạm vi kiểm toán có thể xem xét về việc tổ chức quy trình mua bán, vân chuyển, giao nhận, cân đo, đong đếm sản phẩm, hàng hoá, kho hàng, phương tiện bảo vệ….
7. Các thủ tục khác
Kết quả của bước công việc này được kiểm toán viên lưu trong Hồ sơ kiểm toán như sau:
Đối với Công ty ABC:
Bộ máy kiểm soát của Công ty gồm:
Mr: Qi Hu – Giám đốc
Mr: Phạm Văn Yên – Phó Giám đốc thứ nhất
Mr: Trần Đình Cung – Phó Giám đốc thứ hai
Mr: Zhou Zhong Liang – Phó Giám đốc thứ ba
Ms: Phạm Thị Thanh Hoàn – Kế toán trưởng
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ABC chưa được hợp lý, còn khá cồng kềnh, nhiều bộ phận chồng chéo. Phương thức phân công quyền hạn và trách nhiệm chưa hợp lý. Các quá trình kiểm soát của Ban Giám đốc là quá ít, chưa phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
Công ty ABC hoạt động trong ngành sản xuất may mặc với thị trường Việt Nam và nước ngoài. Đó là một thị trường dễ thay đổi và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
Đây là năm đầu tiên Công ty áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Vì vậy, Bảng cân đối đầu kỳ và các phát sinh trong kỳ cần được soát xét một cách kỹ lưỡng.
Kết thúc công việc soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC là chưa hiệu quả và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình cao.
Đối với Công ty XYZ, các công việc soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện tương tự như Công ty ABC. Do Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của Công ty, kiểm toán viên đã có những hiểu biết nhất định về đơn vị nên việc thực hiện bước công việc này đơn giản và nhanh chóng hơn so với Công ty ABC. Do là một doanh nghiệp Nhà nước nên các quá trình kiểm soát, quản lý của công ty XYZ được thực hiện tương đối chặt chẽ.
Kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát của Công ty là tương đối hiệu quả, có khả năng phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm.
2.3. Soát xét về hệ thống kế toán
Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phân tích hệ thống kế toán của đơn vị nhằm đánh giá những điểm mạnh yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi kiểm tra trong từng phần hành. Cơ sở để kiểm toán viên thực hiện là Chuẩn mực Kiểm toán số 300 và 401 và Bảng phân tích soát xét hệ thống kế toán Công ty VAE áp dụng.
Bảng số 05: Bảng soát xét hệ thống kế toán công ty VAE áp dụng
1. Hệ thống kế toán áp dụng theo Việt nam hay nước ngoài. Đã được Bộ Tài chính chấp nhận hay chưa, nếu đã được chấp nhận, chụp 1 bản lưu hồ sơ.
2. Nếu theo kế toán nước ngoài, chụp 1 bộ hệ thống kế toán, soát xét xem có những chứng từ, nghiệp vụ bất thường so với luật định của Việt Nam hay không.
3. Kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ, phưong pháp kế toán chung hiện hành hoặc chế độ kế toán cụ thể đã được Bộ Tài chính phê duyệt, xem có phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và nhất quán hay không
4. Chứng từ có đảm bảo đầy đủ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán hay không.
5. Kiểm tra việc lập luân chuyển, sử dụng và bảo quản chứng từ kế toán trên các giác độ: mẫu biểu, nội dung ghi chép kịp thời, tính toán số liệu xem có đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.
6. Việc lập, ghi chép, sử dụng, bảo quản sổ sách kế toán tổng hợp chi tiết có đảm bảo đầy đủ kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và các báo cáo quản lý hay không.
7. Niên độ tài chính, kỳ báo cáo theo yêu cầu của Ban Giám đốc
Kết quả của bước công việc này được kiểm toán viên lưu trong Hồ sơ kiểm toán như sau:
Đối với Công ty ABC:
Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 167/2000/QĐ - BTC của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung.
Đơn vị tiền tệ hạch toán là đồng Việt Nam , hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng trong đó nhà cửa, vật kiến trúc có thời gian khấu hao từ 18 – 20 năm, các tài sản khác có thời gian khấu hao từ 4 – 5 năm.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá hàng tồn kho là giá thực tế đích danh. Theo Giấy phép điều chỉnh số 09/2002/GPĐC1-UB ngày 21/03/2002 thì thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Công ty là 10% tính trên thu nhập chịu thuế trong 15 năm. Công ty được miễn thuế thu nhập trong 6 năm kể từ năm kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% thuế thu nhập trong 4 năm tiếp theo. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 3% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam.
Tại Công ty ABC, qua tìm hiểu kiểm toán viên được biết Công ty chưa làm đăng ký công văn chấp thuận kế toán với Bộ tài chính nhưng hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm này được một chuyên gia viết bằng công cụ Foxpro. Nhược điểm của phần mềm là không triết xuất được cột tài khoản đối ứng trên Sổ chi tiết.
Đối với Công ty XYZ:
Công ty XYZ áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1141 TC/ QĐ/CĐKINH Tế ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính và các thông tin sửa đổi ban hành kèm theo. Niên dộ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hành năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam, hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Phương pháp kế toán hành tồn kho là kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá là bình quân gia quyền. Công ty áp dụng kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung.
2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Căn cứ để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch chủ yếu là các Báo cáo tài chính của khách hàng sau đó sẽ dùng một số thủ tục phân tích như so sánh, tính toán, phân tích xu hướng….Các thủ tục đó nhằm xem xét có sự chênh lệch đột biến và quá lớn về các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của đơn vị giữa kỳ này với kỳ trước hay không?. Các thủ tục phân tích sơ bộ đối với Công ty ABC được tiến hành như sau:
Bảng số 06: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty ABC
Báo cáo kết quả kinh doanh
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Doanh thu thuần
3.925.383.571
6.371.969.402
2.446.585.831
162,3
Giá vốn hàng bán
3.893.943.819
5.378.577.468
1.484.633.649
138,1
Lợi nhuận gộp
631.439.752
993.391.934
361.952.182
157,3
Tổng lợi nhuận trước thuế
77.258.800
154.274.588
77.015.788
199,7
Qua phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC, kiểm toán viên nhận định, hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, kiểm toán viên cho rằng lãi thu được từ sử dụng vốn kinh doanh của Công ty so với lãi nếu gửi số vốn đó vào ngân hàng vẫn là quá ít. Kiểm toán viên suy đoán có thể Công ty đã ghi tăng chi phí để giảm lợi nhuận. Kiểm toán viên tiếp tục phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty để thấy được cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty.
Bảng số 07: Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty ABC
Khoản mục
31/12/2002
31/12/2003
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Tiền
13.274.643
29.310.089
16.035.466
221
Các khoản phải thu
1.422.509.644
3.695.843.648
2.273.334
260
Hàng tồn kho
595.537.860
429.316.976
(166.220.884)
72,1
Tài sản lưu động khác
23.400.000
12.000.000
(11.400.000)
51,3
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
2.054.722.147
4.166.470.713
2.111.478.566
202,8
Tài sản cố định
14.984.077.744
14.279.982.734
704.095.010
95,3
Chi phí trả trước dài hạn
153.023.966
135.307.694
(17.716.272)
88,4
TSCĐ và ĐT dài hạn
15.137.101.710
14.415.290.428
(721.811.282)
95,2
Nợ ngắn hạn
1.478.486.838
2.701.340.432
1.222.853.594
182,7
Nợ dài hạn
5.935.028.388
5.986.628.388
51.600.000
101,1
Nợ khác
-
115.483.693
115.483.693
-
Tổng nợ phải trả
7.413.515.226
8.803.452.513
1.389.937.287
118,7
Nguồn vốn chủ sở hữu
9.778.308.631
9.778.308.628
(3)
-
Tổng tài sản (nguồn vốn)
17.191.823.857
18.581.761.141
1.389.937.284
108,1
Sau khi thực hiện phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty, kiểm toán viên thấy rằng cơ cấu vốn của Công ty thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng tài sản lưu động, giảm tỷ trọng tài sản cố định, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển đi lên của Công ty.
Tiếp đó, kiểm toán viên phân tích một số tỷ suất quan trọng của Công ty để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty.
Bảng sô 08: Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty ABC
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
1. Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản cố định/ Tổng tài sản
Tài sản lưu động / Tổng tài sản
%
%
88%
12%
77%
23 %
2. Tỷ suất nợ
Tổng nợ / Nguồn vố chủ sở hữu
Tổng nợ / Tổng tài sản
Nguồn vốnchủ sở hữu/ Tổng tài sản
%
%
%
76
43
57
90
47
53
3. Tỷ suất thanh toán
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán nhanh
Lần
Lần
1,39
0,97
1,54
1,38
4. Tý suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu
%
%
%
1,9
4,5
0,79
2,4
0,83
1,58
Qua phân tích các tỷ suất trên, kiểm toán viên nhận định Công ty ABC có khả năng thanh toán tốt và tình hình tài chính tương đối khả quan.
Tất cả các bước công việc trên là căn cứ để kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán của Công ty ABC được lưu trong Hồ sơ kiểm toán như sau:
Bảng số 09: Kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch và nội dung kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2003 của công ty May ABC
I. Những thông tin chung về khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm toán
1. Những thông tin chung về khách hàng( đã trình bày)
Khách hàng: Lần đầu kiểm toán
Tên khách hàng: Công ty ABC
Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh
Trụ sở chính: Minh Khai - Hà Nội
2. Đánh giá rủi ro ban đầu: Rủi ro được đánh giá ở mức độ trung bình
3. Phương pháp kiểm toán 1 số khoản mục chủ yếu
Khoản mục
Rủi ro có thể xảy ra
Phương pháp kiểm toán chủ yếu
Vốn bằng tiền
C.E.A
Thủ tục Test Roll-Forward period to year tại ngày 31/12/2003, Cut off, thư xác nhận, kiểm tra hệ thống
Hàng tồn kho
C.E.AV.O.P
Đối chiếu biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày lập BCĐ kế toán của khách hàng, kiểm tra hệ thống, walk though test, tính giá xuất, kiểm tra giá nhập kho, chọn mẫu số lớn
Công nợ phải thu, phải trả
A.C.O.E
Chọn mẫu và xác nhận số dư, kiểm tra sau ngày khoá sổ, kiểm tra chi tiết
Tài sản cố định
O.E.C
Kiểm tra 100% chứng từ, phân tích kế haọch năm trước, năm nay
Thuế
C.A
Kiểm tra 100% chứng từ hoặc kiểm tra kết hợp với phần hành khác
Nguồn vốn
C.O.P
Kiểm tra 100% chứng từ
Doanh thu
C.A.E
Kiểm tra hệ thống doanh thu, matching concept
Chi phí
C.A.E
Phân tích tỷ lệ năm nay, năm trước, kiểm tra tính tuân thủ, tính cut off, hệ thống kiểm soát nội bộ
II. Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán
Ngày thực hiện
Nội dung
13/02 – 16/02
Kiểm toán các phần hành chủ yếu
16/02 – 18/02
Tổng hợp kết quả và lập dự thảo báo cáo kiểm toán
19/02
Gửi dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán
20/02
Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức
III. Nhóm kiểm toán và phân công công việc
Nhóm kiểm toán ( đã trình bày)
Phân công công việc
2.1. Kiểm soát chung
Soát xét file kiểm toán
Soát xét dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Kiêmtra, thảo luận với nhóm kiểm toán về các vấn đề sai sót hay rủi ro phát sinh
Thảo luận và thống nhất với khách hàng về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Phát hánh Báo cáo kiểm toán
Người t/h
Toản
Toản, Tuấn
Tuấn
Tuấn
Sơn
2.2. Phụ trách thực hiện kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu và đánh giá về tình hình kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng
Kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toán trước khi trình Giám đốc
Tổng hợp File kiểm toán
Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có)
Thảo luận về các vấn đề sai sót hay rủi ro của khách hàng
Thảo luận và thống nhất với khách hàng về các vấn đề trên
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Sơn
Sơn
Sơn
Sơn, Duy
Sơn, Duy
Vân, Duy
Sơn, Duy
Sơn, Duy
Sơn, Duy
2.3. Kểm toán các phần hành chi tiết
Kiểm tra tài khoản vốn bằng tiền, chi phí bằng tiền, tạm ứng, ký cược, chi phí chờ kết chuyển
Kiểm tra tài sản cố định, xây dựng cơ bản, khấu hao, chi phí khấu hao tài sản cố định
Vay ngân hàng, chi phí lãi vay phải trả, phải trả khác, thuế khác, chi phí phải trả
Kiểm tra các tài khoản thuế, phải trả nhà cung cấp, phải trả nội bộ
Kiểm tra hàng tồn kho, giá vốn, thuế giá trị gia tăng đầu vào, phải thu nội bộ, phải trả nội bộ
Tiền lương, phải trả công nhân viên, chi phí lương và các khoản thu trên lương
Kiểm tra nguồn vốn, biến động vốn, tiến độ góp vốn và các quỹ
Kiểm tra doanh thu, phải thu, VAT đầu ra
Kiểm tra chi phí quản lý, chi phí bán hàng, phải thu khác, thu nhập khác, chi phí khác
Lập thư xác nhận, theo dõi thu hồi xác nhận
Lập Báo cáo dự thảo, Thư quản lý
Trinh
Vân
Vân
Duy
Duy
Duy
Vân
Sơn
Hà
Duy
Vân, Duy
Phó Giám đốc
Trần Quốc Tuấn
Người lập
Kiểm toán viên
Phạm Hùng Sơn
Các thủ tục phân tích sơ bộ đối với Công ty XYZ được thực hiện tương tự như Công ty ABC. Kiểm toán viên nhận thấy kết quả kinh doanh của Công ty tốt và không có biến động bất thường so với năm 2002. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên cũng lập bản kế hoạch kiểm toán cho Công ty XYZ với thời gian kiểm toán từ 25/02/2004 đến 03/03/2004.
3. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ quá trình kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này chính là vận dụng những phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến về mức độ trung thực và hợp lý của các Báo cáo tài chính.
Trong giai đoạn này, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục phân tích
Các thủ tục kiểm tra chi tiết
3.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát
Khi thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với chi phí sản xuất, kiểm toán viên sử dung một số phương pháp cơ bản như phỏng vấn, quan sát, thực hiện lại, xem xét tài liệu….Tất cả các thông tin thu được đều được kiểm toán viên ghi lại thông qua bảng tóm tắt về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất. Bảng tóm tắt về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC được kiểm toán viên ghi lại như sau:
Bộ phận quản lý sản xuất của Công ty ABC gồm 3 phân xưởng sản xuất là: Phân xưởng Cắt, phân xưởng May, phân xưởng kỹ thuật và gia công.
Quản lý bộ phận sản xuất là tổ thống kê phân xưởng sản xuất. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra, lập báo cáo sản xuất và gửi về phòng kế toán và phòng kỹ thuật của Công ty. Mỗi phân xưởng đều chia thành nhiều tổ sản xuất nhỏ, trong mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng theo dõi ngày công, giờ công của nhân viên phẫn xưởng với mục đích kiểm soát số lượng công nhân tham gia sản xuất hàng ngày. Trên cơ sở các bảng chấm công này, kế toán tiền lương sẽ tổng hợp và lên bảng lương cho từng phân xưởng sản xuất.
Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty ABC:
Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất của Công ty được phân chia theo khoản mục chi phí, bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính:vải các loại
Chi phí phụ liệu: chỉ, chun, mex….
Chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương công nhân sản xuất, BHXH, BHYT. Tổng số công nhân sản xuất của Công ty là 564 người. Lương công nhân được tính theo công thức:
Tổng lương = Lương thời gian (40.000 đ/ tháng) + Lương sản phẩm + Thưởng + Phụ cấp – Phạt.
Trong đó Lương sản phẩm = Hệ số x Thời gian x Đơn giá thời gian ( 0,48 đ/s)
Cuối mỗi tháng, mỗi công nhân có một phiếu báo số lượng sản phẩm. Kế toán tiền lương căn cứ theo đó, nhập vào máy để tính lương cho mỗi người. Kế toán không in sổ chi tiết tiền lương.
Chi phí sản xuất chung gồm chi phí tiền lương, BHXH, BHYT nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê ngoài gia công, chi phí sản xuất khác bằng tiền.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty ABC như sau:
Sơ đồ 05: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty ABC
Cấp vải cho
phân xưởng Cắt
Cấp phụ liệu cho
phân xưởng Kỹ thuật
Phòng giao nhận các tổ
Nhập vải, phụ liệu
Phận xưởng May
Tổ chuyên dùng
Hoàn thiện
Nhập kho thành phẩm
Dựa trên định mức được xây dựng trước
Trên cơ sở các thông tin trên, kiểm toán viên đưa ra một số nhận xét như sau:
Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất của Công ty được đánh giá ở mức độ trung bình, các gian lận và sai sót có khả năng xảy ra. Với mục tiêu đưa ra thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ vừa phải.
3.2. Các thủ tục phân tích
Căn cứ để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích về chi phí sản xuất chính là các báo cáo về chi phí của khách hàng. Kỹ thuật phân tích chủ yếu là so sánh số liệu năm nay với năm trước để phát hiện những biến động bất thường và phân tích tỷ trọng từng khoản mục sản xuất để tìm ra những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, từ đó mà tập trung kiểm toán vào những khoản mục đó.
Bảng số 10: Bảng phân tích biến động khoản mục chi phí sản xuất
tại Công ty ABC
Khoản mục
Năm 2003
Năm 2002
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.778.680.920
3.652.182.618
1.126.498.302
1,308
Chi phí nhân công trực tiếp
920.547.120
760.146.220
161.400.900
1,211
Chi phí sản xuất chung
1.693.014.822
1.622.178.441
70.836.381
1,044
Cộng
7.392.242.844
6.034.507.279
1.358.735.583
-
Bảng số 11: Bảng phân tích tỷ trọng từng khoản mục chi phí sản xuất
Công ty ABC năm 2003
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chính
Chi phí phụ liệu
Chi phí nhiên liệu, bao bì, túi nilon
4.778.680.920
3.286.356.472
1.472.672.947
19.651.501
64,6%
68,7%
30,8%
1,5%
2. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí cho tiền lương công nhân sản xuất
Chi phí BHXH, BHYT
920.547.120
786.535.998
134.011.122
12,5%
85,4%
14,6%
3. Chi phí sản xuất chung
Chi phí về tiền lương cho nhân viên phân xưởng
Chi phí về BHXH, BHYT cho nhân viên phân xưởng
Chi phí công cụ dụng cụ cho sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất
Chi phí nhiên liệu, hoá chất, xử lý nước
Chi phí phụ tùng thay thế
Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
Chi phí về tiền điện cho sản xuất
Chi phí ăn ca cho nhân viên
Chi phí thuê ngoài gia công
Chi phí sản xuất khác bằng tiền
1.693.014.822
69.069.851
4.455.990
103.337.983
50.000.000
16.270.800
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0303.doc