Đề tài Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 2

I. Kiến trúc cổ 2

1. Khái niệm Kiến trúc cổ và phân loại Kiến trúc cổ Hà Nội 2

2. Ý nghĩa lịch sử, văn hoá của các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 7

II. Du lịch bền vững 11

1. Khái niệm du lịch bền vững và nhân tố để phát triển du lịch bền vững 11

2. Vai trò của kiến trúc cổ Hà Nội trong phát triển du lịch bền vững 13

CHEƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH

KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI 17

I. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội 17

1. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích tâm linh 17

2. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ được dùng làm nhà ở và nơi

làm việc 21

3. Thực trạng hoạt động du lịch tại các công trình kiến trúc cổ Hà Nội 26

II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 31

1. Những mặt tích cực trong quá trình bảo tồn kiến trúc cổ 31

2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội 35

CHƯƠNG III. PHÁT HUY VAI TRÕ KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI TRONG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 43

I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 43

1. Nhóm giải pháp bắt nguồn từ thực trạng bất cập 43

2. Nhóm giải pháp phát huy những nhân tố tích cực đã được hình thành 53

II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ

trong phát triển du lịch bền vững 60

1. Những giải pháp trong ngắn hạn 60

2. Những giải pháp trong dài hạn 63

KẾT LUẬN CHUNG 76

pdf83 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Hà Nội được thể hiện không chỉ ở ngân sách cho bảo tồn tăng l ên, mà còn thể hiện ở số lượng các công trình được đưa vào các dự án bảo tồn cũng ngày một nhiều hơn. Hà Nội là trung tâm văn hoá di sản của cả nước với số lượng di tích lên tới 2/3 tổng số di tích lịch sử của cả nước, trong đó có nhiều di tích kiến trúc cổ đ ược xếp hạng di tích quốc gia có giá trị lớn về mặt kiến trúc- nghệ thuật. Địa bàn Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi huy động được nhiều nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của khối lượng di sản và kiến trúc cổ đồ sộ. Chỉ tính riêng giai đoạn 2002- 2008, ngân sách nhà nước đã đầu tư cho việc tôn tạo và tu bổ cấp thiết gần 300 di tích tới 256 tỷ đồng. Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong năm 2009, Hà Nội đang tiếp tục triển khai nhiều dự án tu bổ các di tích văn hoá trọng điểm với kinh phí tương đối lớn, cụ thể như các dự án tu bổ Thăng Long tứ trấn, chùa Quán Thánh, chùa Trấn Quốc…đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Trong một số năm gần đây, dự án được nhắc đến nhiều nhất là việc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 12/2002 đến tháng 12/2003 nhưng đã thu được kết quả đáng kể với sự xuất lộ của 19000m2 móng công trình kiến trúc cổ. Điều làm thế giới phải ngỡ ngàng là sự đan -34- xen của nhiều tầng văn hoá trong một quần thể di tích kiến trúc cổ. Có ý kiến nhận định rằng nếu được khai quật và bảo tồn đúng đắn thì quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long nhiều khả năng sẽ trở thành kho báu độc đáo tầm cỡ thế giới. 1.3. Ý thức bảo tồn đã dần định hình và phát triển. Phải đến một số năm gần đây, khi mà công cuộc Đổi mới toàn diện đã giúp cho điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân dần được nâng cao, thì chúng ta mới thực sự có điều kiện để chú trọng đến việc phát huy những giá trị văn hoá tinh thần. Đặc biệt b ước sang thế kỷ XXI, với doanh thu đáng kể từ du lịch, Việt Nam đã chú ý hơn đến việc đầu tư vào loại hình dịch vụ thu nhiều lợi nhuận này. Cùng với đó thì công cuộc bảo tồn phát huy giá trị văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ cũng được đầu tư nhiều hơn. Kết quả là hàng loạt dự án bảo tồn được triển khai trong thời gian ngắn. Việc xem xét xếp hạng di tích cũng được tiến hành nhiều hơn. Ngoài ra, nhận thức được sự xuống cấp của các công trình kiến trúc cổ có thể gây ảnh hưởng đến việc sinh sống và làm việc của người dân, thành phố Hà Nội đã có những văn bản quy định cụ thể, rõ ràng đâu là khu phố cổ, đâu là khu phố cũ, nơi nào người dân có thể sửa sang, cải tạo lại. Những vi phạm về xây dựng trong khu vực phố cổ cũng đ ã có quy định xử phạt. Song song với việc ban hành các quy định và biện pháp xử phạt cụ thể đối với hành vi xâm hại các công trình kiến trúc cổ, từ năm 1996 thành phố Hà Nội đã cho thành lập Ban quản lý phố cổ với nhiệm vụ giúp UBND th ành phố về công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác khu phố cổ H à Nội. Hoạt động của Ban quản lý phố cổ đã có một số kết quả nhất định để bảo vệ Thủ đô ng àn năm tuổi vượt qua được thời gian và thời tiết khắc nghiệt, giữ gìn được nhiều di tích, nhiều vốn kiến trúc cổ, nhiều nét văn hóa đầy giá trị mà cha ông ta để lại. Cụ thể Ban quản lý đã có rất nhiều cố gắng để dựng lại và bảo tồn được nhiều đường phố cổ, tổ chức một số hội thảo được nhiều nước quan tâm, như đại diện thành phố Toulous (Pháp), Nhật, Đức, Thụy Điển... tổ chức một số cuộc trưng bày như buổi giới thiệu và trình diễn các dòng gốm truyền thống, triển lãm Nét Xuân (2004), tái hiện không gian Trung thu truyền thống, lễ hội hưởng ứng ngày Di sản Việt Nam (23/11)... phối hợp với Câu lạc bộ nghệ nhân Hà Nội để nghiên cứu nghề truyền thống, kết hợp với những hoạt động văn hóa giới thiệu giá trị tiêu biểu của nghề truyền thống hay đưa ra các ấn phẩm phố nghề đến -35- đông đảo nhân dân và du khách nước ngoài. Trong những nỗ lực bảo tồn của Ban quản lý phố cổ có lẽ gây được sự chú ý nhiều nhất là việc tiến hành một số đề án duy tu, sửa chữa, củng cố một số công trình kiến trúc cổ, cụ thể là 3 căn nhà cổ ở 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào, 51 Hàng Bạc, và nhà số 28 Hàng Buồm đang được tiến hành tu sửa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Từ năm 1986 tới nay, đã có một số dự án, đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong đó được chú ý nhất có dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm- Hà Nội” do Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Viện Đào tạo chuyên ngành đô thị IMV cùng đơn vị tư vấn Interscenne (Pháp) triển khai với sự giúp đỡ, hợp tác của chính quyền vùng Ile - de - France. Cùng với sự quan tâm gia tăng của nhà nước thì ý thức bảo tồn các công trình kiến trúc cổ của người dân cũng được gia tăng phần nào. Điều này được thể hiện qua việc những cuộc thi như “Tìm hiểu lịch sử văn hoá các thành phố 1000 năm tuổi”, cuộc thi “Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam” được Viện Kiến trúc và quy hoạch đô thị nông thôn phát động từ 30/5/2009 đến 30/6/2009,... đ ã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng. Ngoài ra, những dự án trung tu, tôn tạo, phục dựng các công trình kiến trúc cổ cũng nhận được những ý kiến đóng góp nhiều chiều của chuyên gia và những người tâm huyết trong và ngoài nước. Những ý kiến phản biện tích cực, những hành động thiết thực của người dân để ngăn chặn hành vi xâm hại các công trình kiến trúc cổ là rất đáng được ghi nhận. 2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội Việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ mới được chú trọng từ một vài năm gần đây nên việc tồn tại những hạn chế là điều không tránh khỏi. Những hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội được thể hiện tập trung ở một số mặt sau: 2.1. Số lƣợng các công trình kiến trúc cổ đang giảm đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc các công trình kiến trúc cổ biến mất, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước đây do chiến tranh tàn phá, do tác động của thời gian và khí hậu, hay do những sai trong nhận thức và hoạch định chính sách đã khiến không ít công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao biến mất. Các di tích cổ thời phong kiến mất đi -36- một phần trong cuộc xâm lược thuộc địa của Pháp, do chiến tranh v à một phần mất di sau này qua những công cuộc tiêu thổ kháng chiến, cải cách ruộng đất… Điển hình ở Hà Nội về di tích kiến trúc cổ bị phá huỷ trong thời kỳ khai thác thuộc địa là việc phá huỷ chùa Báo Thiên để xây dựng Nhà Thờ Lớn năm 1883. Bước vào giai đoạn kháng chiến, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, chúng ta đã buộc phải phá huỷ nhiều công trình kiến trúc, nhà cổ có giá trị. Sinh thời, Hồ Chủ tịch cũng đã tâm niệm sẽ xây dựng lại đất nước sau kháng chiến chống Pháp nhưng không thực hiện được do kháng chiến chống Mỹ kéo dài và tiếp sau đó là thời gian đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt trong là trong lĩnh vực kinh tế. Khi đời sống vật chất chưa được đảm bảo thì đời sống tinh thần cũng không được chú trọng. Nhiều đình chùa trở thành nhà dân hoặc biến mất nhường chỗ cho nhà dân. Có những di tích kiến trúc chỉ còn trong tâm niệm. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù vấn đề bảo tồn các di tích được quan tâm hơn, thậm chí Nhà nước đã lập ra “sách đỏ” về những công trình kiến trúc cổ, nhà cổ đang chờ được bảo tồn, phục dựng, trùng tu, nhưng nhiều di tích vẫn đang dần biến mất vì sự chậm trễ của chính sách trước nhu cầu về không gian sinh sống ngày càng ra tăng của một bộ phận không nhỏ người dân sống trong hoặc xung quanh các công trình này. Ví dụ tiêu biểu là Đình Trương Thị ở số 50 phố Hàng Bạc. Theo tư liệu, đình được xây dựng năm 1811, kiến trúc có mặt chạm khắc đẹp, thờ ôn g tổ trăm nghề và ông tổ nghề bạc. Có thời kỳ, địa chỉ này có đến 20 hộ dân sinh sống. Khi đình xuống cấp trầm trọng, những người dân đã bắt đầu phá dần đi để xây nhà riêng. Theo năm tháng, di tích này cũng biến mất. Hiện nay, trên địa bàn phường Hàng Buồm, Hàng Bạc… tập trung khá nhiều di tích lịch sử văn hóa, nh ưng có khi chỉ sau một thời gian ngắn, những cán bộ văn hóa bất lực thông báo rằng: di tích đ ã biến mất. Nhiều khách sạn cao tầng đã mọc lên ngay trong khu phố cổ. Kiến trúc thời Pháp thuộc vốn tạo nên một mảng không gian kiến trúc đặc trưng của Hà Nội vừa sang trọng, vừa lịch thiệp nhưng không kém phần uy nghi trầm mặc cũng ít nhiều bị đập phá xây lại để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng ra tăng. Như chúng ta đã biết, những ngôi biệt thự Pháp cổ được chia làm 3 loại: Một là được sử dụng làm trụ sở các cơ quan, đại sứ quán các nước. Hai là tư gia của các lãnh đạo cao cấp. Số nhiều nhất còn lại do người dân tự quản. Đối với hai loại trên thì kiến trúc Pháp được bảo -37- tồn nguyên vẹn về mặt số lượng cũng như kiến trúc. Nhưng những ngôi biệt thự do người dân tự quản thì nay đã mất đi nhiều hoặc bị đập phá để xây lại. Theo thống k ê của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, vào khoảng cuối những năm 1980 đầu 1990 Hà Nội có khoảng hơn 2000 ngôi biệt thự cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và Châu Âu, nhưng đến năm 2008 thì chỉ còn chưa đến 1000 căn. Dự đoán nếu cứ theo đà này và không có cơ chế quản lý đặc biệt với những biệt thự cổ thời Pháp thuộc thì trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ mất đi không gian biệt thự cổ vốn đã tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc Hà Nội. Như vậy, có thể thấy, việc lấn chiếm, phá hủy, rồi cơi nới, xây mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế ngày càng tăng của người dân là nguyên nhân chính của sự biến mất các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội. 2.2. Các công trình kiến trúc cổ bị xâm hại nhiều. Ngoại trừ một số công trình kiến trúc cổ mang tầm vóc quốc gia v à nằm ở những vị trí khó có thể bị xâm hại như đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc… thì những đình, đền, chùa cổ ở Hà Nội đa phần đang chịu tác động tiêu cực của tiến trình đô thị hoá. Việc xâm hại kiến trúc cổ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những hành vi nhỏ nhặt, như viết vẽ bậy thể hiện sự thiếu tôn trọng di tích kiến trúc cổ , đến những hành động rõ ràng hơn mà chúng ta ai cũng có thể nhận thức được như việc xâm phạm khuôn viên kiến trúc làm nơi ở hoặc buôn bán, kinh doanh. Có những hành động tưởng chừng chỉ nhằm mục đích thu hút khách du lịch nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và tính giá trị của kiến trúc cổ nên cũng cần được xếp vào nhóm những hành động xâm hại các công trình kiến trúc cổ. Dựa vào mức độ bị xâm hại của các công trình kiến trúc cổ, chúng ta có thể chia các hành vi xâm hại đó vào ba cấp độ khác nhau như sau: Cấp độ 1: Việc xâm hại chỉ tác động đơn thuần đến mỹ quan của công trình kiến trúc cổ do một bộ phận người dân thiếu ý thức gây nên. Không cần nhìn đâu xa, có thể bắt gặp ngay những hình vẽ, hình khắc của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trên tường, vách, cột của các công trình kiến trúc cổ. Kiến trúc cổ còn bị lạm dụng để dán những hình ảnh quảng cáo. Không khó khăn để tìm được một bức tường kiến trúc cổ in những dòng chữ quảng cáo như “khoan cắt -38- bê tông” hay dán những tờ rơi. Những hành động này tuy nhỏ nhặt nhưng ảnh hưởng thì không nhỏ chút nào đến mỹ quan đô thị và phải được xếp vào nhóm hành động xâm hại kiến trúc cổ. Nguyên nhân của việc xâm hại này đơn thuần do sự thiếu hiểu biết và tôn trọng của người dân và cũng không thể không nhắc đến sự yếu kém trong quản lý của các cấp chính quyền. Cấp độ 2: Xâm lấn di tích kiến trúc cổ nhằm những mục đích kinh doanh thu lợi nhuận nhưng không gây ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của công trình. Loại hình kiến trúc cổ bị xâm hại ở cấp độ 2 thường là các công trình kiến trúc cổ thời phong kiến, điển hình là đình, chùa, miếu mạo. Hoạt động xâm lấn di tích chủ yếu là lấn chiếm khuôn viên khu vực II hay thậm chí là khu vực I của di tích kiến trúc cổ để buôn bán, kinh doanh. Có thể điểm qua h àng loạt những công trình kiến trúc cổ bị xâm hại đang được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây như: Chùa Bộc (được công nhận Di tích lịch sử- Văn hoá quốc gia năm 1962), người dân chiếm dụng vỉa hè ngay trước chùa để bày bán, trong khuôn viên chùa là bãi để xe ngổn ngang; chùa Vĩnh Trù (Hoàn Kiếm - Hà Nội) khuôn viên bị chiếm dụng ngang nhiên làm hàng quán, trông xe…; đền Đồng Thuận ngổn ngang quán nước ngay trước cửa đền; Gò Đồng Thây (Khuất Duy Tiến) trở thành nơi chứa rác thải và phơi quần áo….Những hành động như vậy rõ ràng vi phạm nghiêm trọng Điều 32 quy định về những khu di tích và mức độ bảo vệ của Luật Di sản văn hoá, đã và đang được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra còn nhiều kiểu xâm hại di tích kiến trúc cổ khác như lợi dụng di tích kiến trúc cổ để tiến hành các hoạt động thương mại hoặc mê tín dị đoan trong khuôn viên di tích cũng cần được xếp vào những hành động xâm hại và có biện pháp xử phạt nghiêm minh. Ví dụ như như trong khuôn viên Chùa Một Cột, cảnh tượng bày -39- bán ngổn ngang cùng các thứ rác rưởi xung quanh đã làm giảm đi rất nhiều giá trị cảnh đẹp của ngôi chùa mang dấu ấn lịch sử và kiến trúc sâu đậm này. Rõ ràng những hành động tưởng chừng nhỏ nhặt như vậy có mức độ xâm hại không hề nhỏ chút nào. Cấp độ 3: Việc xâm hại di tích gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu kiến trúc, đe doạ sự tồn tại của công trình kiến trúc cổ. Tiêu biểu cho hiện tượng này là việc xâm phạm khuôn viên di tích kiến trúc cổ làm nhà ở của dân. Số di tích bị vi phạm tập trung chủ yếu tr ên địa bàn 4 quận nội thành cũ, là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình. Theo số liệu điều tra đến tháng 7/2008, hiện có 12 tập thể và 1.230 hộ dân đang “ngụ cư” tại 681 di tích đã xếp hạng trên địa bàn Hà Nội. Có nhiều nguyên nhân cho sự xâm hại di tích của người dân. Do chiến tranh, thiên tai, những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhà dân bị phá, người dân vào ở nhờ trong các di tích kiến trúc cổ nh ư đình, chùa. Lâu ngày, họ xây dựng nhà cửa và “thường trú” qua nhiều thế hệ trong khuôn viên di tích cổ. Cũng có nhiều trường hợp tự ý vào ở trong di tích kiến trúc cổ. Như đã nêu ở trên, cho đến tận trước thế kỷ XXI, việc bảo tồn, trùng tu các di tích kiến trúc cổ có giá trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc buông lỏng quản lý trong thời gian dài đã dẫn đến hậu quả là hàng loạt những công trình kiến trúc cổ như chùa Liên Phái, Chân Tiên, Hoà Mã (Quận Hai Bà Trưng), chùa Ngũ Xá (quận Ba Đình), đền chùa Huy Văn, chùa Quang Minh, Đ ống Quang (Quận Đống Đa), đình Trương Thị, Kim Ngân (Quận Hoàn Kiếm)….đã bị các hộ dân xung quanh và những người sinh sống trong chùa xâm hại. Không thể phủ nhận những nỗ lực của thành phố trong việc di dời hộ dân trong khuôn viên di tích- theo báo Thể Thao - Văn hoá ra ngày 11/8/2008, cho đến năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương, chính sách về việc tổ chức hợp thức đất và di chuyển hơn 1200 hộ dân đang còn sinh sống trong khuôn viên khu vực I của những di tích đã được xếp hạng trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội- tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, việc các hộ dân sinh sống bất hợp pháp trong khuôn viên các di tích kiến trúc cổ vẫn là vấn đề nhức nhối được nhiều báo đài nói đến hàng ngày. Vấn đề di dân và tái định cư chắc chắn sẽ không dễ một khi bài toán “quỹ đất” vẫn chưa có lời giải hợp lý. -40- 2.3. Nhiều công trình kiến trúc cổ chƣa đƣợc đầu tƣ bảo tồn. Như đã đề cập ở trên, phải sang đến thế kỷ XXI, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, trong đó có các công trình kiến trúc cổ, mới thực sự được chú ý và đầu tư với hàng loạt những quyết định xếp hạng di tích v à hàng loạt dự án bảo tồn kiến trúc với quy mô không hề nhỏ. Việc “chạy đua” nh ư vậy phần nào cũng đã bù đắp lại một khoảng thời gian quá dài chúng ta bỏ bê và không chú trọng đến công tác bảo tồn những công trình kiến trúc cổ có giá trị khiến nhiều di tích kiến trúc bị mai một, phá huỷ theo thời gian hoặc xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là còn có những công trình kiến trúc cổ có giá trị chưa được đầu tư bảo tồn và đang xuống cấp trầm trọng. Việc người dân xâm hại di tích như đã đề cập ở trên là nguyên nhân chủ yếu của việc xuống cấp các di tích, ngoài ra cũng phải kể đến sự chậm trễ trong công tác bảo tồn. Hệ quả l à nhiều di tích kiến trúc cổ đã bị mai một nhiều. Trong đó có nhiều di tích có giá trị nh ư di tích thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), chùa Vĩnh Trù, đình Kim Liên, Chùa Thiên Phúc, đền Cẩu Nhi (Trên hồ Trúc Bạch)…Hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều dự án bảo tồn đang được tiến hành nhưng số lượng di tích xuống cấp trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều và mong muốn một cuộc đại bảo tồn toàn thành phố đạt được cả quy mô và chất lượng dường như là điều không thể. Bên cạnh việc xuống cấp trầm trọng của nhiều đình chùa cổ có giá trị trên địa bàn thành phố, phải kể đến hàng loạt biệt thự cổ thời Pháp thuộc cũng đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng và chưa hề được đầu tư để bảo tồn, đặc biệt là những biệt thự Pháp cổ do người dân quản lý. Những biệt thự tư nhân như vậy, cùng tác động của thời gian, việc chưa tiến hành quản lý chặt chẽ -41- được hoạt động cơi nới, xây dựng mới, cũng như chưa có đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa đã thực sự làm thay đổi kiến trúc của nhiều công trình. Đa phần tường gạch nứt và đổ nát, dây điện chằng chịt, kiến trúc biến dạng, những h ình hoa văn hoạ tiết không còn rõ ràng nữa mà mai một theo thời gian. Đã đến lúc phải nhận định rằng vẻ đẹp của những biệt thự Pháp cổ phải dùng đến “lý trí” để cảm nhận. 2.4. Vấn đề trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ để lộ nhiều bất cập. Hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hàng loạt các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn Hà Nội đã và đang được trùng tu, xây dựng lại. Thế nhưng, việc làm này, ngoài việc bảo tồn kiến trúc cổ lại đang để lộ nhiều bất cập , mà quan trọng nhất là việc mất đi những giá trị văn hoá lịch sử của các công tr ình kiến trúc cổ. Nguyên tắc chung của bảo tồn là càng giữ được nguyên vẹn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Mục đích của bảo tồn là làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của công trình kiến trúc cổ chứ không phải “làm mới” kiến trúc, biến công trình kiến trúc cổ hàng trăm năm tuổi thành công trình kiến trúc chỉ vài tháng tuổi. Gần đây, ở Bắc Ninh, vụ đập phá xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng, ngôi đền có tuổi thọ 700 năm tuổi, gây không ít bức xúc trong dư luận. Nhìn lại chính thủ đô Hà Nội, việc xây mới những hạng mục mang tính “giả cổ” trong khuôn viên di tích cổ cũng không còn là chuyện lạ. Điển hình và tiên phong cho phong trào “xây m ới” trong khuôn viên di tích cổ có thể kể đến là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhân dịp 990 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố đã cho tu sửa hai gian bên của khu Đại Bái và biến thành những gian bày bán hàng lưu niệm sầm uất để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, nổi bật nhất là việc xây dựng lại Nhà Thái Học (vì di tích cũ đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi chiến tranh) để trưng bày những hiện vật có giá trị nhằm mục đích tốt là nâng cao giá trị của khu di tích kiến trúc cổ. Tuy nhiên, quá trình thiết kế và xây dựng chưa được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu thấu đáo về lịch sử cũng như phong cách kiến trúc của Nhà Thái học, đã khiến cho chiều cao của tòa nhà lớn hơn hẳn những khu khác của Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa văn hóa và giá trị thẩm mỹ của cảnh quan nơi đây. -42- Việc thêm những yếu tố mới vào trùng tu cũng từng gây bức xúc trong dư luận dù đó có khi chỉ là việc làm lại một tấm bia, sơn mới một tháp cổ, cổng chùa hay tượng thờ…Quá trình trùng tu cũng gây nên sự pha tạp văn hoá bằng việc đưa vào khuôn viên di tích cổ những yếu tố quá ư hiện đại. Trong một buổi phỏng vấn, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đã phải bức xúc khi nhắc đến mốt “đèn vườn Nhật Bản” ở nhiều chùa chiền ở Hà Nội mà đi đầu lại chính là Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Phủ Tây Hồ với mối lo ngại nó sẽ tạo nên “sự lai căng văn hoá” làm giảm giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc. Gần đây, dự án đại tu đền Bạch Mã vẫn đang trong quá trình thực hiện, hy vọng sẽ không làm thay đổi kết cấu kiến trúc hay “hiện đại hoá” một trong những ngôi đền lâu đời nhất ở H à Nội. Ngoài ra, một số chính sách xây dựng không đúng đắn cũng đã khiến cho giá trị lịch sử của nhiều di tích kiến trúc cổ bị suy giảm. Điển hình phải kể đến nhà tù Hoả Lò (số 49 phố Hai Bà Trưng), một di tích kiến trúc tiêu biểu bậc nhất phản ánh thời kỳ thuộc Pháp và hai cuộc kháng chiến cứu nước, đã bị cắt phần lớn để xây dựng toà nhà Hanoi Tower. Đây có thể coi là một sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng lớn đến khu di tích mang giá trị lớn này. Bên cạnh đó, mỹ quan di tích kiến trúc cổ đa phần không được đảm bảo, đặc biệt là những đình chùa ở khu phố cổ. Qua khảo sát dễ nhận thấy những đình chùa cổ như Đền Bạch Mã, Đền Đồng Thuận lọt thỏm giữa bộn bề những dãy nhà cao tầng. Việc xây dựng thiếu quy hoạch nh ư vậy, tuy không trực tiếp phá hủy các công trình kiến trúc cổ, nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan của các công trình đó. Nhìn chung, thực trạng bảo tồn kiến trúc cổ ở Hà Nội hiện nay tồn tại nhiều bất cập hơn là những mặt tích cực và trong thời gian tới, những bất cập này vẫn đang đặt ra yêu cầu phải được giải quyết cấp bách. Vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào? Giải quyết phải hướng tới sự phát triển bền vững lâu dài chứ không chỉ là những biện pháp “vá víu” trước mắt để hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. -43- CHƢƠNG III. PHÁT HUY VAI TRÕ KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội Các công trình kiến trúc cổ mang trong mình những giá trị lịch sử- văn hóa không thể chối cãi. Tuy nhiên, quá trình bảo tồn và sử dụng các công trình kiến trúc cổ Hà Nội hiện để lộ nhiều bất cập. Muốn phát huy giá trị lịch sử- văn hóa của công trình kiến trúc cổ, trước tiên cần bảo tồn các công trình kiến trúc cổ đó. Căn cứ vào thực trạng bảo tồn và hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội hiện nay, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Hà Nội như sau: 1. Nhóm giải pháp bắt nguồn từ thực trạng bất cập 1.1. Hoàn thiện các các văn bản pháp luật có liên quan Đối với quốc gia nào cũng vậy, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di sản là nhiệm vụ hàng đầu nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Các công trình kiến trúc cổ vừa là những di sản văn hoá có giá trị kiến trúc- nghệ thuật hết sức to lớn, vừa là tài sản kinh tế lớn. Chính vì thế, các công trình đó phải được bảo vệ chặt chẽ bởi hệ thống luật pháp có liên quan. Hơn nữa, đa số những bất cập trong bảo tồn các di tích đều bắt nguồn từ cơ chế, do đó muốn giải quyết hiệu quả các bất cập th ì giải pháp then chốt phải là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Đối với những vấn đề liên quan đến bảo tồn di tích, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa mới đ ược Quốc hội thông qua ngày 18/06/2009 được cho là đã có những bước tiến vượt bậc, khắc phục được nhiều những khiếm khuyết của Luật Di sản văn hóa 2001. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được quy định rất chặt chẽ ngay từ Luật, với những y êu cầu cụ thể chưa có trong Luật Di sản văn hóa 2001 như: -44- - Giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích; lập quy hoạch, dự án trình cơ quan có thẩm quyền; công bố công khai quy hoạch, dự án đ ã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. - Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (đối với tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (đối với cá nhân); việc các thủ tục tu bổ di tích tiến h ành theo Luật Xây dựng cũng được bãi bỏ. Bên cạnh đó, cũng còn một số điểm, theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta cần bổ sung và làm rõ hơn trong những lần chỉnh sửa sau, như việc quy định cụ thể các phương pháp chính để giữ gìn, bảo vệ các công trình kiến trúc cổ là gia cố, hạn chế phục chế phục dựng, có thể phục hồi từng phần v à không tạo ra sự lẫn lộn giữa yếu tố gốc với yếu tố mới xây; hay vấn đề phân chia các thuật ngữ “danh lam thắng cảnh” với “di tích lịch sử- văn hóa” để có những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với từng loại di tích. Một số nội dung c òn gây tranh cãi như “bảo tồn nguyên trạng” và “bảo tồn nghiêm ngặt”, hay “yếu tố gốc” và “yếu tố nguyên gốc”... cũng cần được mang ra xem xét, tranh luận kĩ càng. Nhiều bất cập trong công tác bảo tồn các công tr ình kiến trúc cổ xuất phát từ cơ chế phân cấp quản lý chưa rõ ràng, như việc có những công trình kiến trúc cổ đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia nhưng lại không nhận đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiến trúc cổ hà nội với phát triển du lịch bền vững.pdf
Tài liệu liên quan