Đề tài Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

Chương I: Những vấn đề chung về khu chế xuất - khu công nghiệp 6

I- Khái niệm chung về khu chế xuất- khu công nghiệp. 6

1. Khái niệm khu chế xuất - khu công nghiệp. 6

2. Phân loại khu công nghiệp- khu chế xuất 10

3. Những đặc điểm chủ yếu của khu công nghiệp, khu chế xuất. 11

II- Vai trò của khu công nghiệp- khu chế xuất. 12

1. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 12

2. Tạo khả năng để khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng 14

3. Phát triển kinh tế theo hướng mở 15

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. 17

1. Các nhân tố ảnh hưởng. 17

1.1. Môi trường đầu tư 17

1.2. Quan điểm phát triển và chính sách vĩ mô 18

1.3. Xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá. 20

2. Những điều kiện cần thiết để xây dựng khu công nghiệp - khu chế xuất. 20

3. Quy trình hình thành khu công nghiệp. 23

Chương II: Mô hình đặc khu kinh tế Trung Quốc và chính sách phát triển 24

I- Đặc khu kinh tế trong chiến lược cải cách kinh tế Trung Quốc. 24

1. Hoàn cảnh ra đời các đặc khu kinh tế. 24

2. Đặc điểm và các mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 25

2.1. Đặc điểm các đặc khu kinh tế. 25

2.2. Mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế. 27

3. Nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến và các chính sách ưu đãi. 29

3.1. Các giai đoạn phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến. 29

3.2. Các chính sách ưu đãi của Thâm Quyến. 30

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tuỳ theo hạng mục kinh doanh. Nếu đất dùng cho thương nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi thời hạn sử dụng đất đai là 20 năm. Thời hạn sử dụng đất cho công nghiệp và du lịch là 30 năm, dùng cho nhà ở, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật là 50 năm. Hết thời hạn nếu muốn sử dụng tiếp phải có sự phê chuẩn của cơ quan quản lý đặc khu. Miễn thuế sử dụng đất đai từ 1-5 năm đối với những nơi khai phá như đồi trọc, đất hoang, đầm lầy,... giảm 25-40% thuế đất đối với xí nghiệp tiên tiến, quy mô lớn, nhất là dùng cho công nghiệp. Mức thuế sử dụng đất đai cứ 3 năm điều chỉnh một lần, mức điều chỉnh không quá 30% tiền thuê đất có thể trả dần trong nhiều năm với lãi suất hàng năm 8%. Trong quá trình thuê đất, các doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng lại cho nhau nhưng bắt buộc phải thực hiện các thủ tục hành chính; Nhà nước chỉ điều tiết thông qua thuế. + Về thuế gián thu: Các doanh nghiệp trong đặc khu khi cung cấp, trao đổi sản phẩm hàng hoá với nhau hoặc bán cho người tiêu dùng trong đặc khu đều không phải nộp thuế gián thu. Hàng hoá sản xuất tại các đặc khu được bán ra ngoài đặc khu thì phải nộp thuế. 2. Chính sách khuyến khích mối liên kết kinh tế giữa đặc khu với vùng ngoài đặc khu. Việc mua bán trong thị trường nội địa Trung Quốc của các đặc khu có rộng rãi hơn ở các khu chế xuất của các nước. Các doanh nghiệp được phép tiêu thụ một phần sản phẩm tại chỗ hoặc nội địa. Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng trang thiết bị, nguyên liệu, công nghệ của các doanh nghiệp trong đặc khu. Trong 5 năm đầu tiên khi việc xây dựng các đặc khu kinh tế ở giai đoạn đầu việc tổ chức chưa chặt chẽ và hiểu biết thị trường thế giới chưa nhiều, có tới 70% sản phẩm làm ra trong đặc khu kinh tế được tiêu thụ trong nội địa. Ngày nay tỷ lệ đó là 30%. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp nước ngoài. Nếu một doanh nghiệp trong nước có 25% giá trị vốn cổ phần do bên nước ngoài mua, doanh nghiệp đó được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi mà chính phủ đã ban ra. 3. Chính sách về lao động tiền lương. Trung Quốc là nước đông dân, luôn có 25 triệu lao động chờ việc (số liệu năm 1988) do đó, những khuyến khích về tiền lương trong đặc khu kinh tế đã giúp Trung Quốc giải quyết tương đối tình trạng thất nghiệp. Theo qui định, các doanh nghiệp trong các đặc khu kinh tế có quyền tự do tuyển dụng lao động thông qua thị trường lao động. Người lao động từ bên ngoài đặc khu vào tìm việc trong đặc khu phải chịu sự quản lý của sở lao động, và phải được sở lao động cho phép và cấp thẻ ra vào đặc khu. Tuy mức lương của các công nhân trong các đặc khu kinh tế thấp hơn so với các khu chế xuất của các nước. Nhưng so với mức lương ngoài đặc khu kinh tế, mức lương trong đặc khu kinh tế vẫn cao hơn. Tiền lương luôn thay đổi tuỳ theo từng loại xí nghiệp và công việc. Mức lương trung bình trong các đặc khu kinh tế cao gấp 2,5-3 lần so với ngoài đặc khu. Các quy định về chế độ và tiêu chuẩn tuyển dụng công nhân ở đặc khu kinh tế phải bảo đảm những điều kiện chặt chẽ về kỷ luật lao động, về quyền sa thải của chủ doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích cho công nhân. Chế độ tuyển dụng chủ yếu là thi tuyển và theo hợp đồng, phần lớn là tuyển dụng những thanh niên có trình độ văn hoá từ trung học trở lên và xuất thân từ các vùng nông thôn nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 4. Một số chính sách ưu đãi khác. Trước hết là các chính sách cho các đặc khu kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xoá bỏ chế độ hai giá trong đặc khu, thành lập chế độ điều tiết ngoại tệ, cho phép thực hiện chế độ một tỷ giá theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu. Thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán được thành lập. Các ngân hàng nước ngoài được phép liên doanh hoặc100% vốn nước ngoài hoạt động trong đặc khu kinh tế. Các ngân hàng được phép huy động vốn trong nước bằng nhân dân tệ để cho vay. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất khẩu thu ngoại tệ phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng, khi có nhu cầu sử dụng ngoại tệ các doanh nghiệp được phép rút ra theo nguyên tắc cung cầu ngoại tệ. Chế độ bán quyền sử dụng đất được áp dụng và các chế độ kiểm toán kế toán được áp dụng phù hợp từng ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, "cơ chế dịch vụ mở cửa" đã đem lại cơ hội tốt cho các đặc khu kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ tiến hành phân quyền lập pháp, quyền cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cho chính quyền đặc khu. Trung tâm dịch vụ đầu tư nước ngoài được thành lập với chức năng quyết xét duyệt thủ tục cho các dự án đầu tư nước ngoài trong thời hạn bình quân là 2 tuần. Ngoài ra chính quyền đặc khu còn có quyền sử dụng một số ngân sách vào xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán bộ theo quy định riêng. Quyền hành của chính quyền đặc khu không chỉ liên quan đến sản xuất, mà còn liên quan đến hải quan, cấp visa đi lại, lưu trú của nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của chính quyền đặc khu, thủ tục cấp thị thực xuất cảnh cho các nhà đầu tư nước ngoài và Hoa kiều cũng đơn giản và có giá trị nhiều lần. Họ chỉ cần có giấy đi đường đặc biệt hoặc chứng minh thư do công ty phát triển đặc khu cấp để xuất nhập cảnh và ra ngoài khu. Nhằm mục tiêu thu hút đầu tư của Hoa kiều, đặc biệt là Hoa kiều ở Hồng Kông. Vì thế công ty nào của Hồng Kông đầu tư trên 5 triệu USD vào đặc khu kinh tế sẽ được miễn thuế đất đai, ưu tiên phát triển trong đặc khu các ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là dệt may và quần áo - nơi Hồng Kông đang mất dần lợi thế so sánh. Giá thuê đất và chi phí lao động của Hồng Kông đều cao hơn Trung Quốc vì thế đây là địa chỉ đến của các nhà đầu tư Hồng Kông nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. III- Đánh giá những thành công và tồn tại trong quá trình hình thành và phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc. 1. Những thành công đạt được. 1.1. Cơ sở hạ tầng đặc khu phát triển mạnh. Theo kinh nghiệm từ đặc khu kinh tế Thâm Quyến, muốn thu hút được một đồng tiền vốn đầu tư của nước ngoài phải chi ra 5,5 đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Như vậy, thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ quyết định đến những thành công tiếp theo trong các đặc khu kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đã bỏ ra 7,63 tỷ nhân dân tệ (3,5 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu trong 5 năm đầu (1980-1985) trong giai đoạn tiếp theo chính phủ Trung Quốc đã biết vận dụng khôn khéo các hình thức đầu tư như BTO, BT, BOT,... nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác vào xây dựng. Trong đó hình thức liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài đã thu được những thành công đáng kể. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong 4 năm (1980-1984) đã thi công được 3,28 triệu m2 cơ sở hạ tầng, gấp 6 lần so với 30 năm trước. Vào cuối năm 1983 đã xây dựng xong 800 toà nhà trên 18 tầng, 46 toà nhà trên 19 tầng, xây dựng hàng loạt các nhà máy tiêu chuẩn, khách sạn cao tầng, nhà nghỉ. Cho đến năm 1985 đã hoàn thành xong hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp La Hồ, Thượng Bộ, Sà Khẩu. Đặc khu kinh tế Chu Hải đã đầu tư 1,5 tỷ USD xây dựng 15 dãy phố dài 20 km2, làm 460 nghìn km2 đường xi măng, nhựa, hệ thống xử lý chất thải. Xây dựng 347.000 m2 nhà xưởng, xây dựng xong bến cảng Kim Châu, khai thông tuyến đường biển Thâm Quyến - Chu Hải - Hồng Kông, xây dựng sân bay, khu công nghiệp Nam Sơn, Bắc Linh, Đại Cát. Đặc khu kinh tế Sán Dầu đã đầu tư 167 triệu nhân dân tệ xây dựng khu công nghiệp Long Hồ, xây dựng 428.000 m2 nhà xưởng, một cảng container trọng tải 300 tấn. Hoàn thành khu công nghiệp Quảng Đáo. Đặc khu kinh tế Hạ Môn đã đầu tư 1,6 tỷ nhân dân tệ xây dựng một bến tàu trọng tải 1 vạn tấn, một trạm thông tin, một sân bay quốc tế và các công trình điện nước. Đặc khu kinh tế Hải Nam đã xây dựng xong tuyến đường cao tốc dài 265 km nối Hải Khẩu xuống thủ phủ Hải Nam; sân bay quốc tế Nam á, khu công nghiệp Kim Bài. Xây dựng hàng loạt đường phố rộng rãi, chất lượng tốt, kiên cố và theo quy hoạch thống nhất. Do chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng cứng (đường sá, thông tin, điện nước,...) và cơ sở hạ tầng mềm (hệ thống pháp luật, trật tự trị an, hệ thống quản lý hành chính, các thủ tục hành chính,...) đặc khu kinh tế Trung Quốc đã có những thành công đáng kể mà rất ít các khu kinh tế tự do khác có thể làm được. 1.2. Tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu Có thể nói thành công lớn nhất của các đặc khu kinh tế là đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Xét trong giai đoạn 1985-1990, tăng trưởng bình quân dòng FDI vào 4 đặc khu kinh tế Trung Quốc (Thâm Quyến, Sán Dầu, Chu Hải và Hạ Môn) là 5,33%/năm. Trong giai đoạn 1979-1980 tổng FDI vào 4 đặc khu kinh tế trên đạt 5,61 tỷ USD chiếm 22,2% tổng vốn FDI của cả nước. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành chế tạo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vốn đầu tư. Năm 1990, đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo chiếm tới 30,33% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế khác tỷ lệ đó như sau: Chu Hải 88,78%; Sán Dầu 79,27%. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo ngày càng tăng trong những năm cuối thập kỷ 80 trở lại đây, trong khi tỷ lệ đầu tư vào ngành dịch vụ giảm dần. Nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn đầu tư vào đặc khu kinh tế. Bảng 3: Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào các đặc khu kinh tế Trung Quốc Đơn vị tính: triệu USD 79-84 85 86 87 88 89 90 Đặc khu kinh tế 895,87 1.230,64 1.711,43 2.078,89 2.520,86 3.134,05 3.789,60 Thâm Quyến 589,05 782,45 1.163,18 1.443,31 1.743,30 2.945,76 2.435,70 Chu Hải 246,24 299,64 344,87 378,69 426,09 479,37 548,47 Sán Dầu 9,41 24,05 45,00 80,98 127,60 175,25 299,11 Hạ Môn 51,17 124,45 158,38 175,91 223,87 433,67 506,40 Nguồn: The China quaterly, 1994, P649 Hồng Kông là khu vực đứng đầu trong những doanh nghiệp các nước và lãnh thổ có vốn đầu tư vào đặc khu kinh tế. Trong năm1985 Hồng Kông chiếm 82,74% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thâm Quyến, 100% vào Chu Hải, 89,2% vào Sán Dầu và 80,16% vào Hạ Môn. Trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các đặc khu kinh tế, các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp theo là các xí nghiệp liên doanh. Thâm Quyến là đặc khu kinh tế thu hút được vốn đầu tư lớn nhất trong số các đặc khu. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào Thâm Quyến giai đoạn 1979-1990 trong 10 ngành công nghiệp chủ yếu của Thâm Quyến là dệt may, may mặc, chế tạo sắt thép, điện, điện tử, cao su và chất dẻo, máy móc, dầu khí, chế biến lâm sản, nông sản, sản xuất kính. 1.3. Thành công trong thúc đẩy xuất khẩu. Mặc dù chiếm một diện tích nhỏ trong lãnh thổ rộng lớn Trung Quốc, tuy các đặc khu kinh tế trở thành "căn cứ địa" trong xuất khẩu hàng hoá. Vị trí của các đặc khu kinh tế trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của quốc gia không ngừng tăng lên. Năm 1988 đạt 5,5 tỷ USD chiếm 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn quốc, năm 1990 đạt 9,37 tỷ USD chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá của các đặc khu. Năm 1988, tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đặc khu kinh tế là 22,47% trong khi tỷ lệ này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ là 5,15%. Trong cán cân thương mại các đặc khu kinh tế Trung Quốc luôn nằm trong tình trạng nhập siêu, nhưng không đáng kể. Năm 1988 các đặc khu kinh tế thâm hụt thương mại âm 0,4 tỷ USD, năm 1990 âm 0,76 tỷ USD, thâm hụt thương mại phân bổ tương đối đồng đều giữa các đặc khu. 1.4. Đóng góp trong tổng sản phẩm quốc dân và việc làm của người lao động. Về tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng công nghiệp, các đặc khu kinh tế Trung Quốc luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với toàn quốc. Trong giai đoạn 1985-1990, tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp của 4 đặc khu kinh tế đạt 32,7%. Trong đó Thâm Quyến đạt 44,5%, Chu Hải 45,9%, Sán Dầu 16,3% và Hạ Môn đạt 27,2%. Trong khi tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng công nghiệp của toàn quốc chỉ đạt 9,49% cùng giai đoạn. Về tốc độ tăng GDP, các đặc khu kinh tế Trung Quốc cũng đạt được những thành công đáng kể. Năm 1979 GDP của 5 đặc khu kinh tế đạt 3,312 tỷ nhân dân tệ, năm 1985 là 11,5 tỷ nhân dân tệ, năm 1990 đạt 32 tỷ nhân dân tệ. Điển hình là đặc khu kinh tế Thâm Quyến đạt tốc độ tăng 68,68 lần trong vòng 11 năm. Mặc dù so với GDP cả nước, GDP của đặc khu kinh tế có tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều (GDP cả nước giai đoạn 1979-1990 tăng 4,4 lần trong khi đó đặc khu kinh tế tăng 9,6 lần) những đóng góp của các đặc khu kinh tế trong GDP cả nước tăng chưa đáng kể. Năm 1979 các đặc khu kinh tế chỉ đóng góp 0,82% trong GDP, năm 1985 là 1,34% và 1990 là 1,8%. Về vấn đề việc làm, những ưu đãi hấp dẫn về tiền lương là nhân tố thu hút đông đảo lực lượng lao động vào làm việc trong các đặc khu kinh tế. Với chính sách tôn trọng và khuyến khích triệt để nhân tài, các đặc khu kinh tế là nơi thu hút đông đảo nhất đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của cả nước. Đặc khu kinh tế có nền kinh tế phát triển cao so với các nơi khác trong cả nước, do đó lực lượng lao động từ nơi khác trong nước đến đặc khu kinh tế ngày càng nhiều. 2. Nguyên nhân của sự thành công. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, thành công của các đặc khu kinh tế không chỉ là chỗ chúng là những người xung kích trong quá trình cải cách mở cửa, thực hiện các chủ trương, chính sách mới của chính phủ mà chúng còn là động lực để thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển. Trong số các nước khác thành lập khu kinh tế tự do, Trung Quốc là nước được đánh giá cao về mức độ thành công, có thể nói nó mang một màu sắc riêng của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích thành lập các khu kinh tế tự do ở các nước tựu trung lại đều có chức năng tương đồng với nhau đó là phục vụ mục tiêu thu hút vốn, công nghệ, trình độ quản lý, tạo việc làm, phát triển công nghiệp. Về những thành công của các đặc khu kinh tế có những nguyên nhân sau đây: 2.1. Nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất, đó là sự quyết tâm cao độ của chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng đặc khu kinh tế ở một nước khép kín chặt chẽ như Trung Quốc, đặc biệt là sự cô lập mình với thế giới bên ngoài, đặc khu kinh tế Trung Quốc được xem như là "sản vật mới lạ" và có rất nhiều ý kiến lên án nó là mang lại những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Nhưng với quyết tâm cao độ, đặc khu kinh tế dần dần đã chiếm được lòng tin của người dân và mang lại những thành quả bước đầu. Thứ hai, chính phủ đã chuẩn bị được một môi trường cơ sở hạ tầng hết sức thuận lợi. Những chính sách ưu đãi về thuế và các thủ tục thuế đơn giản tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo chính quyền của đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư thì những ưu đãi về thuế là chưa đủ mà đòi hỏi phải có nhiều yếu tố khác, trong đó cơ sở hạ tầng rất quan trọng. Thứ ba, việc mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các chính quyền đặc khu chủ động, linh hoạt và kịp thời đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu của tình hình là một quyết sách đúng đắn, góp phần tạo nên những thành công lớn của các đặc khu kinh tế. Chính quyền đặc khu được trao quyền rất lớn, nhiều khi còn ngang hoặc cao hơn cả quyền của chính quyền tỉnh trực thuộc, trong đó cả quyền lập pháp, hành pháp, quyền cấp giấy phép đầu tư, quyền quy hoạch và bán quyền sử dụng đất. Những quyền trên tạo tính chủ động và tính sáng tạo của địa phương trên cơ sở không vi phạm nguyên tắc chung. Thứ tư, đặc khu kinh tế không chỉ là một điểm sáng thành công độc lập trong chiến lược mở cửa và xuất khẩu hàng hoá mà còn duy trì quan hệ chặt chẽ với các địa phương khác trong nước để phát triển với mô hình "khu trong khu" (nghĩa là nằm trong đặc khu kinh tế là các loại khu khác như khu bảo thuế, khu công nghiệp). Chính phủ Trung Quốc đã tạo nên mối quan hệ hợp tác đan xen và bổ sung lẫn nhau giữa các khu hình thành một vùng kinh tế mở cửa rộng lớn. 2.2. Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất, các đặc khu kinh tế đã lựa chọn đúng vị trí xây dựng, gần các tuyến đường giao thông, đường bộ, đường biển, đường hàng không tạo nên cửa ngõ nối liền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới. Đặc khu kinh tế Trung Quốc nằm ở các khu vực kinh tế ven biển phía Đông, nơi tiếp giáp với các vùng kinh tế năng động nhất của khu vực châu á trong thập kỷ 80 và 90 như Nhật Bản, NICS, và ASEAN. Điều này tạo thuận lợi cho việc nắm bắt thời cơ, đón và chớp thời cơ của chính phủ Trung Quốc trước xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới. Các khu vực khác như vùng biên giới tiếp giáp với Nga, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Trung á, Nam á trong thập kỷ 80 và 90 đều đang tiến hành chuyển đổi và cải cách kinh tế không có lợi thế so sánh với chiến lược mở cửa của Trung Quốc. Mặt khác, vùng ven biển phía Đông Nam, nơi xây dựng các đặc khu kinh tế là vùng có lợi thế gần Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao những trung tâm thương mại tài chính lớn của thế giới và việc mở cửa các đặc khu kinh tế là cơ hội tốt nhất để Hoa kiều mang vốn về đầu tư cho đất nước mình. Thứ hai, Trung Quốc có một đội ngũ lao động đông, lương thấp, tinh thần làm việc tích cực. ở một đất nước trên 1 tỷ dân này, lợi thế về chi phí lao động là cơ hội trực tiếp để các nhà tư bản nước ngoài, ngay mà trong giai đoạn đó họ phải đối phó với tình hình giá nhân công trong nước tăng lên. Năm 1985 thu nhập đầu người ở Trung Quốc chỉ có 310 USD, trong khi các nền kinh tế năng động Đông á, Đông Nam á có thu nhập bình quân đầu người rất cao. Theo tính toán của các nhà kinh tế Trung Quốc, giá thành lao động của Trung Quốc đại lục không bằng 1/10 của Đài Loan và Hồng Kông. Thêm vào đó, Trung Quốc không chỉ là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đứng thứ ba trên thế giới mà còn là nước có nguồn lao động và trình độ giáo dục cao. Hiện nay 85% dân số nông thôn Trung Quốc đã biết chữ và thành thị con số này là 98%, số nhân viên kỹ thuật chuyên môn là 18,6 triệu người trong đó số nhà khoa học và kỹ sư là 1,5 triệu người (số liệu năm 1995). 3. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những thành tựu to lớn mà đặc khu kinh tế đạt được, đặc khu kinh tế Trung Quốc vẫn có một số biểu hiện tiêu cực và kém hiệu quả. Bởi vì bất cứ một thực thể nào đều có tính hai mặt của nó, hơn nữa đặc khu kinh tế là sản phẩm của con người, một chế độ nào đó vì thế tất yếu nó vẫn xảy ra những hạn chế. Nhìn chung thực trạng yếu kém đó thể hiện ở một số vấn đề sau: - Cơ cấu kinh tế mất cân đối nặng nề. Mặc dù được coi là khu vực kinh doanh tổng hợp, nhưng do quá chú trọng phát triển công nghiệp, các đặc khu kinh tế đã tạo ra nguy cơ chênh lệch cơ cấu ngành kinh tế. Thâm Quyến tuy có nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại nhưng vẫn tồn tại tới 200 khách sạn 4 đến 5 sao, nhiều quán rượu, điểm ăn chơi, gần 100 vũ trường. Trong ngành dịch vụ, đầu tư bất động sản và kinh doanh địa ốc có chiều hướng gia tăng. Kinh doanh địa ốc và bất động sản chiếm tới 81% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ ở Thâm Quyến, 76,8% ở Chu Hải, 61% ở Sán Dầu vào năm 1990. - Tính thiếu hiệu quả trong đầu tư thể hiện ở chỗ các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 71% các hạng mục đầu tư. Các xí nghiệp này hầu hết thuộc người Hồng Kông và Đài Loan, phương thức kinh doanh của họ chủ yếu gia công sản phẩm, chế biến sản phẩm thô sơ, sửa chữa máy móc, lắp ráp, kinh doanh nhà hàng khách sạn,... hình thức kinh doanh này chiếm 70% số vốn đầu tư của Hồng Kông vào Thâm Quyến. Năm 1985 có 10% các hoạt động sản xuất ở Thâm Quyến được sử dụng công nghệ của Mỹ và Nhật. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng quá cao. Các nhà kinh tế Trung Quốc đánh giá, bình quân việc triển khai cơ sở hạ tầng trong một đặc khu kinh tế Trung Quốc đòi hỏi đầu tư khoảng 2 tỷ nhân dân tệ/1km2. Chi phí lớn như vậy nhưng vẫn còn có sự kém năng lực của cơ sở hạ tầng. Năm 1985 Thâm Quyến vẫn thiếu các tuyến đường sắt, điện nước cho công nghiệp chế tạo, cơ sở hạ tầng yếu kém kết hợp với nguồn cung cấp kém hiệu quả do trình độ lao động mang tính phổ thông là chủ yếu. - Có sự cạnh tranh của khu vực trong đặc khu kinh tế với các khu vực còn lại trong nước do những ưu đãi miễn giảm thuế ở trong đặc khu kinh tế mà ngoài đặc khu đặc khu kinh tế không có. Điều này ảnh hưởng không tốt đến ngoại thương trong nước. Đặc khu kinh tế là nơi thực hiện lối sống của hai chế độ chính trị xã hội khác biệt nhau trong đó điểm cải cách về chính trị không theo kịp cải cách về kinh tế, đã tạo ra những hậu quả và tệ nạn xã hội. Nạn buôn lậu hoành hành do vị trí biệt lập và những ưu đãi về thuế trong các đặc khu kinh tế, làm rối loạn thị trường và phá hoại sản xuất. Do chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ, tình trạng phá sản, thua lỗ của các doanh nghiệp cũng liên tiếp xảy ra. Hơn nữa, hệ thống pháp luật ở các đặc khu kinh tế vẫn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Do được đặc quyền quá cao, chính quyền đặc khu kinh tế đã đặt ra những luật lệ riêng gây nên tình trạng tham nhũng, hối lộ, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây lãng phí thời gian và làm nản lòng các nhà đầu tư, làm vẫn đục môi trường đầu tư. Bên cạnh những thành công thì tồn tại những mặt hạn chế của nó, điều đó có thể lý giải bởi đặc khu kinh tế là sản phẩm kinh tế của một chế độ, chính quyền. Tất yếu phải thể hiện những mặt được và chưa được. Suy cho cùng thì đây chỉ là một sản phẩm của ý chí hệ tư tưởng. Nhìn bản chất sâu xa thì những tồn tại trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: - Sản phẩm đặc khu kinh tế ra đời trong giai đoạn Trung Quốc sa sút kinh tế, nó là sản phẩm mới mẻ, được coi là thí điểm và xa lạ với Trung Hoa đại lục. Chưa có tiền lệ cụ thể cho Trung Quốc thực hành vì thế mà mọi bước đi được coi như mò mẫm và đúc rút kinh nghiệm. - Đặc khu kinh tế được coi là bước mở cửa đột phá của Trung Quốc từ chế độ hành chính bao cấp sang chế độ quản lý thị trường. Nên trong giai đoạn đầu còn có những xung đột về lối sống, lý tưởng của hai chế độ. Không dễ gì lối sống cũ một sớm một chiều được xoá bỏ. - Chính những ưu đãi về chính sách thì nó cũng đẻ ra những tiền lệ và tiền định khôn lường cho những mâu thuẫn. Vì được ưu tiên nên các nhà đầu tư chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt và các lợi ích lâu dài bị bỏ qua. Và cũng phải thừa nhận rằng chính những sự quản lý chưa chặt chẽ của Nhà nước và định hướng quán triệt hơn đã gây nên những tình trạng trên. Những điểm khiếm khuyết này có thể chấp nhận được đối với đặc khu kinh tế Trung Quốc. Chương III: kinh nghiệm của trung quốc và sự vận dụng đối với việt nam I- Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển đặc khu kinh tế 1. Lựa chọn vị trí địa lý để xây dựng các đặc khu kinh tế Với ý đồ xây dựng các đặc khu kinh tế trở thành những “ Hồng Kông xã hội chủ nghĩa”, nơi mà Trung Quốc bước ra với thế giới thị trường, tiếp cận với môi trường lam ăn quốc tế, tiến hành cải cách dần thủ tục với tư cách là một mô hình thí điểm để mở cửa kinh tế. Vì thế Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng các đặc khu. Địa điểm lựa chọn phải có ưu thế về địa lý như gần các trung tâm kinh tế tài chính quốc tế, hầu hết các đặc khu được chọn đều gần Hông Kông và Ma Cao, có giao thông thuận lợi, có triển vọng phát triển thành các trung tâm công nghệ mậu dịch, tài chính và thông tin quốc tế. Những lựa chọn này được minh chứng bằng sự phát triển thần kỳ của đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong lựa chọn địa điểm xây dựng. Trung Quốc đã đánh giá tiềm năng khu vực ven biển phía nam. Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, dân cư có truyền thống buôn bán với bên ngoài, có trình độ phát triển kinh tế khá cao, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chiếm trên 50% của cả nước, nên là vùng có điều kiện đi đầu trong chính sách mở cửa. Mặt khác, đây là quê hương của hàng chục hoa kiều trên khắp thế giới và đây sẽ là chiếc cầu nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Với chính sách kêu gọi đầu tư với nhiều ưu đãi thì sẽ là dịp tốt để Trung Quốc thu hút vốn đầu tư của hoa kiều ở nước ngoài khi họ có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài đặc biệt là phương thức làm việc, trình độ quản lý, công nghệ của thế giới phương tây. Người Trung Hoa đã từng biết như là dân tộc nổi tiếng về tính đoàn kết và tinh thần dân tộc rất cao. Hơn nữa, sự gần gũi về mặt địa lý, sự tương đồng về văn hoá, ngôn ngữ với Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan khiến cho khu vực này nhanh chóng trở thành địa điểm đầu tư ý tưởng của các nhà đầu tư. Người ta đã biết sự thần kỳ của nền kinh tế Hông Kông, Ma Cao, Đài Loan thì tại sao với sự xuất hiện những đặc khu kinh tế ở Trung Quốc gần vị trí như thế lại không thể đạt sự thần kỳ như trên. Việc lựa chọn địa lý thật có ý nghĩa quan trọng, nó sẽ quyết định đến việc thành công hay thất bại của các hoạt động sau này, thế giới đã chứng kiến bao cảnh thất bại của các khu chế xuất, khu kinh tế tự do khi mà sự lựa chọn vị trí địa lý không thích hợp và đã không phát huy đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37080.doc
Tài liệu liên quan