Đề tài Kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học

MỤC LỤC

 

Trang

Phần I: Mở đầu

I- Bối cảnh của đề tài: . .3

II- Lý do chọn đề tài: 3

III- Phạm vi nghiên cứu: . . 4

IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: .4

Phần II: Nội dung

I- Cơ sở lý luận: .6

a- Cơ sở pháp quy: . 6

b- Cơ sở thực tiễn: . 6

II- Thực trạng học sinh yếu, kém môn hoá học: .7

III- Các biện pháp tiến hành: .7

1- Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: .8

2- Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: .11

3- Phương pháp ôn – giảng – luyện: 12

4- Rèn kỹ năng giải bài tập: .13

IV- Hiệu quả đạt được: .15

1- Hiệu quả đối với học sinh: . 16

2- Hiệu quả đối với giáo viên: . 16

3- Hiệu quả đối với tổ chuyên môn: 17

4- Những nguyên nhân thành công và tồn tại: . 17

a) Nguyên nhân thành công: 17

b) Những tồn tại: . 17

c) Biện pháp khắc phục tồn tại: . 18

Phần III: Kết luận

I- Những bài học kinh nghiệm: .19

1- Đối với học sinh: . 19

2- Đối với giáo viên: 20

II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: .20

1- Đối với học sinh: . 20

2- Đối với bản thân: . 21

3- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: . 21

III- Khả năng ứng dụng, triển khai: . 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại, đối với học sinh yếu kém thì tình yêu thương của thầy, cô là rất cần thiết! Có vậy, các em sẽ thích học bộ môn và từng bước tiến bộ. Mỗi thầy, cô giáo luôn khẳng định quyết tâm: “Tất cả vì học sinh thân yêu!”. PHẦN II: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN a) Cơ sở pháp quy: Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội… Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” Trích các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng – NXB Chính trị quốc gia - 2011 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện! b) Cơ sở thực tiễn: “Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi các học sinh yếu, kém có tiến bộ. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu, kém” Trích buổi làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Nghệ An về một số vấn đề liên quan đến GD & ĐT . Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu, kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. Sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội. II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HOÁ HỌC Ở bất cứ địa phương nào, trường nào, khối học nào và lớp học nào cũng có học sinh yếu, kém. Vấn đề ở chổ nguyên nhân dẫn đến việc học yếu, kém; cũng như một bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh dựa trên cơ sở theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng và những triệu chứng của bệnh để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ khỏi. Ở đây đối với học sinh yếu, kém nguyên nhân thì có nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân; có em lười học lâu ngày mà trở nên hỏng kiến thức, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng làm toán; có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có động lực học tập, chán nản, không có ý chí phấn đấu, hoặc gia đình thiếu quan tâm đến việc học .v.v... Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc học tập của các em, sự quan tâm, động viên của gia đình tạo động lực cho các em học tập. Hơn nữa, giáo viên phải giúp các em ý thức được rằng xã hội tri thức ngày nay luôn chú trọng đến kiến thức, chỉ có học mới có thể hoà nhập vào sự phát triển của xã hội, nếu không xã hội sẽ đào thải cũng là một tất yếu. Lại thêm, môi trường xã hội cũng không kém phần quan trọng, với lứa tuổi phát triển tâm - sinh lý chưa hoàn chỉnh, dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của xã hội, nhất là những tệ nạn “thời đại” trong đó nghiện game online và khai thác mặt trái của internet làm các em xao lãng việc học, nhất là môn học “vỡ lòng” mới mẽ này. III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Từ những thực trạng nêu trên, bản thân cũng đã ứng dụng một số kinh nghiệm trong học tập khi còn là giáo sinh kết hợp với quá trình giảng dạy qua nhiều thế hệ học sinh, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước đã giúp các em từ sự chán nản, bỏ hẳn môn học mà có thể lấy lại tự tin, tự chủ trong học tập. Đây thực sự là nỗi niềm trăn trở của những người đứng lớp giảng dạy. Nghệ thuật của người Thầy đứng lớp là làm sao cho học sinh yêu thích môn học. Từ những nguyên nhân nêu trên, bản thân đã vận dụng một số biện pháp để giúp học sinh lấy lại tự tin, yêu thích và khám phá môn học có nhiều thú vị này. Dưới dây là một số phương pháp bản thân đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Œ Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học, từ đó phân loại học sinh yếu, kém, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của năm học trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh, học lực những môn học có liên quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khăn mà học tập để tiến bộ. Trang bị cho các em học sinh yếu kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hoặc chưa biết. Cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn. Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối tượng nghiên cứu để có biện pháp thích hợp và kịp thời. Tuỳ theo từng học sinh và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hoá học là môn học tự nhiên liên quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thì các em dễ chán nản môn Hoá học. Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã học lớp 9 mà tìm một ẩn số x hay áp dụng qui tắc tam suất để tìm số mol trên phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. Ví dụ: Tìm hoá trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn số x (là hoá trị của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng qui tắc hoá trị để tìm x. Chẳng hạn ta được 2x = 6 => x = 3. Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lúng túng chưa giải quyết được. Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng, động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tốt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xa xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cũng từ đó. Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hoá học vô cơ thông thường: phản ứng trung hoà, phản ứng trao đổi, phản ứng hoá hợp, phản ứng thế, phản ứng nhiệt phân và kể cả phản ứng oxy hoá khử thông thường… « Đầu tiên phải kiểm tra và giúp cho các em học thuộc kí hiệu và hoá trị của một số nguyên tố thường gặp một cách thành thạo. « Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức hoá học. Ví dụ: Viết công thức hoá học của Kalioxit (hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia); Kali có hoá trị I, Oxy có hoá trị II. Vậy công thức được viết như sau: K2O. « Cho các em học thuộc một số gốc hoá trị thường gặp, cách tính và cách nhớ hoá trị của chúng. Ví dụ như: A Cách nhớ hoá trị I của một số nguyên tố và gốc axit: Khi (K) nào (Na) đồng (Cu) bạc (Ag) có (Cl) hẹn (H) hò (-OH) nhau (-NO3) anh (AlO2) nhé (NH4). A Cách nhớ hoá trị II: Ba (Ba) Thuỷ (Hg) cần (Ca) mua (Mg) sắt (Fe) kẽm (Zn) đồng (Cu) cùng (=CO3) Oanh (O) sống (=S) sung (=SO3) sướng (=SO4)… « Cho các em viết các phản ứng hoá học từ dễ đến khó như sau: + Viết công thức các chất tham gia phản ứng + Dự đoán phản ứng xảy ra (dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazo với axit: Để viết đúng sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa axit và oxit bazo, ta có cách nhớ như sau: “Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, hydro kết hợp với oxy trong oxit tạo thành nước” hay cách dễ nhớ nhất là “gần với gần, xa với xa”. Ví dụ phương trình phản ứng sau: 6HCl + Al2O3 -> 2AlCl3 + 3H2O Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hoá trị để viết đúng công thức hoá học và cân bằng đúng phương trình. Hoặc là, để nhận dạng một bài toán, chẳng hạn như dạng toán dư thường gặp ở bậc THCS. Các em chú ý dữ kiện đề bài phải có số mol 2 chất tham gia. Ví dụ: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở ĐKTC theo sơ đồ phản ứng sau:    P       +       O2     →      P2O5 a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu? b) Tính khối lượng sản phẩm thu được. Các bước giải bài tập: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Bước 2: Viết phương trình phản ứng PTPƯ:        Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, lập tỉ số mol của 2 chất tham gia (Lấy số mol đề bài chia hệ số mol phương trình) Bước 4: Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH tính số mol của các chất còn lại theo yêu cầu đề bài. Bản thân luôn tự nhắc nhỡ phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, hay lớn tiếng khi các em làm sai bài tập, hay hiểu chưa đúng một vấn đề,… Điều đó dễ làm các em tự ty, mặc cảm mà thu người lại. Hoá thân thành người bạn của các em để hiểu rõ các em đang nghĩ gì, muốn gì. Quan tâm đến các em, hiểu rõ hoàn cảnh giúp đỡ kịp thời, có thể trò chuyện, gần gũi, thăm hỏi. Sự khích lệ của người thầy làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự. Đây là lứa tuổi các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tổn thương, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Đó là tình yêu đích thực của người Thầy với tương lai học trò.  Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: Ngoài ra làm một số thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em quan sát những hiện tượng và các thao tác khi làm thí nghiệm. Đồng thời giải thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa tuổi dễ bị lôi cuốn này, và cho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh ta như ăn, uống, hay đồ vật kim loại bị hư,…đều có phản ứng hoá học xảy ra. Ví dụ: Giải thích hiện tượng ma trơi trong tự nhiên “Ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa là những đóm sáng bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin (PH3) và diphotphin (P2H4). Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P4H10 và H2O, khi cháy toả ra nhiệt lượng lên đến 150oC : 2P2H4 + 7O2 ----> 2P2O5 + 4H2O + Q Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà: 2PH3 + 4O2 ----> P2O5 + 3H2O + Q' Từ hai phản ứng trên tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là "ma trơi". Hiện tượng này thưởng gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa có gió nhẹ. Ví dụ: Phát hiện dấu vân tay Cơ quan điều tra thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Điều này các nhà khoa học ứng dụng phản ứng hoá học vào công tác điều tra. Trên da chúng ta có một lớp mỡ, lớp mỡ này sẽ bám vào các vật dụng như con dao, thanh gỗ hay súng,…. Ta dùng cồn Iot rắc lên vật đó, cồn iot sẽ hoà tan hết lớp mỡ và xuất hiện dấu vân tay, sau đó đối chiếu với chứng minh thư của những người tình nghi sẽ dễ dàng phát hiện ra thủ phạm. Ví dụ: Các nhũ thạch được hình thành từ đá vôi (chính là CaCO3) qua 2 giai đoạn: - Sự phá huỷ đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hoà tan khí CO2 tạo ra muối tan Ca(HCO3)2: PTHH: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 - Sự phân huỷ Ca(HCO3)2: dung dịch Ca(HCO3)2 theo các kẻ nứt chảy xuống các vòm hangvà bị phân huỷ tạo ra nhũ thạch PTHH: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Ž Phương pháp ôn – giảng – luyện: Đây là 3 bước chính của một tiết lên lớp được sử dụng liên tục trong quá trình giảng dạy. Để sử dụng phương pháp ôn - giảng - luyện đạt hiệu quả, trước nhất giáo viên bộ môn phải xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của bộ môn mình phụ trách trong năm học có liên hệ với những kiến thức nào của những lớp dưới mà các em đã học. Sau đó lập kế hoạch ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của những lớp học trước vào đầu năm học cho học sinh có kết hợp với giảng và luyện. Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc học – hiểu –hành tại lớp là cần thiết. Ngoài ra cũng phải biết sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học giữa các môn học và làm bài tập ở nhà. Các em có nhiều “lỗ hỏng” kiến thức và “khó nhớ, mau quên” nên phương pháp ôn - giảng - luyện phải được sử dụng thường xuyên. Trong bước kiểm tra bài cũ để ta “ ôn” kiến thức đã học cho học sinh, đồng thời chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức mới, ta vẫn phải giảng và luyện nếu cần thiết. “giảng” nếu đã quên hay chưa hiểu, “luyện” nếu chưa đủ để khắc sâu…Nếu phần câu hỏi kiểm tra có liên quan đến bài học mới thì việc “luyện” ở trong bước này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp thu bài mới của học sinh. Ví Dụ: Về môn hoá học ở lớp 9: Khi dạy bài bazơ, ta có thể cho học sinh kiểm tra các câu hỏi sau đã học ở lớp 8 và ở tiết trước axit và axitsunfuric:  Viết công thức hoá học của các hợp chất sau đây: Natrihidrôxit, canxihidroxit, Magiêhidroxit, nhôm hidroxit. ‚ Viết các phương trình phản ứng sau: a/ H2SO4 + NaOH ž b/ HCl + Al(OH)3 ž c/ CO2 + Ca(OH)2 dư ž d/ CuSO4 + NaOH ž Sau khi học sinh làm bài tập, ta kết hợp với kết quả làm bài của các em mà giảng hoặc luyện để cuối cùng nhận xét và rút ra kết luận cho bài học mới: Thế nào là Bazơ? Phân loại bazơ? Tính chất hoá học của bazơ? Trong bước giảng bài mới, giáo viên cần phải làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài. Với phương pháp ôn - giảng - luyện kết hợp với phương pháp tinh giảng- đa luyện, tuy luyện tập vẫn kết hợp với giảng, dùng luyện để bớt giảng. Nhưng đối với học sinh yếu kém vẫn phải thường xuyên ôn kiến thức. Muốn như vậy, với từng kiến thức trọng tâm đều cho học sinh lặp lại bằng hình thức trả bài (ôn), sau khi đã cho học sinh làm bài (luyện) để rút ra kết luận (giảng). Cứ như thế khi giảng bài mới vẫn kết hợp nhuần nhuyển với luyện và ôn giúp cho học sinh tiếp thu dễ dàng bài học mới…. Việc phát hiện học sinh yếu kém bộ môn hoá, qua đó bổ sung kiến thức cơ bản và sử dụng phương pháp Ôn - giảng - luyện phù hợp với độ tiếp thu của học sinh yếu kém đã giúp các em học tập tiến bộ.  Rèn kĩ năng giải bài tập: Đối với môn Hoá học (hay một số môn khác), để rèn luyện học sinh yếu, kém thì giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Bài tập hoá học có tác dụng: + Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. + Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. + Hệ thống hoá các kiến thức đã học… + Rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo (sử dụng ngôn ngữ hoá học, lập công thức, cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình, các tính toán đại số: quy tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình…) + Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm tra, biết được lỗ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung. + Rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa học… làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học. - Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống các bài tập để làm tài liệu cho tiện sử dụng, như: Các bài tập cơ bản, điển hình; sắp xếp theo từng dạng bài tập; sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Cho các em nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản: Sửa bài tập mẫu thật kỹ (có thể giảng chậm, kỹ để các em hiểu thật rõ, nắm chắc); cho thêm các bài tập tương tự nhưng ở mức khó dần, ôn luyện thường xuyên. Nếu các em quên ta cũng kiên trì nhắc lại một cách vui vẽ, và tự nhủ với lòng mình: “thế đã tốt lắm rồi, đã chịu học rồi!” - Thường xuyên kiểm tra bài để giúp các em thuộc bài đã học (có thể hệ thống hoá kiến thức ở từng bài). Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập theo sự phân loại dựa vào nội dung mà các em vừa mới học. Ví Dụ: Bài tập về nhận biết các chất: Cho các em học thuộc các phản ứng hoá học đặc trưng của từng loại nhóm chức, ảnh hưởng qua lại giữa nhóm chức với gốc hoá học, từ đó dựa vào phản ứng tạo kết tủa, có màu hoặc sủi bọt khí,… mà giúp các em phân biệt. Hệ thống hoá lại cách nhận biết cho các em dễ nhớ: Các dung dịch muối đồng thường có màu xanh lam, dùng quì tím để nhận biết axit (quì hoá đỏ), bazơ (quì hoá xanh), các muối =SO3, =CO3 nhận bằng dung dịch HCl, H2SO4 loãng ž có khí thoát ra (CO2, SO2), các muối =SO4 nhận bằng các dung dịch BaCl2, Ba(NO3)2, .. hoặc ngược lại ž tạo kết tủa trắng (BaSO4), các muối –Cl nhận bằng dung dịch AgNO3 (hoặc ngược lại) ž tạo kết tủa trắng (AgCl)…. Ví dụ 1: Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn bằng phương pháp hoá học sau: HCl, KOH, Na2SO4. (Dùng quì tím nhận HCl: quì hoá đỏ; nhận KOH: quì hoá xanh, còn lại là Na2SO4 không làm đổi màu quì tím). Ví dụ 2: Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn bằng phương pháp hoá học sau: Na2SO4, NaCl, NaNO3. Giáo viên cần lưu ý học sinh giữa gốc =SO4 và gốc –Cl ưu tiên nhận gốc =SO4 trước. (Dùng dung dịch BaCl2 nhận Na2SO4: có hiện tượng kết tủa màu trắng đục; Dùng dung dịch AgNO3 nhận NaCl: xuất hiện kết tủa trắng đục; còn lại NaNO3 không có hiện tượng gì). Phương trình hoá học: Na2SO4 + BaCl2 ž 2NaCl + BaSO4$ AgNO3 + NaCl ž NaNO3 + AgCl$ «Tóm lại: Để rèn kỹ năng cho học sinh yếu kém, ngoài tình thương yêu dành cho học trò, giáo viên cần phải kiên trì nâng niu, soạn giảng từng bài trong hệ thống bài tập từ đơn giản nhất và có mức độ nâng dần lên, cho các em làm đi, làm lại nhiều bài tập cùng một loại để khắc sâu cách giải cho các em. Từ đó giúp các em có tiến bộ, có căn bản, tự tin trong học tập bộ môn. IV/ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thời gian giảng dạy và vận dụng phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn Hoá học, nhận thấy tiết dạy sinh động hơn, không còn cảm giác nặng nề như trước đây, nhất là các em học sinh yếu kém tỏ ra có hứng thú học tập bộ môn hơn trước, siêng năng và có ý thức tự học. Các em luôn tích cực qua việc hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm từng bài học. Bảng kết quả dưới đây qua 2 năm học: 2009 – 2010 và 2010 - 2011 Kết quả học sinh khối 9 qua các năm học Sĩ số Số lần kiểm tra Giỏi SL Khá Trung bình Yếu Sĩ số TL SL TL SL TL SL 39 9A9 2009 – 2010 18 46,15% 7 17,95% 9 23,08% 5 12,82% 63 9A5, 9A6 2010 – 2011 34 53,97% 14 22,22% 12 19,05% 3 4,76% Qua bảng kết quả trên ta thấy tỷ lệ học sinh yếu giảm hẳn đồng thời tỷ lệ học sinh giỏi, khá tăng dần, đặc biệt học sinh yếu đã vươn lên từ trung bình đến khá. Điều này chứng tỏ, khi vận dụng các biện pháp nêu trên không những giúp cho các em lấy lại tự tin trong học tập, mà còn đạt được kết quả khả quan. Với quyết tâm không chạy theo số lượng, lấy chất lượng làm đầu và cố gắng nâng cao học sinh yếu – kém, năm học 2011 – 2012 tôi vẫn tiếp tục thực hiện phương pháp này, qua 3 lần kiểm tra học kì I đạt được kết quả đầy phấn khởi như sau: Kết quả kiểm tra học sinh lớp 9A9 Học kì I năm học: 2011-2012 Sĩ số Số lần kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 33 1 10 30,30% 5 15,15% 10 30,30% 8 24,24% 2 14 42,42% 7 21,21% 7 21,21% 5 15,15% 3 15 45,45% 10 30,30% 7 21,21% 1 3,03% Điều này chứng tỏ hiệu quả đem lại từ việc rèn luyện học sinh yếu kém mà bản thân đã thực hiện nhiều năm qua và trong thời gian tới. Tôi tin rằng nếu áp dụng phương pháp này từ khối lớp 8, lớp mà các em bắt đầu học môn hoá học, và sử dụng liên tục cho đến lớp 9 và các lớp tiếp theo thì tỷ lệ học sinh yếu – kém bộ môn sẽ rất thấp, dần dần tình trạng học sinh yếu không còn. Œ Hiệu quả đối với học sinh: Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này mang lại cho các em sự tự tin, phấn đấu trong học tập, xoá đi mặc cảm cho rằng chỉ quan tâm, khen tặng những học sinh khá giỏi. Người thầy đứng lớp phải hết sức vô tư, công bằng trong đối xử và cách cho điểm học sinh của mình …  Hiệu quả đối với giáo viên: Mọi vật chất đều vận động không ngừng, vận động và phát triển là quy luật tự nhiên của thế giới khách quan. Phát triển là sự khao khát không ngừng nghỉ của con người. Bản thân luôn tìm hiểu, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp từng học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em. Qua đó rèn luyện và nâng cao tay nghề, đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Áp dụng phương pháp này nhằm hạn chế các em học sinh yếu kém, giúp cho các em có được trình độ nhận thức đồng đều trong một lớp học đối với môn học, không còn khoảng cách khá lớn giữa học sinh yếu – kém với học sinh khá – giỏi. Từ đó bản thân cảm thấy tự tin hơn với phương pháp này, nó vừa mang lại hiệu quả trong học tập của các em vừa nâng cao tay nghề của giáo viên. Ž Hiệu quả đối với tổ chuyên môn: Việc áp dụng phương pháp này đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong tổ. Đồng thời nếu áp dụng lâu dài và phổ biến rộng rãi trong tổ sẽ kích thích được các giáo viên không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp giảng dạy hiệu quả hơn cho tất cả đối tượng học trò. Điều này, góp phần giảm hẳn tỉ lệ học sinh yếu kém, mang lại thành tích tốt cho tổ bộ môn và nhà trường.  Nguyên nhân thành công và tồn tại: a) Nguyên nhân thành công: - Được sự quan tâm lãnh đạo của Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh học sinh và đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi thực hiện thành công phương pháp giảng dạy này. - Bản thân không ngừng khuyến khích, động viên tinh thần học tập của học sinh; chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của từng em; kiên nhẫn hướng dẫn và sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, cho các em làm nhiều bài tập theo mức độ từ dễ đến khó. - Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của những bậc thầy và đồng nghiệp đi trước. - Các em có nhiều cố gắng, hứng thú và có tinh thần, thái độ học tập tích cực, hợp tác với giáo viên. - Có đầu tư soạn giảng và chuẩn bị kĩ các bước lên lớp, nhất là các bài tập dành cho học sinh yếu nhằm khuyến khích các em! A Để đạt được kết quả như mong muốn, bản thân học sinh phải tự giác ý thức trong học tập, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất đối với bộ môn, và luôn ôn luyện kiến thức đã học để không bị lãng quên . b) Tồn tại: Bên cạnh những thành công gặt hái được khi áp dụng phương pháp nêu trên bản thân đã gặp phải không ít khó khăn sau: -Thời lượng phân phối chương trình lên lớp chưa đủ để cho các em làm bài tập và trực quan bằng thí nghiệm biểu diễn (chưa nói đến ôn - luyện), nhất là đối với các em lớp 8, vì đây là lớp vỡ lòng cần có nhiều thời gian để tạo niềm tin học tập cho các em. - Thực tế các em không có nhiều thời gian để làm nhiều bài tập Hoá học ở nhà vì còn nhiều môn học khác; ngoài ra việc sắp thời khoá biểu cho các em chưa hợp lý giữa các môn xã hội và tự nhiên. - Một số học sinh chưa có tinh thần tự giác học tập, không có thói quen tự học ở nhà; một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. c) Biện pháp khắc phục tồn tại: - Việc sửa đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường là cần thiết. - Phân phối chương trình chưa hợp lý, thời lượng chỉ 2 tiết trên tuần là quá ít. Với thời lượng đó khi lên lớp chỉ đủ cung cấp cho các em những kiến thức lí thuyết suông gói gọn trong 45 phút, còn phải kiểm tra bài cũ, nên không đủ thời gian để các em làm bài tập áp dụng lý thuyết vừa mới học nhằm hiểu rõ vấn đề. Phải chú trọng rèn luyện cho các em từ lớp đầu tiên của môn học (lớp 8), để tạo căn bản học tốt ở lớp 9 và những lớp tiếp theo. - Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, xã hội, gia đình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Trong đó gia đình là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân cách và thái độ học tập của các em; bản thân các em phải ý thức và tự giác được việc học là quan trọng, tránh xa mọi cám dỗ của xã hội, chỉ có sự say mê và thái độ nghiêm túc trong học tập thì mới mang lại kết quả tốt. PHẦN III: KẾT LUẬN Để đạt kết quả tốt trong giảng dạy người Thầy phải có niềm say mê, tình yêu thương đối với mọi đối tượng học trò, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Là giáo viên đứng lớp, tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lý của “lứa tuổi khó bảo”, luôn tạo cho các em niềm tin: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Khi các em đã yêu thích môn học thì việc hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém là không khó. “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trích Luật Giáo dục ngày 02 tháng 7 năm 2005 I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để nâng chất lượng học sinh yếu kém, giáo viên phải giúp cho học sinh lấy lại tự tin trong học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN-PP ren luyen HS yeu kem-2011.doc
Tài liệu liên quan