Đề tài Kinh kịch - Nét văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa

MỤC LỤC

Lời nói đầu 0

Chương I 1

Lịch sử hình thành – ra đời và phát triển của Kinh kịch 1

1. Kinh kịch buổi đầu trong cái nôi hí khúc. 2

2. Một loại hình hí khúc được mến mộ: Kinh kịch ra đời. 2

3. Kinh kịch lên ngôi và hội tụ nhân tài. 2

4. Kinh kịch những thập kỉ 50, 60, 70 2

5. Kinh kịch từ thập kỉ 80 đến nay. 2

Chương II 2

Vai diễn trong Kinh kịch. 2

1. Phân vai trên sân khấu Kinh kịch. 2

1.1. Vai sinh: 2

1.2. Vai đán 2

1.3. Vai tịnh 2

1.4. Vai sửu 2

2. Nghệ thuật hoá trang các vai kịch 2

2.1. Trang phục của các vai diễn. 2

2.2. Nghệ thuật hoá trang mặt các vai diễn Kinh kịch. 2

2.3. Màu sắc thể hiện tính cách nhân vật. 2

Chương III 2

Nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu Kinh kịch. 2

1. Các kĩ thuật cơ bản: 2

1.1. Kỹ thuật “hát – nói” 2

1.2. Kỹ thuật “diễn” 2

1.3. Kỹ thuật “đánh” 2

2. Đặc kỹ “tuyệt chiêu làm mê hồn người” 4 2

2.1. Đặc kỹ thay đổi khuôn mặt 2

2.2. Đặc kỹ lửa màu 2

2.3. Đặc kỹ “chết đứng” 2

2.4. Đặc kỹ “đánh lên tay”, còn gọi là “đá lên tay” 2

Kết luận 2

Tài liệu tham khảo 2

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6291 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh kịch - Nét văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ Quốc dân có những biện pháp tuyên truyền về hí khúc, từ đó tạo đà cho nghệ thuật Kinh kịch phát triển, lan toả ra cả nước và trở thành “Quốc kịch”. Do sự khác nhau của môi trường văn hóa khu vực và sự biến đổi của bối cảnh nhân văn, Kinh kịch đã hình thành hai trường phái lớn: Kinh phái và Hải phái. Kinh phái, trung tâm là Bắc Kinh, đã kính cẩn giữ vững những chuẩm mực lịch sử của nghệ thuật Kinh kịch, nhấn mạnh kế thừa nhiều hơn phát triển, sáng tạo cái mới. Còn Kinh kịch Hải phái mà đất phát tích là Thượng Hải thì chú trọng cách tân nghệ thuật, táo bạo hấp thu và học hỏi các hình thức biểu diễn nghệ thuật, đã dày công tìm kiếm cách phản ánh gương mặt thời đại và theo đuổi hiệu quả kinh tế thương nghiệp. Thượng Hải là nơi gặp gỡ văn hoá Đông Tây sớm nhất Trung Quốc và là một thành phố buôn bán mới nổi lên, nhân tố tư bản chủ nghĩa tương đối phát đạt, thị dân dễ tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Khán giả không còn thoả mãn với kiểu “nghe hát” theo đúng qui củ mà mong được thưởng thức những trò rôm rả, tân kì thời thượng. Để thích ứng với dòng chảy thời đại và tâm lý dân đô thị, Kinh kịch Hải phái đã phá vỡ khuôn mẫu cũ, mạnh dạn cách tân, thu nạp cái mới, nhấn mạnh đến sự thẩm mĩ đô thị hoá. Về đề tài, họ sáng tạo ra các vở thời trang hí (hí kịch hiện đại) phản ánh cuộc sống hiện thực trong và ngoài nước. Về hình thức thể hiện, Hải phái đã học tập tham khảo nhiều thủ pháp tat thực chủ nghĩa của kịch nói và điện ảnh, làm giàu thêm lối biểu diễn sinh hoạt hoá. Sự chung sống và phát triển của hai phái Kinh – Hải đã dẫn đến một thời kì phồn vinh của Kinh kịch. Sự phồn vinh ấy còn thể hiện tập trung ở việc xuất hiện hàng loạt các nghệ sĩ tên tuổi. Từ đầu thời kì Dân Quốc đến những năm 30, 40, trong Kinh kịch đã xuất hiện hàng loạt nhân tài. Trong đó tiêu biểu là bốn diễn viên Kinh kịch có bề dày kinh nghiệm, biết thể hiện phong cách trường phái trong nghệ thuật hát, gọi là “bốn danh kép lớn”, đó là: Mai Lan Phương (1894 - 1961), Thượng Tiểu Vân (1900 - 1976), Trình Nghiên Thu, Tuần Huệ Sinh (1900 - 1968). Mai, Thượng, Trình, Tuần, mỗi người hùng cứ một sân khấu, giọng hát đạt trình độ điêu luyện với phong cách biểu diễn độc đáo, hình thành các trường phái khác nhau. Với Kinh kịch trường phái Thượng Hải, nhân vật tiêu biểu lên sân khấu biểu diễn hát kịch từ lúc mới bảy tuổi, với nghệ danh “thất linh đồng” nổi tiếng khắp vùng nam bắc Trường Giang, đó là Chu Tín Phương (1895 - 1975). Ông có phong cách biểu diễn nghệ thuật tự nhiên, chân thực, tuỳ hứng ứng tác. Hình tượng nghệ thuật mà ông tạo dựng có xương, có thịt khiến người xem khó quên. 4. Kinh kịch những thập kỉ 50, 60, 70 Bước vào những năm 50, cùng với chế độ xã hội mới được xác lập toàn diện, Kinh kịch cũng như các loại hình hí khúc khác, các đoàn biểu diễn, các gánh hát, các nghệ nhân được quy tụ trong ngành quản lý văn hoá của chính phủ. Các tiết mục, vở diễn được chấp nhận theo sự chỉ đạo một cách có tổ chức và kế hoạch. Nhà nước nêu cao phương châm sáng tác văn nghệ là đồng loạt thực hiện “chỉnh lý cải biên kịch truyền thống, sáng tác mới kịch lịch sử và kịch hiện đại” 1 Chương Di Hoà. Hí khúc Trung Quốc . Đứng trước tình hình hàng ngàn, hàng vạn vở kịch truyền thống có khả năng bị thất truyền, một số nhà soạn kịch có trình độ văn hoá cao kết hợp với nghệ nhân đã kiên trì việc khai thác và chỉnh lý đối với một số tiết mục truyền thống và đã đưa tới một kết quả to lớn, đó là sự nở rộ của các vở Kinh kịch theo xu hướng này. Bước vào nửa cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, đất nước Trung Quốc sục sôi trong cuộc đại cách mạng văn hoá kéo dài mười năm (1966 - 1976). Chủ trương của cuộc cách mạng văn hóa này là “xoá bỏ bốn cái cũ”: tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ, tập quán cũ. Kinh kịch cũng cùng chung số phận với các loại hình văn hoá tư tưởng cũ, nằm trong chủ trương “xoá bỏ” ấy. Các gánh hát bị giải tán, trang phục, dụng cụ đồ nghề biểu diễn bị đốt phá, diễn viên Kinh kịch, nhà soạn Kinh kịch bị phê đấu. Bối cảnh đặc biệt lúc ấy đưa Kinh kịch vào giấc ngủ dài suốt mười năm. 5. Kinh kịch từ thập kỉ 80 đến nay. Cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã mở ra cho Trung Quốc một chân trời phát triển mới. Kinh kịch sống trong một giai đoạn lịch sử mới cũng nhờ đó mà hồi sinh với gương mặt và dáng vẻ mới. Trên sân khấu Kinh kịch thời kì này, những vở kịch lấy đề tài lịch sử mới chiếm một tỉ lệ rất lớn. Nhưng từ tôn chỉ văn học đến hình thức tả thuật đã khác xa với cách nói xưa của tiền bối. Vở diễn không còn bó hẹp trong cách tường thuật tẻ nhạt, không nhằm mục đích thoả mãn quan điểm lịch sử đơn thuần “đi tìm dấu vết của một dân tộc, đi tìm sự hưng vong của một vương triền”2 Nguyễn Huy Quý - Nước CHND Trung Hoa (1949-1999) mà đem sự biến thiên của xã hội, cái bí mật của đời người hoà quyện cùng trời đất để rồi xem xét giải thích cái đẹp của bản thân loài người bằng cái đầu triết lý và con mắt nhà thơ. Sau những năm 80, kết hợp tính triết lý trong lịch sử với sự rung động mạnh mẽ trong chủ đề sáng tác, thuật lại sự kiện lịch sử mà mọi người đều biết, xây dựng lại những nhân vật lịch sử mà mọi người quen thuộc là khuynh hướng sáng tác mới của Kinh kịch thời kì này. Ngày nay, xã hội Trung Quốc đang phát triển mạnh như vũ bão, các phương tiện thông tin và hình thức giải trí bùng nổ, Kinh kịch cũng như các loại hình văn hóa truyền thống dường như bị lãng quên. Người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ không còn thú vui “xem hát” như xưa. Kinh kịch - một loại hình hí khúc phát triển rực rỡ, ngời sáng một thời - lùi vào hàng ngũ nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn của văn hoá dân tộc. Chính phủ Trung Quốc có nhiều biện pháp để bảo lưu loại hình nghệ thuật này, như tổ chức các buổi lưu diễn Kinh kịch ở Trung Quốc đại lục, ở Đài Loan, ở Hồng Kông….Tuy không thường xuyên nhưng cũng đủ để xác lập vị trí tồn tại của Kinh kịch trong xã hội hiện đại Trung Quốc và góp phần lay động tâm thức giới trẻ về nền văn hoá truyền thống đa dạng, đặc sắc. Chương II Vai diễn trong Kinh kịch. 1. Phân vai trên sân khấu Kinh kịch. Các nhân vật xuất hiện trên sân khấu Kinh kịch, căn cứ vào thuộc tính tự nhiên (tuổi tác, giới tính), thuộc tính xã hội (nghề nghiệp, tính cách, khí chất), năng khiếu kỹ thuật, phong cách biểu diễn, dựa vào trang phục, hoá trang và sự biểu diễn được cường điệu về nghệ thuật rồi tổng hợp phân loại chia thành các vai diễn khác nhau gọi là phân vai. Kinh kịch ngay từ buổi đầu hình thành đã đi vào cung đình, nên sự phát triển nghệ thuật không giống như các hí khúc địa phương. Lĩnh vực đời sống đòi hỏi nó phải biểu hiện rộng hơn, loại hình nhân vật xây dựng phải nhiều hơn, hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Đặc trưng này cũng phản ánh trong việc phân công các nhân vật thành những nhóm nghề diễn. Chế độ nhóm nghề của Kinh kịch xưa kia có người nói là 10 nhóm hay 7 nhóm nhưng hiện nay thường có 4 loại hình cơ bản: Sinh, Đán, Tịnh, Sửu. Mỗi loại hình này lại chia nhiều phân chi, dưới phân chi lại có các mục nhỏ, mỗi loại có nhân vật diễn và đặc sắc biểu diễn cơ bản của nó. 1.1. Vai sinh: Vai sinh là kép chính trong vở diễn. Người đảm nhiện vai này là nam giới. Dựa theo tuổi tác, nhân thân của các nhân vật trong vở diễn lại chia phân vai này theo nhiều phân chi như: lão sinh, tiểu sinh, võ sinh đều mang đặc điểm riêng trong biểu diễn. Lão sinh là một chi trong vai sinh. Lão sinh thường mang râu giả nên còn gọi là kép râu, đóng nhân vật nam giới ở tuổi trung niên hoặc tuổi già. Lão sinh thường là nhân vật chính diện, tính cách ngay thẳng cương nghị. Vai diễn này nặng về hát bằng giọng thật, động tác trong tạo hình thường trang trọng, đàng hoàng. Tiểu sinh là một chi trong vai sinh. Trái với lão sinh, tiểu sinh đóng vai nam giới trẻ, không mang râu giả. Tiểu sinh hát bằng giọng giả là chính đôi khi kết hợp giữa giọng giả và giọng thật. Võ sinh chuyên đóng vai nam giới ở tuổi thanh niên, trung niên giỏi võ. Võ sinh lại chia làm hai loại: Võ sinh tướng và võ sinh sỹ tốt. Võ sinh tướng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ giáp, chân đi hia đế dày, sử dụng binh khí cán dài, khi biểu diễn phải thể hiện được cái đẹp của ngón võ, thể hiện sự trầm tĩnh, chắc chắn, phong độ của vị đại tướng và khí phách của người anh hùng. Võ sinh sỹ tốt thường sử dụng binh khí gọn nhẹ, khi biểu diễn thiên về động tác nhào lộn nhanh nhẹn, dũng cảm. Tựu chung lại, vai sinh là kép chính đóng các vai ông cụ già, các chàng thư sinh, quan văn, quan võ, chuyên thể hiện tính cách tốt, mạnh mẽ. 1.2. Vai đán Vai đán là tên gọi chung cho các vai nữ. Các diễn viên thủ vai các quý bà đáng kính hay những tố nữ yểu điệu dễ thương…. Vai đán cũng được dựa trên tuổi tác, tính cách, nhân thân của nhân vật mà chia thành các vai: thanh y, hoa đán, lão đán, đao mã đán. Thanh y là tên gọi chung cho các vai chính trong loại hình vai đán. Thường là các vai phụ nữ nhàn nhã, phụ nữ trung niên quý phái. Khi biểu diễn thiên về kỹ thuật hát, thoại lời theo vần điệu. Vai này khi diễn thường khoác áo choàng xanh nên gọi là “thanh y”. Hoa đán là các vai nữ ở tuổi thanh niên, tính tình xởi lởi, hoạt bát hoặc phóng đãng. Lão đán là các vai nữ ở tuổi già. Khi thoại sử dụng giọng thật, khi hát sử dụng giọng gần giống lão sinh nhưng mang sự uyển chuyển của nữ giới. Đao mã đán là một chi của vai đán, thường đóng vai nữ giỏi võ nghệ. Dựa theo nhân thân và kỹ thuật biểu diễn của nhân vật, đao mã đán còn chia làm hai loại: loại thứ nhất nai nịt gọn gàng, cưỡi ngựa, sử dụng binh khí cán dài, nặng về kỹ thuật thân hình, tư thế; loại thứ hai mặc quần áo chẽn, nặng về biểu diễn nhào lộn, hay đóng vai quỷ thần. 1.3. Vai tịnh Vai tịnh là một trong những loại hình phân vai chính của sân khấu Kinh kịch. Các vai tịnh có khuôn mặt được hoá trang bằng nhiều màu sắc với các kiểu hoa văn tạo thành mặt nạ nổi bật của nam diễn viên có tính cách, phong thái, tướng mạo khác thường như ngay thẳng ngang tàng, nóng nảy hay nham hiểm, độc ác hoặc lỗ mãng nhưng thật thà. Khi biểu diễn, vai tịnh phải có tiếng hát trầm vang, động tác đàng hoàng, dứt khoát, chuyển giọng rõ nét tạo nên tính cách độc đáo trên sân khấu Kinh kịch. Vai tịnh có nhiều chi nhỏ. Tịnh chính là một chi trong phân vai tịnh. Trong các vở diễn, đây là nhân vật có địa vị cao sang trong xã hội, phần lớn là mệnh quan triều đình, cử chỉ đĩnh đạc, phong thái ung dung, động tác biểu diễn mạnh mẽ, dứt khoát. Phó tịnh là một chi trong phân vai tịnh. Phó tịnh phần lớn là các vai đóng nhân vật chính diện, dũng mãnh, hào phóng. Võ tịnh là một chi trong phân vai tịnh. Đây là phân vai thiên về đánh đấm, lấy động tác ngã, vồ, nhoài làm chính, không nặng về hát đọc. Tịnh mao cũng là một chi trong phân vai tịnh. Vai tịnh mao thường tạo hình bằng cách độn ngực, độn mông, dáng dấp kỳ cục nặng nề, khi múa thể hình thô kệch nhưng hay làm dáng làm điệu. 1.4. Vai sửu Vai sửu là một trong loại hình phân vai chủ yếu trong biểu diễn Kinh kịch, đóng vai hài. Trước đây trong vai sửu, nhân vật được đóng khá đa dạng, nhưng đến thời cận đại vai sửu thường là những anh hề. Trong biểu diễn, vai sửu không nặng về hát mà thoại là chính với lời nói rõ, thanh, lưu loát. Vai sửu được chia làm hai chi lớn: sửu văn và sửu võ. Sửu văn là một chi của vai sửu. Nhân vật được sắm vai rất rộng ngoại trừ vai sửu đánh võ ra, sửu văn đóng tất cả các vai hề. Sửu võ là một chi của vai sửu. Đây là các nhân vật hóm hỉnh, nhanh nhạy, mồm mép mau mắn, lời thoại rõ chữ, giọng thanh, động tác nhanh nhạy, khoẻ mạnh, giỏi võ công. Việc phân công các nhân vật thành những nhóm nghề diễn là một nét rất đặc sắc của Kinh kịch. Nhóm nghề vừa là loại hình nhân vật được nghệ thuật hoá chuẩn mực trong biểu diễn mang sắc thái tính cách nhất định. Các nhóm nghề dẫu có một loạt chuẩn mực, song diễn viên có thể giỏi một nhóm, đồng thời kiêm tập các nhóm khác, có thể xuất phát từ nhân vật mà phối hợp hoà quyện với các nhóm khác để biểu hiện nhân vật được tốt hơn, như kết hợp “võ tịnh” với “võ sinh” để sáng tạo “võ sinh vẽ mặt”, hoà quyện “thanh y”, “hoa đán”, “đao mã đán” để sáng tạo ra “hoa sam”… khiến nhân vật xé rào từ nhóm nghề này sang nhóm nghề khác, làm giàu thêm nghệ thuật nhóm nghề của Kinh kịch. 2. Nghệ thuật hoá trang các vai kịch 2.1. Trang phục của các vai diễn. Trang phục Kinh kịch là kết quả tích luỹ qua nhiều thế hệ vở diễn. Trang phục của Kinh kịch dựa vào trang phục đời Minh, tham chước thêm chế độ trang phục đời Đường, Tống, Nguyên, Thanh chẳng những lạ mắt mỹ quan, nghiêm trang chững chạc, mà chủng loại phong phú, nhiều tên nhiều kiểu, thuộc hạng hiếm có trong hí kịch thế giới. Trang phục được trang trí rất đẹp, thêu kim tuyến ngũ sắc, hoa văn và màu sắc thêu được định rõ tuỳ theo nhân thân, cấp bậc của nhân vật. Y phục bên văn thì có: mãng, tức mãng bào, lễ phục đại thần thời Minh – Thanh, có thêu hình con mãng xà bằng kim tuyến; bị là loại trang phục khoác vai che lưng quấn cổ; quan y, khái sưởng là kiểu áo choàng làm bằng lông chim, hai tay có thêm một đoạn ống dài, mềm, màu trắng; áo chấp tử (áo nhiều nếp gấp); phú quý y (áo phú quý); nam hoa bì là kiểu áo chùng, cài khuy giữa, là trang phục của vai nam trẻ nho nhã, phong lưu; nữ hoa bì là kiểu áo chùng, cài khuy giữa song hai tay có thêm một đoạn ống rất dài, mềm, màu trắng, là trang phục của các vai nữ trẻ thướt tha… Y phục bên võ thì có đại kháo, tiễn y, bão y, đả y…. Ngoài ra còn có các loại áo, váy, xiêm của các vai nữ. áo hát Kinh kịch truyền thống có rất nhiều loại, nhiều kiểu cách, được thêu thùa khác nhau dựa theo các tuyến nhân vật, nhưng xét về hình thức cơ bản thì có khoảng trên dưới 20 loại cơ bản. Trong hệ thống phục trang có một thứ luôn làm người xem thích thú, ấn tượng, đó là các bộ râu giả. Râu giả, thuật ngữ gọi là “nhiêm khẩu”, là tên gọi chung của các loại râu sử dụng trong các vai diễn của Kinh kịch. Không phải vai diễn nào cũng đeo râu giả. Thường thì các vai tịnh sử dụng râu giả nhiều nhất. Vai tịnh là vai diễn có gương mặt được hoá trang bằng nhiều màu sắc, do vậy bộ râu giả sẽ phối hợp phát huy tác dụng trong việc thể hiện tình cảm và tính cách nhân vật. Màu sắc của râu thường có ba loại: đen, xám, trắng để phân biệt tuổi tác của vai diễn. Tuy nhiên một số ít vai diễn có tính cách nóng nảy hoặc vai quỷ thần quái dị thì đeo râu màu đỏ, màu tím và màu xanh lam. Các tuyến nhân vật mang phục trang một cách có hệ thống, như: nam đội mão, cân, quan và đeo nhiêm khẩu (râu giả); nữ đội khăn, đầu cài trâm, thiếp phiến, trang sức dùng điểm thuý, thuỷ siêm, ngân phao, vô cùng sặc sỡ, diêm dúa. Cách trang điểm này cũng được định rõ tuỳ theo cấp bậc và thân phận của nhân vật. Với mỗi một hòm trang phục, gánh hát và các diễn viên Kinh kịch có thể đi bất cứ nơi nào muốn và biểu diễn được tất cả những chuyện xưa tích cũ trên dưới mấy nghìn năm. 2.2. Nghệ thuật hoá trang mặt các vai diễn Kinh kịch. Khi thưởng thức Kinh kịch, người xem có thể nhìn thấy rất nhiều nhân vật vẽ mặt, dùng các thứ màu sắc, đường nét bôi vẽ một cách khoa trương tạo thành các hình tượng diện mạo đủ kiểu, đó là nghệ thuật hoá trang độc đáo của Kinh kịch - vẽ mặt, thuật ngữ gọi là “kiểm phả”. Kiểm phả cũng được coi là tượng trưng của Kinh kịch Trung Quốc. Nghệ thuật kiểm phả không phải chỉ là của riêng Kinh kịch, các loại hình hí khúc khác của Trung Quốc cũng có hiện tượng này. Song nghệ thuật vẽ mặt của Kinh kịch là nghệ thuật hoá trang giàu tính sáng tạo, có tư tưởng, có lý trí, dùng các thủ pháp khoa trương, biến hình, gam màu nồng đậm, tinh xảo đẹp đẽ, hoa văn chứa chất trí tuệ, có sự thiên biến vạn hoá trong biểu cảm, sắc thái văn hoá mang dấu ấn truyền thống. Kiểm phả Kinh kịch có lịch sử hình thành của nó. Kiểm phả bắt nguồn từ sự bôi mặt thần nhân quỷ quái, từ đơn giản đến phức tạp và hình thành nên hình thái nghệ thuật hoàn chỉnh. Kinh kịch gọi việc hoá trang sơ sơ của các vai sinh, đán, có dùng đôi chút mực màu là “tố diện” (mặt trắng), còn các mặt vẽ trát nhiều gọi là “hoa diện” (mặt hoa). Màu sắc và cách tô vẽ đối với vai sinh, đán có sự biến hoá căn cứ vào tuổi tác nhân vật, nhân thân và bối cảnh sống khác nhau. Kiểm phả của các vai tịnh thì phong phú hơn, nhiều vẻ, nhiều chủng loại, có đến hàng trăm kiểu vẽ mặt. Phả thức là loại hình cơ bản của kiểm phả, gồm sắc màu, đường nét và hình vẽ dành cho năm bộ vị là lông mày, mắt, miệng, mũi và trán tổ hợp biến hoá nên. Phả thức cơ bản của Kinh kịch có bảy loại hình lớn: Mặt hoàn chỉnh (chỉnh kiểm), loại mặt này không lệch, không vỡ, cả gương mặt chỉ có một màu, chỉ vẽ lông mày, mắt, mũi, miệng với đường nét của nó. Mặt ba múi (tam khối oa điểm) khi vẽ thì thiên về khoa trương lông mày, mắt, lỗ mũi và màu da, chia khoảng mặt ra hai mang tai và trán thành ba tạo nên hình viên ngói, nên còn gọi là mặt ba viên ngói. Kiểu mặt này là một phả thức cơ bản nhất. Mặt cửa chữ thập (thập tự môn kiểm) do mặt ba múi biến hoá mà thành, giảm bớt màu chính ở hai bên má và thu nhỏ màu chính ở trán, từ sống mũi trở lên vẽ một đường màu, tượng trưng tính cách nhân vật. Vì múi màu ở mắt nối liền với điểm giữa của đường màu chính tạo thành chữ thập nên mới có tên gọi như trên. Mặt chia sáu (lục phân kiểm) do mặt hoàn chỉnh biến hoá thành. Nửa dưới của trán trở xuống vẽ màu đỏ, đen, tím hoặc xanh kết hợp với trán vẽ màu trắng thành tỉ lệ 6/4. Mặt này làm nổi sống mũi và trán, thể hiện vẻ già quắc thước. Mặt nguyên bảo (nguyên bảo kiểm) cũng do mặt ba múi biến hoá mà thành, trán để màu da hoặc xát lên cho đỏ, hoặc vẽ đỏ, hai thái dương bôi trắng, giống như hình thỏi bạc. Mặt này thường dùng cho nhân vật lớp dưới trong xã hội. Mặt lệch là kiểu mặt mà màu sắc và hình vẽ đều không đối xứng, hình tượng kiểm phả lệch lạc, xiên xẹo, cường điệu sự khác thường và xấu xí của nhân vật. Mặt vỡ là loại mặt mà trên đó cơ bản dùng màu, hoa văn, đường nét vẽ cho vỡ ra, có ý nghĩa bao biếm khen chê. Mặt vỡ phần nhiều phác hoạ nhân vật có tính cách xấu. Nghệ thuật kiểm phả của Kinh kịch mang tính quy phạm cao nhưng lại hàm chứa một sức sáng tạo rất lớn. Các vai diễn Kinh kịch tuỳ theo thân phận, hoàn cảnh, tính cách mà bước ra sân khấu với bộ mặt được hoá trang phù hợp. Kiểm phả Kinh kịch chứa đựng ý nghĩa văn hoá dân tộc sâu sắc, dựa trên nguyên tắc thẩm mĩ truyền thống mà thể hiện rõ màu sắc đặc biệt của văn hóa Trung Hoa. 2.3. Màu sắc thể hiện tính cách nhân vật. Trong nghệ thuật hoá trang mặt nhân vật của Kinh kịch, có một nét nổi bật, tiêu biểu, hấp dẫn người xem, đó là cách sử dụng các loại màu. Khi một diễn viên đã hoá trang bước ra sân khấu, người xem có thể thông qua màu sắc hóa trang của diễn viên đó mà đoán định được phẩm chất của nhân vật là tốt hay xấu, trung hay nịnh, hào phóng, cao thượng hay ti tiện, nhỏ nhen…. Có được điều này là do màu sắc được sử dụng trong việc hoá trang nhân vật của sân khấu Kinh kịch có tính tượng trưng cao. Màu dùng để hoá trang rất phong phú, gồm các loại màu chính như: màu đỏ, màu đen, màu trắng, màu vàng, màu xanh, màu tím, màu bạc…. Trong đó mỗi màu mang một tính tượng trưng nhất định cho phẩm chất, tính cách và khí chất của nhân vật: màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm, chính trực, trung thành; màu đen tượng trưng cho sự thẳng thắn, nghiêm khắc; màu trắng diễn tả sự gian trá, nham hiểm, quỷ quyệt; màu vàng biểu lộ sự thông minh, đôi khi mang đậm tính láu cá; màu xanh, màu tím thể hiện sự dữ tợn, tinh quái của những kẻ độc ác, yêu tà hoặc lục lâm trộm cướp; màu bạc là gương mặt của thần thánh, tiên phật mang vẻ quái dị. Màu sắc có sự tích luỹ của thẩm mĩ truyền thống, qui ước mãi thành quen, không thể lẫn lộn được. Các màu sắc được sử dụng một cách linh hoạt, phối hợp với nhau tạo nên tính đa chiều của tính cách nhân vật. Trong một vở kịch, phàm là tính cách giống nhau, địa vị như nhau thì được hoá trang cùng một loại màu. Màu sắc thể hiện tính cách nhân vật là sự trải nghiệm tích luỹ trong cuộc sống của thế giới quan người phương Đông, lấp lánh ánh sáng thông minh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Chương III Nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu Kinh kịch. 1. Các kĩ thuật cơ bản: Nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu Kinh kịch bao gồm các kỹ thuật cơ bản và các kỹ xảo đặc biệt. Nghệ thuật biểu diễn của Kinh kịch có một phong cách riêng, các ngón nghề có sự dung hợp thẩm thấu ở tầng sâu nghệ thuật, hài hoà thống nhất, hình thành một thứ nghệ thuật biểu diễn tổng hợp. 1.1. Kỹ thuật “hát – nói” Nếu như ở Châu Âu, kịch chủ yếu đơn thuần được diễn bằng phương tiện đối thoại và động tác thì Kinh kịch của Trung Quốc khác hẳn. Quá trình từ đầu đến cuối là sự hoà hợp trong nhau, tổng hợp của ca, vũ, kịch. Kinh kịch có một quy tắc độc đáo: đối thoại mang tính âm nhạc và động tác mang tính vũ đạo, “diễn tả câu chuyện bằng lời ca, điệu múa”3 Vương Quốc Duy . Đối thoại mang tính âm nhạc, Kinh kịch gọi là “hát, nói”, động tác mang tính vũ đạo gọi là “diễn, đánh”. Kinh kịch là một chỉnh thể tổng hợp của “hát, nói, diễn, đánh”. Để trở thành một diễn viên Kinh kịch không dễ dàng chút nào vì phải thuần thục cả bốn yếu tố của kỹ thuật cơ bản này. Hát và nói thuộc kỹ thuật thanh nhạc của Kinh kịch. Để khắc hoạ hình tượng nhân vật, Kinh kịch đã nhờ vào làn điệu đẹp và giọng ca hay. Giọng hát của sân khấu Kinh kịch được chia làm các loại: giọng trữ tình, giọng tự sự và giọng hát mang tính kịch. Giọng trữ tình có đặc điểm là lời ít, thanh nhiều, đòi hỏi nhiều ở giai điệu, mạnh về bộc lộ tình cảm nội tâm. Giọng tự sự thì có đặc điểm là lời nhiều, thanh ít, nặng về ngâm nga, phù hợp với những lúc cần tự thuật, đối đáp. Giọng hát mang tính kịch nặng về nhịp phách tự do, tiết tấu co giãn rất linh hoạt, thường thể hiện khi tình cảm lên cao trào, mãnh liệt. Trong hát Kinh kịch phải chú trọng giữa lời và thanh, giữa thanh và tình. Hát cho rõ, chính xác lời và nghĩa, là yêu cầu số một đối với kỹ thuật hát, trên cơ sở đó tạo ra hàng loạt phương pháp và kỹ xảo trong hát. Khi hát bao gồm thực hiện một loạt phương pháp như phát âm, nhả chữ, lấy hơi, giả giọng… nhằm mục đích thể hiện tư tưởng tình cảm của nhân vật trong vở diễn. Nói là ngôn ngữ trên sân khấu đã được âm nhạc hóa, chẳng những phải có âm điệu, tiết tấu giòn giã mà còn chú trọng ngũ âm tứ hô đều có vận vị. Trong Kinh kịch, có nhiều hình thức thoại (nói) như thoại vần, thoại kinh, thoại phương ngôn đều là sự kết hợp ở mức độ khác nhau giữa ngôn ngữ và âm nhạc. Hát và nói là hai kỹ thuật cơ bản tạo nên sức hấp dẫn của vở diễn. 1.2. Kỹ thuật “diễn” Trên sân khấu Kinh kịch, không chỉ có ngôn ngữ mới được âm nhạc hoá mà các động tác về hình thể cũng được nâng lên như múa và được gọi là “diễn”. Khi lên sân khấu, mọi hành động, tư thế, thân hình của diễn viên không thể là những hành động tự nhiên của cuộc sống, bởi mỗi động tác của cơ thể phải lột tả hết được cái “thần” của nhân vật, như biểu hiện cảm xúc, nội tâm…. Tất cả những “đường cong thân hình”, động tác múa đều là sự sáng tạo tổng kết, tích luỹ hình thành hàng loạt động tác theo qui trình mang tích cách điệu, thể hiện tính quy phạm, tính cố định của các nghệ sĩ Kinh kịch. Mỗi động tác tay, mỗi bước đi của nhân vật đều phải mang một sắc thái riêng, được bao bọc bởi âm nhạc và được vũ đạo hoá cao. Các vật dụng hoá trang trang phục như ống tay áo, khăn tay, quạt, đuôi tóc… đều trở thành đạo cụ múa, những trợ thủ đắc lực giúp diễn viên “diễn” thành công. Như vậy, một diễn viên thành thục “diễn” thì phải giàu kinh nghiệm trong việc xử lý các kỹ thuật sử dụng khăn tay, kỹ thuật sử dụng quạt, kỹ thuật ống tay áo, kỹ thuật xổ lắc tóc…. Do đặc tính chú trọng hình thức của Kinh kịch mà kỹ thuật “diễn” yêu cầu thẩm mĩ cao, động tác phải đẹp, tinh xảo, đưa người xem vào thế giới của những vũ điệu huyền diệu. 1.3. Kỹ thuật “đánh” “Đánh” là biểu diễn nghệ thuật võ nghệ, các cảnh chiến đấu chính là vũ thuật và xiếc truyền thống đã được vũ đạo hoá, có các pha nhào lộn, đánh côn, đánh kiếm, đánh đao, đánh quyền. Kỹ thuật “đánh” có nguyên tắc lấy thân hình mà chuyển tải tinh thần, kịch thì giả nhưng tình là thật. Trong kĩ thuật “đánh”, điều đầu tiên phải kể đến là biểu diễn nhào lộn. Đây là một thủ đoạn rất nổi bật để khắc hoạ nhân vật và biểu hiện tình tiết. Tất cả các nội dung cần được biểu hiện của một vở diễn như tinh thần, tính cách, võ nghệ của nhân vật, hay những việc đánh đấu, chiến tranh, đi đường, leo núi, lội nước… đều có thể dùng nhào lộn để biểu hiện. Trong Kinh kịch, nhào lộn là môn luyện tập cơ bản bắt buộc đối với tất cả các “hàng” (phân vai) sinh, đán, tịnh, sửu. Biểu diễn nhào lộn đòi hỏi vận dụng kỹ thuật cơ bản về lưng và bắp chân. Thuần thục kỹ năng nhào lộn, diễn viên có thể thể hiện động tác thân hình nhịp nhàng và đẹp. Nhào lộn biểu diễn kết hợp với các vật dụng như tay áo, vạt áo, râu, hất tóc, lông trĩ cắm trên mũ cùng với các loại khí giới trong tay làm thành một nghệ thuật tổng hợp rất đẹp, hiệu quả nghệ thuật càng mãnh liệt hơn. Bên cạnh biểu diễn nhào lộn, sân khấu Kinh kịch còn thu hút, hấp dẫn người xem bởi các pha võ thuật cực kỳ đặc sắc và điêu luyện như đánh đao, đánh kiếm, đánh côn, đánh quyền. Kỹ thuật cơ bản “hát, nói, diễn, đánh” rất quan trọng đối với bất kỳ một diễn viên Kinh kịch nào. Nắm vững kỹ thuật cơ bản có nghĩa là nắm vững toàn bộ năng lực và thủ pháp thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn Kinh kịch. Trên sân khấu Kinh kịch, “hát, nói, diễn, đánh” đã tạo thành một hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh kịch - nét văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa.doc