Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. Đặc điểm chi phí sản xuất với vấn đề kiểm toán 3

2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất 6

3. Vai trò của kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán BCTC 10

4. Đặc điểm kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán Báo cáo tài chính 12

II. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPSX TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 14

1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 14

2. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 16

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPSX 16

2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 24

2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 33

CHƯƠNG II: THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 38

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 38

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 38

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VAE 39

2.1. Tổ chức hoạt động của Công ty VAE 39

2.2. Khách hàng của Công ty VAE 42

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 43

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty VAE 44

3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty 44

3.2. Cơ cấu nhân viên của Công ty VAE 47

4. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty VAE 48

4.1. Đặc điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ( KSNB) của Công ty 48

4.2. Hệ thống kế toán của Công ty 48

4.3. Tổ chức công tác kế toán 49

5. Chương trình kiểm toán mà Công ty VAE áp dụng 50

5.1. Lập kế hoạch kiểm toán 52

5.2. Thực hiện kiểm toán 55

5.3. Kết thúc kiểm toán 56

II. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 57

1. Chuẩn bị công việc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 58

1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 58

1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán 58

1.3. Lập và thoả thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán 59

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 60

2.1. Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng 60

2.2. Phân tích soát xét hệ thống KSNB 61

2.3. Soát xét hệ thống kế toán Công ty 62

2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh 63

3. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 65

3.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát 65

3.2. Các thủ tục phân tích 67

3.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 68

4. Kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán 80

5. Thực hiện công việc sau kiểm toán 82

 

doc108 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp Nhà nước: - Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. - Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. - Công ty xuất nhập khẩu chuyển giao và công nghệ Việt Nam. - ………….. s Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: - Công ty DAESHIN Việt Nam (100% vốn nước ngoài) - Công ty liên doanh may Lan Lan. - Công ty Hải Ninh – Lợi Lai ( Liên doanh) - ………… s Các dự án do Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ: - Ban quản lý TƯ, Dự án Thuỷ lợi (CPO) – ADB - Dự án Liên minh sinh vật biển. - …………. s Các công trình cơ bản hoàn thành: - Công trình thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Công trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Ban quản lý dự án Thăng Long. s Các Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp tại Việt Nam: - Công ty máy tính Việt Nam. - Công ty TNHH Viễn Đông II - Công ty cổ phần kiến trúc môi trường đô thị - …………. 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/12/2001, với vốn điều lệ là 2.000.000.000 (VND), cùng bao khó khăn hiện nay Công ty đã có đủ điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động của mình, doanh thu và só lượng hợp đồng kiểm toán tăng lên đáng kể. Năm đầu hoạt động với khoảng 150 hợp đồng kiểm toán – doanh thu của Công ty là 2,1 tỷ (VND); năm thứ hai số lượng hợp đồng kiểm toán đã tăng lên đến khoảng 250 – 350 hợp đồng kiểm toán. Tình hình hoạt động của Công ty VAE được thể hiện như bảng sau: Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VAE Năm 2002 – 2003 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2002 30/09/2003 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 2.150.315.190 1.700.455.000 2. Doanh thu thuần 2.150.315.190 475.147.247 3. Giá vốn hàng bán 960.890.830 1.225.307.753 4. Lợi nhuận gộp 1.189.424.360 7.584.163 5. Chi phí tài chính 5.993.147 - 6. Chi phí bán hàng - - 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp - 392.197.586 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 559.451.384 840.394.330 9. Thu nhập khác 635.966.123 - 10. Chi phí khác 12.190.000 - 11. Lợi nhuận khác 3.190.000 - 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 639.156.123 840.694.330 Đặc biệt, Công ty VAE là cơ quan đầu tiên thông qua công tác kiểm toán sẽ giúp khách hàng thiết lập một quy trình KSNB hợp lý, trên cơ sở này VAE sẽ thường xuyên cập nhật thông tin giúp khách hàng thực hiện kịp thời, chính xác các văn bản pháp quy của Nhà nước. Nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty, ngay sau khi thành lập Công ty, Ban quản trị Công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại 2 tỉnh Sơn La và Hà Giang. Hai chi nhánh hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả. Trong kế hoạch gần đây của Công ty, VAE đang tiến tới mở thêm chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong tương lai không xa. Như vậy, VAE đang dần dần khẳng định mình và hoà mình cùng với nền kinh tế trong xu thế hội nhập. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam. 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty: Bộ máy quản lý của mỗi đơn vị kinh doanh được thiết lập khác nhau tuỳ theo đặc điểm và quy mô của Công ty đó. VAE là Công ty Cổ phần với tư cách là chủ sở hữu theo quy định của luật Doanh nghiệp Việt Nam. Công ty hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và công bằng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Với những đặc điểm như trên, Công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý phù hợp theo mô hình trực tuyến, đáp ứng mục tiêu và hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty. Trước đây quản lý theo ngành dọc, nhưng ngày 1/1/2004 đã gộp thành 3 phòng và quản lý theo chiều ngang ( Sơ đồ 3) Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Hội đồng Khoa học Ban Kiểm soát Giám đốc Tư vấn - Định giá Giám đốc Kiểm toán - Tài chính Giám đốc Kiểm toán - Đầu tư Các văn phòng đại diện Phòng Tư vấn Đầu tư Phòng Định giá DN - TS Phòng Tư vấn Tài chính, Kế toán, Thuế Phòng Kiểm toán Tài chính II Phòng Kiểm toán Tài chính I Phòng Kiểm toán Đầu tư Xây dựng II Phòng Kiểm toán Đầu tư Xây dựng I Các bộ phận chức năng Đại Hội đồng Cổ Đông Bộ máy của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Nhiệm vụ quản lý được chia theo các đơn vị riêng biệt, cho phép một chức năng tận dụng được nhiều tài năng quản lý, giảm bớt công việc cho lãnh đạo Công ty. Cơ quan quyết định cao nhất của VAE là Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm, có toàn quyền nhân danh Công ty ra quyết định về mội vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như: Chiến lược phát triển của Công ty, quyết định các giải pháp và phương án đầu tư….( trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). - Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty như: tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, nêu ra phương án đầu tư; phương án thiết lập cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát của Công ty, có trưởng Ban kiểm soát là Ông Nguyễn Đình Thới và một người giúp việc là Ông Phạm Hồng Sơn do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp bằng bỏ phiếu kín. Người tham gia vào Ban kiểm soát phải là cổ đông của Công ty. Trưởng Ban kiểm soát phải có chuyên môn về kế toán ( hoặc phải được đào tạo nghiệp vụ kế toán). Quyền và nhiệm vụ của trưởng Ban kiếm soát do điều lệ Công ty quy định. - Hội đồng khoa học: Là bộ phận tham mưu, nghiên cứu và là bộ phận đề xuất các phương án quản lý cũng như kinh doanh của Công ty. Đó là đội ngũ các cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao gồm các giáo sư, tiến sĩ, cán bộ khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau có nhiệm vụ hợp tác tư vấn cho Công ty trong các lĩnh vực đáp ứng cho khách hàng. - Dưới Tổng giám đốc là các giám đốc các phòng ban nhằm quản lý, điều hành các hoạt động của các bộ phận dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. - Các văn phòng đại diện: Hiện nay Công ty có 2 văn phòng đại diện tại Hà Giang và Sơn La, tuy mới thành lập song các chi nhánh đã thực sự khẳng định vị trí của mình, thu hút nhiều khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sắp tới Công ty sẽ mở thêm 2 chi nhánh đầy triển vọng nữa tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tóm lại, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam được sắp xếp phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty, đem lại hiệu quả hoạt động cao. 3.2. Cơ cấu nhân viên của Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo thực tế. Đây là những nhân viên chuyên nghiệm, năng động, nhiệt tình có khả năng đáp ứng tốt công việc đòi hỏi khắt khe về tri thức và sức khoẻ. Hiện nay, Công ty có trên 70 cán bộ công nhân viên chính thức, trong đó: Ÿ Cán bộ có trình độ tiến sĩ: 01 người; Ÿ Cán bộ có trình độ thạc sĩ: 03 người; Ÿ Cán bộ là luật sư: 02 người; Ÿ Cán bộ có trình độ CPA Việt Nam: 12 người; Ÿ Cán bộ có chứng chỉ ACCA: 01 người; Mỗi nhân viên đều là người đại diện cho Công ty; vì vậy đòi hỏi mỗi nhân viên phải hành động, cư xử và có thái độ, tư cách đúng đắn là điều cần thiết cho mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi tiếp xúc với khách hàng. Bằng sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của các thành viên trong Công ty nên số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao; nhờ đó chất lượng dịch vụ cũng đẩy nhanh và luôn được mở rộng. Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ các cộng tác viên là các GS, TS; các giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đã giúp đỡ, cố vấn cho Công ty trong quá trình hoạt động. Và trong thời gian tới với sự tăng trưởng về quy mô của mình Công ty còn dự định tuyển thêm nhiều nhân viên giàu kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 4. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty VAE. 4.1. Đặc điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ( KSNB) của Công ty. Không giống các Công ty sản xuất hay dịch vụ khác, kiểm toán là một loại hình dịch vụ kinh doanh đặc biệt( chủ yếu là tư vấn), tài sản của Công ty chính là những kiểm toán viên _ những người đang đem hết tài năng và trí lực của mình phục vụ cho xã hội. Hơn nữa, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam là một pháp nhân, có con dấu riêng; hạch toán độc lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình. Vì vậy, hệ thống KSNB của các Công ty kiểm toán tập trung chủ yếu vào những quy định về chính sách nhân sự như: Hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát,…Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam xây dựng một hệ thống KSNB khá chặt chẽ. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam có chế độ tuyển dụng nhân viên chặt chẽ. Để trở thành thành viên của Công ty, mỗi nhân viên đều phải trải qua 3 vòng thi và phỏng vấn của Ban giám đốc. Đồng thời, ký vào các cam kết đảm bảo cho Công ty. Mặt khác, Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam rất quan tâm và khuyến khích nhân viên tích cực học tập, trau dồi chuyên môn của mình. Công ty đề ra nội quy và thời gian làm việc cụ thể, chặt chẽ; áp dụng chế độ thưởng, phạt nhằm khuyến khích nhân viên Công ty thi đua và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy, nhìn chung nhờ vào chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và quản lý hợp lý mà giờ đây với thời gian hoạt động chưa dài Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc linh hoạt và khoa học. Và đây chính là mục tiêu lâu dài đảm bảo cho sự tồn tại của Công ty. 4.2. Hệ thống kế toán của Công ty. Do đặc điểm hoạt động của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam không quá phức tạp nên phòng kế toán của Công ty hiện nay bao gồm 4 người: 1 kế toán trưởng, 1kế toán tổng hợp, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ( Sơ đồ 4). Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty VAE. Kế toán trưởng Kế toán viên Thủ quỹ Kế toán tổng hợp - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ thiết kế và điều hành bộ máy kế toán của Công ty. Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính để trình Ban giám đốc và Hội đồng quản trị. - Kế toán tổng hợp và kế toán viên: Là người làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết các phần hành kế toán trên sổ sách. - Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý tại quỹ. Lập và quản lý phiếu thu, phiếu chi của Công ty. 4.3. Tổ chức công tác kế toán. Công ty VAE thực hiện chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Cụ thể: Ÿ Niên độ kế toán của Công ty áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. Các báo cáo tài chính Công ty lập sau mỗi niên độ kế toán gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh; Bảng cân đối kế toán; Bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT; tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập. Ÿ Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán là đồng Việt Nam( VND) và đồng đôla Mỹ( USD). Ÿ Hình thức ghi sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ; Ÿ Hệ thống tài khoản kế toán: áp dụng theo danh mục tài khoản và phương pháp ghi chép theo chế độ kế toán Việt Nam. Ÿ Hạch toán doanh thu: Doanh thu của Công ty là số tiền thu được từ các hoạt động của Công ty. Doanh thu từ các dịch vụ là số tiền thu được trên cơ sở các hợp đồng kinh tế ký kết. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi dịch vụ đã hoàn thành và đã thu đủ hoặc xác nhận khoản phải thu trên bản thanh lý hợp đồng. Ÿ Báo cáo tài chính được lập bằng VND, theo quy ước giá gốc và áp dụng theo hệ thống mẫu báo cáo trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 167/2000/QĐ_BTC ngày 25/10/2000. Hàng tháng, phải nộp báo cáo cho Tổng giám đốc Công ty ký duyệt. Báo cáo năm trước khi gửi cho cơ quan Nhà nước phải được kiểm toán nội bộ. Tóm lại, công tác kế toán tại Công ty VAE tuân thủ đúng các chế độ kế toán cũng như các quy định của Pháp lệnh hiện hành. 5. Chương trình kiểm toán mà Công ty VAE áp dụng. Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam theo sơ đồ sau:(Sơ đồ 5) Sơ đồ 2.5: Quy trình kiểm toán chung Lập kế hoạch kiểm toán - Gửi thư chào hàng - Xem xét hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh - Tìm hiểu môi trường hoạt động - Thu thập thông tin về khách hàng - Lập kế hoạch chi tiết - Thảo luận kế hoạch và phân công thực hiện Thực hiện kiểm toán - Soát xét hệ thống KSNB - Kiểm tra, rà soát Báo cáo tài chính - Xem xét việc tuân thủ pháp luật - Kiểm tra hoạt động - Kiểm soát và đánh giá tình hình sử dụng tài sản Kết thúc kiểm toán - Hoàn thiện giấy tờ làm việc - Lập bút toán điều chỉnh - Dự thảo Báo cáo kiểm toán - Phê duyệt và phát hành báo cáo, thư quản lý( nếu có) 5.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 5.1.1. Gửi thư chào hàng. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào nhu cầu kiểm toán, Công ty VAE tiến hành gửi thư chào hàng tới các khác hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng của Công ty. Nội dung thư chào hàng nhằm giới thiệu về uy tín, chất lượng của Công ty. Bao gồm: - Lịch sử hình thành Công ty; - Chất lượng, quy mô đội ngũ cán bộ công nhân viên; - Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Nguyên tắc và phương pháp thực hiện kiểm toán; - Các tài liệu và công cụ sử dụng… - ……………… Với khách hàng thường xuyên, sau khi kiểm toán Công ty cần theo dõi hoạt động của khách hàng để từ đó quyết định có nên tiếp tục kiểm toán năm sau nữa hay không? Đồng thời, Công ty tìm hiểu và thu thập thêm khách hàng mới( khách hàng tiềm năng). Với khách hàng tiềm năng, Công ty phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định kiểm toán về các vấn đề như: Các gian lận tài chính, nguy cơ phá sản, giải thể, tham ô……và đảm bảo lĩnh vực công việc mà Công ty có khả năng đáp ứng tốt. 5.1.2. Hợp đồng kiểm toán và chọn nhóm kiểm toán. Khi được khách hàng chấp nhận kiểm toán và gửi thư mời kiểm toán, Công ty tiến hành gặp mặt khách hàng và thảo luận hợp đồng kiểm toán. Cuộc gặp mặt nhằm giúp hai bên tìm hiểu về nhau, thống nhất ý kiến. Kết hợp với việc xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán, Công ty có thể liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm để quyết định có nên thực hiện kiểm toán hay không? Công ty tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán, phân công nhóm kiểm toán và triển khai công việc kiểm toán. 5.1.3. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và thu thập thông tin pháp lý về khách hàng. Trước khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu tình hình chung về đơn vị khách hàng về các vấn đề như: - Sự hình thành và phát triển của đơn vị; - Nguồn vốn hoạt động, cơ cấu tổ chức; - Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh - Đặc điểm hoạt động kinh doanh; - ………… Đây là công việc tạo cơ sở cho kiểm toán viên thực hiện việc lập kế hoạch kiểm toán. Để thu thập được các thông tin này, kiểm toán viên có thể phỏng vấn Ban giám đốc, thu thập tài liệu cần thiết; có thể trực tiếp tham quan nhà xưởng, hoặc xem xét hồ sơ đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán khác, hay thu thập thông tin từ các bên hữu quan. Kiểm toán viên lưu vào hồ sơ kiểm toán hay sao chụp một số tư liệu cần thiết. Với những khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực mới, có rủi ro kinh doanh cao thì nhóm kiểm toán cần tham khảo ý kiến các chuyên gia để có thông tin sâu hơn. Mẫu thông tin về khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam quy định như sau( Bảng 6): Bảng 2.6: Thông tin chung về khách hàng - Khách hàng: Thường xuyên: Năm đầu: - Tên công ty: - Trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: - Quyết định thành lập hay cấp giấy phép kinh doanh: - Ngành nghề hoạt động: - Số vốn đầu tư: - Thời gian hoạt động: - Hội đồng quản trị: - Ban giám đốc: - Công ty mẹ (đối tác liên doanh): - Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ của káhc hàng: 5.1.4. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB chủ yếu bằng hình thức gặp trực tiếp Ban giám đốc, phỏng vấn nhân viên hay kiểm tra sơ bộ sổ sách kế toán. Từ đó, phân tích điểm mạnh, yếu trong hệ thống kế toán, xác định độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong từng phần hành cụ thể. Soát xét hệ thống KSNB nhằm mục đích đưa ra quyết định xem có thể dựa vào hệ thống KSNB hay không để giảm bớt khối lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết phần hành kế toán. 5.1.5. Thực hiện thủ tục phân tích. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích sử dụng là: - Phân tích soát xét các số liệu Báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng. - Các chỉ tiêu đánh giá khía quát tình hình hoạt động của công ty. - Phân tích sơ bộ và kiểm tra tính logic của số liệu trên báo cáo. Dựa vào Báo cáo tài chính do đơn vị khách hàng cung cấp, kiểm toán viên tiến hành phân tích các tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất tài chính và tính logic của Báo cáo. Phân tích sự biến động các tỉ suất, đồng thời phát hiện các khoản mục trọng yếu trong Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng. 5.1.6. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu. - Xem xét các sai sót tiềm tàng: Căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng và vị trí của từng loại hình kinh doanh mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng. - Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phân tích , đánh giá rủi ro kiểm soát có thể xảy ra với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. 5.1.7. Kế hoạch kiểm toán. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, căn cứ vào yêu cầu công việc và nguồn lực hiện có của Công ty, tiến hành chọn nhóm kiểm toán và phân công công việc. Đồng thời, đề ra kế hoạch kiểm toán chi tiết, thời gian thực hiện kiểm toán. 5.2. Thực hiện kiểm toán. Dựa vào kế hoạch đã lập, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán. Song quá trình này không chỉ máy móc theo kế hoạch đã định mà trong khi thực hiện kiểm toán viên chủ động sáng tạo thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có độ tin cậy cao. Đây cũng chính là giai đoạn cho thấy khả năng, trình độ của kiểm toán viên. Sự nhạy cảm và kinh hoạt trong công việc. Kiểm toán viên tiến hành các công việc sau: - Tiến hành thực hiện các biện pháp kiểm tra hệ thống KSNB và xem xét về những ảnh hưởng của các sai sót mà kiểm toán viên phát hiện. - Thực hiện các thủ tục phân tích: + Xem xét tính độc lập và tính đáng tin cậy của các dữ liệu. + Tính toán ra một giá trị ước tính và so sánh giá trị đó với giá trị ghi sổ. + Phân tích nguyên chênh lệch - Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. + Xác nhận. + Kiểm tra thực tế. - Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết. - Xử lý các chênh lệch kiểm toán. Tất cả các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán đều được ghi nhận trên giấy tờ làm việc. 5.3. Kết thúc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán là giai đoan cuối cùng của cuộc kiểm toán. Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam thực hiện theo trình tự sau: 5.3.1. Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng. Công ty kiểm toán dựa vào các bằng chứng thu thập được để đánh giá, giải trình và đưa ra kết luận kiểm toán phù hợp. 5.3.2. Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính. Để soát xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành thẩm vấn Ban quản trị, xem xét các biên bản hay quyết định của giám đốc; sổ sách, chứng từ kế toán liên quan được lập sau ngày kết thúc niên độ kế toán hoặc tiến hành gửi thư xác nhận. 5.3.3. Hoàn thiện giấy tờ làm việc. Sau khi hoàn thành công việc, các kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán phải hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Trưởng nhóm tiến hành soát xét giấy tờ, hoàn thiện các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu công việc đã hoàn thành. Nếu còn có sai sót thì cần phải bổ sung để hoàn thiện hồ sơ kiểm toán. 5.3.4. Đưa ra bút toán điều chỉnh và nêu nhược điểm cần hoàn thiện. Trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên phát hiện ra những sai sót của đơn vị khách hàng thì trước hết kiểm toán viên phải xem xét sai sót đó có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của đơn vị hay không? Nếu trọng yếu thì kiểm toán viên tiến hành điều chỉnh và phân lại cho phù hợp và giải trình lên Ban giám đốc đơn vị. Đồng thời, nếu kiểm toán viên phát hiện tại đơn vị khách hàng còn tồn tại những điểm yếu hay hạn chế về hệ thống kế toán hoặc hệ thống KSNB thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến tư vấn nhằm giúp Ban quản lý doanh nghiệp khắc phục và hoàn thiện tổ chức của mình. 5.3.5. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và soát xét. Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nếu Ban quản trị đơn vị khách hàng đồng ý điều chỉnh các bút toán theo ý kiến của kiểm toán viên thì kiểm toán viên đưa ra Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; nếu Ban quản trị không đồng ý điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên thì tuỳ vào mức độ trọng yếu và ảnh hưởng của các sai sót đó mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ hay ý kiến không chấp nhận. Dự thảo này sẽ được soát xét cả về nội dung lẫn hình thức trước khi gửi cho đơn vị khác hàng. 5.3.6. Phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán, thư quản lý ( nếu có). Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sau khi được lập phải được phê duyệt bởi Ban giám đốc Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam. Kiểm toán viên dựa vào đó để phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức. II. Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động dựa vào các dịch vụ, thông tin như ta đã nói trong phần ngành nghề kinh doanh. Để chứng tỏ sự tồn tại của mình trong thị trường, Công ty sử dụng thư mời kiểm toán với khách hàng lần đầu kiểm toán, hợp đồng kiểm toán với khách hàng thường xuyên của Công ty, còn đối với những cuộc kiểm toán mang tính chất lớn thì Công ty làm hợp đồng như một cuộc đấu thầu. Khi hợp đồng đã được hai bên thoả thuận, Công ty VAE luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết, theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục 01). Chi phí sản xuất là khoản mục mang quy mô lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều; đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, trong chuyên đề thực tập này em xin trình bày quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất TN. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất ở Công ty trải qua 5 bước sau: 1. Chuẩn bị công việc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất. Trong giai đoạn chuẩn bị này kiểm toán viên cần thực hiện các bước công việc sau: 1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Ngay sau khi nhận được thư mời kiểm toán do khách hàng gửi, Công ty xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán qua việc đánh giá mức rủi ro kiểm toán rồi mới quyết định có nên chấp nhận khách hàng này hay không? Công ty sẽ từ chối kiểm toán nếu một trong các trường hợp sau xảy ra: - Công ty nhận thấy khách hàng không đủ điều kiện cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán như: không thực hiện đúng pháp lệnh kế toán; hệ thống KSNB của khách hàng kém hiệu lực, dẫn đến rủi ro quá cao,… - Công ty nhận thấy chính bản thân Công ty không đủ khả năng và điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ như khách hàng mong muốn được. Tuy nhiên, với mỗi khách hàng kiểm toán khác nhau sẽ có mỗi cách thức đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán khác nhau như sau: Với Công ty TN là khách hàng lần đầu kiểm toán, Công ty sẽ chọn một kiểm toán viên có kinh nghiệm trực tiếp đến doanh nghiệp để điều tra về nguồn gốc và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kiểm toán viên có thể thực hiện công việc của mình bằng một trong các phương pháp sau: phỏng vấn, quan sát, điều tra thực tế,…Từ đó Công ty mới quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không? Việc đánh giá có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của chính Kiểm toán viên đó, vì vậy nhân viên của Công ty phải là những người không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn phải có nhiều kinh nghiệm. Sau khi xem xét, nếu rủi ro kiểm toán ở khách hàng ở mức trung bình thì Công ty quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty TN. 1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán. Công việc tiếp theo Công ty sẽ chọn ra các nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của đơn vị kiểm toán. Ngoài ra, các kiểm toán viên phải đảm bảo nguyên tắc độc lập về mặt quan hệ xã hội, huyết thống cũng như các mối liên hệ kinh tế khác với khách hàng. Dựa vào đặc điểm của Công ty TN là Công ty chế tạo và sản xuất phụ tùng xe máy nên Công ty chọn nhóm kiểm toán gồm 7 người sau: 1. Phạm Ngọc Toản - (Kiểm toán viên quốc gia): Phụ trách chung công việc kiểm toán. 2. Trần Quốc Tuấn – (Kiểm toán viên quốc gia): Trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán. 3. Phạm Hùng Sơn – (Kiểm toán viên cao cấp): Trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán. 4. Nguyễn Thị Thanh – (Kiểm toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0649.doc
Tài liệu liên quan