Phần I: Cơ sở lý luận về Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 1
1.1. Khái niệm và đặc điểm hạch toán khoản mục tiền trong kế toán tài chính 1
1.1.1. Khái niệm và vai trò của khoản mục Tiền trong báo cáo tài chính 1
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tiền 1
1.1.1.2. Vai trò khoản mục tiền 1
1.1.2. Đặc điểm hạch toán khoản mục tiền 2
1.1.2.1. Các nguyên tắc hạch toán khoản mục Tiền 2
1.1.2.2. Chứng từ sổ sách áp dụng và trình tự hạch toán 4
1.1.2.3. Tài khoản sử dụng 5
1.1.2.4. Sơ đồ hạch toán 6
1.1.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 10
1.1.3.1. Những yêu cầu cơ bản để quản lý nội bộ tiền 10
1.1.3.2. Các mục tiêu và thủ tục thực hiện quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với nghiệp vụ thu tiền 12
1.1.3.3. Các mục tiêu và thủ tục thực hiện quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếu nghiệp vụ chi tiền 13
1.2. Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 14
1.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền 16
1.2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 17
1.2.2.2. Thực hiện công việc kiểm toán 22
1.2.2.3. Kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán 25
Phần II: Thực tế kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 29
2.1. Khái quát về AASC 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của AASC 29
2.1.1.1. Sự hình thành 29
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của AASC 30
2.1.1.3. Tình hình kinh doanh những năm gần đây 34
2.1.2 . Cơ cấu tổ chức của AASC 35
2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục Tiền trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 39
2.2.1. Giới thiệu về khách hàng 39
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 40
2.2.2.1. Chấp nhận khách hàng 40
2.2.2.2. Lập kế hoạch tổng quát 41
2.2.2.3. Chương trình kiểm toán khoản mục tiền 44
2.2.3. Thực hiện kiểm toán khoản mục tiền 51
2.2.4. Xem xét và giải thích các phát hiện kiểm toán 66
2.2.5. Phát hành báo cáo kiểm toán và đánh giá 68
2.2.5.1. Công việc khảo sát cuối cùng 68
2.2.5.2. Phát hành báo cáo kiểm toán 68
2.2.5.3. Công việc sau khi phát hành báo cáo kiểm toán 69
2.3. Tổng kết thực hiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 70
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 71
3.1. Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại AASC 71
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 72
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền tại AASC 73
3.3.1. Kiến nghị về chương trình kiểm toán 73
3.3.1.1. Cơ sở kiến nghị 73
3.3.1.2. Thực trạng 73
3.3.1.3. Kiến nghị 73
3.3.2. Kiến nghị về đánh giá tính trọng yếu 74
3.3.2.1. Cơ sở kiến nghị 74
3.3.2.2. Thực trạng 74
3.3.2.3. Kiến nghị 74
3.3.3. Kiến nghị về đánh hệ thống kiểm soát nội bộ 75
3.3.3.1. Cơ sở kiến nghị 75
3.3.3.2. Thực trạng 75
3.3.3.3. Kiến nghị 76
3.3.4. Kiến nghị về thủ tục thu thập biên bản kiểm kê tiền mặt và gửi thư xác nhận với ngân hàng 76
3.3.4.1. Cơ sở kiến nghị 76
3.3.4.2. Thực trạng 77
3.3.4.3. Kiến nghị 77
3.3.5. Kiến nghị về kiểm toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ 79
3.3.5.1. Cơ sở kiến nghị 79
3.3.5.2. Thực trạng 79
3.3.5.3. Kiến nghị
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 11351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu in sẵn về tài chính kế toán theo quy định của nhà nước
Cho đến nay các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp rất đa dạng, gồm:
Dịch vụ Kiểm toán: là một trong những hoạt động truyền thống của AASC. Hàng năm, doanh thu từ hoạt động Kiểm toán chiếm trên 70% tổng doanh thu toàn công ty. Hoạt động kiểm toán của công ty cung cấp cho khách hàng và những người quan tâm những thông tin hữu ích phục vụ cho các mục đích tài chính khác nhau, đồng thời hoạt động kiểm toán cũng đưa ra những đề xuất cho khách hàng phục vụ cho quản lý thông qua thư quản lý và ý kiến tư vấn
Kiểm toán BCTC thường niên của các doanh nghiệp, đơn vị HCSN, tổ chức kinh tế xã hội
Kiểm toán dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán vốn thành lập và giải thể
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán
Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh
Giám định tài liệu kế toán tài chính
Dịch vụ Kế toán
Lập và ghi sổ kế toán
Lập báo cáo tài chính định kì
Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và BCTC, hướng dẫn khách hàng áp dụng chế độ kế toán tài chính, tư vấn
Trợ giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý
Lập hồ sơ đăng kí chế độ kế toán
Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh: Cung cấp các giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí hoạt động, không ngừng nâng cao doanh thu
Tư vấn thuế
Tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản
Tư vấn quyết toán vốn đầu tư
Tư vấn cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sáp nhập hay giải thể
Tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính
Tư vấn rà soát, chuẩn đoán hoạt động doanh nghiệp nhà nước
Hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh
Soạn thảo các phương án đầu tư
Dịch vụ Công nghệ tin học: Các cán bộ, các chuyên viên tin học sẽ tham gia làm việc trực tiếp với khách hàng từ đánh giá, thiết kế, phát triển, thử nghiệm đến công đoạn hỗ trợ vận hành các hệ thống công nghệ thông tin. Công ty cung cấp các phần mềm bao gồm:
Các phần mềm kế toán cung cấp cho các đơn vị HCSN, các doanh nghiệp, chủ đầu tư
Các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý TSCĐ, phần mềm quản lý công văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự
Dịch vụ Hỗ trợ tuyển dụng và Đào tạo: Công ty hỗ trợ các khách hàng trong công tác tuyển dụng nhằm tuyển dụng được những nhân viên phù hợp thông qua tìm kiếm, ra đề thi, phỏng vấn. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ đào tạo về tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, đào tạo kiểm toán viên nội bộ cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu. Công ty có đội ngũ cán bộ giảng dạy để xây dựng chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyện có hiệu quả nhất.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, công ty còn có 4 chi nhánh, 1 văn phòng đại diện tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam:
Chi nhánh Quảng Ninh: Tầng 2 công ty vàng bạc đá quý - Trần Hưng Đạo - Hạ Long
Chi nhánh Thanh Hoá: số 25 Phan Chu Trinh - Điện Biên Phủ - thành phố Thanh Hoá
Chi nhánh Vũng Tàu: 237 Lê Lợi phường 6 thành phố Vũng Tàu
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Số 29 Võ Thị Sáu quận I thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: 22 Trần Phú thành phố Hải Phòng.
Cùng với sự mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ cung cấp, uy tín của công ty trong lĩnh vực Tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán được Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ ngành và nhiều tổ chức tài chính tín dụng quốc tế cũng như khách hàng đánh giá cao. Mạng lưới khách hàng của công ty ở rất nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau là những khách hàng lâu năm và những khách hàng mới. Có thể kể đến ở đây các khách hàng tiêu biểu mà AASC đã tham gia hợp tác cung cấp dịch vụ:
Các doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty 90, 91, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam...
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Liên doanh thép VPS-POSCO, Công ty Điện tử Y tế kĩ thuật cao, Công ty VietsoPetro, Côngty TOYOTA-TC Hà Nội...
Các dự án quốc tế tài trợ như các dự án nông nghiệp, thuỷ lợi Dầu Tiếng của WB, dự án khôi phục công trình Thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng của ADB...
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội...
Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán cho các công ty cổ phần, các công ty TNHH và các công ty tư nhân khi có nhu cầu.
Các dự án lớn mà AASC đã tham gia kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư là: Công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Công trình điện khu vực phía Bắc, Công trình xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình.
2.1.1.3. Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Những năm gần đây số lượng hợp đồng mà AASC thực hiện kiểm toán liên tục tăng. Năm 2003 là 476, năm 2004 là 528 và năm 2005 là trên 700 hợp đồng bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp, dự án quốc tế.
Trong báo cáo tình hình kinh doanh trong 5 năm gần đây tại hội nghị tổng kết của công ty, số liệu cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt:
Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh của AASC
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
21174
25972
32274
41005
Lợi nhuận
2033
1920
1977
2756
Tổng nộp NS
2904
3039
3309
3700
TN bình quân/ tháng
2.5
2.7
3.3
4.2
Tốc độ tăng của doanh thu năm sau so với năm trước tương ứng là: 1.23 lần; 1.24 lần 1.27 lần, đây là một chỉ số khả quan và tương đối ổn định. Chỉ sau 3 năm từ 2002 đến 2005, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi, đó là nhờ việc không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp. Cùng với doanh thu tăng thì thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên cũng tăng cao.
Tháng 7/2005 AASC chính thức gia nhập INPACT quốc tế và trở thành đại diện của INPACT quốc tế tại Việt Nam
Tháng 10/2005 AASC đã xuất sắc vượt qua nhiều công ty kiểm toán khác để trúng gói thầu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Tháng 12/2005 AASC trúng thầu kiểm toán Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của AASC
Ban giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong công ty, bao gồm Giám đốc và năm Phó giám đốc. Giám đốc công ty hiện nay là ông Ngô Đức Đoàn, là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật về mọi hoạt động của công ty và các chi nhánh trực thuộc.
Ông Lê Đăng Khoa - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản
Ông Lê Quang Đức - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Tư vấn và kiểm toán, phòng Kiểm toán các ngành thương mại, dịch vụ.
Ông Bùi Văn Thảo – Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách phòng Kiểm toán sản xuất vật chất.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó giám đốc, chịu trách nhiệm phụ trách chi nhánh Thanh Hoá, Quảng Ninh và Vũng Tàu
Ông Tạ Quang Tạo - Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của AASC
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản
Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất
Phòng công nghệ thông tin
Phòng tư vấn và kiểm toán
Phòng kiểm toán các dự án
Phòng tài chính kế toán
KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY
CÁC CHI NHÁNH
Phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng đào tạo và
kiểm soát chất lượng
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Hải Phòng
Chi nhánh Vũng Tàu
Chi nhánh Quảng Ninh
Các phòng chức năng:
Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng Tài chính kế toán. Các phòng chức năng được tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Phòng Hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty, đảm nhận việc lên kế hoạch hàng tháng về lao động, tiền lương, lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn phòng, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty và công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý công văn được đưa đến hoặc gửi đi từ công ty, sắp xếp và đề bạt cán bộ. Trưởng phòng hành chính tổng hợp là ông Hoàng San;1 phó phòng và 5 nhân viên.
Phòng Tài chính kế toán: Gồm 4 người, có nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Phòng Tài chính kế toán còn có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phòng Tài chính kế toán trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty.
Các phòng nghiệp vụ
Hiện nay, công ty có một hệ thống các phòng nghiệp vụ thực hiện các hợp đồng dịch vụ cho khách hàng. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hình gồm có: Trưởng phòng, các phó phòng, các Kiểm toán viên, các Kỹ thuật viên, các Trợ lý kiểm toán. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hoạt động của phòng.
Công ty có bảy phòng nghiệp vụ được phân chia theo mảng nghiệp vụ chuyên trách, bao gồm: Phòng Kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ, Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản, Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất, Phòng Kiểm toán các dự án, Phòng Tư vấn và kiểm toán, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, các phòng nghiệp vụ đều thực hiện mảng dịch vụ kiểm toán nói chung đối với mọi loại hình khách hàng, trong đó mảng dịch vụ chuyên tránh được ưu tiên.
Phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, dịch vụ kiểm toán liên quan đến các ngành sản xuất vật chất. Ngoài ra phòng này còn thực hiện công tác tiếp thị hình ảnh cho công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện kiểm toán sang các lĩnh vực khác. Trưởng phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất là ông Nguyễn Quốc Dũng; 3 phó phòng và 25 nhân viên
Phòng Kiểm toán thương mại dịch vụ: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm toán liên quan đến các hoạt động Thương mại dịch vụ như kiểm toán Ngân hàng, kiểm toán Giao thông vận tải, kiểm toán Bưu điện, và đôi khi các ngành không phải thương mại dịch vụ. Phòng Kiểm toán Thương mại dịch vụ có 28 người, trong đó Trưởng phòng là ông Lê Thanh Nghị; 2 Phó phòng và 25 nhân viên.
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản: Tiến hành kiểm toán các Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Trưởng phòng là ông Vũ Quang Cường, 2 phó phòng và 21 nhân viên.
Phòng Kiểm toán dự án: Hiện nay có rất nhiều dự án của rất nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và ngoài nước ở Việt nam, mà các dự án này có nhu cầu được kiểm toán. Kiểm toán dự án đang phát triển mạnh mẽ tại Việt nam. Phòng Kiểm toán các dự án có nhiệm vụ nắm bắt các nhu cầu Kiểm toán các dư án. Cho tới thời điểm này, thị phần Kiểm toán của AASC về các chương trình dự án chiếm hơn 20% thị phần Kiểm toán dự án của cả nước. Phòng gồm 32 người trong đó Trưởng phòng là ông Nguyễn Minh Hải; 3 phó phòng; 28 nhân viên.
Phòng Tư vấn và kiểm toán: Tiến hành cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như : Tư vấn Thuế, tư vấn về thực hiện các quy định pháp luật, tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư, thẩm định giá trị tài sản, soạn thảo các phương án đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, sát nhập và giải thể doanh nghiệp. Các dịch vụ tư vấn này giúp cho khách hàng tìm được những giải pháp hữu hiệu nhất để vừa bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt nam, vừa đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Phòng Công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ cài đặt, bảo trì mạng máy tính của công ty. Do công ty còn cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin trong lĩnh vực Kế toán nên một chức năng hết sức quan trọng của phòng ban này là sản xuất ra các phần mềm Kế toán và quản lý. Phòng đã hoạt động tương đối hiệu quả do đó doanh thu của lĩnh vực này chiếm một phần đáng kể trong tổng Doanh thu của toàn công ty.
Phòng Đào tạo và kiểm soát chất lượng: Phòng này có trách nhiệm tổ chức thi tuyển để tuyển dụng nhân viên cho công ty, đào tạo các nhân viên mới, cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước phổ biến cho nhân viên công ty, quản lý đào tạo, tiến hành các khóa học trực tiếp cho các nhân viên trong công ty. Hàng năm tiến hành sát hạch cho nhân viên cũng như kiểm soát chất lượng của các Báo cáo Kiểm toán đã được lập. Mục tiêu mà ban quản lý công ty đặt ra là đào tạo để kiểm soát và kiểm soát để đào tạo cao hơn, sâu hơn. Từ một ban đào tạo nội bộ, năm 2004, phòng đào tạo và phòng kiểm soát chất lượng đã sáp nhập và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của công ty.
2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2.2.1. Giới thiệu về khách hàng
Công ty bột mì ABC là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty lương thực Miền Nam, được thành lập năm 1993 với ngành nghề là sản xuất kinh doanh lúa mỳ, bột mì, các và các sản phẩm chế biến từ bột mì, các chất phụ gia chế biến lương thực như bột men, bột nổi, kinh doanh máy móc thiết bị và phụ tùng của công nghệ xay xát lúa mì, thiết bị vận chuyển bốc dỡ hàng. Với tổng nguồn vốn kinh doanh là 329.850.141.183đ. Năm 2006 là năm thứ 2 AASC thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính đối với công ty bột mì ABC với mục đích phát hành báo cáo tài chính năm 2005 của công ty và đưa ra ý kiến tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại công ty.
Chi nhánh DEG được thành lập năm 1997 là một đơn vị trực thuộc Công ty NTTG chuyên sản xuất kinh doanh các loại thép xây dựng. Chi nhánh hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số... do Uỷ ban kế hoạch tỉnh XX (nay là sổ kế hoạch đầu tư XX) cấp với các hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sau:
- Giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, tiêu thụ các sản phẩm do công ty NTGT sản xuất.
- Là cơ quan đại diện giao dịch của Công ty NTTG tại tỉnh XX
Chi nhánh DEG hạch toán kế toán theo hình thức nhật kí chung, áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, các hướng dẫn sửa đổi bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
Chi nhánh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không thực hiện việc lập các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) theo mẫu biểu được quy định mà chỉ lập các báo cáo quyết toán theo các báo cáo hướng dẫn của công ty. Năm 2006 là năm đầu tiên AASC hợp tác cung cấp dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh DEG nói riêng và Công ty NTTG nói chung. Chi nhánh có 18 cửa hàng trên toàn bộ tỉnh XX.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2.1. Chấp nhận khách hàng
Hợp đồng kiểm toán của AASC được hình thành và kí kết sau khi tìm hiểu những thông tin về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động và nhu cầu của khách hàng.
Hợp đồng kiểm toán thoả thuận về các điều khoản sau:
Nội dung dịch vụ: Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 kết thúc ngày 31/12/2005
Các luật định và chuẩn mực: Nghị định số 105/2004/NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, các Chuẩn mực kế toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành…
Trách nhiệm và quyền hạn của các bên
Báo cáo kiểm toán
Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
2.2.2.2. Lập kế hoạch tổng quát
Kế hoạch tổng quát định hướng trọng tâm của cuộc kiểm toán bao gồm
Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán
Các điều khoản hợp đồng
Những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Phương pháp kiểm toán cho từng khoản mục (chọn mẫu hoặc kiểm tra toàn bộ)
Yêu cầu về nhân sự
Các vấn đề khác
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu đối với Công ty bột mì ABC
XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Chỉ tiêu
2005
2005
Min
Max
LN trước thuế
4% - 8%
780.281.867
1.560.563.735
19.507.046.686
DT thuần
4% - 8%
1.747.092.1522
3.494.184.305
436.773.038.093
...
Mức độ trọng yếu xác định theo khung của AASC : 780.281.867 - 1.560.563.735
Mức độ trọng yếu mà kiểm toán viên lựa chọn cho 2005 là 4% Lợi nhuận trước thuế
Trọng yếu phân bổ cho các khoản mục chính:
Khoản mục
Balance Sheet
Understate
Overstate
Tiền
945.837.961
2.943.038
5.886.075
TSCĐ
…
…
…
...
Đánh giá trọng yếu đối với khoản mục tiền tại chi nhánh DEG cũng được thực hiện tương tự với công ty bột mỳ ABC nhưng khác biệt là chi nhánh DEG là một đơn vị phụ thuộc của Công ty NTTG nên kiểm toán viên ước tính mức trọng yếu cho toàn công ty NTTG và phân bổ cho từng đơn vị thành viên rồi từ con số đó phân bổ chi tiết cho từng khoản mục.
Mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục tiền của chi nhánh DEG là
Understate: 6.524.392
Overstate: 13.048.784
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống nhân sự kế toán và đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại công ty bột mỳ ABC thông qua bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Bảng 2.4. Câu hỏi đánh giá hệ thống nhân sự kế toán Công ty bột mì ABC
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán có được cập nhật thường xuyên không?
ü
2. Có các văn bản qui định chức năng của các nhân viên kế toán không?
ü
3. Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính qui hay không?
ü
4. Các nhân viên kế toán có làm việc trong ngày nghỉ không?
ü
5. Hoạt động của bộ máy kế toán có được ghi trong quy chế kiểm soát nội bộ của công ty không (Điều lệ, Quy chế tài chính, Nội quy...)
ü
6. Trong công ty có bộ phận Kiểm toán nội bộ hay Ban kiểm soát không?
ü
Bảng 2.5. Kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhận không?
ü
Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
ü
Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường xuyên không?
ü
Các khoản tiền thu về có được gửi ngay vào Ngân hàng không?
ü
Việc đối chiếu với Ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không?
ü
Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không?
ü
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép dựa trên chứng từ không?
ü
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng kỳ không?
ü
Các phiếu thu, phiếu chi, UNC, UNT, séc, ... có được phát hành theo đúng quy trình và thủ tục đã đề ra? Quy trình đã đề ra có phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước?
ü
Có lập kế hoạch ngân quỹ? Kế hoạch chi tiêu? định mức tồn quỹ?
ü
Quy định về lập báo cáo quỹ theo ngày, tháng, năm như thế nào? Ban Giám đốc có soát xét?
ü
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của các khoản tiền:
Khá
Trung bình
ü
Yếu
2.2.2.3. Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Đây là chương trình mẫu kiểm toán khoản mục tiền tại AASC. Kiểm toán viên thực hiện các bước theo hướng dẫn của chương trình này. Trong quá trình kiểm toán tuỳ theo tình hình của khách hàng, kiểm toán viên có thể bổ sung hay lược bỏ bớt một số thủ tục.
Bảng 2.6. Chương trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
AASC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng: Công ty bột mỳ ABC
Niên độ kế toán: 01/01/2005-31/12/2005
Tham chiếu: CS1
TIỀN
Mục tiêu:
Ngân quỹ là có thực và thực sự có thể cho phép doanh nghiệp thực hiện các cam kết của mình
Chia cắt niên độ phải được thực hiện một cách chính xác với các khoản nhập quỹ cũng như đối với các khoản xuất quỹ (tính hữu hiệu và cách trình bày)
Đối chiếu số liệu ngân hàng với số dư tiền gửi ngân hàng trong sổ kế toán và các yếu tố đưa ra đối chiếu phải được giải thích (tính hiện hữu, tính chính xác, giá trị, tính sở hữu, cách trình bày)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng. Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách này
Lập trang tổng hợp tài khoản tiền. Tiến hành kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi. Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn bất thường, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân và thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các giải thích đó.
Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) trên sổ kế toán chi tiết. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối chiếu với trên sổ kế toán tổng hợp và Báo cáo tài chính. Đối chiếu số dư các khoản tiền là ngoại tệ với số liệu trên các chỉ tiêu ngoài BCĐKT.
Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền
Trên bảng cân đối kế toán
So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt / tổng số tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm trước, so với kế hoạch ngân quỹ (nếu có) và lý giải những thay đổi bất thường (ví dụ: đang thanh toán chủ yếu bằng tiền gửi ngân hàng nay chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt...)
Tiền mặt
Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời điểm khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán cùng với khách hàng.
Thu thập biên bản kiểm kê quỹ tại ngày khoá sổ kế toán hoặc thời điểm kiểm toán và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán. Giải thích các khoản chênh lệch nếu có.
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ
Kiểm tra để đảm bảo rằng các chính sách kế toán được áp dụng trên thực tế và nhất quán
Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra xử lý chênh lệch tỷ giá
Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu các khoản thu chi tiền từ các tài khoản đối ứng bất thường; kiểm tra chi tiết, xem xét lại các nhật ký quỹ tiền mặt của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thường về giá trị hay diễn giải
Chọn mẫu... nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán
Mẫu của phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với quy định hiện hành hay không? Các nội dung trong phiếu thu. Phiếu chi có đầy đủ hay không?
Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với ngày tháng trên chứng từ và ngày tháng ghi sổ hay không
Phiếu thu, phiếu chi có được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền và có được đính kèm chứng từ gốc (hoá đơn, giấy biên nhận.v.v...) hay không? Nội dung trên phiếu thu, phiếu chi có phù hợp với chứng từ gốc hay không?
Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc
Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa chứng từ gốc và phiếu thu, phiếu chi.
Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài sản được hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ quỹ của tháng sau ngày khoá sổ bằng cách:
Chọn và thu thập chứng từ nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán (15 ngày trước và sau thời điểm khoá sổ)
Tiền gửi ngân hàng
Thu thập xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) tại thời điểm kết thúc niên độ. Nếu chưa có xác nhận thì gửi thư yêu cầu ngân hàng xác nhận
Thu thập hoặc lập, kiểm tra bảng đối chiếu các tài khoản ngân hàng. Giải thích nguyên nhân chênh lệch và thu thập các bằng chứng chứng minh các giải thích đó
Kiểm tra để bảo đảm rằng các chính sách kế toán được áp dụng thực tế và nhất quán
Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo đúng tỷ giá quy định tại thời điểm khoá sổ; kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá
Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối ứng bất thường. Kiểm tra chi tiết, xem xét lại các sổ chi tiết của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thường về giá trị hay nội dung
Chọn mẫu... nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với sổ kế toán.
Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán.
Các uỷ nhiệm thu, chi séc... có được đính kèm theo các chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng, hoá đơn, giấy biên nhận, đề nghị thanh toán...) hay không? Sự phù hợp giữa nội dung trên UNC, UNT, séc... với nội dung trên chứng từ gốc?
Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp, hợp lệ hay không? Có đảm bảo sự phê duyệt của các cấp hay không?
Giữa chứng từ gốc và uỷ nhiệm chi, thu séc... đã có sự phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý do phát sinh... hay chưa
Kiểm tra, khẳng định rằng không có công nợ hoặc tài sản được hạch toán không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ phụ của ngân hàng của tháng sau ngày khoá sổ
Chọn và kiểm tra... giao dịch trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán
Tiền đang chuyển
Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang chuyển với số dư trên bảng cân đối và kiểm tra việc kết toán các tài khoản tiền đang chuyển với chứng từ ngân hàng của tháng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36478.doc