Đề tài Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hƣớng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU

CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ. 1

1.1.1. Khái niệm về TCVM . 1

1.1.2. Đối tượng của TCVM . 2

1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô . 2

1.1.3.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô . 2

1.1.3.2. Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM . 3

1.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô . 3

1.1.4.1. Quan điểm trước đây. 3

1.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM . 4

1.2. MÔ HÌNH TCVM NGÂN HÀNG GRAMEEN – BANGLADESH . 5

1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Grameen . 5

1.2.2. Mô hình TCVM của Grameen . 6

1.2.3. Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường . 7

CHưƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM

TRÊN THẾ GIỚI . 9

2.1. XU HưỚNG CỦA CÁC TCTCVM HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI . 9

2.1.1. Tổng hợp quá trình thực hiện TCVM trên thế giới . 9

2.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng vi mô . 9

2.1.1.2. Sự đổi mới trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo . 11

2.1.1.3. Một vài dịch vụ tài chính và tín dụng khác dành cho phụ nữ . 13

2.1.1.4. Tổ chức tài chính vi mô và nguồn tiền trợ cấp . 15

2.1.1.5. Kết luận của Tyson Rallens và Shaikh M Ghazanfar . 15

2.1.2. Tính bền vững của TCTCVM . 17

2.1.2.1. Định nghĩa về tính bền vững của TCTCVM . 17

2.1.2.2. Xu hướng bền vững của các TCTCVM . 18

2.2. NGUỒN VỐN TÀI TRỢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM . 21

2.2.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 21

2.2.2. Mô hình cho vay của TCTCVM tại Mỹ . 23

2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay . 26

2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM. 28

2.2.5. Kết luận của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự . 30

2.3. TỰ DO KINH TẾ VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TCTCVM . 31

2.3.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 32

2.3.2. Cơ sở lý luận . 32

2.3.3. Kết quả mô hình thực nghiệm . 34

2.3.3.1. Giới thiệu mô hình . 34

2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu . 36

2.3.3.3. Kết quả kiểm định. 37

2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb . 39

2.4. TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM VÀ HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO -KINH NGHIỆM TỪ MALAYSIA . 40

2.4.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 40

2.4.2. Khái quát tình hình TCTCVM ở Malaysia . 41

2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia . 41

2.4.2.2. Điểm lại tình hình tổ chức TCVM . 42

2.4.2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM . 43

2.4.3. Phân tích và thảo luận . 45

2.4.3.1. Phân tích khái quát . 45

2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói . 49

2.4.4. Kết luận của tác giả . 51

CHưƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM . 53

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM. 53

3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam . 53

3.1.2. Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay . 55

3.1.3. Tổng quan tính bền vững của các TCTCVM Việt Nam . 57

3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI

VIỆT NAM . 61

3.2.1. Bài học kinh nghiệm . 61

3.2.1.1. Bài học từ Mỹ và Malaysia . 61

3.2.1.2. Tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM . 61

3.2.2. Các gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam . 62

3.2.2.1. Gợi ý thu hút nguồn tài trợ. 63

3.2.2.2. Gợi ý hiệu quả hoạt động . 63

3.2.2.3. Gợi ý về môi trường kinh tế . 65

KẾT LUẬN

PHẦN PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hƣớng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sát. Điều này giúp tích lũy thông tin tuy nhiên cũng gây ra nhiều áp lực về mặt thời gian.  Bảo hiểm và chấp nhận Bước tiếp theo của quy trình là khoản cho vay sẽ được tiếp tục kiểm tra bởi một nhà bão lãnh, để chắc rằng khoản vay là một bổ sung tích cực vào danh mục đầu tư cho vay. Sự phát triển các phương pháp tính toán sẽ góp phần cải thiện chất lượng của danh mục đầu tư, tuy nhiên cũng tạo ra chi phí khá lớn. Đối với những khoản cho vay vừa và lớn hơn có một điểm tối ưu về chi phí. Lợi ích cận biên của việc nâng Trang 25 cao chất lượng danh mục đầu tư là đáng kể so với chi phí cận biên của việc áp dụng tín dụng. Tuy nhiên với những khoản cho vay nhỏ thì không tồn tại điểm cân bằng, TCTCVM có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy nhanh thủ tục, cắt giảm chi phí không cần thiết.  Giám sát khoản nợ Việc giám sát sau khi cho vay là rất quan trọng đối với việc giảm thiểu tổn thất. Trái ngược với quá trình đăng ký tín dụng – cố gắng ngăn chặn trước những vi phạm của người đi vay bằng cách đánh lãi suất cao – giám sát giảm thiểu tác động kinh tế của nợ quá hạn một khi người đi vay đã rơi vào nợ. Khi tiếp tục cấp tín dụng cho một khách hàng cũ thì sẽ giảm đi chi phí rất nhiều do đã có các số liệu từ các khoản đi vay trước của khách hàng này. Tuy nhiên, điều này tạo thêm thách thức cho nhiều TCTCVM. Họ tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các ngân hàng thương mại chính thống, mà sẽ không cho phép các TCTCVM thu bất kỳ khoản thanh toán thêm nào từ khách hàng.  Chi phí hoạt động Đối với TCTCVM có thể tự bền vững, mỗi số dư nợ phải đóng góp một lượng tương đương với chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động được định hướng chủ yếu bởi quy mô của danh mục đầu tư cho vay mà TCTCVM đang theo đuổi. Sau đây là bảng kết quả thu thập được của các tác giả về chi phí hoạt động cần thiết để duy trì một danh mục cho vay bền vững với 5 quy mô danh mục của tổ chức là : $500,000 $1,000,000 ; $5,000,000 ; $10,000,000 ; $20,000,000 Bảng 2.2. Chi phí cơ bản để duy trì một danh mục cho vay bền vững Trang 26 Nguồn: “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23 Bảng này cho thấy rằng chi phí hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ danh mục cho vay phát triển, do đó giảm chi phí phân bổ khi TCTCVM đạt được quy mô. Chẳng hạn, một TCTCVM có danh mục đầu tư $500,000 sẽ phải chịu chi phí gián tiếp chiếm 26% nhưng khi đạt tới danh mục đầu tư $20,000,000 thì TCTCVM chỉ chịu chi phí gián tiếp khoảng 6%. Chi phí gián tiếp đại diện cho chi phí liên quan đến hoạt động chung và không trực tiếp liên kết với bất kỳ loại hình cho vay đơn lẻ. 2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay Sau khi đã xem xét sơ bộ mô hình hoạt động của các TCTCVM, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự đưa ra công thức nhằm tính toán hiện giá ròng của một khoản vay. Trang 27         o T t t D tsttDeftctDeftDeltDeltMainttFltActive C r vrcvrPcPcfvrrP V     0 .ln.,.Re.,.,.,.,, 0 1 ..1.... Trong đó: V0 : hiện giá ròng của khoản cho vay rl : lãi suất cho khách hàng vay rf : lãi suất phải trả của TCTCVM vt : giá trị dòng tiền tại thời điểm t cMaint,t : chi phí bảo trì ở thời điểm t PDel,t * cDel.,t : chi phí thống kê cho việc nợ quá hạn PDef,t * vt *(1-rrec) : chi phí thống kê cho việc vỡ nợ Đây được xem là một hàm theo biến rl - lãi suất cho khách hàng vay. Tất nhiên nếu lãi suất này cao thì hiệu quả từ khoản cho vay này là dương và ngược lại. Không những thế, ở đây sẽ có một lãi suất nào đó cân bằng giữa doanh thu và chi phí, còn được gọi là lãi suất trung hòa – đây chính là mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận và cũng chính là lợi thế bên cạnh các thị trường vốn khác. Sau khi sử dụng nhiều phương pháp tính toán, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự kết luận rằng: về nguyên tắc, rủi ro và chi phí có thể tính toán đưa vào chi phí, mà điều này có thể dẫn tới một mức lãi suất cao hơn đối với một khoản cho vay có quy mô nhỏ. Tuy vậy, các TCTCVM lại không muốn điều này, họ rất miễn cưỡng khi áp dụng lãi suất như thế vì sẽ tạo thêm áp lực cho người đi vay. Mục đích của việc định giá này là tìm lãi suất cho khách hàng vay mà tại đó sẽ làm cho VO - hiện giá ròng của khoản cho vay – bằng 0. Điều này có nghĩa là đi tìm lãi suất trung hòa, từ đây đây J. Jordan Pollinger cùng cộng sự sẽ đem so sánh Trang 28 với lãi suất hiện tại mà TCTCVM đang đưa ra cho khách hàng. Và kết quả không nằm ngoài dự đoán, lãi suất trong thực tế thấp hơn lãi suất trung hòa. Bên cạnh các yếu tố tác động đến kết quả định giá như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, doanh thu từ hoạt động … thì nguồn vốn tài trợ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động. Do các tổ chức này như đã đề cập ở phần trên có doanh thu từ việc cho vay không đủ bù đắp chi phí phát sinh, nguồn vốn ngày càng là vấn đề được đề cấp đến như là yếu tố sống còn. Các TCTCVM thu hút nguồn tài trợ ở nhiều nơi khác nhau, với nhiều chi phí khác nhau như từ tiền trợ cấp, từ tổ chức phi chính phủ … Nhìn tổng quan thì các nguồn vốn này có chi phí khá thấp tạo điều kiện cho các TCTCVM cho vay với lãi suất hỗ trợ cho người nghèo. Tuy vậy, theo J. Jordan Pollinger, đây cũng chưa hẳn là lý do tại sao các TCTCVM ở Mỹ đánh lãi suất thấp hơn cả lãi suất phải trả từ huy động vốn. Nhưng dù gì đi nữa, tính bền vững của tổ chức phụ thuộc rất nhiều đến các nguồn này. 2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM Trong các năm qua, nhiều tổ chức phi lợi nhuận và TCTCVM đang gia tăng hoạt động của mình để ngày càng tự bền vững hơn. Tuy nhiên, đôi khi họ chưa xác định rõ tự bền vững nghĩa là gì. Như đã nêu ra ở phần trước, tính bền vững của một TCTCVM là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài. Trong thực tế, TCTCVM hoạt động theo một trong 3 mô hình sau: “tồn tại”, “bền vững”, “tự bền vững”. Trong mô hình “tồn tại”, các TCTCVM phải luôn đối mặt tới vấn đề làm sao bù đắp chi phí hàng tháng. Nguồn vốn bị chiếm dụng ở đầu năm và không được hoàn trả về như kế hoạch. Rất nhiều TCTCVM và nhiều chương trình TCVM cuối cùng phải rơi vào quy trình giải thể. Và điều này giải thích tại sao trong mô hình này, tỷ lệ phá sản là rất cao. Trang 29 Hầu hết các TCTCVM đều hoạt động giữa hai mô hình “tồn tại” và “bền vững”. Tức là khả năng bù đắp ngân sách hằng năm thông qua từ thiện hay các khoản trợ cấp bên cạnh thu nhập từ hoạt động cho vay. Theo định nghĩa của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự, “tự bền vững” đối với các tổ chức không chỉ là tồn tại mà còn tạo ra lợi nhuận chỉ hoàn toàn dựa trên hoạt động cho vay và các hoạt động khác liên quan, chứ không phụ thuộc vào các nguồn vốn khác. “Bền vững” và “Tự bền vững” là hai mô hình mà ngành TCVM đang hướng tới. Vinelli (2002)13 đã đưa ra 5 lý lẽ hổ trợ để giải thích cho điều này:  Thứ nhất, tính bền vững bảo đảm sự tồn tại cho các tổ chức và tiếp tục cung cấp dịch vụ tài chính – mà điều này là nguyện vọng của chủ doanh nghiệp vi mô. Hơn nữa, việc vỡ nợ có thể gia tăng nếu như người đi vay tin rằng người cho vay đang gặp khó khăn, không thể tồn tại lâu dài hay nếu họ tin rằng sẽ không bị trừng phạt từ người cho vay.  Thứ hai, TCTCVM có khả năng thu hút khách hàng mục tiêu là những người không gửi tiền được vào ngân hàng và không tiếp cận được nơi có sản phẩm rẻ hơn.  Thứ ba, những người cho vay truyền thống có thể bị ngăn chặn từ việc cạnh tranh với các tổ chức mà có được các khoản trợ cấp lớn.  Thứ tư, tính bền vững tạo lợi thế huy động thêm nguồn vốn từ nhiền nguồn phong phú hơn.  Và cuối cùng, việc tập trung vào tính tự bền vững sẽ giúp TCTCVM kiểm soát được chi phí. Điều này có thể đi ngược lại với mục tiêu của TCTCVM, chẳng hạn đánh một chi phi cao cho người đi vay có mức độ rủi ro lớn, các nhà tài trợ từ thiện thay đổi quan điểm để đáp ứng với mục 13 Vinelli, Andres (2002) “Financial Sustainability in U.S Organizations”, in Replicating Microfinance in the United States. Trích dẫn từ J Jordan Pollinger; John Outhwaite; Hector Cordero-Guzmán. “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23 Trang 30 tiêu hoạt động mới như hiểu rõ vị trí của họ trong thị trường và có ý thức quản lý chi phí. Liên quan đến vấn đề định giá và tính tự bền vững, một số nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên rằng các tổ chức nên đánh lãi suất vừa đủ để giải quyết chi phí. Và một nguyên nhân giải thích tại sao các tổ chức vẫn phụ thuộc vào trợ cấp. Đó là vì họ không sẵn lòng đánh lãi suất cao và lệ phí cao nhất nhưng vẫn hợp pháp để bù đắp chi phí, rủi ro trong quá trình hoạt động. Tính tự bền vững được xem như một cơ chế thích hợp để đạt được khả năng tồn tại của ngành TCVM. Đầu tiên, nguồn tài trợ hiện hữu và trợ cấp là rất nhỏ để cung cấp cho TCVM. Thứ hai, một sự chú tâm vào tính tự bền vững có thể dẫn đến giảm chi phí thông qua việc gia tăng hiệu quả. Thứ ba, đòn bẫy tài chính sẽ được thực hiện dễ dàng hơn bởi các tổ chức tạo ra được cách để trả nợ. Và cuối cùng, sự phụ thuộc vào trợ cấp có thể làm thay đổi cơ cấu của một công ty mà có thể dẫn đến tiêu cực. 2.2.5. Kết luận của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự Sau quá trình nghiên cứu, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự đã nhận ra vấn đề trong cách hoạt động của TCTCVM tại Mỹ. Đó là họ đang trợ giúp cho người đi vay của mình – chủ doanh nghiệp vi mô – bằng cách đánh lãi suất thấp hơn lãi suất trung hòa. Tức các TCTCVM không bù đắp hết các chi phí phát sinh. Các tác giả đưa ra vài lý do dẫn đến việc này.  Thứ nhất, những nguồn tài trợ cho TCTCVM có sự giới hạn trong lãi suất và chi phí. Tuy nhiên điều này cũng chưa giải thích hết rõ tại sao TCTCVM đánh lãi suất thấp.  Thứ hai, do cạnh tranh với các tổ chức truyền thống khác như ngân hàng nên TCTCVM cũng linh động trong việc hạ thấp lãi suất. Trang 31  Thứ ba, có thể sự nhạy cảm về giá đối với phần nào đó trong tổng thể người đi vay. Mặc dù các tác giả đề cập lý do này chưa hẳn là hoàn toàn đúng với mọi phân khúc xã hội.  Thứ tư, các TCTCVM có lẽ chưa hoàn toàn đánh giá cao những chi phí hoạt động. Những tổ chức tiếp nhận trợ cấp có lẽ không hiểu chi phí thực sự của họ và tối đa hóa trong việc cung cấp tín dụng. TCTCVM cần phải nhận ra rằng, khả năng khi đánh lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường sẽ dẫn tới sự sai lệch trong việc phân phối nguồn vốn, làm cho những người đi vay đáng tin cậy không vay được. Tiếp tục trợ cấp tín dụng cũng có ý nghĩa cho sự tồn tại lâu dài của TCTCVM. Kết quả là, TCTCVM phải xem xét lại kỹ lưỡng chi phí thực tế phát sinh và cơ cấu lại định giá cho phù hợp. Trong thực tế chưa có chứng minh nào nhằm khẳng định TCVM có thể sinh lời. Các TCTCVM không nhận tiền gửi có thể chưa có những thông tin tốt hơn hay kỹ thuật tiên tiến hơn trong việc phục vụ những chủ doanh nghiệp vi mô, hơn là so với các tổ chức chính thức. Do đó xuất hiện tổ chức chính thức đã lựa chọn việc không hoạt động trên thị trường này ở hiện nay. Tuy nhiên, TCTCVM đã thành công trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động của mình. Vẫn còn TCTCVM hoạt động dựa vào tài trợ bởi cộng đồng hay tư nhân. Nếu trợ cấp được yêu cầu để phục vụ thị trường với lãi suất dễ chịu cho người cho vay và cho người đi vay, bổn phận của ngành TCVM là chứng minh họ là một cơ chế hiệu quả để cung cấp các khoản trợ cấp như vậy. Một khi trợ cấp là điều hợp lý, các tổ chức phải có động lực để cải thiện hiệu quả hoạt động của họ, từ đó cung cấp cho khách hàng vay với lãi suất thấp nhất có thể nhưng phải thỏa hai điều kiện sau : giá cả công bằng và không gây nguy hại đến khả năng tồn tại của tổ chức. 2.3. Tự do kinh tế và sự thành công của các TCTCVM 14 14 Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; Jun 2008; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205 Trang 32 2.3.1. Giới thiệu bài nghiên cứu Như đã phân tích ở phần trên, tính bền vững hiện nay được coi là điều kiện tiên quyết để TCTCVM tăng trưởng. Các TCTCVM luôn quan tâm đến mục tiêu bền vững bởi vì nó cho phép các TCTCVM có thể tiếp cận các nguồn chính thức. Ví dụ như các TCTCVM có thể tiếp cận các nguồn vốn chính thức, thay vì họ phải dựa vào các nguồn trợ cấp để phát triển. Các nguồn vốn trợ cấp thường mỏng manh và ít tập trung. Tiếp cận các nguồn vốn thương mại không những cho họ có khả năng vay vốn nhanh, mà còn có thể gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Điều đó cho phép các TCTCVM mở rộng hoạt động của họ và gia tăng dịch vụ của họ. Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cho rằng, môi trường kinh tế của một quốc gia có tác động mạnh mẽ đến tính bền vững của các chương trình TCVM. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng nhân tố trong một môi trường kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tính bền vững thì vẫn chưa rõ ràng. Để làm rõ vấn đề này, Peter R. Crabb15 đã thực hiện đề tài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sự thành công của TCTCVM và mức độ tự do kinh tế tại một số quốc gia. Đề tài tập trung xác định các nhân tố chính, bao gồm cả các nhân tố bên trong tổ chức và các nhân tố môi trường kinh tế. Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu và các tổ chức xác định được trạng thái của nền kinh tế mỗi quốc gia, từ đó có phương pháp đúng đắn để đạt đến mục tiêu bền vững cho các TCTCVM. Kết quả cho thấy rằng hoạt động của TCTCVM có mối tương quan thấp với mức độ tự do kinh tế và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế có thể làm giảm tính bền vững của TCTCVM. 2.3.2. Cơ sở lý luận 15 Peter R. Crabb là Giáo sư Kinh tế-Tài chính, trường ĐH Northwest Nazarene, Mỹ. Trang 33 Để lập luận cơ sở lý thuyết cho vấn đề này, Peter R. Crabb đã trích dẫn một số bài nghiên cứu khác, nghiên cứu về mối liên quan giữa tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM. Zeller và Meyer (2002) phát hiện ra rằng sự cải cách chính sách kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả hoạt động của TCTCVM16. Họ xem xét trường hợp Trung Quốc, nơi mà có sự quản lý can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, và kết quả là mức độ tiếp cận các dịch vụ TCVM thấp và nhiều TCTCVM có khả năng phá sản cao. Ledgerwood (1990)17 xem xét sự tác động của chính sách và hệ thống pháp lý đến sự hoạt động bền vững của các TCTCVM. Nhiều chính sách liên quan có ảnh hưởng đến tính bền vưng của TCTCVM, nhưng chỉ có 2 chính sách đóng vai trò rất quan trọng đến tính bền vững, đó là hành lang pháp lý thích hợp và quyền sở hữu mạnh mẽ. Và trong tất cả trường hợp, các điều kiện kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến sự thàng công của bất cứ TCTCVM nào. Peter R. Crabb còn nêu ra một số nghiên cứu thực nghiệm về cách xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tính bền vững của TCTCVM. Theo đó, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính bền vững của một TCTCVM có thể được chia thành 2 nhóm nhân tố, nhóm nhân tố môi trường kinh tế và nhóm nhân tố đặc trưng của TCTCVM. Nhóm nhân tố tổ chức bao gồm các nhân tố đặc trưng của tổ chức. Trong khi đó, nhóm nhân tố môi trường kinh tế liên quan đến các chính sách kinh tế của một quốc gia. Từ kết luận của một số bài nghiên cứu, Peter R. Crabb cho rằng, môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý hiện nay được xem làm một nhân tố quan trọng trong sự thành công của TCTCVM. Những chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp lý, và chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các 16 Zeller, M., & Meyer, R.L. (Eds.). (2002). “The Triangle of Microfinance: Financial Sustainability, Outreach, and Impact”. Theo trích dẫn của Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. 17 Ledgerwood, J. (1999). Microfinance handbook: An institutional and financial Perspective. Theo trích dẫn của Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Trang 34 chủ doanh nghiệp nhỏ. Bài nghiên cứu của Peter R. Crabb sẽ kiểm tra giả thuyết này bằng cách kiểm định các nhân tố đặc trưng của tổ chức và các nhân tố môi trường kinh tế. 2.3.3. Kết quả mô hình thực nghiệm 2.3.3.1. Giới thiệu mô hình Bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố có tác động đến khả năng hoạt động. Mô hình thuật toán tổng quát của bài nghiên cứu có dạng: Yijt = α + β.Xjt +Г.Zijt + εijt (1) Trong đó: Yijt : chỉ số tự bền vững về hoạt động của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t. Xjt : mức độ tự do kinh tế của quốc gia j trong thời gian t. Zijt : vector các biến độc lập của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t. Mô hình tổng quát (1) có thể được triển khai bằng các biến cụ thể có tác động đến mức độ tự do kinh tế. Các biến triển khai ra ở đây bao gồm 10 chính sách của chính phủ và các nhân tố môi trường kinh tế như chính sách thương mại, gánh nặng tài khóa của chính phủ, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài, tài chính ngân hàng, tiền lương và giá cả, quyền sở hữu tài sản, hệ thống pháp lý, và hoạt động của thị trường chợ đen. Ta có mô hình mới sau khi triển khai các biến: Yijt = α + β1.X1jt + β2.X2jt + … + β10.X10jt +Г.Zijt + εijt (2) Trong đó: Yijt : vẫn là chỉ số tự bền vững về hoạt động của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t. Trang 35 X1jt đến X10jt : Các biến độc lập đo lường mức độ tự do kinh tế của quốc gia j trong thời gian t. Zijt : vector các biến độc lập của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t. Bảng 2.3. Các biến có trong mô hình (1) và (2)18 Nhóm biến Tên biến Hệ số β kỳ vọng Yijt Tự bền vững về hoạt động - OSS Nhóm biến đặc trưng của TCTCVM Zijt Tổng vốn đầu tư cho vay > 0 Tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay có trễ hạn lớn hơn 30 ngày trên tổng vốn đầu tư cho vay < 0 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản - ROA > 0 Tỷ số người đi vay trên số nhân viên > 0 Số người đi vay thực > 0 Nhóm biến Môi trường kinh tế Xjt Mức độ tự do hóa kinh tế <0 X1jt Chính sách thương mại < 0 X2jt Gánh nặng tài khóa của chính phủ < 0 X3jt Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế < 0 X4jt Chính sách tiền tệ < 0 X5jt Lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài < 0 X6jt Tài chính ngân hàng < 0 X7jt Tiền lương và giá cả < 0 X8jt Quyền sở hữu tài sản < 0 X9jt Hệ thống pháp lý < 0 X10jt Hoạt động của thị trường chợ đen < 0 Trong nhóm biến đặc trưng của TCTCVM, hệ số β kỳ vọng của các biến dư nợ tín dụng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ số người đi vay trên tổng số nhân viên, và số người đi vay thực đều dương. Tức là, khi giá trị các biến trên tăng lên thì sẽ 18 Định nghĩa từng biến có trong phần phụ lục 2 Trang 36 làm tăng tính bền vững của các TCTCVM. Trong khi đó, hệ số β kỳ vọng của biến tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay có trễ hạn trên 30 ngày trên tổng dư nợ tín dụng thì âm, điều này có nghĩa là mức độ rủi ro càng cao sẽ làm gia tăng chi phí và giảm đi tính bền vững của các TCTCVM Đối với nhóm biến môi trường kinh tế, thang điểm đánh giá cho các biến trong nhóm này là từ 1-5. Giá trị của mỗi biến thuộc nhóm này càng cao, thì có nghĩa là mức độ tự do kinh tế tại quốc gia đó thấp. Do đó, hệ số β kỳ vọng của mỗi biến này là âm, tức là mức độ tự do kinh tế thấp sẽ làm giảm tính bền vững của các TCTCVM. 2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu Dữ liệu về các TCTCVM được thu thập từ Cổng thông tin tài chính vi mô (Microfinance Information Exchange - MIX). Mẫu khảo sát của bài nghiên cứu bao gồm 469 TCTCVM từ 90 quốc gia trên thế giới trong khoản thời gian từ năm 2000 đến 2004, theo số liệu từ MIX. Chỉ số tự do kinh tế được lấy từ Tổ chức nghiên cứu và giáo dục Heritage Foundation (Mỹ). Các quốc gia được đo lường mức độ tự do kinh tế dựa vào 10 chỉ tiêu theo thang điểm 1 – 5. Các chỉ tiêu bao gồm: chính sách thương mại, gánh nặng tài khóa của chính phủ, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài, tài chính ngân hàng, tiền lương và giá cả, quyền sở hữu tài sản, hệ thống pháp lý, và hoạt động của thị trường chợ đen. 19 Chỉ số tự do kinh tế được tính bằng cách lấy điểm trung bình của 10 chỉ tiêu được liệt kê như trên. Theo đó, mức điểm thấp (dưới 2,99) mang ý nghĩa là mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thấp, mức điểm cao (trên 3) hàm ý mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao. Một nền kinh tế mà có mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao thì chứng tỏ rằng, quốc gia đó có mức độ tư do kinh tế thấp. 19 Theo chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế của Heritage Foundation vào năm 2006. Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế đã thay đổi. Trang 37 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế cũng được đánh giá với thang điểm từ 1-5. Ví dụ như chỉ tiêu Tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 1 thì có nghĩa là có rất ít hoặc không có sự can thiệp chính phủ vào hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 5 thì có nghĩa là chính phủ can thiệp hoàn toàn vào lĩnh tài chính ngân hàng. Còn đối với chỉ tiêu Quyền sở hữu tài sản, nếu chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là quốc gia này có hệ thống luật pháp mạnh mẽ, ổn định. Nếu bằng 5 có nghĩa là hệ thống luật pháp còn nhiều điều mâu thuẫn, chưa rõ ràng. 2.3.3.3. Kết quả kiểm định Các số liệu cho mô hình nghiên cứu này được thu thập từ các nguồn được công bố rộng rãi, như Microfinance Information Exchange (MIX), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chỉ số đo lường mức độ tự do kinh tế của Heritage Foundation. Mẫu khảo sát của bài nghiên cứu bao gồm 469 TCTCVM từ 90 quốc gia trên thế giới trong thời kỳ từ năm 2000 đến 2004. Có khoản hơn 1500 quan sát của tất cả các biến. Kết quả hồi qui dựa trên 1076 quan sát do có một số dữ liệu không thu thập được từ các TCTCVM. Bảng 2.4. Kết quả hồi qui mô hình (1) Nguồn: Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; Jun 2008; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205 Trang 38 Kết quả hồi qui mô hình (1) cho thấy rằng, toàn bộ mô hình có ý nghĩa thống kê (p-value <10%). Và ta thấy rõ ràng biến Tự do kinh tế (Score indicator variable) có tác động đến tính bền vững của các TCTCVM. Tuy nhiên, mức ý nghĩa thống kê của biến Tự do kinh tế gần bằng 10%. Mức ý nghĩa thấp của biến Tự do kinh tế cho ta biết rằng cách đo lường tác động đến tính bền vững của TCTCVM chỉ thông qua 1 biến tổng hợp duy nhất thì sẽ không thấy được nhân tố chính sách nào là quan trọng, có ảnh hưởng thực sự đến các TCTCVM. Chúng ta sẽ xem xét mô hình (2) được triển khai ra thêm 10 biến chính sách kinh tế. Bảng 2.5. Kết quả hồi quy mô hình (2) Nguồn: Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; Jun 2008; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205 Kết quả hồi qui mô hình 2 cho thấy rằng, trong 10 biến thuộc nhóm Tự do kinh tế thì chỉ có 4 biến có mức ý nghĩa thống kê (p-value <5%). Và trong 4 biến đó Trang 39 thì có 2 biến có hệ số β dương là Chính sách thương mại và Chính sách tiền tệ. Tức là ở những quốc gia có mức tự do kinh tế càng thấp thì nhân tố Chính sách thương mại và Chính sách tiền tệ sẽ làm tăng mức bền vững. Trường hợp này có thể xảy ra tại một số khu vực đặc biệt. Nếu toàn bộ mức độ tự do kinh tế được cải thiện theo thời kỳ của mẫu, thì điều này có thể đúng. Tức là các TCTCVM thành công tại những nơi mà chính sách thương mại chưa được mở rộng và chính sách tiền tệ chưa thể kiểm soát được lạm phát. Và 2 biến còn lại có hệ số β âm là Sự can thiệp của chính phủ và Tài chính ngân hàng. Như đã nêu ra ở phần cơ sở lý luận, tại một quốc gia với mức độ tự do kinh tế thấp, trong vai trò quản lý thị trường, chính phủ sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Và kết quả là làm cho hiệu quả hoạt động bền vững của các TCTCVM giảm xuống. Giá trị của biến Tài chính ngân hàng càng cao cũng làm giảm tính bền vững. Khi đó, chính phủ sẽ kiểm soát việc phân bổ tín dụng, việc hình thành các ngân hàng mới sẽ khó khăn, và một số bằng chứng cho thấy có sự tham nhũng ở đây. Và do đó, sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính làm cho các TCTCVM khó khăn trong việc cho người nghèo vay. 2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb Hiện nay, tính bền vững là một trong những mục tiêu cần thiết trong dài hạn của tất cả TCTCVM trên thế giới. Các TCTCVM không còn phụ thuộc vào các nguồn vốn trợ cấp từ chính phủ để tăng trưởng. Thực tế, có nhiều nhân tố đóng góp và khả năng đạt được mục tiêu bền vững của TCTCVM, và trong đó, môi trường kinh tế là một nhân tố rất quan trọng. Một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_hoat_dong_tai_chinh_vi_mo_theo_xu_huong_ben_vung_tren_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan