Chữ viết phải rõ ràng. Đây là biện pháp quan trọng để các em viết đúng chính tả. Ngay từ đầu năm giáo viên rèn chữ viết cho học sinh viết đúng mẫu đúng cỡ chữ, phải nắn nót từng nét làm cơ sở cho việc viết đúng. Biện pháp chủ yếu là thường xuyên nhắc nhở và động viên các em tập viết, viết đúng.
Như đã nêu ở phần nguyên nhân do học sinh không nắm được qui tắc chính tả nên các em viết sai trong các trường hợp sau: âm đầu, vần, thanh.
Tôi xin đưa ra ví dụ về mẹo luật chính tả mà tôi đã áp dụng cho lớp mình.
Từ “Hán Việt” chiếm một phần khá lớn trong tiếng việt. Trường hợp không dùng dấu ngã mà dùng dấu hỏi cho các nguyên âm sau: ( a, â, i(y), iê, o, ô, u, ư) và (ch, kh, gi)
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4587 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm về đổi mới phương pháp rèn luyện học sinh viết đúng chính tả lớp bốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
RÈN LUYỆN HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ LỚP BỐN
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Việt là công cụ tư duy để học sinh diễn đạt được ý tưởng của mình. Nếu không hiểu được ý nghĩa của Tiếng Việt thì các em không dễ dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. Hơn nữa, tiếng Việt còn ảnh hưởng rất lớn đến trình độ học toán và các môn học khác của các em. Vì thế các em cần phải cảm nhận được những tri thức đơn giản ở bậc tiểu học như: ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và chính tả.
Nhằm giúp các em vận dụng có hiệu quả việc học tập của mình, trong suy nghĩ và trong giao tiếp hàng ngày, phần môn chính tả có một vị trí quan trọng trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên ở từng trường tiểu học ít có tài liệu cho giáo viên tham khảo, các em học sinh ít tìm tòi đọc thêm sách báo, điều đó học sinh mắc nhiều lỗi chính tả.
Học sinh viết đúng chính tả có thể coi là dấu hiệu nhận ra sự trưởng thành, mức tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
Học sinh viết đúng chính tả là một quá trình gắn liền với việc tiếp thu kiến thức nói chung và sự trưởng thành về nhân cách của học sinh nói riêng.
Tuy nhiên việc viết đúng chính tả của học sinh hiện nay là điều khó. Vì sách soạn chung cho học sinh toàn quốc nhưng việc phát âm của học sinh từng miền lại khác nhau.
Những vấn đề trên lại đề cập đến thực trạng viết chính tả của học sinh tiểu học nói chung, lớp bốn nói riêng. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh phải nắm vững được lối phổ biến nhất của lớp mình là gì, để có những biện pháp sửa chữa có hiệu quả.
Để giải quyết những vấn đề trên, tôi sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể về đổi mới phương pháp giảng dạy môn chính tả sau.
II.NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
A/. NGUYÊN NHÂN:
Do không nắm vững qui tắc chính tả. Chẳng hạn: Trước âm e,ê,i viết là gh,ngh
Trong các trường hợp khác viết g,ng hay “cờ” trước e, ê, i viết là “k”.
Trong các trường hợp khác viết “c”.
Trước vần có âm đệm viết “q”
Do sai âm đầu:
Vì các em không nhớ mặt chữ nên dễ dẫn đến ghép âm một cách tùy tiện, hoặc do không nắm vững luật chính tả như viết: tuôi dà,trăm sóc,…
Do phát âm lệch chuẩn:
Nguyên nhân chính của nó là do phương ngôn đặc biệt là ở miền Nam (nông thôn) có hiện tượng phát âm 2 âm “v” và “d” giống nhau.
Chẳng hạn: dui dẻ, đi dề,…
Ngoài ra học sinh còn sai âm cuối như p, t, c, m, n, nh,…
Do tính cẩu thả, tùy tiện.
Khi viết chính tả nghe không chính xác mà vẫn cứ viết bừa, viết đại. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ, biết mình viết sai mà không dám hỏi lại giáo viên.
Ngoài ra, học sinh viết sai chính tả còn bắt nguồn từ hiện tượng giọng của địa phương mà các em thường mắc phải.
Thí dụ: chân/chưng, chánh/chính, tôi/tui.
Như vậy, giọng địa phương đã ăn sâu trong tiềm thức của các em nên chỉ 1 phút không tập trung là dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả.
B.THỰC TRẠNG CỦA LỚP:
Lớp 4/4 có 24 học sinh, địa bàn gồm 4 ấp của 2 xã. Hiếu Phụng và Tân An Luông. Đa số gia đình là nông dân đủ ăn, nghèo cho nên cha mẹ của các em chủ yếu là kiếm sống qua ngày hoặc bận rộn với công việc đồng áng nên ít quan tâm đến công việc học của con mình. Điều quan trọng hơn nữa có một số phụ huynh không coi trọng việc học tập của con, còn suy nghĩ lệch lạc về việc học hành. Thậm chí có em nghĩ học giáo viên phải đến nhà vận động gia đình mới cho con đi học lại. Từ điều kiện đó phần nào ảnh hưởng đến tâm líù của học sinh, khiến các em lơ là trong học tập. Chính vì thế đầu năm, học sinh viết chính tả cũng như các môn học khác sai rất nhiều.
Từ những nguyên nhân trên và kết quả ban đầu, giáo viên cần đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh.
C. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
1/. Đối với giáo viên trong phương pháp giảng dạy:
Giáo viên phải khắc phục cách phát âm địa phương để phát âm chuẩn, phải nắm được qui tắc chính tả.
Đặc biệt là phải đọc phân biệt âm đầu như s/x, ch/tr, d/gi/r kể cả vần và dấu thanh. Giáo viên phải tìm tòi tài liệu để nghiên cứu về chính tả: thí dụ như mẹo luật về chính tả của Lê Trung Hoa để hướng dẫn học sinh phù hợp.
Thông qua từng tiết dạy giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả và tầm quan trọng của việc viết đúng các môn học khác.
Giáo viên phải liên hệ với gia đình học sinh viết sai lỗi chính tả để gia đình nhắc nhở tạo điều kiện cho các em rèn luyện ở gia đình nhiều hơn.
Giáo viên cần phải học hỏi thêm ở bạn đồng nghiệp về phương pháp và cách tiến hành rèn luyện viết đúng chính tả để áp dụng cho lớp mình có kết quả.
2/. Đối với học sinh:
Chữ viết phải rõ ràng. Đây là biện pháp quan trọng để các em viết đúng chính tả. Ngay từ đầu năm giáo viên rèn chữ viết cho học sinh viết đúng mẫu đúng cỡ chữ, phải nắn nót từng nét làm cơ sở cho việc viết đúng. Biện pháp chủ yếu là thường xuyên nhắc nhở và động viên các em tập viết, viết đúng.
Như đã nêu ở phần nguyên nhân do học sinh không nắm được qui tắc chính tả nên các em viết sai trong các trường hợp sau: âm đầu, vần, thanh.
Tôi xin đưa ra ví dụ về mẹo luật chính tả mà tôi đã áp dụng cho lớp mình.
Từ “Hán Việt” chiếm một phần khá lớn trong tiếng việt. Trường hợp không dùng dấu ngã mà dùng dấu hỏi cho các nguyên âm sau: ( a, â, i(y), iê, o, ô, u, ư) và (ch, kh, gi)
Thí dụ: ảo ảnh, ảm đạm, yên ổn, ủng hộ, ngủ uyển, chủ nhật, chủng tộc, chứng chỉ, khả ái,….
Ngoài ra còn có những trường hợp ngoại lệ như xã(hội), kỹ(thuật), ca kỷ.
Từ “Hán Việt” bắt đầu từ những âm như m, n, nh, c, v, d, ng(ngh) phải viết bằng thanh ngã.
Thí dụ: mĩ mãn, mã lực, nữ giới, nhẫn nại, nhiễm độc, thành lũy, hàng ngũ, ngưỡng mộ,…
- Từ “tượng thanh” các em cũng thường mắc lỗi chính tả, vì vậy khi dạy môn tiếng Việt giáo viên phải chú ý giới thiệu những từ này cho học sinh nắm vững.Thí dụ: vo vo, ve ve, veo veo, vù vù, véo von, vùn vụt.
- Ngoài ra từ “tượng thanh” mô phỏng âm thanh lớn không có hơi gió thì chúng ta phải sử dụng âm “s”.
Thí dụ: sào sạt, sạt sạt, soàn soạt, sồn sộn.
- Từ “ tượng thanh” mô phỏng âm thanh nhỏ, mảnh có hơi gió thì chúng ta viết với âm “x”.
III. TÓM LẠI:
Khi hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần chú ý 4 điểm sau:
Thanh điệu.
Âm đầu.
Âm giữa.
Âm cuối.
Để làm được điều này giáo viên cần năm vững được mối quan hệ giữa các môn học như tập đọc, đọc chủ yếu là quan trọng. Nó chính là cơ sở để viết đúng, phát âm chuẩn hơn.
Tuy nhiên phải quan tâm đến phương ngữ vì các em đã có thói quen dùng từ ở nhà.
Thí dụ: thịch dịch, song gồi.
Nhưng khi đến trường các em phải tuân thủ theo qui tắc chính tả, theo sách giáo khoa, các em phải viết đúng theo sách, theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Thí dụ: thịt vịt, xong rồi.
Biện pháp chủ yếu là: giáo viên thường xuyên nhắc nhở, theo dõi những học sinh yếu để các em tiến bộ.
IV. RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ:
Viết ở nhà: (biện pháp là giúp các em nhớ mặt chữ)
Học sinh phải sử dụng giấy nháp, khi đến tối thứ hai khi học bài, làm bài xong, các em lấy sách ra đọc nhiều lần (3,4 lần) sau đó tự chép vào giấy (xem sách). Đọc nguyên câu nhớ để viết. Sau khi viết xong soát lại những tiếng sai viết lại bảng con, viết lại nhiều lần cho đúng.
Lần viết tiếp theo là nhờ gia đình đọc cho viết các em xem lại những tiếng viết sai có viết lại đúng chưa ?.
Viết ở lớp: (Chơi trò chơi đố tìm).
Mỗi bàn là một nhóm (Một em đốù một em trả lời).
Thí dụ: tiếng “tuyền” gồm có âm đầu là gì ? vần là gì? Có những âm gì?. Bạn bên cạnh trả lời. Các em thay phiên nhau đố cho đến hết từ khó.
Vấn đề quan trọng nhất trong việc viết tại lớp, học sinh phải chú ý nghe giáo viên đọc để nhớ và viết đúng. Sau khi nghe giáo viện đọc xong câu, cụm từ các em mới được viết chính tả đạt kết quả cao.
V. BÀI HỌC KINH NGHỆM:
Qua nhiều năm áp dụng kinh nghiệm trên tôi đã rút ra cho mình bài học sau:
- Phân loại đối tượng học sinh lớp, những học sinh nào viết thường sai âm đầu âm gì, dấu thanh gì để hướng dẫn thêm (áp dụng hình thức cá thể hóa trong dạy học).
- Phân công bạn viết đúng hỗ trợ thêm cho bạn “Đôi bạn cùng tiến”. Trong 15 phút truy bài đầu giờ các em đố tìm với nhau nếu phát hiện bạn nói sai đọc lại cho bạn viết nhiều lần.
Khen ngợi và tuyên dương kịp thời để khuyến khích các em học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách thay đổi hình thức dạy học tránh sự nhàm chán của học sinh, vận dụng trò chơi cuối tiết để gây sự hứng thú, tìm tòi để các em viết tốt hơn.
Giáo viên luôn theo dõi học sinh khi các em viết chính tả để điều chỉnh tốc độ viết. Nếu thấy có sự biểu hiện lúng túng giáo viên kịp thời đến để giúp đỡ.
VI. KẾT QUẢ:
Điểm mỗi bài từ trung bình trở lên đạt 95 %. Phấn đấu cuối năm 100% học sinh viết đúng chính tả.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi đã tích lũy trong nhiều năm đã áp dụng cho lớp mình và cho khối mình đã đạt kết quả tốt.
Rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo ngành để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành biết ơn!.
Hiếu Phụng, ngày 27 tháng 9 Năm 2004
Người thực hiện
KIM LÂM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm về đổi mới phương pháp rèn luyện học sinh viết đúng chính tả lớp bốn.doc