Đề tài Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế đã huy động được mọi tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, đặc biệt từ sau năm 1990 khi quan hệ kinh tế quốc tế đã được khai thông và luật đầu tư nước ngoài đã phát huy tác dụng.

docx42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể từ năm 1953, Đài Loan đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh và quá trình CNH đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Quá trình CNH thành công tạo điều kiện cho Đài Loan giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có việc nâng cao mức sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tất cả các thành tựu đạt được của Đài Loan đã tạo tiền đề cho sự đầu tư phát triển theo chiều sâu, để tiếp tục phát triển trong thiên niên kỷ mới. Tuy vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đài Loan cũng bộc lộ không ít yếu kém. Sự can thiệp quá nhiều của chính phủ đã tạo ra một khu vực tài chính khá lạc hậu và một nền công nghiệp thiếu các doanh nghiệp qui mô lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại quốc tế thì việc cải tổ cơ cấu kinh tế, tiếp tục hiện đại hoá nền kinh tế đặt ra nhiều vấn đề mà Đài Loan cần giải quyết. Thực tế cho thấy, một số lợi thế phát triển mà Đài Loan có được trước đây đến nay đã giảm, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế có sự hẫng hụt về vấn đề công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực trong phát triển công nghệ cao. Đài Loan vốn có truyền thống tập trung vào công nghiệp chế tạo, chưa chú trọng nhiều đến dịch vụ và nghiên cứu triển khai. Hiện nay Đài Loan chi tiêu khoảng 1,8% GDP cho nghiên cứu triển khai, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng tương ứng của nền kinh tế tiên tiến. Điều đó cho thấy, Đài Loan cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển công nghệ và nghiên cứu triển khai muốn duy trì sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức mới. 1.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Malaysia Khi mới giành được độc lập, nền kinh tế Malaysia ở trong tình trạng thấp kém. Cơ cấu kinh tế rất mất cân đối, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 1960 nông nghiệp chiếm 34,6% GP. Nông nghiệp trong tình trạng độc canh, trồng trọt chủ yếu là cây cao su nên Malaysia vẫn phải nhập khẩu lương thực (năm 1961 phải nhập 2/3 lượng lương thực tiêu dùng trong nước). Công nghiệp còn rất nhỏ bé, sản lượng công nghiệp chế tạo năm 1961 chỉ chiếm 8,5% GNP, công nghiệp khai thác chiếm 5,9% GNP [42]. Giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp hầu như không có quan hệ tác động qua lại. Hoạt động xuất khẩu của Malaysia đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhưng lại lệ thuộc vào tư bản nước ngoài, mà chủ yếu là tư bản Anh. Nguồn cao su và thiếc chiếm 80% giá trị xuất khẩu của nước này. Đứng trước thực trạng kinh tế khó khăn, Malaysia lựa chọn con đường công nghiệp hoá đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Malaysia trải qua 3 giai đoạn chủ yếu sau: a) Giai đoạn thay thế nhập khẩu và lấy nông nghiệp là ngành phát triển chủ đạo (1961-1970) Khác với một số nước đang phát triển tiến hành công nghiệp hoá lấy công nghiệp làm trọng tâm, sau khi giành độc lập Malaysia tiến hành công nghiệp hoá lấy nông nghiệp là ngành chủ đạo. Thời kỳ này Malaysia thực hiện các kế hoạch 5 năm (1961-1965) và (1966-1970). Mục tiêu công nghiệp hoá giai đoạn này là tăng nhanh sản lượng lương thực và đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu, đồng thời nâng cao trình độ của ngành chế biến nguyên liệu xuất khẩu và xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Do vậy, nhà nước đã giành 50% ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đầu tư cho một số dự án phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn và xây dựng các doanh nghiệp cong nghiệp quốc doanh để sơ chế nông phẩm. Chương trình tập trung đầu tư cho nông nghiệp đã mang lại nhiều thành công, mức tăng trưởng hàng năm của nông nghiệp là 5,5% cao nhất ở châu Á trong thập niên 60. Đến năm 1970, Malaysia đã tự túc được 81% nhu cầu lương thực trong nước [53]. Trong lĩnh vực công nghiệp, Malaysia đã tạo ra hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thay thế nhập khẩu như dệt, may, chế biến gỗ và một số loại máy móc. Từ năm 1961-1970, sản lượng công nghiệp đã tăng 2 lần bình quân hàng năm tăng 13,5%. Cũng trong thời kỳ này, tỷ trọng của sản phẩm gỗ, dầu cọ tăng từ 5,4% và 1,7% lên 16,5% và 5,1%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng đạt trung bình gần 7%/năm [36]. b) Giai đoạn đa dạng hoá kinh tế và chiến lược hướng về xuất khẩu (1971-1985) Trong 3 kế hoạch 5 năm 1971-1975, 1976-1980 và 1981-1985, Malaysia chủ trương xây dựng công nghiệp đa dạng với công nghiệp chế tạo được ưu tiên phát triển. Nhà nước còn chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp nặng như chế biến dầu mỏ, luyện kim và mở rộng các cơ sở chế biến xuất khẩu. Vào thời kỳ này, các doanh nghiệp cũng chú trọng hướng về xuất khẩu do thị trường nội địa bị giới hạn. Do đó, tỷ trọng hàng xuất khẩu đã tăng từ 11,9% năm 1970 lên 21,7% năm 1980. Đồng thời Malaysia cũng đẩy mạnh đầu tư vào ngành khai thác và chế biến dầu mỏ nên thu nhập nhờ xuất khẩu dầu mỏ rất đáng kể năm 1970 đạt 164 triệu ringit (chiếm 3,2%) tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu). c) Giai đoạn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (1985-1995) Bước sang giai đoạn phát triển mới, chính phủ Malaysia đã soạn thảo kế hoạch phát triển công nghiệp 10 năm (1986-1995). Trong ngành công nghiệp, chính phủ đề ra kế hoạch phát triển tổng thể (IMP) với các mục tiêu [42]: - Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân của công nghiệp chế tạo khoảng 9%/năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 65/năm. Tăng cường phát triển công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nguyên liệu trong nước được ưu tiên phát triển. - Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích nghiên cứu triển khai tại xí nghiệp để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu đến khâu áp dụng. - Khuyến khích giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật để phát huy tối đa những lợi thế của đất nước; Từ kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986-1990), Malaysia đã tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp nặng, nhất là những ngành sử dụng nguyên liệu trong nước sẵn có như xi mang, sắt thép… Các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, cơ khí chế tạo cũng được chú trọng đầu tư phát triển với việc áp dụng công nghệ mới. 50 nhóm sản phẩm trong các ngành sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ như cao su, dầu cọ, gỗ, thực phẩm, khai khoáng, điện tử, dệt may… được ưu tiên phát triển sản xuất, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Trong sự phát triển công nghiệp, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng đầu tư vào khu vực tư nhân, coi khu vực này là chủ đạo của nền kinh tế. Chính phủ đã chi một lượng vốn lớn cho hoạt động nghiên cứu triển khai, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tiến hành nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất. Nhờ tích cực thực hiện các chính sách phát triển trên, nền kinh tế Malaysia đã tăng trưởng với tốc độ cao: 1987 là 5,2%; 1988 là 8,7%; 1990 là 9,4% và 1995 đạt 8,5%; trong đó ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng với tốc độ cao hơn (năm cao nhất là 1989 đạt 25,1%) [114]. Trên cơ sở đó, xuất khẩu của Malaysia đã có sự tăng nhanh với xu hướng giảm dần xuất khẩu nguyên liệu, tăng dần các sản phẩm công nghiệp chế tạo (điện tử) và nông sản chế biến như cao su, ca cao, dầu cọ, hạt tiêu,… Năm xuất khẩu cao nhất (1989) đạt 67,8 tỷ USD bằng 71,5 GNP. Theo các nhà phân tích kinh tế thì Malaysia đã bước đầu chuyển từ nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp có hàm lượng khoa học cao hướng về xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, theo Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia (MIER), nền kinh tế nước ngày còn gặp phải những yếu kém cần khắc phục: Thứ nhất, về nguồn nhân lực bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm, trong khi giá nhân công tăng lên; Thứ hai, khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế của Malaysia còn hạn chế; Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu triển khai còn thấp. Đó cũng chính là những thách thức trong điều chỉnh nhằm tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Nhìn chung Thái Lan, Đài Loan và Malaysia khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đều ở điểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé và bị phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy vậy, chỉ trong vài ba thập kỷ, các nước này đã nhanh chóng vươn lên và thu được những thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đài Loan đã trở thành nước công nghiệp mới. Thái Lan và Malaysia cũng được coi là những nước công nghiệp mới. Thành công ấy đã để lại những bài học kinh nghiệm mà nhiều nước đang phát triển có thể học tập và tham khảo. Thứ nhất, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá các nước này đã biết đi lên từ nông nghiệp. Bước đi khởi đầu là phát triển nông nghiệp, để lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp. Những tiền đề mà nông nghiệp tạo ra có ý nghĩa rất quan trọng về cả phương diện kinh tế và xã hội. Vì chính công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể tiến hành khi tình hình xã hội không ổn định. Trong bước đi ban đầu, sự phát triển nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề lương thực trong nước, mà còn đóng góp vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại theo hướng tích cực. Thứ hai, việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá có ý nghĩa quyết định với sự kinh tế ở các nước đang phát triển. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các nước này đã lựa chọn chiến lược theo hai giai đoạn về cơ bản là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của họ. Thực tế mỗi chiến lược đều có vị trí quan trọng, tuy nhiên mỗi chiến lược bên cạnh mặt tích cực, vẫn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, việc chọn thời điểm để điều chỉnh chiến lược phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đặt sự phát triển kinh tế của đất nước không chỉ phù hợp với hoàn cảnh trong nước mà cả quốc tế. Thực tế việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật là sự cần thiết. Chính việc lựa chọn thời điểm chuyển hướng chiến lược mới có thể tạo nên sự thích ứng trong chiến lược phát triển kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh để mở rộng xuất khẩu và vươn mạnh ra thị trường thế giới dã đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong hơn ba thập kỷ cho Đài Loan, Thái Lan và Malaysia. Thứ ba, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước này, nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc lựa chọn chiến lược, việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, chiến lược tạo vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, có chính sách phát huy nguồn lực con người, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Do vậy, nhà nước không chỉ phát huy được nội lực mà còn khai thác tốt các yếu tố ngoại lực tạo nên tăng trưởng kinh tế cao. Nhà nước đã thành công trong việc điều chỉnh chiến lược gắn với các chương trình cải cách tự do hoá một cách khéo léo linh hoạt. Đó chính là viết biết khai thác những động lực của kinh tế thị trường, biết nắm bắt và tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, những cơ hội mà kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương mang lại nhằm phát huy lợi thế trong trật tự phân công lao động quốc tế. Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá - con đường tất yếu để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của các nước đang phát triển. Mục tiêu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá để hướng tới tăng trưởng trong phát triển. Theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã trở thành khát vọng của các nước đang phát triển. Tuy vậy, kinh nghiệm ở Thái Lan, Malaysia, chiến lược trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải gắn liền với sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, có sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược hướng ngoại và hướng nội, cải cách kinh tế phải gắn liền với cải cách xã hội. Đó là những điều kiện để tạo nên sự bền vững trong phát triển. Thứ năm, trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Lan, Malaysia và Đài Loan, con đường phát triển của Đài Loan mang tính đặc thù rõ nét và sơm đưa nước này trở thành nước công nghiệp mới. Bí quyết thành công của Đài Loan trong bước khởi đầu công nghiệp hoá là biết lấy nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp; biết dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước để hình thành nên những chuỗi xí nghiệp hoạt động liên hoàn với nhau; biết nắm thời cơ để nhanh chóng đi vào một số ngành hiện đại như điện tử, công nghiệp thông tin, hoá dầu… PHẦN III KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA CÁC NƯỚC VÀO VIỆT NAM 1. Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 - nay) 1.1. Một số kết quả chủ yếu và hạn chế trong công nghiệp hóa ở nước ta a) Một số kết quả chủ yếu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế đã huy động được mọi tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, đặc biệt từ sau năm 1990 khi quan hệ kinh tế quốc tế đã được khai thông và luật đầu tư nước ngoài đã phát huy tác dụng. Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư xã hội 1991 - 2000 (%) Năm Từ ngân sách Nhà nước (*) Doanh nghiệp nhà nước Tư nhân và dân cư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 29,8 35,3 38,5 24,1 25,6 28,2 31,7 36,9 37,1 37,0 14,5 5,2 7,5 12,5 9,7 10,7 14,0 16,7 17,1 17,0 47,0 44,6 31,6 34,1 30,8 26,9 22,8 21,3 21,8 21,5 9,7 15,0 21,4 29,4 33,9 34,1 31,5 25,1 24,0 24,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư; (*) Đầu tư từ ngân sách Nhà nước tính cả ODA và tín dụng nhà nước. Quá trình công nghiệp hóa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đã đem lại những biến đổi quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước, tạo đà cho công cuộc đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Do vậy, vào những năm 90, kết quả về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức cao hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tính chung cả giai đoạn 1991 - 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,45%. Bảng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%) 1986 - 1990 1991- 1995 1996 - 2000 1991 - 2000 GDP Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ 3,9 6,0 3,6 6,1 8,2 12,7 4,3 9,0 6,7 10,4 3,6 5,3 7,45 11,6 3,96 7,1 Nguồn: Tổng hợp theo niên giảm thống kê Kết quả ấy, trước hết nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách nhà nước) cho nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành công nghiệp hóa từ xuất phát điểm thấp. Hai là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự điều chỉnh tương đối hợp lý. Công nghiệp nói chung phát triển theo hướng gia tăng tương đối tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trì được một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/1987), mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất định, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da… Bốn là, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những năm sau. Thời gian qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế giảm. Năm 1986, nông nghiệm chiếm 34,7%, công nghiệp chiếm 26,8% và dịch vụ chiếm 38,5% trong GDP; năm 2000 nông nghiệp giảm xuống chiếm 24,2%, công nghiệp tăng lên 36,9% và dịch vụ là 38,9% trong GDP. Như vậy, cơ cấu kinh tế mới đã hình thành và động tái chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh xu hướng tích cực của các nước vốn có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong công nghiệp hoá. Bảng : Cơ cấu ngành trong GDP (%) 1986 1990 2000 Nông nghiệp 34,7 32,0 24,2 Công nghiệp 26,8 25,2 36,9 Dịch vụ 38,5 42,8 38,9 Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000, tr. 298 và Tổng cục Thống kê. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng tăng nhanh, năm 1991 là 2.087 triệu USD, năm 2000 là 14,308 triệu USD [28]. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng năm cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngoại thương thực sự đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thu được một số thành tựu cơ bản. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sản xuất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và giành một phần tích lũy. Năm 1986, tiêu dùng cuối cùng ở mức 98,8% của GDP; năm 1999, tiêu dùng cuối cùng chỉ bằng 3/4 GDP. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tế được tăng cường. Những kết quả đạt được đã tạo ra thế và lực mới cho kinh tế Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. b) Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế: - Tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua còn phụ thuộc nhiều vào vốn từ nước ngoài (chiếm hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư toàn bộ xã hội), mà chưa thực sự tăng trưởng dựa trên đổi mới công nghệ thiết bị, sức cạnh tranh của hàng hóa, năng lực quản lý, tiếp thị…. - Cơ cấu kinh tế đã diễn ra sự chuyển dịch nhưng do ảnh hưởng của một số nhân tố chủ quan, khách quan nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt được ý đồ mong muốn, nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP. Nông nghiệp tuy tăng trưởng ổn định nhưng cơ cấu biến đổi chậm. Công nghiệp tuy tỷ trọng có tăng, nhưng sự yếu kém còn thể hiện khá rõ ở năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do vậy, sự phát triển chêch lệch kinh tế giữa các vùng, sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư còn khá lớn. - Kinh tế Việt Nam tuy có đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa thật vững chắc. Nhiều ngành sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực. - Vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập với một bộ phận khá lớn dân cư đang là vấn đề khó khăn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nơi sinh sống của gần 80% cư dân cả nước. Tóm lại, những hạn chế trên cho thấy, hiện nay thách thức gay gắt nhất đối với nước ta là phải nâng cao được chất lượng của sự tăng trưởng, thể hiện ở hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của các ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, trước hết phải tập tủng ở ngành công nghiệp. Điều này đang là một khó khăn rất lớn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế khi thị trường thế giới gần như phân chia xong và Việt Nam cũng là nước đi sau bước chân vào thị trường thế giới. Do vậy, những vấn đề cần chú trọng giải quyết là lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả. Đồng thời trong đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, cần tạo sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. 1.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và các nước khi thực hiện công nghiệp hóa. Mấy thập kỷ qua, các nước trong khu vực cũng như hầu hết các nước đang phát triển lần lượt tiến hành công nghiệp hóa. Ở các nước đang phát triển công nghiệp hóa có sự đa dạng về mô hình với những thành công và hạn chế trong triển khai. Malaixia là nước đã thu được những thành công trong công nghiệp hóa và đang chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới. Việc xem xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Malaixia khi thực hiện công nghiệp hóa sẽ là điều kiện cần thiết để chúng ta tiếp thu có chọn lọc một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng hiện nay. a) Tính tương đồng - Việt Nam và các nước trong khu vực là những quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á trước đây đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Hai nước sau khi giành được độc lập, phải gánh chịu những di sản kinh tế nặng nề do chủ nghĩa thực dân để lại. Nền kinh tế trong trạng thái nghèo nàn, lạc hậu. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế yếu kém. Có thể nói đó là khó khăn lớn nhất khi bước vào công nghiệp hóa của Việt Nam và các nước trong khu vực. - Việt Nam và các nước trong khu vực là những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng nông nghiệp, có nguồn lao động dồi dào. Đó là một thuận lợi rất lớn cho công nghiệp hóa. Hai nước đều nằm ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những trung tâm kinh tế phát triển năng động của thế giới. Tác động từ sự phát triển của khu vực sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước nước. - Việt Nam và các nước này hiện nay đều là những thành viên của ASEAN, đang tích cực tham gia vào hợp tác kinh tế khu vực. Sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của mỗi nước đều có tác động tích cực đến tình hình các nước trong khu vực. Trong quá trình hội nhập AFTA, cả hai nước đều hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại khu vực. b) Những điểm khác biệt - Malaixia, Thái Lan, Đài Loan tiến hành mở cửa và phát triển kinh tế thị trường sớm hơn Việt Nam. Do vậy, đã thu hút được đầu tư mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài. Đặc biệt trong thời kỳ thế giới hình thành hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, Malaixia, Thái Lan, Đài Loan đã được sự hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật của thế giới tư bản. Kinh tế Malaixia đã sớm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Malaixia, Thái Lan, Đài Loan đã sớm hội nhập vào thị trường thế giới rộng lớn. Việt Nam từ năm 1986 mới thực hiện chính sách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường. Do vậy, việc tận dụng những cơ hội thuận lợi về vốn, công nghệ, thị trường cho công nghiệp hóa có nhiều khó khăn hơn so với Malaixia, Thái Lan, Đài Loan. - Về thể chế chính trị và định hướng thị trường. Malaixia, Thái Lan, Đài Loan là nước theo thể chế dân chủ dựa trên chế độ chính trị đa nguyên và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, là nước sớm phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường tự do Ở Việt Nam, Đảng cộng sản luôn giữ vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở cửa đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế nhưng Việt Nam vẫn kiên trì đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, khi tiến hành công nghiệp hóa, xét về phương diện kinh tế xã hội, tự nhiên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế ta dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Malaixia, Thái Lan, Đài Loan. Đó chính là cơ sở cho việc tiếp thu có chọn lọc một số kinh nghiệm của các nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. 2. Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của một số nước có thể vận dụng vào Việt Nam Để hướng tới mục tiêu của Đảng, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ thực trạng kinh tế đất nước, nhiều vấn đề cũng được đặt ra cần giải quyết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh nghiệm các nước cho thấy, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta không thể sao chép một cách máy móc về hình thức và bước đi của các nước trên thế giới, trong đó có Malaixia, Thái Lan, Đài Loan. Nó phải được tính toán đầy đủ từ điều kiện kinh tế cụ thể trong nước, quốc tế và xu thế vận động phát triển của nền kinh tế thế giới ngày nay. Từ những kinh nghiệm trong công nghiệp hóa của những nước này, Việt Nam có thể tham khảo một số bài học kinh nghiệm sau trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp Trong bối cảnh quốc tế mới, việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp là hết sức quan trọng, ví nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo các mục tiêu chính trị - xã hội đối với sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu không còn phù hợp vì nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần đến sự vận hành như một guồng máy thống nhất. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) cho thấy công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu cũng không phải là hoàn toàn tối ưu. Vì sự lệ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài tiềm ẩn những rủi ro mà hậu quả không lường trước được. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, với Việt Nam trong công nghiệp hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT-64.docx
Tài liệu liên quan