LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Những vấn đề chung về kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường 2
A. Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta 2
I. Kinh tế thị trường 2
II. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN 10
B. Quá trình kinh doanh thương mại 14
I. Khái niệm doanh nghiệp thương mại 14
II. Quá trình kinh doanh thương mại 15
Chương II: Hoạt động kinh doanh của công ty thương mại khách sạn Đống Đa và nhà hàng Nhật Hồng 29
I. Sự hình thành và phát triển của công ty 29
II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 36
III. Hoạt động kinh doanh của nhà hàng Nhật Hồng 41
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở nhà hàng Nhật Hồng 49
I. Đặc điểm và phương hướng của nhà hàng 49
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở nhà hàng Nhật Hồng 50
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp (lấy nhà hàng Nhật Hồng làm ví dụ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à khâu hoạt động tiếp tục của quá trình sản xuất trong khâu lưu thông (ở các kho thành phẩm). Các nghiệp vụ của việc chuẩn bị hàng hoá để bán bao gồm:
- Tiếp nhận hàng mới về
- Phân loại hàng hoá
- Nêu nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá
- Bao gói lại hàng hoá
- Sắp xếp hàng hoá ở kho
- Bảo quản hàng hoá
- Chuẩn bị đồng bộ các lô hàng
- Vận chuyển hàng đến địa điểm theo yêu cầu của khách hàng
Như vậy khâu chuẩn bị hàng hoá là cả một quá trình hoạt động dài đòi hỏi các DNTM phải thường xuyên quan tâm. Nếu làm tốt khâu này sẽ cho phép DNTM bán hàng có chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu của khách hàng, gây được chữ tín trong kinh doanh.
Để thực hiện tốt quá trình này, đòi hỏi DNTM không lao động trực tiếp ở kho hàng mà còn phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu mặt hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác khâu chuẩn bị hàng tốt thì sẽ tạo ra khả năng xuất bán nhanh, tránh phải để khách chờ khi giao nhận, giải phóng nhanh mặt hàng bằng cho phép thực hiện tiết kiệm diện tích chống hao hụt lớn khi thực hiện dự trữ trong kho.
d. Quá trình tổ chức bán hàng
Bán hàng ra là khâu cuối cùng, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông, phục vụ sản xuất và đời sống, là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận và các qui định nghiệp vụ khác. Bán hàng là khâu có quan hệ mật thiết đối với khách hàng vì vậy ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, bán hàng là vũ khí sắc bén vì kết quả của bán hàng phản ánh đúng đắn mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh kết quả (hiệu quả) và sự cố gắng nỗ lực của doanh nghiệp trên thị trường.
Bán hàng là thực hiện trao đổi giá trị của hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu vì vậy các doanh nghiệp thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện thật tốt quá trình bán hàng.
Bán hàng là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu nhất ở DNTM
Tóm lại: Nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với từng khách hàng hoặc là đáp ứng tức thời yêu cầu của người mua ở cửa hàng hay quầy hàng thuận tiện. Muốn bán hàng được DNTM phải thực hiện cho được các phương thức biện pháp hay nghệ thuật sau:
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường và sản phẩm định bán. Đó là xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng mặt hàng và thời gian mà thị trường đòi hỏi.
- Xác định các hình thức phân phối vật tư trên thị trường một cách hợp lý. Xác định kênh bán hàng và các hình thức bán hàng.
- Phân phối hàng hoá theo các kênh khác nhau
Xác định giá bán phù hợp với từng thị trường trên cơ sở hạch toán kinh doanh, đủ chi phí và có lãi, đảm bảo kinh doanh được phát triển.
- Tổ chức quảng cáo và xúc tiến bán hàng cũng như các hình thức tiếp cận thị trường.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ bán hàng ở cửa hàng, quầy hàng văn minh lịch sự, tạo sự thuận lợi cho khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của công tác bán hàng là: lượng hàng bán được trong kỳ.
Ngoài ra, các nhân viên bán hàng là yếu tố, là lực lượng quan trọng để thực hiện mục tiêu, phương án kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Và tuỳ theo từng ngành nghề kinh doanh, hình thức phương tiện mua bán mà đề ra các yêu cầu khác nhau đối với nhân viên bán hàng.
e. Các hoạt động kinh doanh của DNTM
Kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường không phải là kỹ thuật nghiệp vụ mà coi như một nghệ thuật. Để đạt được mục đích trong kinh doanh (tức là thu được lợi nhuận tối ưu) các DNTM phải tạo ra các hoạt động kinh doanh phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và đảm bảo kinh doanh theo pháp luật Nhà nước. Các hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại được chia làm hai loại: Kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ.
III/ KINH DOANH HÀNG HOÁ
1. Mục tiêu kinh doanh
Như trên đã nêu ra kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đâù tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hay nói một cách khác là khi tiến hành kinh doanh đó là tiến hành tập hợp các phương tiện và con người (sức lao động) và đưa vào hoạt động để tạo ra tiền cho các doanh nghiệp.
Như vậy mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp lợi nhuận được tạo ra khi số tiền thu được trong kinh doanh (doanh thu) phải lớn hơn số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra(chi phí kinh doanh)
Lợi nhuận = Tiền bán ra - Tiền chi phí
Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh thương mại là việc đầu tư tư tiền của và công sức để mua bán hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Mà trong đó mua hàng hoá không phải để tiêu dùng đơn thuần mà phải để bán. Phải bán được thì mới mua và phải bán được mới có lợi nhuận.
2. Chi phí trong kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh, muốn thắng trong cạnh tranh một vấn đề quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm đó là chi phí sản xuất kinh doanh. Nếu giảm một đồng chi phí nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận. Hơn nữa ở các doanh nghiệp mức độ sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó tuỳ theo chi phí và giá bán hàng hoá đó.
Đối với các DNTM chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí cho việc mua hàng và vận chuyển hàng hoá, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí hao hụt và chi phí quản lý... Theo tính chất của chi phí ta có chi ra thành các loại chi phí sau:
a. Tổng chi phí cố định (TFC): đây là những khoản chi cố định sẽ không thay đổi khi có sự tăng lên hay giảm xuống của số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra. Đó là các khoản chi cho việc thuê đất đai, tiền khấu hao cho cơ sở máy móc, chi phí làm thủ tục mua bán, chi phí quản lý. Đường biểu diễn tổng chi phí cố định là đường song song với trục hoành.
b. Tổng chi phí biến đổi (TVC): đây là tất cả các khoản chi phí cùng tăng lên hay giảm xuống theo sự tăng lên hay giảm xuống của một số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra. Đó là chi phí mua và vận chuyển hàng, chi phí bảo quản, chi phí phân loại, chi phí đóng gói hàng hoá. Đường biểu diễn tổng chi phí biến đổi cho thấy sự gia tăng những đầu vào biến đổi làm cho những chi phí biến đổi cũng gia tăng và do thế cũng làm cho lượng hàng hoá dịch vụ gia tăng. Việc tăng tổng chi phí biến đổi thường đưa tới sự tăng lên tối đa của hàng hoá và dịch vụ bán ra và hiệu quả sử dụng các đầu vào biến đổi cũng đạt được sớm hơn sự đạt của sản lượng tối đa.
c. Tổng chi phí kinh doanh (TC): Đây là tổng cộng của hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi tương ứng với mỗi loại mức sản lượng.
TC = TFC + TVC
Đường biểu diễn tổng chi phí có dạng như đường biểu diễn chi phí biến đổi vì mỗi sự gia tăng của hàng hoá ra làm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí với cùng mức độ như nhau.
3. Doanh thu
Doanh thu là số tiền được hình thành từ các hoạt động bán hàng hoá và các hoạt động nghiệp vụ. Ngoài ra doanh thu còn được hình thành trong các trường hợp mà doanh nghiệp tạo nên được từ các nguồn khác. Tổng cộng tất cả các nguồn (các loại tiền) mà doanh nghiệp thu được có gọi là tổng doanh thu. Trong đó doanh thu từ các hoạt động bán hàng hoá và các hoạt động dịch vụ có thể được xác định bằng cách nhân giá với số lượng và dịch vụ bán ra.
TR = P.Q
Trong đó:
TR : Doanh thu
P : Giá cả hàng hoá dịch vụ
Q : Số lượng hàng hoá dịch vụ
Mặt khác ta thấy rõ ràng là tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng bằng mức chi phí phải bỏ ra cuả người tiêu dùng khi mua hàng hoá hay dịch vụ. Như vậy để đạt được mục đích của mình, các doanh nghiệp thương mại phải các kiến thức làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong nền kinh tế quốc dân.
4. Lợi nhuận
Như đã nói trên, lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác có người nói lợi nhuận là phần dôi ra ngoài ra chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có nghĩa là để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường, DNTM phải bỏ tiền vốn để kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh họ muốn rằng chi phí cho các đầu vào là ít nhất và bán được hàng hoá dịch vụ với giá cao nhất để sau khi trừ đi các khoản chi phí doanh nghiệp có được một khoản dôi dư ra không chỉ để tái sản xuất kinh doanh mà còn tái kinh doanh sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ, phát triển kinh doanh, củng cố và tăng cường vị trí, uy tín của trình trên thị trường.
Lợi nhuận được định nghĩa khái quát là: Số chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
P = TR - TC
Trong đó:
P : Lợi nhuận
TR : Doanh thu
TC : Chi phí
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị kinh doanh, tổ chức các quá trình kinh doanh, tổ chức bán hàng hoá, dịch vụ cho thị trường. Nó phản ánh lên cả mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. DNTM cần nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận : Qui mô của việc kinh doanh, giá cả và chất lượng của đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào, giá bán hàng hóa và dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hôì vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp.
5. Lý thuyết về điểm hoà vốn
Kinh doanh thương mại là một quá trình liên tục với các mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ thường xuyên. Tuy nhiên với từng loại hàng hoá khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp phải biến ở giai đoạn nào thì hoà vốn và sau đó có thể có lãi hay có thể biết bán được bao nhiêu hàng hoá thì doanh nghiệp đạt được hoà vốn và bao nhiều thì sẽ có lãi.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu hàng hoá bán ra bằng tổng chi phí kinh doanh. Nó được biểu thị bằng số lượng hàng hoá hoặc bằng giá trị hàng hoá bán được. Nếu gọi x là số lượng hàng hoá bán được tại điểm hoà vốn, y là giá trị hàng hoá bán được, f là chi phí cố định, v là phí biến đổi cho một đơn vị hàng hoá, p là giá bán một đơn vị hàng hoá.
Ta có phương trình biểu diễn giá trị hàng hoá như sau:
y = p. x
Và phương trình về chi phí kinh doanh : TC = vx + f
TC ở đây là: Tổng chi phí kinh doanh
ở điểm hoà vốn thì : y = TC hay px = vx + f
Thì ta có: x =
f
p - v
Dạng đồ thị của điểm hoà vốn
Lãi
M
vx = vc
lỗ
f - Fc
Trong đó : M là điểm hoà vốn vì ở đó đường doanh thu cắt đường chi phí. Phía trên M là đường doanh thu nằm ngoài đường chi phí hay doanh thu lớn hơn chi phí tức là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Còn phía trong của M thì doanh thu nhỏ hơn chi phí hay doanh nghiệp kinh doanh đã bị lỗ.
FC là đường biểu diễn chi phí ổn đinh
VC là đường biểu diễn chi phí biến đổi
TC là đường biểu diễn tổng chi phí kinh doanh
y là đường biểu diễn doanh thu
Tóm lại: Việc kinh doanh hàng hoá ở doanh nghiệp Thương mại thì chi phí k inh doanh, doanh thu, lợi nhuận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chi phí kinh doanh không đổi (cố định tương đối) thì tối đa hoá thì tối đa hoá doanh thu thì cũng có nghĩa là tối đa hoá lợi nhuận vì:
Lợi nhuận = doanh thu - tổng chi phí
Nhưng để tăng doanh thu mà doanh nghiệp phải tăng cả chi phí thì lợi nhuận chưa chắc đã tăng chính vì vậy khi tiến hành kinh doanh hàng hoá. Doanh nghiệp thương mại phải giảm bớt chi phí không cần thiết đến mức tối đa thì sẽ đạt được mức lợi nhuận nhiều năm.
Tuy nhiên trong dự tính ngân quỹ (ngắn hạn), DNTM có những mục tiêu doanh thu để mở rộng và khuyếch trương thị trường, để củng cố địa vị thế lực của mình trên thị trường do đó cần phải tăng chi phí. Nhưng về mục đích lâu dài vẫn là phải tối đa hoá lợi nhuận, nghĩa là phải giảm hết sức các khoản chi phí không cần thiết tăng cường mở rộng bán hàng để tăng doanh thu từ các hoạt động đó.
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ỏ CÔNG TY THƯƠNG MẠI KHÁCH SẠN ĐỐNG ĐA NÓI CHUNG VÀ NHÀ HÀNG NÓI RIÊNG
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Sự hình thành và phát triển công ty
Công ty thương mại và khách sạn Đống Đa Hà Nội được thành lập trên cơ sở nhập hai công ty, là công ty thương mại tổng hợp quận Đống Đa và công ty ăn uống khách sạn Đống Đa.
Công ty ăn uống khách sạn Đống Đa, tiền thân là ăn uống quận Đống Đa, được thành lập từ những năm 60. Nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh mặt hàng ăn uống tại địa bàn quận Đống Đa nội thành Hà Nội. Thực hiện Nghị định số 388/CP, công ty đổi tên là công ty ăn uống khách sạn Đống Đa.
Công ty thương mại tổng hợp quận Đống Đa tiền thân là hợp tác xã mua bán quận Đống Đa từ những năm 80. Sau đó nâng lên thành công ty thương mại tổng hợp quận Đống Đa. Nhiệm vụ kinh doanh thương mại, tổng hợp các mặt hàng.
Ngày 24/04/1906, sát nhập hai công ty này thành công ty thương mại và khách sạn Đống Đa Hà Nội. Theo Quyết định số 1417/QĐ của UBND thành phố Hà Nội.
Công ty thương mại và khách sạn Đống Đa là doanh nghiệp Nhà nước được xét công ty loại ba thuộc UBND quận Đống Đa.
Hiện nay công ty có quan hệ thương mại với một số công ty trong và ngoài thành phố. Công ty không ngừng củng cố quan hệ về nhiều mặt nhất là cơ sở vật chất, mạng lưới, đổi mới và chuyển hướng một số mặt bằng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội, và vươn tới các tỉnh bạn. Nhiệm vụ chính là kinh doanh hàng nội thương (bán buôn, bán lẻ) và kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống.
2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ công ty:
1) Kinh doanh và dịch vụ khách sạn
2) Kinh doanh hàng ăn uống, công nghệ phẩm thủ công mỹ nghệ, điện máy, cơ kim khí, đồ gỗ, vải, sợi may mặc, sành sứ, vật liệu xây dựng...
* Quyền hạn, nhiệm vụ của công ty:
Công ty thương mại và khách sạn Đống Đa mới được hình thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/1996, nhưng công ty đã đi ngay vào củng cố và hoạt động kinh doanh ngay từ từng bước phát triển.
Công ty đã kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo, từ lãnh đạo công ty đến phong ban và các trưởng cửa hàng trong đơn vị, theo quyền hạn của mình.
Rà xét lại lực lượng lao động, sắp xếp lại tổ chức lao động về khả năng lao động, trình độ chuyên môn trong toàn công ty theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, của hàng.
Công tác cán bộ được thực sự quan tâm, sắp xếp và giao nhiệm vụ cụ thể cho những người thực sự có năng lực, trình độ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhanh nhậy nắm bắt thông tin, thị hiếu khách hàng. Triển khai những phương thức kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước công ty, cũng như cán bộ công nhân viên chức.
UBND Thành phố Hà Nội, cũng như UBND quận Đống Đa, Sở Thương mại Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có đủ tư cách pháp nhân để hoạt động.
Các phòng ban đã xuống tận cửa hàng trực thuộc để xây dựng, phối hợp kinh doanh, tổ chức kinh doanh cùng ban giám đốc công ty đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh để đề ra được những quyết định đúng đắn chỉ đạo kinh doanh.
Các cửa hàng trực thuộc vừa kinh doanh, sản xuất những mặt hàng được giao còn kết hợp tìm tòi nguồn hàng, thị hiếu tiêu dùng...
Bước đầu Công ty thương mại Đống Đa thực sự hòa nhập chung vào sự chuyển mình của hệ thống thương mại dịch vụ quận và Thành phố, từng bước nắm bắt nhiệm vụ kinh doanh của mình.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty:
* Ban giám đốc:
* Các phòng ban:
- Phòng kinh doanh
- Phòng tổ chức + hành chính
- Phòng kế toán tài vụ
* Các đơn vị trực thuộc:
1. Nhà hàng ăn uống Ngọc Thạch
2. Nhà hàng ăn uống Thủy Sơn
Mặt hàng kinh doanh: sản xuất, kinh doanh hàng ăn uống dịch vụ karaoke.
3. Nhà hàng Nhật Hồng
Mặt hàng kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng ăn uống
4. Nhà hàng Tây Sơn:
Mặt hàng kinh doanh: sản xuất, kinh doanh hàng ăn uống, dịch vụ karaoke.
5. Khách sạn Thanh Long:
Mặt hàng kinh doanh: kinh doanh nhà trọ, hàng ăn uống, dịch vụ karaoke.
6. Nhà hàng Nguyễn Trãi:
Mặt hàng kinh doanh: hàng ăn uống, bán lẻ vải, vải sợi, may mặc
7. Nhà hàng Thanh Xuân
Mặt hàng kinh tế: kinh doanh nhà trọ, dịch vụ du lịch, hàng ăn uống.
9. Cửa hàng công nghệ phẩm (trung tâm dịch vụ Ngã Tư Sở)
Mặt hàng kinh tế: hàng công nghệ phẩm
10. Cửa hàng 254 Hàng Bột:
Mặt hàng kinh doanh: điện máy, đồ gỗ
11. Văn phòng công ty:
Mặt hàng kinh tế: đại lý, bán buôn, bán lẻ thuốc lá.Cửa hàng Ngã Tư Sở công nghệ phẩm
Nhà hàng Tây Sơn
Khách sạn Hương Sen
Nhà hàng Thanh Xuân
Nhà hàng Nguyễn Trãi
Cửa hàng 254 Điện máy - Đồ gỗ
Nhà hàng Nhật Hồng
Nhà hàng Thanh Long
Nhà hàng Ngọc Thạch
Nhà hàng Thủy Sơn
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Phòng
Kinh doanh
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Tổ chức và hành chính
Phòng
Kế toán - tài vụ
Tổng số lao động của công ty: 210 người
Trong đó:
+ Đại học: 22 người
+ Trung cấp + Thợ bậc cao: 55 người
+ Nhân viên và kỹ thuật khác: 133 người
a) Các phòng chức năng:
* Phòng kinh doanh:
Nhiệm vụ của phòng làm tham mưu cho ban giám đốc công ty trong công tác tuyên truyền quảng cáo trên các tạp chí lớn, làm các ấn phẩm. Tham gia xây dựng chính sách giá, chính sách khuyến mại đối với khách hàng. Trực tiếp ký kết và đặt quan hệ với các hãng lữ hành trong và ngoài nước. Thực hiện công tác tiếp thị, kế hoạch, đầu tư, lễ tân thanh toán, bán hàng.
Hoạt động của các tổ lễ tân, thanh toán, bán hàng, đều nằm dưới sự giám sát của phòng thị trường.
* Phòng Tài chính - kế toán: Phòng có nhiệm vụ triển khai kế hoạch, hạch toán kinh doanh, bảo đảm tài chính, tài sản và chế độ kế toán Nhà nước. Thực hiện công tác thống kê, thu chi tiền, đáp ứng mọi yêu cầu hoạt động của công ty và khách sạn.
* Phòng Hành chính - tổ chức: Phòng thực hiện chức năng hành chính tổ chức và lao động trong toàn công ty. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng điều lệ, ban hành các quy chế trong tạm thời về quản lý, phân phối thu nhập, kỷ luật lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động, bảo vệ an ninh trật tự cho toàn công ty và khách sạn.
b) Các khối trực tiếp kinh doanh:
* Khối dịch vụ phòng ở:
Nhiệm vụ của khối là bảo quản, giữ gìn vệ sinh và các trang thiết bị trong phòng. Thực hiện đúng quy trình nội quy đón tiễn khách.
* Khối dịch vụ ăn uống: Hoạt động ở 3 bộ phận Bàn - Bar - Bếp. Nhiệm vụ của khối là thực hiện các hoạt động kinh doanh ăn uống, bán hàng, xây dựng các thực đơn. Ngoài ra khối còn nhận đặt tiệc cưới, tiệc hội nghị..
* Khối dịch vụ bổ xung: Hoạt động trên các lĩnh vực vui chơi, giải trí, nhà hàng, vườn hoa cây cảnh, giặt là. Nhiệm vụ của khối là chủ động khai thác các nguồn hàng, khách hàng ở lĩnh vực vui chơi giải trí như: Kinh doanh phòng Karaoke, bể bơi, sân tennit, trung tâm giải trí như biển v.v.. Ngoài ra công tác của tổ vườn hoa cây cảnh phải đảm bảo duy trì và tồn tại sân vườn, cây cảnh, tạo dựng một môi trường sinh thái, cảnh quan cho khách sạn, tăng thêm khả năng thu hút khách.
* Khối dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa: Khối có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động của khách sạn. Thực hiện chế độ định kỳ, duy trì bảo dưỡng và vận hành máy móc thiết bị, bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho khách lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra khối còn tham mưu cho ban giám đốc trong việc đề ra các quy chế, giám sát việc tiết kiệm chi phí điện - nước.
Tổ chức lao động của công ty, theo hình thức Phòng - Khối - Tổ. Các khối trong khách sạn tuy mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau để phục vụ tốt yêu cầu của khách như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác.
Trong mô hình tổ chức quản lý trên giám đốc là người quản lý mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn thông qua các trưởng phòng và quản đốc các khối dịch vụ, cùng với sự quản lý của giám đốc có 2 phó giám đốc trợ giúp: 1 phó giám đốc tài chính và 1 phó giám đốc nhân sự.
- Phó giám đốc tài chính là người phụ trách chung về vấn đề tài chính trong toàn công ty cũng như riêng đối với khách sạn.
- Phó giám đốc nhân sự phụ trách các vấn đề về tổ chức nhân sự trong khách sạn và ở cả công ty.
Tuy nhiên việc ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc quyền của giám đốc. Mô hình này là mô hình chung của khối văn phòng công ty là khách sạn bởi vì các phòng ban sẽ thực hiện nhiệm vụ đối với toàn công ty chứ không phải chỉ riêng đối với khách sạn. Còn 4 khối dịch vụ chỉ hoạt động riêng trong phạm vi khách sạn. Mỗi khối dịch vụ đều có một quản đốc và một phó quản đốc chung. Quản đốc của mỗi khối có trách nhiệm quản lý lao động và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong khối của mình. Nhìn vào mô hình, có thể thấy rõ rằng Giám đốc là người quản lý trực tiếp mọi hoạt động của công ty và khách sạn, do đó khối lượng công việc của giám đốc khá nặng nề, vừa phải chịu trách nhiệm trọn vẹn công ty vừa phải chịu trách nhiệm về khách sạn, song thông tin được đưa ra nhanh chóng trực tiếp và cũng tương đối chính xác.
Nếu nhìn khái quát mô hình chúng ta sẽ có nhận xét như vậy, tuy nhiên nếu đi sâu vào từng bộ phận ta sẽ thấy có một số điểm chưa hợp lý trong cách tổ chức lao động:
- Thứ nhất: Công tác lễ tân và thanh toán lại thuộc phòng thị trường kế hoạch, do đó tổ lê tân và tổ thanh toán nằm dưới sự quản lý của phòng này. Như vậy phòng quá kiêm nhiệm nhiều chức năng mà đáng lẽ phải thuộc sự quản lý của một bộ phận khác mà khách sạn chưa có (bộ phận đón tiếp khách sạn). Phòng chỉ nên đảm nhận riêng về công tác Marketing trong toàn khách sạn để có thể chú tâm thực hiện cho tốt nệmmm vụ mà phòng chuyên trách.
- Thứ hai: Khách hàng chưa có riêng có một bộ phận đón tiếp khách sạn, mà bộ phận đón tiếp trong khách sạn lại tập hợp các nhân viên từ tổ lễ tân, tổ thanh toán thuộc phòng kế hoạch thị trường và một số nhân viên từ tổ sảnh thuộc khối dịch vụ phòng ở. Do đó các nhân viên trong bộ phận chịu sự quản lý rời rạc từ 2 phía (khối và phòng) có chức năng hoàn toàn khác nhau. Điều này dễ gây rắc rối trong công tác quản lý và trong việc phối hợp các nhân viên từ tổ sảnh thuộc khối dịch vụ phòng ở. Do đó các nhân viên trong bộ phận chịu sự quản lý rời rạc từ 2 phía (khối và phòng) có chức năng hoàn toàn khác nhau. Điều này dễ gây rắc rối trong công tác quản lý và trong việc phối hợp các nhân viên khi thực hiện công việc. Vì vậy khách sạn nên thành lập thêm một bộ phận đón tiếp riêng để tách các tổ lễ tân, thanh toán và một số nhân viên làm chức năng đón tiếp từ tổ sảnh về một bộ phận chỉ chuyên làm chức năng đón tiếp khách sạn và cử ra một người phụ trách bộ phận đó.
- Thứ ba: Mô hình quản lý mang tính chất kiêm nghiệm (ban giám đốc và các phòng ban vừa phụ trách chung cho cả công ty, vừa riêng cho khách sạn) mang nhiều hạn chế làm cho trách nhiệ của cán bộ quản lý và nhân viên ở những bộ phận này bị phân tán, chưa chuyên sâu và quan tâm triệt để đến hoạt động kinh doanh khách sạn, vì thế hiệu quả kinh doanh đạt thấp. Mặt khác cũng do tính chất kiêm nghiệm trong cách quản lý đã làm cho bộ máy quản lý của khách sạn khá cồng kềnh, lao động gián tiếp ở các phòng ban chiếm khá nhiều 27,7% trong tổng số lao động (48/173). Đây cũng là một điểm chưa hợp lý mà khách sạn cần phải xem xét lại.
- Thứ tư: Khách sạn chịu sự quản lý của nhiều cấp nên không chủ động về mặt tài chính. Mọi quyết định phụ thuộc nhiều vào ý kiến cấp trên, khách sạn muốn đầu tư nâng cấp hay có những dự án phát triển khách sạn thì phải có công văn để trình lên cấp trên xin ý kiến, nếu cấp trên đồng ý khách sạn mới được cấp vốn thực hiện. Mặt khác cũng do khách sạn chịu sự quản lý của nhiều cấp nên thời gian chờ phê duyệt khá lâu, do đó khách sạn dễ mất nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh.
II/ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ KHÁCH SẠN ĐỐNG ĐA.
1. Mặt hàng kinh doanh của công ty:
Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty trên thị trường Hà Nội như: hàng ăn uống, kinh doanh chứa trọ, kinh doanh hàng công nghệ phẩm là những mặt hàng bị cạnh tranh quyết liệt nhất, nhất là thương mại tư nhân, cá lẻ, là môi trường kinh doanh không đòi hỏi vốn, cơ sở vật chất, công nghệ lớn hoặc hiện đại.
Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của công ty là:
- Thuốc lá
- Hàng ăn uống + dịch vụ khác
- Chứa trọ
- Điện máy
- Công nghệ phẩm
2. Về nguồn lực hoạt động kinh doanh công ty:
a) Về lao động: Trước khi nhập 2 công ty thành một công ty sau này, khi chuyển sang cơ chế thị trường 2 công ty đã từng bước kiện toàn tổ chức. Sau khi sát nhập thành công ty thương mại và khách sạn Đống Đa, công ty đã tổ chức sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, bố trí tương đối hợp lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, nhất là cán bộ quản lý nhà hàng, cán bộ nghiệp vụ và nhân viên bán hàng, tăng thêm mối giao dịch, buôn bán. Công ty cũng bãi miễn một số cán bộ năng lực yếu kém, dần dần đơn vị được củng cố kinh doanh có hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên chức dần dần được cải thiện.
Trong quá trình bố trí, sắp xếp lao động trong toàn công ty có 210 người, 196 lao động làm việc, chiếm tỷ trọng 93,3%, còn lại 14 người tự nguyện nghỉ không lương nộp bảo hiểm và sẽ nghỉ theo quyết định 176 HĐBT.
b) Về vốn:
+ Vốn cố định: là cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Vốn lưu động”
Năm 1995 là 1.293.069.069đ
Năm 1996 là 1.323.069.060đ
Năm 1997 là 1.259.680.000
Ta thấy vốn năm sau tăng hơn năm trước, công ty không những bảo tồn được vốn còn phát huy được hiệu quả đồng vốn kinh doanh.
Để khắc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0273.doc