MỤC LỤC
PHẦN I : BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 01- 02
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
A. MỞ ĐẦU : Trang 03- 04
B. NỘI DUNG :
I. Cơ sở lý luận Trang 05
II. Cơ sở thực tiễn Trang 05
III. Nội dung vấn đề :
1.Vấn đề đặt ra Trang 06
2. Giải pháp thực hiện Trang 06 - 24
3. Kết quả thực hiện Trang 24
C. KẾT LUẬN Trang 25
MỤC LỤC Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 26
PHIẾU ĐIỂM Trang 27
Ý KIẾN NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH . Trang 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các em có thể tái tạo lại các ngữ liệu và nội dung chủ điểm mà mình đã được nghe.
Từ những thực tế nêu trên và cũng là để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình, tôi chọn đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh lớp 7 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
a. Giáo viên:
Lên lớp cần xác định rõ mục tiêu của bài học.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa mang tính kinh tế.
Nghiên cứu bài kỹ, chọn phương pháp, cách thức trình bày phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó thiết kế nhiều hoạt động đa dạng, sao cho thực tế với đời thường của học sinh, hoặc những vấn đề mà học sinh đang quan tâm nhất hiện nay, nhằm giúp học sinh vừa cảm thấy bài học sinh động, không nhàm chán, vừa đạt được mục đích rèn luyện.
b. Học sinh:
Tích cực tham gia vào hoạt động.
Nắm bắt nội dung bài nhanh hơn
Rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe.
4. Hiệu quả áp dụng:
Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Học sinh không chán và sợ môn listening nữa mà còn cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài học hơn.
5. Phạm vi áp dụng:
- Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 7A3, trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Năm học: 2009 - 2010
Thị Trấn , ngày 05 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Phan Nguyễn Thanh Thùy
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT KỸ NĂNG NGHE ”
Lý do chọn đề tài:
T
iếng Anh hiện nay là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam Tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở của, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ (nghe- nói )
Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, để một tiết học nghe bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiết học kỹ năng nghe môn Tiếng Anh 7.
- Khách thể: Học sinh lớp 7, Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này tôi áp dụng giảng dạy cho các học sinh lớp 7A1, 7A2 và 7A3 ở Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu workshop và các loại sách tham khảo.
- Quán triệt các công văn , chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch hoạt động của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu :
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Đeå phaùt huy toát tính tích cöïc chuû ñoäng saùng taïo cuûa hoïc sinh trong hoïc taäp thì chuùng ta caàn phaûi toå chöùc quaù trình daïy hoïc theo höôùng tích cöïc hoùa hoaït ñoäng cuûa ngöôøi hoïc. Trong hoaït ñoäng daïy vaø hoïc, giaùo vieân chæ laø ngöôøi truyeàn taûi kieán thöùc ñeán hoïc sinh, hoïc sinh muoán lónh hoäi toát nhöõng kieán thöùc ñoù thì caùc em phaûi töï hoïc baèng chính caùc hoaït ñoäng cuûa mình.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh 7, tôi nhận thấy đa số các em học sinh đều rất yếu ở kỹ năng nghe.
Trong các tiết học nghe, các em ít chú ý vào lời trong băng mà thường chuẩn bị trước đáp án để đối phó với câu hỏi của giáo viên. Qua tìm hiểu, tôi được biết sở dĩ các em không tập trung nghe vì các em chưa biết cách để nghe mà một số bài nghe lại quá khó đối với các em..
Chính vì điều này đã khiến học sinh có tâm lý lơ là và thiếu tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng nghe…Do đó tôi chọn đề tài:
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe”.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
Vấn đề đặt ra:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Sau khi được tham dự lớp tập huấn chuyên môn do Sở Giáo Dục Đào Tạo tổ chức, qua việc dự giờ một số bạn đồng nghiệp và từ những kinh nghiệm bản thân, tôi xin đưa ra một số ý kiến cho tiết dạy nghe như sau:
2. Giải pháp thực hiện:
Một bài dạy nghe thông thường đi theo phương pháp Communication Approach và theo The PPP Framework:
Presentation Phase (Pre-listening stage) - Giai đoạn giới thiệu bài.
Practice Phase (While-listening stage) - Giai đoạn luyện tập.
Production phase (Post-listening stage) - Giai đoạn vận dụng.
A. Giai đoẠn giỚI thiỆu bài
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động trước khi nghe
Ordering
Brainstorming
Pre-question
B. Giai đoẠn luyỆN tẬp:
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động trong khi nghe
Listen & draw
Grids
Gap-filling
Comprehension
C. Giai đOẠN vẬN dỤng:
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động sau khi nghe
Recall the story
Roleplay
A. Presentation Phase (Pre-listening stage)
Giới thiệu chung:
Đây là một giai đoạn quan trọng trong suốt bài nghe vì nó không chỉ thu hút sự chú ý và tạo sự hứng thú cho học sinh mà còn để học sinh làm quen và nghĩ đến chủ đề mà các em sắp được nghe. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà giáo viên có thể ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới và giới thiệu ngữ liệu khó nhưng cần thiết cho bài nghe.
Những điều cần lưu ý khi tiến hành giai đoạn này:
Những hoạt động trong giai đoạn này cần ngắn (5-minute activities), cần thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh trong lớp.
Giáo viên có thể sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nếu cần thiết.
Giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới, những từ vựng cần thiết và quá khó đối với trình độ học sinh nhưng không nên dạy hết tất cả các từ mới có trong bài.
Các bước thực hiện:
Warm-up
Giới thiệu về chủ đề mà học sinh sắp nghe
Giới thiệu ngữ liệu mới (Nếu ngữ liệu này ảnh hưởng đến quá trình nghe của học sinh)
Hướng dẫn cách thực hiện các hoạt động trong khi nghe
Các hoạt động trước khi nghe:
a. Ordering:
Giáo viên đưa cho học sinh những câu hay tranh đã được sắp xếp lộn xộn, có ghi chữ a, b, c … trên bảng.
Học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để dự đoán về trật tự chính xác.
Học sinh điền dự đoán của mình vào giấy.
Học sinh so sánh dự đoán của mình với cặp hay nhóm khác.
Giáo viên chấp nhận các dự đoán khác nhau để tạo nên sự “bất đồng ý kiến” nhằm giúp học sinh có mục đích thật sự để nghe và tìm ra đâu là trật tự đúng.
Một số ví dụ
Ví dụ 1: Sách giáo khoa 7 – Bài 10: Health and hygiene, A2
Chuẩn bị: 8 bức tranh dán lên bảng
Các bước thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm hãy thử sắp xếp lại trật tự của các bức tranh để xem bạn Hoa thường làm gì vào mỗi buổi sáng trong vòng 2-3 phút.
Sau đó giáo viên yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày phần bài đã làm của nhóm mình. (Nhiều nhóm có thể có cùng một cách sắp xếp)
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh các nhóm tranh luận xem tại sao lại sắp xếp như vậy.
Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe rồi tìm ra trật tự đúng của các bức tranh.
Mục đích:
Ôn lại từ vựng mà học sinh đã được học ở bài trước, chuẩn bị cho bài nghe sắp đến.
Gây cho học sinh sự hứng thú và nhu cầu cần được nghe.
Ví dụ 2: Sách giáo khoa 7 – Bài 14: Freetime Fun, B2
Children’s program Movies News
Weather forecast Game Show
Các bước thực hiện:
Giáo viên lấy nhanh ý kiến của học sinh về từ vựng những chương trình trên ti vi: Children’s program, News, Weather forecast, Game show, Movies.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên đưa ra tình huống:
Các em sẽ làm đạo diễn chương trình ngày hôm nay.
Hôm nay là các chương trình về trẻ em, tin tức, dự báo thời tiết, thế giới đó đây và phim truyện.
Các em hãy thử sắp xếp cho mình một chương trình riêng.
Chương trình nào sẽ được trình chiếu trước và vào lúc mấy giờ.
Các em có 3 phút để thực hiện chương trình riêng của mình.
Sau 3 phút, giáo viên yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày chương trình mà các em đưa ra. Giáo viên không đưa ra câu trả lời đúng sai.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghe xem các chương trình trên có được sắp xếp giống như của nhóm mình không.
Mục đích:
Ôn lại từ vựng cho học sinh
Giúp học sinh có mục đích để thực hiện bài nghe của mình.
b. Brainstorming:
Giáo viên cho học sinh đoán tất cả những từ ngữ hoặc ý tưởng có liên quan đến chủ đề của bài sắp được nghe.
Học sinh làm việc theo nhóm trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nhóm trao đổi ý tưởng với nhau
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Sách giáo khoa 7 – Bài 15: Going out, B4
Chuẩn bị: 9 flashcards - để mặt trắng ra ngoài rồi cài vào bảng plastic
Mặt trước
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình
Các bước thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
Giáo viên hướng dẫn lớp chơi trò chơi “Noughts and Crosses”:
Lớp chúng ta sẽ chia làm hai nhóm: nhóm Noughts và nhóm Crosses.
Mỗi nhóm sẽ lần lượt chọn một ô số. Trong ô số đó chứa một gợi ý về một hoạt động mà các em thường làm khi rãnh rỗi.
Nếu đội Nought trả lời đúng câu hỏi của đội mình thì sẽ được một dấu X vào ô đó. Nếu đội Cross trả lời đúng thì sẽ được một dấu O vào ô đó.
Khi một đội trả lời sai thì đội kia có quyền bổ sung. Đội nào chậm sẽ mất quyền ưu tiên trả lời.
Đội thắng là đội có thể tạo thành hàng ngang, hàng dọc hay hàng chéo những kí tự của đội mình. Ví dụ như:
O
O
O
X
X
X
Câu gợi ý như sau:
The game is for two people. This game uses a board. The board is black and white.
The game is like tennis. The game needs two bags and a small plastic ball on a table with a net across it.
Fill in the blank with a suitable word: pop _____, dance _____, classical _________
This is a building which films/movies are shown.
A popular game has two teams of 11 players.
This is a place where you can buy and eat a meal.
A popular activity in the water.
To move using your legs, going faster than you walk.
To sit on a bicycle and control it as it moves.
Sau khi chơi, giáo viên tổng kết trò chơi.
Giáo viên giới thiệu tên các nhân vật trong bài tập và giải thích yêu cầu của bài luyện nghe: Nghe xem ai thực hiện những hoạt động gì, rồi gắn tên của các nhân vật với các chữ cái chỉ loại hình hoạt động đó.
Mục đích:
Giúp học sinh ôn lại các hoạt động đã học.
Trò chơi vừa gây sự hứng thú cho học sinh, vừa giúp học sinh nhận biết được hình trong tranh trước khi bước vào hoạt động nghe.
Ví dụ 2: Sách giáo khoa 7 – Bài 12: Let’s eat, B4
Chuẩn bị: 8 bức tranh, để mặt trắng ra ngoài rồi cài vào bảng plastic
Các bước thực hiện:
Chia lớp thành hai đội và yêu cầu hai đội tự đặt tên cho đội mình.
Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi chung sức.
Mỗi đội sẽ cử đại diện cho đội của mình.
Mỗi đội trưởng sẽ nêu lên một món ăn mà người Việt Nam thường dùng.
Đội nào có đáp án giống đáp án sẽ được số điểm tương ứng với đáp án đó.
Đội nào có số điểm cao hơn sẽ được ưu tiên trả lời trước.
Sau đó, giáo viên chỉ định từng thành viên của đội được ưu tiên trả lời. Nếu đội đó có ba câu không giống đáp án thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại.
Đội còn lại hội ý, thống nhất một đáp án rồi phát biểu. Nếu câu trả lời của đội ấy giống đáp án thì sẽ hưởng trọn số điểm đó. Còn ngược lại thì đội kia sẽ thắng.
Nếu còn có những bức tranh chưa được lật thì giáo viên sẽ chỉ định học sinh bất kỳ để trả lời.
Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên giới thiệu tên các nhân vật trong bài tập luyện nghe và giải thích yêu cầu của bài: Nghe xem các bạn Lan, Ba, Nga và Hoa đã ăn và uống gì, rồi gắn tên các nhân vật với chữ cái của các loại thức ăn, thức uống đó.
Pre-questions:
Giáo viên đưa ra một vài câu hỏi. Mỗi câu hỏi cho một ý chính trong bài luyện nghe. Giáo viên cũng có thể viết một số câu hỏi lên bảng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.
Học sinh suy nghĩ và thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp về những câu hỏi đó. Giáo viên tạo điều kiện khuyến khích tất cả học sinh đều tham gia trả lời, tùy khả năng của mỗi học sinh.
Học sinh trao đổi câu trả lời với nhau và lắng nghe bài luyện nghe để tìm ra câu trả lời chính xác.
Một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Sách giáo khoa 7 – Bài 11: Keep fit, stay healthy, B3
Chuẩn bị: Một số bức tranh về bệnh tật
Các bước thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
Mỗi nhóm cử một đại diện lên lần lượt chọn một bức tranh ngẫu nhiên và không để cho bất cứ học sinh nào thấy bức tranh mà mình đã chọn.
Đại diện của nhóm đó phải minh họa lại bức tranh bằng hành động, nét mặt, cử chỉ sao cho nhóm còn lại có thể đoán được nội dung của bức tranh.
Đại diện của nhóm A có thể ôm bụng và nét mặt tỏ ra đau đớn.
Học sinh nhóm B đoán: You have a stomachache.
Học sinh nhóm A: Yes.
Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất sẽ thắng trò chơi.
Giáo viên giải thích yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện nghe: Hãy nghe xem lớp 7A các bạn nghỉ vì bệnh bao nhiêu ngày trong suốt học kỳ vừa qua.
Mục đích:
Ôn lại cho học sinh một số bệnh thông thường mà các em đã được học.
Cho các em làm quen với đề tài mà các em sẽ được nghe.
Ví dụ 2: Sách giáo khoa 7 – Bài 1: Back to school, B6
Chuẩn bị: Bức tranh về sơ đồ đường đi
Các bước thực hiện:
Giáo viên cho học sinh thực hiện bài survey trong tổ.
Giáo viên phát cho mỗi học sinh một sheet
Name:
Address:
Place
Distance
- School
- Post office
- Market
- Theater
Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi càng nhiều bạn trong tổ càng tốt về những nội dung trong tờ sheet.
S1: What’s your address?
S2: 123 Tran Hung Dao Street.
S1: How far is it from your house to your school?
S2: About 100 meters.
S1: Really?
Sau 3 phút, giáo viên thu lại tất cả những sheet của học sinh, rồi tổng hợp kết quả thật nhanh lên bảng.
Giáo viên giói thiệu tình huống của bài luyện nghe: Hãy nghe xem từ nhà của bạn Lan đến chợ, nhà hát, trường học, và bưu điện thì xa bao nhiêu.
Mục đích:
Ôn nhanh lại cho học sinh từ vựng và cả cấu trúc ngữ pháp:
“How far is it from … to …?”
Giới thiệu chủ đề của bài luyện nghe cho học sinh một cách sinh động.
B. Practice Phase (While-listening stage)
Giới thiệu chung:
Trong giai đoạn này, học sinh sẽ làm một hoặc hai bài tập có liên quan đến nội dung chính của bài nghe. Giáo viên phải thiết kế các bài tập này dựa trên trình độ của từng lớp nhằm giúp tất cả học sinh của mình có thể nắm được ý chính của bài luyện nghe.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà học sinh sẽ giải quyết những thắc mắc, những phán đoán, những câu trả lời của mình đã thực hiện trong giai đoạn giới thiệu bài.
Trong giai đoạn này, học sinh phải được nghe tối thiểu là hai lần. Lần đầu tiên, học sinh được nghe toàn bộ bài luyện nghe qua nhằm nắm những ý chính. Lần thứ hai, học sinh nghe lại bài luyện nghe nhằm lấy ý để trả lời cho những bài tập hay kiểm tra phán đoán, suy nghĩ của mình. Trong lần này, tùy trình độ đối tượng học sinh mà giáo viên có chia nhỏ bài nghe ra hay không. Nếu trình độ học sinh khá, giáo viên có thể không phải đưa ra đáp án mà để tự các em nghe lần nữa và sửa chữa cho nhau.
Để các em làm quen với giọng nói của người bản ngữ, giáo viên nên cho học sinh nghe máy cassette. Nếu điều kiện không cho phép, giáo viên có thể đọc nhưng với tốc độ bình thường giúp các em làm quen với tốc độ khi đàm thoại.
2. Các hoạt động trong khi nghe:
a. Listen and draw/ write:
Học sinh có thể xem một bản đồ, sơ đồ ngôi nhà, một biểu đồ hoặc một bức tranh. Sau đó, học sinh lắng nghe và trả lời bằng cách điền vào ô trống, dán nhãn, đánh số thứ tự …
Giáo viên có thể phát cho học sinh những worksheet, hoặc các em có thể làm một bài “picture dictation.”
Một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Sách giáo khoa 7 – Bài 7: The world of work, A3
Chuẩn bị: 4 bức tranh
Task: Listen. Write the name of the public holiday in each of their pictures.
Giáo viên cho học sinh nghe băng một lần.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh để kiểm tra xem các em có nắm được ý chính không.
Giáo viên cho học sinh nghe băng lần hai. Nếu các em có vẻ khó nghe hiểu được bài luyện nghe này, giáo viên có thể dùng lại ở những chỗ cần thiết nhằm giúp các em nghe được tốt hơn.
Học sinh nghe và điền tên các ngày lễ lớn.
Giáo viên cho học sinh nghe lần nữa và để học sinh kiểm tra chéo với nhau.
b. Grids:
Giáo viên đặt “grid” lên bảng và yêu cầu học sinh chép vào vở. Nếu “grid” này đã có trong sách, học sinh có thể làm thẳng vào sách.
Giáo viên điền một vài thông tin vào “grid” để gợi mở cho học sinh trong khi thực hiện bài luyện nghe.
Học sinh lắng nghe và điền vào bảng những sự kiện, số liệu hoặc những chi tiết của bài luyện nghe.
Học sinh nghe lại và sửa bài.
Ví dụ 1: Sách giáo khoa 7 – Bài 16: People and places, B5
Chuẩn bị: Tranh và Grid
Year
Place
Date of birth
1980
Kim Lien
Left Viet Nam
Worked in hotel
1990s
Went to another country
Moved again
1923
Moscow
Founded Vietnamese Communist Party
1930
Formed Viet Minh Front
Viet Nam
Became President
Died
Các bước thực hiện:
Task: Listen and complete the table
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài tập nghe.
Giáo viên cho học sinh nghe qua một lần để nắm ý chính.
Giáo viên cho học sinh nghe lần thứ hai và điền vào chỗ trống. Nếu trình độ học sinh yếu có thể dừng lại ở những chỗ cần thiết.
Học sinh trao đổi bài cho nhau để bổ sung, sửa chữa những thông tin trong lần nghe thứ ba.
c. Gap-filling:
Giáo viên cho học sinh điền vào chỗ trống với từ chính xác mà học sinh nghe được.
Giáo viên có thể chuẩn bị một flipchart hoặc viết lên bảng để học sinh chép vào vở. Nếu flipchart có trong sách, học sinh có thể làm thẳng vào sách.
Ví dụ : Sách giáo khoa 7 – Bài 1: Back to school, A4
Chuẩn bị: Hình minh họa – Flipchart
Mr. Tan: Hello, Lien. ______?
Miss Lien: _____, thank you._____, Tan?
Mr. Tan: _____, but I’m very busy.
Miss Liên: _____.
Nam: Good afternoon, Nga. _____?
Nga: _____, thanks. _____ Nam?
Nam: ______, thanks.
Nga: I am going to the lunch room.
Nam: Yes, _____.
Các bước thực hiện:
Task: Listen. Complete these dialogues
Giáo viên cho học sinh nghe lần đầu để nắm đại ý của hai bài hội thoại.
Giáo viên cho học sinh nghe lần hai để điền vào chỗ trống chính xác từ mà các em đã nghe trong hai bài hội thoại.
Giáo viên cho học sinh nghe lần ba và kiểm tra chéo lẫn nhau.
d. Comprehension:
Giáo viên cho học sinh một loạt câu hỏi Yes-No, câu hỏi Wh-, hoặc những câu True/False, những câu chọn lựa.
Những câu hỏi này thường có hai loại. Một loại giúp học sinh tập trung chủ yếu vào ý chính hoặc đại ý của bài luyện nghe. Phần này thường là những câu True/False hoặc câu chọn lựa. Một loại giúp học sinh lấy thông tin chính xác, những sự kiện, chi tiết, số liệu, … Phần này thường là những câu hỏi Wh-.
Dạng bài tập này thường không dùng cho những học sinh mới bắt đầu làm quen với môn ngoại ngữ
Ví dụ : Sách giáo khoa 7 – Bài 9: At home and away
Chuẩn bị: Chart trang 89
The Robinsns returned to Ha Noi by train.
The Robinsons returned to Ha Noi by bus.
This was the second time Liz saw the paddies.
This was the first time Liz saw the paddies.
They stopped at the restaurant for a short time.
They stopped at the restaurant for a long time.
Mr. Robinsons bought some food for Liz
Mrs. Robinsons bought some food for Liz
They arrived home in the afternoon
They arrived home in the evening
Các bước thực hiện:
Task: Listen. Write the letter of the sentences you hear
Giáo viên cho học sinh nghe băng một lần.
Học sinh nghe băng lần hai và tiến hành làm bài tập này. Nếu trình độ học sinh không khá, giáo viên có thể dừng ở những những đoạn nhất định trong giai đoạn này nhằm giúp các em nhận dạng được thông tin và sẽ chọn được câu trả lời tốt hơn. Điều này cũng giúp cho các em không theo kịp không trở nên chán nản, không muốn nghe tiếp những phần sau.
Giáo viên cho học sinh tự sửa bài trong nhóm với nhau.
C. Production phase (Post-listening):
Giới thiệu chung:
Trong thực tế, con người thường đáp lại hoặc thực hiện một hoạt động nào đó sau khi lắng nghe người khác nói. Do đó, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình luyện nghe. Giai đoạn này giúp giáo viên kiểm tra được trình độ của học sinh, kiểm tra được mức độ nghe hiểu của học sinh. Hơn thế nữa, đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với học sinh vì nó giúp học sinh vận dụng được những từ vựng hoặc ngữ liệu để tái tạo lại một bài nói, một bài viết phù hợp với thực tế bản thân mình.
Trong giai đoạn này, dù áp dụng thủ thuật gì để cho học sinh mình luyện tập thì giáo viên cũng nên thiết kế sao cho nó phù hợp thực tế, phù hợp với trình độ học sinh và task phải thật sự có ý nghĩa.
Các hoạt động sau khi nghe:
Recall the story:
Học sinh đóng vai các nhân vật trong bài luyện nghe và diễn lại bài này. Tùy trình độ học sinh mà giáo viên thiết kế sao cho phù hợp.
Nếu trình độ học sinh khá – giỏi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhìn vào phần mình vừa làm và tái hiện lại bài luyện nghe.
Nếu trình độ học sinh trung bình – yếu, giáo viên có thể hỗ trợ bằng cách gợi mở lại bài nghe, đưa ra những cấu trúc ngữ pháp có thể cần sử dụng.
Ví dụ: Sách giáo khoa 7 – Bài 10: The body, B2
Các bước thực hiện:
Giáo viên cho học sinh kiểm tra lại phần trả lời cho phần while-listening, cũng là gợi ý cho phần tái hiện lại bài nghe của mình.
What is Dr Lai’s job?
What clothes does Dr Lai wear to work?
How do most children feel when they come to see Dr Lai?
How does Dr Lai help these children?
Lưu ý: Học sinh không cần trả lời chính xác. Phần này chỉ giúp học sinh ôn lại những chi tiết trong bài nghe mà mình vừa được nghe. Phần này không phải kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi và trí nhớ học sinh nên một học sinh này có thể trả lời một ý trong câu hỏi và những học sinh khác bổ sung thêm.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm chỉ định ra một đại diện.
Giáo viên giải thích yêu cầu: Hãy kể lại nội dung theo lời của các em trong vòng 3 phút.
Sau 3 phút, giáo viên yêu cầu từng nhóm kể lại câu chuyện của mình và cho nhận xét.
Roleplay:
Giáo viên cho học sinh đóng vai những nhân vật trong bài hội thoại và tái hiện lại bài luyện nghe.
Sau đó, giáo viên cho học sinh dùng những ngữ liệu của bài luyện nghe để nói về bản thân, về những gì liên quan đến bản thân mình.
Tùy trình độ học sinh mà giáo viên có những gợi ý, giúp đỡ cụ thể.
Ví dụ : Sách giáo khoa 7 – Bài 11: Keep fit, stay healthy, A2
Chuẩn bị: Phiếu khám sức khỏe
Các bước thực hiện:
Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp và phát cho mỗi cặp một phiếu khám sức khỏe.
Giáo viên giải thích yêu cầu: Một bạn sẽ đóng vai bác sĩ, một bạn sẽ đóng vai học sinh đi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một vài câu hỏi và điền vào phiếu khám sức khỏe của bệnh nhân.
Giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách lại.
Sau 3 phút, giáo viên mời một vài cặp diễn lại trước lớp cho các bạn mình xem và đưa ra nhận xét.
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo viên có thể sử dụng để dạy kỹ năng nghe cho học sinh.
3. Kết quả thực hiện:
Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập Học kì I cuả học sinh ở lớp áp dụng đề tài và lớp học không áp dụng đề tài:
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
7A1
39
8
8
14
9
7A2
39
5
7
16
11
7A3
39
12
14
9
4
Với kết quả trên tuy chưa thật tuyệt đối, nhưng nó đã phần nào giúp học sinh quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nghe. Các em đã không còn cảm giác “sợ” giờ nghe nữa mà đã có sự chuẩn bị tốt cho tiết nghe.
C. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy giáo viên cần phải có biện pháp tích cực và kiên trì hơn nữa đối với những em chưa thật sự tiến bộ.
Trước khi giảng dạy, giáo viên phải hình dung rõ sản phẩm của mình. Nếu không xác định được mục tiêu trên, chúng ta sẽ như người đi không định hướng và không biết dẫn dắt học sinh của mình đi đến đâu và bằng cách nào?
Chính vì thế, trước khi đến lớp, giáo viên phải soạn bài thật kỹ chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo thì mới mong có được tiết dạy tốt, học sinh hiểu bài.
Giáo viên cũng nên thường xuyên tìm tòi tài liệu nâng cao kiến thức chuyên môn, dự giờ thăm lớp thường xuyên để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Áp dụng đề tài:
Đề tài này được áp dụng cho học sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt kỹ năng nghe.doc