Đề tài Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái niệm, bản chất,vai trò của kiểm toán 3

1.1.2 Phân loại kiểm toán 5

1.1.3 Phương pháp kiểm toán 9

1.2 KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM 13

1.2.1 Kiểm toán nội bộ trong các NHTM 13

1.2.1.1 Vai trò của các NHTM 13

1.2.2 KTNB hoạt động tín dụng trong các NHTM 23

1.3 KINH NGHIỆM KTNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 30

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 33

2.1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH III 33

2.1.1 Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV 33

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch III 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch III 38

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch III 39

2.2 THỰC TRẠNG KTNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 45

2.2.1 Thực trạng KTNB hoạt động tín dụng ở các NHTM Việt Nam 45

2.2.2 Thực trạng KTNB hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch III 47

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA SGD III 65

2.3.1 Những đóng góp của KTNB tại SGD III 65

2.3.2 Những hạn chế của công tác KTNB tại SGD III 66

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 67

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH III 70

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KTNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 70

3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2009-2010 của SGD III 70

3.1.2 Định hướng hoạt động KTNB 71

3.2 GIẢI PHÁP: 73

3.2.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ 73

3.2.2 Cải cách tổ chức KTNB tại SGD III 74

3.2.3 Lựa chọn cách thức kiểm toán linh hoạt 76

3.2.4 Cải thiện, nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác KTNB 78

3.2.5 Có chế độ quan tâm ưu đãi đối với đội ngũ làm công tác KTNB 80

3.2.6 Cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin tiên tiến trong hoạt động KTNB 81

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng 82

3.2.8 Phối kết hợp giữa KTNB tại đơn vị với KTNB của hội sở 83

3.3 KIẾN NGHỊ 84

3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước 84

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch III 2.1.4.1 Đánh giá chung Từ tháng 10/2007 SGD III bắt đầu thực hiện hoạt động tín dụng thương mại, thực hiện cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng. Bám sát chỉ đạo điều hành của Hội sở chính , SGD III đã triển khai đồng bộ, toàn diện và đa dạng các mặt hoạt động kinh doanh, chủ động, linh hoạt đưa ra các biện pháp, chính sách kịp thời theo diễn biến thị trường.Đến 31/12/2008, SGD III đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt hoàn thành đồng bộ và vượt trội của chỉ tiêu hiệu quả. Bảng 1-Hệ thống chỉ tiêu qua các năm 2006-2008của SGD III TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1 Tổng tài sản Tỷ VNĐ 10650 13300 16700 2 Số vốn huy động Tỷ VND 2355 5675 3 Số vốn mới uỷ thác Triệu USD 800 1200 1500 4 Dư nợ cho vay dự án TCNT Tỷ VNĐ 2700 3650 3400 5 Dư nợ đại lý uỷ thác Tỷ VNĐ 3500 4260 5200 6 Dư nợ thương mại Tỷ VNĐ 40 160 7 Nợ xấu % 0 0 8 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 45 75 120 Số liệu trong bảng cho ta thấy: - Trước hết ta nhận thấy quy mô tài sản tăng lên theo các năm, tổng tài sản đạt 16700 tỷ đồng vào năm, trong khi tổng tài sản năm 2007 là 13300 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản tăng bình quân khoảng 25.5 % so với năm 2007 và tăng lên hơn 56% so với năm 2006. - Dư nợ thương mại năm 2008 đã tăng mạnh so với năm 2007, bình quân tăng 300%. Sở dĩ như vậy là vì bắt đầu từ tháng 10/2007 SGD III bắt đầu thực hiện tín dụng thương mại, mở rộng phạm vi khách hàng, không chỉ dừng lại ở các khách hàng theo dự án và SGD III làm đại lý uỷ thác. - Trong gần 2 năm chuyển đổi mô hình hoạt động và phạm vi hoạt động tín dụng đến nay, SGD III chưa phát sinh nợ xấu. Đây là điều đáng mừng nhưng trong tương lai, theo định hướng phát triển chung của BIDV hướng tới mô hình NHTM bán lể hiện đại thì việc kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng càng phảI đặt lên cao hơn nữa, vì rủi ro là điều gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng. Đặc biệt là khi SGD III mở rộng hoạt động, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng. - Với đội ngũ cán bộ gồm 118 người trẻ trung năng động, đã làm việc tích cực hiệu quả, điều đó thể hiện rõ qua chỉ tiêu lợi nhuận tăng mạnh của năm nay so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn 2007-2008 đã đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận ròng của toàn bộ hệ thống BIDV. Riêng lợi nhuận trước thuế năm 2008 so với năm 2006 tăng tuyệt đối 75 tỷ đồng, tức tăng hơn 166%. 2.1.4.2 Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu 1.Về hoạt động Dự án Tài chính nông thôn: Đối với Dự án TCNT I và II, trong bối cảnh thị trường tiền tệ thắt chặt và hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn, SGDIII đã tăng cường công tác quản lý và kiểm soát Dự án, đảm bảo các tiêu chí Dự án theo yêu cầu của World Bank. Đến nay, Dự án TCNT II đã hoàn tất quá trình giải ngân của phần tín dụng, đặc biệt về chất lượng tín dụng, không phát sinh nợ quá hạn giữa SGD III và của PFI. SGD III đã báo cáo, đề xuất và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận về việc gia hạn Dự án TCNT II để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đến hết tháng 9/2009.Trong năm 2008, SGD III trích lập dự phòng rủi ro cho Dự án TCNT là 140,5 tỷ VNĐ, đưa tổng quỹ trích lập dự phòng rủi ro Dự án TCNT I và II lên 190,5 tỷ VNĐ. Đối với Dự án TCNT III, SGD III là đầu mối tổ chức phối hợp, đàm phán thành công để tiếp nhận Dự án TCNT III theo đúng lộ trình kế hoạch. Cụ thể, tháng 01/2008 SGD III đã tiến hành đàm phán Dự án bà đến 22/05/2008 Dự án đã đựơc World Bank chính thức thông qua với tổng giá trị 200 triệu USD tương đương với khoảng hơn 3400 tỷ đồng theo thời điểm tỷ giá hiện nay.Vào tháng 11/2008, hiệp định tài trợ Dự án đã được chính thức ký kết giữa World Bank và Chính phủ Việt Nam. Hiện nay, SGD III đang tiếp tục thực hiện các điều kiện hiệu lực của Dự án; nghiên cứu các biện pháp, đề xuất cơ chế tính toán lãi suất bán buôn của Dự án; tiếp tục làm việc với NHNN và Bộ tài chính để đề xuất tăng chênh lệch lãi suất dành cho BIDV. 2. Về hoạt động đại lý uỷ thác: Với vai trò đầu mối quản lý hoạt động đại lý uỷ thác của toàn ngành, SGD III thay mặt BIDV trong việc tiếp cận các Bộ, ngành và các nhà tài trợ quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế, hướng dẫn triển khai dự án trong toàn hệ thống. Năm 2008, SGD III đã tiếp nhận 6 chương trình dự án trong đó có Chương trình giảm nghèo 6( nguồn World Bank) trị giá hơn 300 triệu USD, Dự án Điện Mông Dương( ADB) trị giá hơn 900 triệu USD với tổng số vốn uỷ thác đạt tương đương 1500 triệu USD. Qua đó hoàn thành 100% kế hoạch đựơc giao, qua đó thị phần của BIDV trong hoạt động đại lý uỷ thác vốn ODA qua ngân hàng chiếm hơn 30%. Dư nợ đại lý uỷ thác năm 2008 đạt 5200 tỷ VNĐ, hoàn thành tốt kế hoạch năm. Thực hiện chức năng đầu mối về hoạt động đại lý uỷ thác, SGD III đã đề xuất các mô hình triển khai phù hợp với các nguồn vốn mới như JBIC2, Dự án phát triển năng lượng táI tạo( World Bank), đồng thời ban hành các hướng dẫn để triển khai hiệu quả các dự án trong hệ thống. 3.Về hoạt động nguồn vốn: Ngay sau khi khai trương hoạt động tại trụ sở mới, SGD III đã triển khai đa dạng và toàn diện các hình thức huy động vốn hiện có trong hệ thống BIDV; tăng cường quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận phát triển các khách hàng mới. Về cơ cấu khách hàng, SGD đã không ngừng đa dạng hoá đối tượng khách hàng, đẩy mạnh huy động vốn từ các khách hàng truyền thống và mở rộng với các khách hàng doanh nghiệp mới. Số dư huy động vốn từ tổ chức tài chính đạt 4300 tỷ VNĐ, chiếm tới 75% tổng số dư huy động vốn. Ngoài các khách hàng truyền thống , SGD III đã đẩy mạnh huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp và dân cư.SGDIII cũng đã tạo dựng quan hệ đựơc với các khách hàng khác như các thành viên thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam , Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT-NEC, Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam, Tổng công ty phát triển hạ tầng kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam Đây là một sự cố gắng đáng khích lệ của SGD III vì mới chuyển đổi sang mô hình hoạt động đa dạng dịch vụ từ tháng 10/2007.Cho nên việc tìm được các khách hàng tốt, khách hàng chiến lược là một dấu hiệu tích cực đánh dấu bước đi đúng đắn của Sở III. Đối với khách hàng dân cư, SGD III đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, quảng cáo nhằm thúc đẩy huy động từ đối tượng khách hàng giàu tiềm năng này. Số vốn huy động tiết kiệm từ dân cư năm 2008 đạt 35 tỷ VNĐ, chiếm 0.6% tổng số dư huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn: BẢNG 2- HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN CỦA SGD III Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Vốn huy động 2355 5675 Ngắn hạn 2307.9 5618.25 Trung-dài hạn 47.1 56.75 Nhận thấy cơ cấu vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao vượt trội,chiếm 98% vốn huy động năm 2007 và chiếm tới 99% vốn huy động năm 2008.Tương ứng với vốn huy động trung và dài hạn chiếm 1 tỷ lệ hạn chế, chiếm 2% vốn huy động trong năm 2007 và chiếm 1% vốn huy động năm 2008. Chúng ta tạm thời tính các tỷ lệ trên từ năm 2007, năm mà SGD III bắt đầu chuyển đổi mô hình hoạt động. Sở dĩ huy động vốn năm 2008 của SGD III tăng cao do trong năm SGD III đã tiếp nhận và duy trì một số nguồn vốn bất thường( Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, PRSC 6) trong thời gian tương đối dài. 4.Về hoạt động tín dụng thương mại: Năm 2008, hoạt động tín dụng thương mại của SGD III có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hoạt động tín dụng từ chỗ đơn thuần phụ thuộc vào các dự án cho vay đồng tài trợ do Hội Sở Chính chuyển giao, đến nay SGD III đã từng bước xây dựng và phát triển nền tảng khách hàng tốt với một số khách hàng lớn, tập trung vào một số lĩnh vực tiềm năng, thiết yếu như năng lượng, dược phẩm, dầu khí, SGD III đã tạo dựng quan hệ với các khách hàng như Công ty Điện lực 1, Công ty dược phẩm Trung ương 1, Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, đồng thời tiếp tục bám sát những dự án đã được hội sở chính đồng ý cho tham gia đồng tài trợ như Dự án xi măng Duyên Hà, EVN Telecom, Xi măng Sơn La. SGD III đã bám sát định hướng chỉ đạo của Hội sở chính, thực hiện kiểm soát cho vay chặt chẽ đối với các lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; thu hồi các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán. BẢNG 3- BẢNG PHÂN LOẠI NHÓM NỢ CỦA SGD III Nhóm nợ Năm 2007 Năm 2008 Nhóm 1 100% 99.98% Nhóm 2 - 0.02% Nhóm 3 - - Nhóm 4 - - Nhóm 5 - - Nhận thấy rằng đối với hoạt động của SGD III, từ khi chuyển đổi sang mô hình hoạt động mới, thực hiện đầy đủ tính năng hoạt động của một NHTM. Thực hiện hoạt động huy động vốn, tín dụng thương mạithì các khoản dư nợ đều ở nhóm 1 hoặc 2, không có phát sinh nợ xấu.Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước đi đầu sau quá trình chuyển đổi. Cùng với quá trình phát triển, mở rộng phạm vi dịch vụ hoạt động thì cũng đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại sẽ tăng lên và khả năng phát sinh các khoản nợ xấu là rất có thể xảy ra.Vì ngoài việc phải thực hiện theo dõi quản lý tốt các khoản tín dụng hiện tại, SGD III sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trong việc thu hút khách hàng. Điều đó bắt buộc SGD III sẽ phải cơi nới các điều khoản tín dụng có lợi cho khách hàng hơn, tinh giản bớt các thủ tục hành chính cũng đồng nghĩa với việc RRTD tăng lên. BẢNG 4- BẢNG CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NỢ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ ngắn hạn 25% 20% 22% Nợ trung-dài hạn 75% 80% 78% BẢNG 5-BẢNG TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay có TSĐB 22% 76% 15.6% Cho vay không có TSĐB 78% 24% 84.4% SGD III hiện đang phục vụ một số doanh nghiệp lớn với chất lượng hoạt động tín dụng tốt, chưa phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu. Riêng về nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2 tại SGD III là 0.02% do một khách hàng SGDI ( vay mua cổ phần của công ty cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV) bị xếp loại nợ nhóm 2 do có một khoản nợ bị điều chỉnh kỳ hạn trả lãi tại SGD I nhưng tại SGD III, khách hàng này vẫn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với khoản vay.Trong năm 2008, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ là 78%, tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ là 15.6%.Trong năm 2008, SGD III đã trích Dự phòng rủi ro cho hoạt động tín dụng thương mại là 1,12 tỷ VNĐ, tương ứng với 0.7 %. 5. Về hoạt động phát triển dịch vụ và sản phẩm: Trong giai đoạn đầu chuyển sang hoạt động ngân hàng thương mại, SGD III đã chú trọng triển khai có hệ thống công tác marketing, tiếp thị khách hàng nhằm tạo đột phá trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động dịch vụ của SGD III có nhiều chuyển biến tích cực với nỗ lực đa dạng hoá các loại hình sản phẩm. Phát huy vai trò tiên phong trong việc triển khai nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo trong hệ thống, SGD III tiếp tục thực hiện hoán đổi chéo đối với nguồn AFD và KFW với tổng trị giá gần 30 triệu USD, mang lại lợi nhuận ( bao gồm cả lãi đầu tư tiền gửi) khoảng 10 tỷ VNĐ mỗi năm. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống phục vụ các Ban quản lý Dự án ODA, SGD III đã nỗ lực phát triển thêm các dịch vụ mới, bao gồm dịch vụ bảo lãnh vốn là thế mạnh của BIDV và một số dịch vụ gia tăng như BOS, BIDV Direct-Banking, BSMS 6.Về chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: Với nỗ lực trên toàn bộ các mặt hoạt động, SGD III đã đạt đựơc hiệu quả kinh doanh đáng khích lệ. Chênh lệch thu chi năm 2008 đạt 275 tỷ VNĐ, tăng hơn 90 % so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế đạt 120 tỷ VNĐ, tăng 45 tỷ VNĐ( 60%) so với năm 2007. 2.2 THỰC TRẠNG KTNB HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2.2.1 Thực trạng KTNB hoạt động tín dụng ở các NHTM Việt Nam Hiện nay khung pháp lí cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật Doanh Nghiệp( cũ và mới). Khái niệm đầu tiên liên quan đến kiểm toán nội bộ quy định trong luật là ban kiểm soát do cổ đông bầu ra.Tuy nhiên vai trò, chức năng, trách nhiệm của ban kiểm soát còn quá mơ hồ, làm công việc của thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên. Các doanh nghiệp nhà nước có thêm một quy định, hướng dẫn về vấn đề kiểm toán nội bộ (quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997). Theo đó, phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên Tổng giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của tổng giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lí trong doanh nghiệp ( do BGĐ quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thê giớí, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho ban kiểm soát hoặc hội đồng quản trị, tức là cấp cao hơn ban giám đốc. Ở Việt Nam, trong những năm qua, ban kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực hiện công tác giám sát. Trước những yêu cầu cấp bách, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 1/8/2006,yêu cầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận KTNB. Trong năm 2007 và 2008 đã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận KTNB theo quyết định này.Tuy vậy, kết quả một số cuộc khảo sát mới đây của Pricewaterhouse Coopers Viet Nam( PwC) về kiểm toán nội bộ lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cho thấy nhiều khó khăn mà các ngân hàng đang phải đối mặt. PwC đã tiến hành khảo sát gần 30 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần và ngân hàng quốc doanh, trong đó 90% ngân hàng đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm. Cuộc khảo sát được cấu trúc thành 8 lĩnh vực chính liên quan tới chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm: tổ chức, nhiệm vụ, kỹ năng và kiến thức, đánh giá rủi ro, quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán và thách thức trong việc thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất mà các kiểm toán nội bộ trong ngân hàng đang gặp phải là thiếu chiến lược rõ ràng và dài hạn cho kiểm toán nội bộ. 41% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ chưa có quy trình KTNB. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hướng dẫn về chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng trong quyết định số 36/2006/QĐ/NHNN Ngày 1/8/2008, 78% các ngân hàng tham gia cuộc khảo sát cho rằng có sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm của chức năng kiểm tra , kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Tín dụng và kế toán là 2 lĩnh vực mà kiểm toán nội bộ dành nhiều thời gian nhất ( tổng cộng là 52%) trong khi chỉ có 7% thời gian của kiểm toán nội bộ dành cho lĩnh vực như trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán hoặc nguồn vốn. 30% các ngân hàng tham gia khảo sát cho biết họ chưa thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin. Những vấn đề khác mà các ngân hàng tham gia khảo sát nêu lên bao gồm: kiểm toán nội bộ thiếu kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ thông tin, chưa có hệ thống phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ hệ thống quản lý rủi ro của bản thân ngân hàng chưa hợp lí, chưa có mẫu báo cáo được chuẩn hoá, kiểm toán nội bộ hầu như chưa được hỗ trợ bởi các công cụ cần thiết. Như vậy hiện nay không có một giải pháp đơn lẻ và duy nhất cho những vấn đề mà kiểm toán nội bộ của các ngân hàng đang gặp phải, do đó đối với kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, tập trung vào việc xây dựng chiến lược phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ và vào công nghệ thông tin sẽ là 2 nhân tố cơ bản giúp kiểm toán nội bộ thành công. 2.2.2 Thực trạng KTNB hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch III 2.2.2.1 Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại Sở Giao Dịch III Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng( được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004) đã tách bạch hai chức năng kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Cụ thể , Khoản 2 Điều 38 quy định nhiệm vụ kiểm toán nội bộ thuộc về Ban kiểm soát và Điều 41 quy định “Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng Giám Đốc( Giám đốc) điều hành, thông suốt an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”. Theo quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN. Ngày 05/9/2007, HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành Quyết định số 384/QĐ-HĐQT về “ Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Căn cứ vào các quyết định đưa ra, và các điều khoản hướng dẫn trong Luật các tổ chức tín dụng, BIDV đã vận dụng theo các nguyên tắc hoạt động của KTNB trong ngân hàng. Hoạt động KTNB là hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của toàn hệ thống từ sở giao dịch cho đến chi nhánh các cấp và công tác quản trị điều hành trong ngân hàng. Sơ đồ 7- Mô hình hệ thống Kiểm soát nội bộ của BIDV HĐQT BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC - HĐ THI ĐUA KHEN THƯỞNG - HĐ XỬ LÍ RỦI RO KHỐI QUẢN LÍ RỦI RO BAN KIỂM TRA NỘI BỘ -PHÒNG KIỂM TRA KHU VỰC 1 -PHÒNG KIỂM TRA KHU VỰC2 -PHÒNG KIỂM TRA KHU VỰC3 -PHÒNG KIỂM TRA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đến năm 2008, BIDV đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo khuyến nghị của dự án TA2 từ mô hình phân tán theo chiều ngang sang tập trung và theo chiều dọc, phù hợp của cơ cấu tổ chức của một định chế tài chính hiện đại hướng vào khách hàng và hướng vào sản phẩm. Theo yêu cầu chung đó SGD III đã hoàn thành việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, đổi tên phòng, thành lập phòng mới và ban hành văn bản quy định về nhiệm vụ chức năng cơ cấu tổ chức cán bộ phòng ban KTNB đối với hoạt động tín dụng của SGD III được quy định trong chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý RRTD. Như vậy công tác KTNB tại SGD III mang tính kiêm nhiệm, không đảm bảo tính khách quan.Vì theo đó nhiệm vụ KTNB chỉ là 1 nhiệm vụ ban hành kèm theo cho Phòng quản lý rủi ro thực hiện. Bên cạnh đó, tại SGD III, KTNB được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu bởi đoàn kiểm tra của Hội sở chính. Hay nói cách khác hoạt động KTNB trong toàn hệ thồng BIDV được tiến hành bởi Ban kiểm tra nội bộ a) Trách nhiệm của Ban Kiểm tra nội bộ Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm, 6 tháng, trình Tổng Giám Đốc phê duyệt Căn cứ chủ trương , chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và chương trình, kế hoạch kiểm tra được phê duyệtxây dựng, trình Tổng Giám Đốc phê duyệt tổ chức các Đoàn kiểm tra nghiệp vụ, Quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra, Đề cương kiểm tra Kết thúc đợt kiểm tra, tổng hợp báo cáo Tổng Giám Đốc những phát hiện, kiến nghị đề xuất sau kiểm tra theo quy định và thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tổng Giám Đốc. b) Nhiệm vụ quyền hạn của Đoàn kiểm tra Thực hiện đúng các nội dung quy định trong quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và các nội dung yêu cầu cụ thể khác của Tổng Giám Đốc Đảm bảo nguyên tắc kiểm tra và độc lập, khách quan, trung thực trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao. Đảm bảo tính hợp pháp rõ ràng, chính xác trong những đánh giá, kết luận, kiến nghị sau kiểm tra Thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Không được tiết lộ thông tin về cuộc kiểm tra khi chưa được phép của người có thẩm quyền. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp tài liệu, văn bản, chứng từ và các công cụ, phương tiện làm việc hợp lí khác cho Đoàn kiểm tra. c) Đối tượng và nội dung của quá trình kiểm tra - Đối tượng kiểm tra Là các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ, cán bộ nghiệp vụ, nhân viên chi nhánh Ngân hàng được kiểm tra và được ghi rõ trong chương trình, kế hoạch kiểm tra hoặc trong Quyết định kiểm tra - Nội dung quá trình kiểm tra + Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, báo cáo do đối tượng kiểm tra cung cấp, các thành viên trong Đoàn chủ động, độc lập tiến hành công tác kiểm tra theo kế hoạch và sự phân công nhiệm vụ của Trưởng đoàn giao; Nội dung cụ thể của từng nghiệp vụ được kiểm tra thực hiện theo các quy định. + Trong quá trình kiểm tra phải xác định tính hợp lện hợp pháp của hồ sơ chứng từ, phát hiện những vấn đề mâu thuẫn; xác minh kết luận đúng, sai so với quy định của quy chế, quy trình nghiệp vụ. Các sai sót, vi phạm ( nếu có) phải được nêu rõ, xác định nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.Trường hợp cần thiết phải sao chép những hồ sơ, tài liệu để chứng minh, kể cả việc kiểm tra đối chiếu xác nhận với các khách hàng của đơn vị. Nếu hồ sơ tài liệu phản ánh chưa rõ Đoàn kiểm tra chuẩn bị nội dung yêu cầu đối tượng kiểm tra giải thích bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp để làm rõ vấn đề liên quan làm cơ sở cho việc xem xét, đưa ra kết luận đối với nội dung kiểm tra. + Định kỳ hoặc hằng ngày có báo cáo tiến độ kết quả thực hiện và đề xuất những vấn đề phát sinh với Trưởng đoàn kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời. + Kết quả kiểm tra cụ thể của các thành viên với đối tượng kiểm tra trực tiếp phải được lập thành tiểu biên bản để làm cơ sở tổng hợp kết quả kiểm tra chung và được lưu hồ sơ kiểm tra. d) Tổ chức bộ phận làm nhiệm vụ KTNB tại SGD III Theo Quyết định số 99/ QĐ- TCHC ngày 1/10/2008 của Giám đốc SGD III về chức năng và nhiệm vụ của Phòng Quản lí rủi ro.Trong đó quy định về công tác kiểm tra nội bộ, tham mưu giúp việc cho Giám đốc SGD III. Công việc cụ thể KTNB bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc SGD III nhằm tự phát hiện những sai sót và an toàn trong hoạt động. Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của SGD III. Làm đầu mối phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại SGD III theo quy định. Tham mưu cho giám đốc SGD III trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại SGD III. Đầu mối tiếp nhận và tham mưu cho giám đốc SGD III xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị có liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc SGD III theo quy định của pháp luật và của BIDV. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra , giám sát phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. Giám sát độc lập việc việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro. e) Các văn bản quy định liên quan làm cơ sở pháp lý cho KTNB - Cơ sở pháp lý cho KTNB nói chung: Các văn bản , quy định liên quan làm cơ sở pháp lý cho KTNB bao gồm: + QĐ số 04/1999/QĐ/KTNN ( 22/10/1999) của Tổng Kiểm toán nhà nước về quy trình kiểm toán doanh nghiệp nhà nước. + QĐ số 122/2001/QĐ/NHNN( 20/2/2001) của Thống đốc NHNN về lập hệ thống điều hành KTNB trực thuộc bộ máy chuyên trách. + QĐ số 89/ QĐ/KTNN( 14/3/2003) của Tổng kiểm toán nhà nước về Tổ chức kiểm toán các NHTM nhà nước. + QĐ số 832- TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) của Bộ trưởng Bộ tài chính về Quy chế KTNB trong doanh nghiệp nhà nước. + Luật các tổ chức tín dụng 02/1997 QH 10( 12/12/1997), có hiệu lực từ 1/10/1998 quy định về tổ chức hệ thống KTNB của các NHTM tại các Điều 41,42 và 43. + Nghị định số 49/ 2000/NĐ-CP ( 12/9/2000) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các NHTM Việt Nam. + QĐ 03/1997/QĐ-NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam. + Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 về hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán. Và các văn bản pháp luật có liên quan: + Luật đất đai ngày 26/11/2003 + Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 + Bộ luật Hàng hải ngày 14/6/2005 + Luật nhà ở ngày 29/11/2005 + Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 + Luật công chứng ngày 29/11/2006 + Pháp lệnh về giá - Cơ sở pháp lý cho KTNB hoạt động tín dụng của SGD III + Quy định số 0574/QĐ-KTNB4 ( 19/02/2008) quy định về kiểm tra nghiệp vụ tín dụng của BIDV. + Quyết định số 203/ QĐ-HĐQT( 16/7/2004) quy định về quy chế cho vay đối với khách hàng + Quyết định số 285/QĐ-HĐQT ( 27/12/2005) về sửa đổi bổ sung QĐ 203 + Quyết định 4275/QĐ-VP (25/8/2008) về quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp + Quyết định số 4321/QĐ-TD3 (27/8/2008) về quy trình cấp tín dụng bán lẻ. + Quyết định số 5885/QĐ-PC ( 10/8/2007) quy định về giao dịch bảo đảm. + Quyết định số 0555/QĐ-PC ( 18/2/2008) về sửa đổi bổ sung QĐ 5885 + Quyết định số 5808/QĐ-PC ( 24/10/2008) về sửa đổi bổ sung QĐ 5885 và QĐ 0555 + Quyết định số 5299/QĐ-PC (01/10/2008) về quy trình thẩm quyền phán quyết tín dụng. + Quyết định số 9365/QĐ-BIDV (27/11/2005) về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. + Quyết định 9488/QĐ-TD3 ( 01/12/2006) về chính sách khách hàng. + Quyết định số 6366/QĐ-PTSP ( 19/11/2006) về chính sách khách hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Quyết định số 6320/QĐ-KTNB2 ( 21/11/2005) về kiểm tra phân hệ tín dụng trên SIBS. + Quyết định số 6388/QĐ-KTNB3 ( 31/11/2007) về kiểm tra hoạt động ngân hàng điện tử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2113.doc
Tài liệu liên quan