Có thể thấy hai ngài hộ pháp ở chùa Bút Tháp rất đẹp và sinh động. Nếu như ở Chùa Dâu, 2 vị hộ pháp ngôi thẳng chân thì ở đây 1 chân thẳng 1 chân co gác lên đầu con sư tử vì thế hình tượng con sinh động hơn.Tay giơ lên vì vậy tà áo bay phấp phới. Bàn tay trên dưới có cử động khác nhau trông phong phú hơn sinh động hơn.Tất cả hộ pháp đều làm bằng đất sét có phủ sơn ta ra bên ngoài lên giữ được lâu.Tất cả đều làm vào thế kỷ 18 không có pho nào được làm trước thế kỷ 18 cả.Tượng hộ pháp trừng ác ở chùa Bút Tháp mới được sơn son thiếp vàng, tu sửa lại cho nên nhìn mới hơn, đẹp hơn. Một tay cầm quả chuỳ, 1 tay để trên đầu con sư tử tà áo bay phấp phới, sắc mặt và khuôn mặt dữ tợn.Cả hai ông đều mặc áo giáp trụ.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3643 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến trúc Chùa Bút Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tháp Báo Nghiêm. Cầu được tạo dáng cong vồng lên. Đường thông thủy phía dưới được xây theo hình vòm cống bằng đá hình múi bưởi, đó là kỹ thuật xây cất Trung Hoa, giống như kỹ thuật xây mộ cổ Trung Quốc mà ta thường gọi là mộ Hán.
Mảng kiến trúc ở phần cuối chót lan can của hai bên cầu càng thể hiện rõ nét hơn, nó hoàn toàn giống với bộ phận có chức năng tương ứng với bộ phận đi vào Đạt Ma Động trong chùa Thiếu Lâm Tự (Nam Trung Hoa). Hình dáng và các bộ phận kiến trúc ở tháp đá Báo Nghiêm cũng khiến chúng ta nghĩ đến Trung Hoa trong kiến trúc tháp.
Nếu đi sâu vào kiến trúc ở tháp đá này, chúng ta sẽ thấy một phần của tháp là một chiếc "đình" bát giác Trung Hoa với các bộ phận kiến trúc đặc trưng cho kiến trúc Trung Hoa đó là các "quản lạc" nằm dưới các mái hiên, đỡ các quản lạc này có các "tước thế". Trong kiến trúc Việt thế kỷ XVII chúng ta chưa gặp các cấu kiện kiến trúc này.
Song rõ ràng, những yếu tố mang đậm dấu ấn Trung Hoa trong kiến trúc đã kết hợp được một cách hài hòa với các yếu tố văn hóa truyền thống của người Việt. Sự phối hợp này không tỏ ra khiên cưỡng mà trái lại, nó thể hiện được sự hòa nhập, ăn ý.
Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo.Trang trí được thể hiện ở mọi nơi, trên các chất liệu gỗ và đá, trên kiến trúc và trên đồ thờ. Trên lan can bao quanh tòa Thượng Điện có 26 bức chạm khắc trang trí nhiều đề tài. Chúng phân bố cân đối, mặt trước mỗi bên một bức, hai bên đầu hồi mỗi bên hai bức, mặt sau mười bức không khép kín mà mở lối đi vào cầu đá.Trên lan can cầu thang đá nối với tòa Tích Thiện Am có 12 bức và ở lan can quanh sân Tháp Báo Nghiêm có 12 bức chạm đá. Như vậy, tổng cộng số các bức chạm khắc trên đá chùa Bút Tháp là 51 bức chạm với nhiều đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và như vậy, thống nhất về niên đại.
Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động, tươi vui, hàm chứa ý nghĩa đạo phật và đặc biệt mang đậm tính chất nghệ thuật thiền. Tất cả các bức chạm tập trung về đề tài cỏ cây hoa lá như: sen, cúc, trúc, lan, tùng, các loại động vật như: ngựa, dê, trâu, khỉ, hổ, cá, cò và những linh vật: rồng, long mã...
Với một tổng thể hài hòa bởi các tòa nhà được kết hợp giữa gỗ và đá tạo cho chùa Ninh Phúc một vẻ đẹp vừa hoành tráng cá biệt vừa giản dị mà trang nghiêm và nổi trội lên trong toàn cục đó là tòa nhà Cửu phẩm liên hoa. Nhưng xung quanh "cối xay gạo" (tòa Cửu phẩm liên hoa) này còn nhiều điều cần bàn tới về lịch sử và kiến trúc. Đó là một cây tháp gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh một trục. Tháp đặt nhiều pho tượng Phật, Bồ tát và trang trí nhiều mảng phù điêu lấy đề tài trong Phật thoại.
Theo Bắc Ninh phong thổ tạp kí được viết dưới thời Nguyễn thì chùa Ninh Phúc từng được tổ thứ 3 phái Trúc Lâm Yên Tử là Huyền Quang đến thăm và cho dựng tòa Cửu phẩm liên hoa. Nhưng toàn bộ kiến trúc, mỹ thuật, niên đại và tôn giáo cho các thức giả nhận đoán chùa được dựng vào thế kỷ XVII, tức là chùa được xây dựng vào giai đoạn tổ Chuyết Chuyết sang lánh nạn ở nước Nam và được vua Lê chúa Trịnh cùng hoàng thân quốc thích sùng tín mà tòa Cửu phẩm liên hoa cũng được xây dựng trong các đợt tu tạo.
Cửu phẩm liên hoa là cái tên được dân ta quen gọi theo tên bia là nhà “ Tích thiện am” .Tòa nhà Cửu phẩm liên hoa cao khoảng 7 mét, với 12 mái cong, chồng diêm 3 tầng, các hàng cột giữa cao to nâng các tầng trên, cùng với kiểu thức vì kèo chồng giường tạo nên sự vững chắc, thoáng đãng mà nhẹ nhàng. Trong nhà là tòa Cửu phẩm liên hoa cao chín tầng, với 32 bức chạm khắc tỉ mỹ và công phu về nghệ thuật và hàm ý đạo giáo, thể hiện ý nghĩa mỗi tầng là một cảnh giới siêu thoát. Tín chủ mỗi lần xoay tháp tụng niệm danh Phật thì vãng sanh tịnh độ, mà được siêu sinh lên thế giới cực lạc, thế giới Di lặc, cõi vô sinh vô tử siêu thoát Niết bàn. Trong tổng thể kiến trúc, tòa Cửu phẩm liên hoa mang một vẻ đẹp tượng trưng bởi sự dung hòa các tông giáo, kết hợp Tông giáo Tịnh độ trong việc thờ Di Lặc, tôn giáo Thiền tông và Tông giáo Mật tông trong thể nghiệm ý tưởng mà ý nghĩa của nó hiện trên các bức ván chạm trổ.
Như trên đã nói tòa Cửu phẩm liên hoa được dựng từ thời Trần bởi thiền sư Huyền Quang, nhưng chứng liệu chỉ là dựa trên một cuốn sách ghi chép vào thời Nguyễn. Nhưng căn cứ theo văn bia tại tháp Tôn Đức phía sau chùa tạo năm 1739 thì chùa được Thiền sư Tính Hài "hưng công tu sửa trang hoàng, tô dựng tượng vàng", đồng thời "việc dựng các tòa điện Phật cùng tòa Cửu phẩm liên hoa đã hoàn thành viên mãn", với sự trợ duyên của Thái Tôn Thái Phi Trương Thị Ngọc Chử hiệu là Diệu Khoan và con gái là Phương Hoa Thân Trưởng Thượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ hiệu là Diệu Huy cùng Tỳ Khưu ni là Diệu Viên và các tín thí cúng dàng công đức. Như vậy tòa Cửu phẩm liên hoa được dựng lại năm 1739 và có quy mô kiến trúc cho đến ngày nay.
Từ các cứ liệu trên cho chúng ta biết về niên đại của tòa Cửu phẩm liên hoa trong tổng thể kiến trúc và lịch sử ngôi chùa.
Sau Tích Thiện am là ba nếp nhà song song. Đó là nhà Trung, nhà Phủ thờ (có tượng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ) và nhà hậu đường thờ tượng tổ sư các đời.
Bên trái chùa còn có nhà tổ đệ nhất, thờ Thiền sư Chuyết Chuyết
Cảm quan kiến trúc và mỹ thuật với các đường cong mái vút và độ cao tòa Cửu phẩm liên hoa cũng như sự điểm xuyết của các tháp trong một tổng thể tạo nên không gian hài hòa đầy sức biểu cảm cho chốn Thiền lâm bảo sái. Bút Tháp trang nghiêm tĩnh lặng đầm ấm và bao bọc khép kín, mang dư âm của một vùng văn hóa, một vẻ đẹp còn mãi trong lịch sử và tương lai.
Phương hướng và thế đất
Toàn bộ kiến trúc của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Người Việt xưa có câu: "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam". Đối với đạo phật, hướng Nam là hướng của trí tuệ, hướng của bát nhã, nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đáo bỉ ngạn (đến bến bờ giải thoát- niết bàn). Theo sách “ An Tượng Tam Muội Tập” về cách chọn đất đã quan niệm:” Đất tốt là nơi đất bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, hồ ao ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, lọng báu, hoặc có hình rồng phượng, qui, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại (đảo kị), như là người cưỡi ngựa thì đầu ở phía trước. Nước thì nên chảy quay sang trái. Nếu đảo kị, thì mạch nước lại vào ở phái trước. Trước mặt có minh đường hay không có minh đường đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề thế là đất tốt…Nếu được như thế mới có thể hưng hiển được đạo pháp, người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm đến con cháu. Nếu không làm như thế thì về sau tất mau chóng đổ nát, không có công đức gì. Cho nên hãy cẩn thận”. Phải chăng thế đất hình hoa sen này là bông sen nghìn cánh mà khi đạt tới thì con người sẽ đạt được lậu tận thông, trí sáng suốt vô cùng vô tận, hiểu biết được tất cả sự huyền bí của vũ trụ.
Chùa nằm trên một khoảng đất rộng bên bờ phải sông Đuống, sát cạnh đê, ngay chố lượn dòng của con sông mà theo quan niệm thì đó là nơi “ tụ thủy”- chỗ đất lành. Ngay trong tên gọi của chùa là Ninh Phúc cũng đã ẩn chứa sự yên lành, tốt phúc. Phong thủy của chùa phản ánh sự kế thừa về truyền thống xây dựng chùa của người Việt, thể hiện ước vọng sao cho Phật pháp được bền lâu, nhà tu hành được yên nghiệp, tâm linh sáng suốt để mau chóng đạt được chứng quả.
Cảnh quan môi trường
Kiến trúc chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên vơí cảnh quan xung quanh.
Ngoài Tháp Bảo Nghiêm, chùa còn có tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi thờ thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa. Điều đặc biệt là trên đỉnh tháp vẫn có cây cỏ phát triển.
Nối giữa Thượng điện (Thế giới Phật Pháp lòng thành được nhận) và Tích thiên Am (Nơi cầu mong để được siêu thoát) là chiếc Cầu đá cong (Vượt qua cầu đã cao xa giữ sạch bụi trần) bắc ngang qua hồ nước tinh khiết.Đây là một tích của nhà Phật – nơi đi qua cửa Phật rũ sạch bụi trần. Bên dưới cầu là hoa sen, hoa sung thơm ngát, chen giữa màu xanh cây lá là những nhịp cầu đá chạm trổ tinh xảo, thần tình và hài hoà những sư tử, nghê, hoa lá. Đứng trên cầu ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu dài 4 m gồm 3 nhịp uốn cong vồng, mặt cầu lát đá xanh trơn nhẵn, hai bên cầu có 12 bức lan can đã được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý. Ngồi ở vị trị này, ta có thể nhìn ngẵm được những nét đẹp rất riêng của chùa. Rất nhiều bạn trẻ đến với chùa đã chọn chiếc cầu đá làm nơi lưu lại những hình ảnh kỉ niệm.
Tháp Bảo Nghiêm, tọa lạc ngay giữa khu vườn yên tĩnh ngập tràn bóng cây với hương bưởi thơm ngát trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, thờ hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư tổ của chùa. Ngày nay, Bảo Nghiêm vẫn uy nghi in bóng nên nền trời xanh ngắt đầy uy nghiêm.Đến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý giá, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp mà ở những tháp ấy là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa.Tham quan cảnh chùa như một bức tranh tuyệt mỹ vẽ lên trong khung cảnh đồng ruộng bao la. Những mái ngói bồng bềnh, nhấp nhô giữa mầu xanh của cây lá:Bút Tháp đẹp như một bức tranh bởi phong cảnh làng quê, đồng ruộng và lối kiến trúc tinh xảo đượm màu cảnh giới. Mái ngói chùa cong rêu phong cổ kính nhấp nhô giữa màu xanh cây lá. Đến Bút Tháp giữa trưa, du khách sẽ cảm nhận được một không gian mát mẻ và thanh tĩnh đến lạ kỳ.
Trong chùa nhiều loại cây : hoa đại, hoa sen, mẫu đơn ., đặc biệt là hoa cau - những dãy dài hun hút, than cau cao, mốc thếch trải một màu xanh mát giữa những hàng lan can đá xanh trạm khắc rất hữu tình. Những nghê, rồng, loan, phượng xen lẫn cỏ cây, hoa lá sinh động phiêu dạt thổi hồn vào đá. Người Việt tâm linh ngắm cảnh chùa lòng thấy tĩnh tại. Nghĩ đến một điều gì đó xa xăm, phải chăng là tâm linh …
“Mênh mông biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng rờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ đượm mầu nước non”.
Kết cấu bộ khung gỗ toà nhà chính và chú thích tên gọi( vẽ kiểu nhà Bái Đường )
Kết cấu bộ khung gỗ tòa nhà chính.
Tam quan
Có kết cấu ba hàng chân, có bẩy ngang, vì chồng rường cánh .
Gian Bái Đường:
Đây là tòa nhà 5 gian và hai chái. Các bộ vì ở đây có kết cấu bốn hàng chân cột
3.2 Bản vẽ kết cấu bộ khung gỗ gian Bái đường và chú thích
Mô tả mái ngói, đầu đao, bờ nóc, bờ dải
Trên thực tế không có ai kì công ngồi phân biệt, chia nhóm, sắp xếp cho các mái đao của chùa bao giờ, cũng không có cái quy chuẩn thống nhất nào cho các chi tiết của mái đao chùa nhưng có thể tạm phân chia mái đao thành 2 loại dựa vào thời gian là: mái đao cổ và mái đao hiện đại:
Mái đao cổ là mái đao của những ngôi chùa cổ đã được xây dựng từ vài trăm năm trở lên, những mái đao này có những nét chung tiêu biểu cho kiến trúc chùa chiền cổ như: được làm bằng chất liệu gỗ, vật liệu xây dựng cổ; thường có hình cuộn mây hay rồng; đầu mái đao thường quay vào trong; nét tạo hình thanh thoát, hài hoà...
Mái đao hiện đại là những mái đao của các ngôi chùa được xây mới gần đây. nét đặc trưng thường thấy là được xây bằng xi măng, vữa; đầu hướng ra ngoài; có sự học tập, vay mượn nhiều của các công trình trong và ngoài nước : chi tiết rườm rà ,…..
Phong cách xây dựng đình, chùa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng và có lẽ bắt nguồn từ cách xây dựng các công trình này của Trung Quốc. Trong những thứ chịu ảnh hưởng đó thì có cả phần xây dựng các đầu đao ở các góc mái đình, mái chùa. Tuy có sự "sao chép" nhưng các nghệ nhân Việt Nam xưa đã có sự "cải tiến", cũng chính ở phần đầu đao này.Có thể thấy là đầu đao "Trung Quốc" rất đơn giản, không được trang trí hoa văn nhiều. Phần mái chùa được xếp thẳng, khi đến gần góc đầu đao thì hầu như không có sự chuyển tiếp mà giống như có 1 "nếp gấp" và phần mái ở góc được "gấp" dựng đứng lên. Chính vì có "nếp gấp" này mà đầu đao Trung Quốc luôn hướng thẳng ra ngoài. Mái chùa Việt Nam được tạo hình xếp thành một đường cong uốn lượn ở góc mái, tạo cảm giác mềm mại chứ không "cứng" như mái chùa Trung Quốc. Cùng với nét uốn mềm mại của mái chùa thì đầu đao theo đó được uốn cong lượn vào phía trong. Thêm vào đó là những nét trang trí đặc sắc cho đầu đao Việt Nam mà chùa Trung Quốc không hề chú trọng.
Không chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ khi thiết kế mái đình, chùa uốn lượn và đầu đao uốn vào phía trong, các nghệ nhân Việt Nam xưa còn nhằm đạt tới nhiều mục đích khác:
- Mái chùa cong lên đều và lượn lên ở góc sẽ tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng từ phía các góc mái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì khí hậu nóng ẩm quanh năm, cần có nhiều ánh sáng để các vật dụng không bị ẩm mốc.
- Cũng vì mái chùa nhô ra và cong lên ở góc nên cần có 1 bộ phận để giữ phần góc mái. Không thể đưa cột chống, cũng không thể đưa xà ngang để đỡ phía dưới, các nghệ nhân Việt Nam đã sử dụng chính đầu đao làm "tay kéo" phía trên mái, vừa trang trí vừa làm vững chắc cho mái chùa. Mái chùa Trung Quốc không cong lên nên họ cũng không phải quan tâm việc chăm chút góc mái, và vì vậy bỏ qua đầu đao.
Đi sâu vào nghiên cứu chùa Bút Tháp ta có thể nhận thấy cũng như các chùa Việt Nam khác,mái ngói của chùa trải rộng ra, bao phủ toàn bộ không gian tạo cảm giác ngôi chùa rất rộng. Đầu đao cong uốn lượn bồng bềnh duyên dáng, trên kiến trúc là những bức chạm trổ tinh xảo nghệ thuật.
Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động. Qua cửa Tam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái.
Giống như những ngôi chùa đất Bắc khác, mái chùa Bút Tháp không cao, cửa điện không rộng, khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, lời nói, ánh mắt. Ở góc, người ta muốn nâng mái cao lên vì vậy người ta xây thêm cột chốn. Gian Bái Đường rất lớn, tuy có bốn chân nhưng cột cao vì thế mái dốc nên có thể kéo dài được. Ở giai đọan thế kỷ XVII, thường cấu trúc vừa có bốn hoặc sáu hàng chân. Còn trước đó thời nhà Trần, chỉ còn lại bốn hàng chân. Vì chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời nhà Trần nên tất nhiên được xây dựng theo cấu trúc bốn cột trụ. Giữa hai cột cái có câu đầu. Trên câu đầu có giá chiêng để đỡ thượng lương. Hai bên cột cái là hai cột quân không có xà nách mà chạy chéo gọi là kẻ.Toàn bộ tam giác trên đó gọi là vì kèo, do khônh có xà nách nên không có bẩy vì vậy kẻ kéo dài đều theo đầu mái. Trọng lượng của mái rất nặng vì được lợp ba tầng ngói. Các viên ngói được xếp đan xen khăng khít.Trọng lượng từ thượng lương chuyển sang hai cột chốn của giá chiêng chuyển trọng lượng xuống cho tòan bộ câu đầu. Hai bên câu đầu phải rất cân. Nó sẽ chuyển tiếp trọng lượng vào đầu những cây cột. Như vậy, cột đóng vai trò công năng đỡ toàn bộ mái này, có bao nhiêu cột thì phải chia trọng lượng mái ra cho các cột. Cột đỡ phải là cột đứng sẽ không bị bẻ cong, nếu nằm ngang thì dù là bê tông cốt thép nếu không đủ thong số kỹ thuật cũng sẽ bị bẻ cong. Cột cái bao giờ phải là cột to nhất vì phải đỡ nặng nhất trọng lượng của mái chùa. Sau đó đến cột quân, cột con. Cột con chỉ đỡ trọng lượng của mái hiên. Trước đây, những cột chốn này được làm bằng gỗ, nay được làm bê tông mới đỡ được sức nặng của mái chùa.
Mái chùa lợp ba lớp ngói, lớp cuối là lớp ngói bản, lớp trên tận cùng là những miếng ngói có thể bị vỡ, lớp trên cùng là ngói mũi hài. Lối lợp ngói là lối lợp vảy rồng, lợp so le. Rất thuận lợi khi thời tiết mưa gió vì khi trời mưa mái không bị nặng và nước mưa có thể chảy theo nhiều hướng.
Đầu đao của chùa được cham khắc các hình con rồng và đầu phượng. Có bốn đầu đao tạo cho người xem có cảm giác mái chùa nhẹ nhàng hơn.
Bờ dải từ nóc chạy ra đầu đao, có hàng gạch bít kín.Trên bờ dải thường được chạm khắc hình thù một con vật có bốn chân.
III- NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG THỜ
Vị trí các pho tượng thờ trong chùa
Nội dung các pho tượng thờ chính trong chùa làng
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng.
• Bộ tượng Hộ Pháp
Bước chân vào chùa, nhân vật đầu tiên ta gặp không phải là nhân vật quan trọng,tối thượng nhất của đạo Phật. nhân vật mà mọi người sẽ ( có thể ) gặp đầu tiên là 2 nhân vật rất quan thuộc, hẳn ai cũng đã từng nghe tên, từng biết, và đây có lẽ là nhân vật được hầu hết mọi người phân biệt được trong hệ thống các nhân vật được thờ trong đình chùa đó là 2 ngài hộ pháp : hộ pháp trừng ác và hộ pháp khuyến thiện , tên dân gian quen gọi là : ông thiện và ông ác được đặt đối xứng hai bên trong nhà Bái Đường.
Đặc điểm chung của 2 ông: bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhất trong cả hệ thống tượng trong chùa có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lân hay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc linh khí, tượng thường có những dải lụa xung quanh mình - thể hiện sự thần thông nhưng cũng tạo tính mỹ thuật và được làm bằng đất sét, giấy bồi, hoặc gỗ. Hơn nữa nhìn rất dễ phân biệt, ông Ác mặt đỏ, cầm binh khí, dáng dữ tợn, ông Thiện cầm linh khí ( binh khí ) mặt trắng ( hồng ) dáng hiền
Có thể thấy hai ngài hộ pháp ở chùa Bút Tháp rất đẹp và sinh động. Nếu như ở Chùa Dâu, 2 vị hộ pháp ngôi thẳng chân thì ở đây 1 chân thẳng 1 chân co gác lên đầu con sư tử vì thế hình tượng con sinh động hơn.Tay giơ lên vì vậy tà áo bay phấp phới. Bàn tay trên dưới có cử động khác nhau trông phong phú hơn sinh động hơn.Tất cả hộ pháp đều làm bằng đất sét có phủ sơn ta ra bên ngoài lên giữ được lâu.Tất cả đều làm vào thế kỷ 18 không có pho nào được làm trước thế kỷ 18 cả.Tượng hộ pháp trừng ác ở chùa Bút Tháp mới được sơn son thiếp vàng, tu sửa lại cho nên nhìn mới hơn, đẹp hơn. Một tay cầm quả chuỳ, 1 tay để trên đầu con sư tử tà áo bay phấp phới, sắc mặt và khuôn mặt dữ tợn.Cả hai ông đều mặc áo giáp trụ.
Ngoài hai ông thiện và ác, ta sẽ được nhìn thấy tượng Đức Ông và Đức Thánh Hiền . Có thể nhận thấy rất rõ ban thở Đức Ông ở mỗi nơi rất khác nhau. So với ban thờ Đức Ông ở chùa Dâu, Đức Ông ở chùa Bút Tháp trông có vẻ oai phong hơn, vị thế xã hội cao hơn, tay cầm con dao trên có ngọn tre. Theo sử sách ghi lại, Đức ông là người bở tiền ra tậu ruộng tậu đất dâng hiến cho đức phật để xây chùa làm nơi truyền thụ phật pháp.Vì vậy khi vào chùa ta lễ bàn thờ này trước có hai ý nghĩa.Thứ nhất là bày tỏ lòng biết ơn ông, nhờ ông mà ngày nay ta có lơi lễ chùa. Thứ hai đây là tài sản của ông, ta phải vào đây cám ơn ông ta là người đã mở đầu cho việc cung tiến tiền của tài sản ruộng nương cho nhà chùa.Vì thế thời Lý nhà chùa rất giàu, thậm chí hoàng tộc nhà Lý không đi tu vẫn dâng hiến của cải vật chất cho đức phât. Ngày nay dựa vào những người có lòng mộ phật đi theo phật.Vì thế những người công đức là tứ phương.Đức Thánh tăng là một vị cao tăng. Cũng như Đức Ông và hai ngài hộ pháp không có pho nào giống pho nào nên ở đây hai bàn tay giơ lên làm cho dáng đẹp hơn. Trên thực tế tượng Đức Thánh Hiền ở đây cũng rất đẹp.
• Bộ tượng Tam Thế
Bộ tượng Tam Thế chùa Bút Tháp là bộ tượng đẹp nhất bày cao nhất - biểu tượng cho cõi Niết bàn tuyệt đối bất sinh bất diệt.Bộ tượng này thuộc loại tượng lớn, riêng tượng cao 175cm, kể cả đài sen và bệ tới 270cm.Mặt tượng trở nên tròn hơn và do đó càng đầy đặn, mình vần mập mạp, đều ngồi bán kiết để chân phải ngửa lòng trên bắp vế chân trái, áo cà sa mở rộng hai tà để lộ rõ bộ ngực đeo dây anh lạc nhiều chi tiết khá diêm dúa . Ba bức tượng có ba thế tay khác nhau. Phật ở giữu là phật hiện tại, đang tu hành, tay trái đõ lưng bàn tay phải, hai đầu ngón tay chụm vào nhau, bàn chân lật ngửa lên đặt trên đùi . Thế tay gọi là Muđra: thế thiền định. Bên tay phải Phật hiện tại là Phật quá khứ, bên tay trái là Phật tương lai đều có thế tay khác nhau. Tượng ngồi trên tòa sen được làm kỹ với những cánh chẳng những viền thành cánh sen cuộn đầu mà còn có cả cụm mây đao. Đặc biệt phía sau tượng có vòng hào quang mang hình một lá đề, bên trong có băng diềm trang trí hoa dây, sau gáy tượng là hình tròn thếp vàng với nhiều điểm vạch ở xung quanh, phía trên đỉnh vòng sáng có đôi chim liền cánh hay con chim hai đầu, ở vòng hào quang pho giữa chim có hình đầu người, là loại chim thiêng biết giảng đạo lý nhà Phật, mang tên là Cọng Mạng, Sanh Sanh hay Mạng Mạng. Cũng cần thấy bệ tượng vuông chém góc dưới đài sen ngoài những ô hoa trang trí, ở mỗi góc bệ phần dưới còn có tượng con quỷ nhỏ dáng người vừa dữ tợn vừa hài hước trong thế dạng chân giơ tay đỡ tầng bệ trên. Bệ tượng này hẳn được làm vào khoảng giữa thế kỷ XVII.
• Bộ tượng Tam Thân
Do có thêm một bộ tượng Tam Thế nữa nhưng không thể huỷ pho nào được cả, không thể vất đi được . Trong đạo Phật rất kiêng việc đốt Tượng phật đi ( gọi là hoá ) vì vậy người ta có thể bầy thêm ở hàng thấp hơn. Ba pho tượng ở hàng thấp hơn này giống nhau. Vì vậy ta có thể kết luận thời gian cham muôn vào khoảng thế kỷ XVIII trở đi.Những pho tượng này rất giống nhau vì vậy không thể phân biệt đâu là phật hiện tại, đâu là phật quá khứ, đâu là phật tương lai. Chỉ có thể phân biệt qua chỗ ngồi ta có thể đặt ông này vào giữa, dặt ông giữa sang bên cạnh không sao cả. Tất cả các pho tượng đều được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Chất liệu gỗ được chọn thường là gỗ mít: rất bền, không bị nứt, không bị mối mọt, mền dễ chạm.
• Toà Cửu Long
Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ.
Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản hơn.
Cũng như cách bố trí ở tất cả các chùa ở Việt Nam, Tòa Cửu Long của chùa Bút Tháp được đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn. Phía trước trên cùng là tượng Thích ca sơ sinh. Ở hai bên mỗi một tượng chỉ có hình tượng Thích Ca Sơ Sinh là quy định giống nhau còn vầng hào qiang có chin con rồng phun nước cho Phật tắm thì không giống nhau. Mỗi nơi họ làm một kiểu vì không có sự quy định. Ngoài nguyên tắc là chin cái đầu rồng với ý nghĩa là chin con rồng phun nước cho phật tắm, thì trên vầng hào quang ngoài tượng Thích Ca ra ta không thấy các vị tượng khác nữa không như một số chùa khác.
• Thị giả :
Là pho tượng được làm từ một cây gỗ mặc yếm, thắt lưng bao xanh. Nếu cây gỗ to thì tượng to, còn cây gỗ nhỏ thì tượng nhỏ. Cụ thể khi nhìn vào đài sen và bệ ở bên dưới có thể thấy nó vừa bằng một thân gỗ tròn, cho nên có thế nào người ta chạm thế đó. Ở pho tượng này ta thấy tính dân gian biểu hiện rất rõ nét. Vì tính chất dân gian này cho nên hình tượng pho tượng tuy không tỷ lệ nhưng rất sinh động. Hai pho tượng này đã từng bị mất nhưng sau đó công an đã tìm lại được chứng tỏ hai pho tượng cũng rất có giá trị.
• Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt
Đáng chú ý nhất ở chùa là tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).
Dù thời gian đã làm tróc lớp sơn, thếp vàng trên tượng nhưng không làm mất đi sự duyên dáng của từng cánh tay, trên nét mặt thanh thản của Phật bà, của vầng hào quang tạo bởi nghìn cánh tay và nghìn con mắt. Đây là hiện thân của sự thấu hiểu nỗi khổ và cứu độ chúng sinh trong Phật pháp. Pho tượng có 42 cánh tay lớn và 958 cánh tay nhỏ.Theo kinh Phật và những truyền thuyết dân gian thì Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu luyện được tất cả các phép thần thông quảng đại, thường hay biến hiện ra nhiều sắc tướng để trừ khổ ải cho chúng sinh. Trong các vị Quan Thế Âm Bồ Tát, theo danh hiệu và sắc tướng có một số danh hiệu sau đây: Quan Thế ÂmVô Úy, Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm. Trong 5 vị trên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật thần thông quảng đại hay ra tay cứu độ chúng sinh: không đâu Bà không thấy, không việc gì Bà không làm được. Do vậy Bà có sắc tướng là vị Phật nghìn mắt nghìn tay. Vào viếng các ngôi chùa, ta thường thấy các tượng Phật đứng hay ngồi mà có nhiều tay, nhiều mắt... đó chính là những pho tượng thờ Bà. Theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22454.doc