Đề tài Kinh nghiệm về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán lớp 3

Đồ dùng thước đo độ dài 1m hoặc 0,5m để dạy học về quan hệ giữa mét và cm và thực hành đo ước lượng độ dài.

+ Dạy học về đơn vị đo khối lượng ( gam ), đơn vị đo thời gian ( ngày, tháng, năm ). Giáo viên tự tìm tờ lịch ghi tháng, năm,cân đồng hồ, quả cân 5 g, 10 g,100g, đồng hồ điện tử .

+ Dạy học về diện tích, đơn vị đo diện tích ( Xăng ti mét vuông ) dùng thẻ các ô vuông cạnh 1cm, lưới ô vuông cạnh 10 cm. Ngoài ra trong phần chu vi hình chữ nhật, hình vuông giáo viên sử dụng tranh vẽ trong sách giáo khoa như một đồ dùng dạy học, dẫn dắt học sinh quan sát, phân tích để đi đến kết luận. Muốn giúp cả lớp cùng quan sát, giáo viên có thể vẽ phóng to hình trong sách giáo khoa.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học sinh khi học tập. 2. Tồn tại + Do địa bàn ở đây là vùng nông thôn miền núi kinh tế còn khó khăn, đa số học sinh đến trường gia đình chỉ quan tâm khi các em vào lớp 1. Từ lớp 2 trở đi gia đình phó mặc cho nhà trường. Số học sinh tự giác tích cực học tập chưa nhiều mặc dù chương trình tiểu học mới quan tâm đến luyện khả năng diễn đạt, giải quyết tình huống có vấn đề song bản thân các em ít được thực hành nên đôi khi còn lúng túng, vụng về, thiếu tự tin khi được thể hiện khả năng của mình. +Từ nhu cầu thực tế đặt ra , tôi thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy môn toán lớp 3 là vô cùng cần thiết và phải làm ngay. Nắm được thực trạng đó , tôi đã khảo sát tình hình lớp 3 B qua một tiết dạy bài : Bảng nhân 6 Tôi thấy kết quả sau khi khảo sát như sau: 3. Kết quả khảo sát Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu S l % S l % S l % S l % 24 2 8,3 3 12,5 15 62,7 4 16,5 Bài tập khảo sát Bài 1 : Tính nhẩm 6 x 5 = 6 x 3 = 6 x 8 = 6 x 9 = 3 x 6 = 6 x 7 = Bài 2 : Mỗi rỗ có 6 quả cam . Hỏi có 4 rỗ như thế có tất cả bao nhiêu quả cam ? Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm : a/ 6; 12; 18; …;….;…..; b/ 12 ; 18 ; 24 ; ….;….;….. Nếu giải quyết được các vấn đề đã nêu ở trên thì chất lượng dạy học môn toán sẽ tốt hơn nhiều. Tôi mạnh dạn nêu cụ thể cách khai thác và sử dụng thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán 3. II/ Một số biện pháp về việc Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3 Trong thực tế giảng dạy, mặc dù mỗi người giáo viên được trang bị một bộ đồng bộ biểu diễn của môn toán tương đối cầu kì, màu sắc phong phú và rất đẹp. Song muốn sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học vào từng tiết dạy cụ thể thì trước tiên chúng ta cần nắm được trong bộ đồ dùng dạy học Toán gồm có những gì, sử dụng ra sao và sử dụng trong mạch kiến thức nào? Sau đây là một số biện pháp cụ thể: Biện pháp 1 Tìm hiểu bộ thiết bị dạy học môn toán lớp 3 1 Thiết bị dạy học toán 3 của giáo viên: 1-1 Bộ các tấm nhựa trắng ghi số xanh gồm: + Các tấm bìa hình chữ nhật ghi số1000 và loại ghi số10.000, kích thước 6 x 9cm ( dùng cho giáo viên ) và 4 x 6 cm ( dùng cho học sinh ) + Các tấm hình elíp loại ghi số 1, ghi số 10 và ghi số 100 1-2 Bộ các tấm nhựa trắng có kẽ ô vuông gồm: + Tấm hình vuông dùng cho giáo viên và học sinh có 100 ô vuông , kích thước 10 x 10 cm . + Tấm hình chữ nhật có 10 ô vuông , kích thước 10 x 1 cm . + Các ô vuông rời , kích thước 1x1 cm . 1-3 Bộ chấm tròn dùng để dạy bảng nhân và bảng chia: Các chấm trên màu đỏ sẫm in trên tấm nhựa trắng có kích thước 8x8 cm dùng cho giáo viên; kích thước 4x4 dùng cho hoc sinh . 1-4 Bộ lắp ghép hình gồm 8 tam giác vuông cân bằng nhau, cạnh 4 x 4 nhựa màu trắng. 1-5 Lưới ô vuông kích thước 10 x 10 cm , mỗi ô vuông có cạnh 1 cm và một số hình học trong sách giáo khoa. 1-6 Một số dụng cụ vẽ hình : com pa ( dùng cho giáo viên ); ê ke vuông ( bằng nhựa trong ) kích thước 30 x 40 x 50cm, thước đo độ dài các đơn vị mm, cm , dm , và m , loai 1m , 50 cm . 1-7 Ngoài ra còn có bộ thiết bị bổ sung : Lưu ý khi sử dụng bộ đồ dùng này phải phù hợp với từng bài cụ thể và nên có mô hình to hơn sách giáo khoa để các em dễ nhìn và đễ quan sát. Bộ đồ dùng này có bảng phụ: tác dụng giúp giáo viên giảm bớt lời, học sinh thấy được mối liên hệ giữa bài thực hành và bài hiện có. Ngoài ra còn có đồ dùng là ô vuông, tấm bìa hình chữ nhật tấm lưới chia dạy với bài cụ thể là diện tích các hình và còn có đồ dùng để dạy số La Mã . 2 Giới thiệu thiết bị dạy học toán 3 ( dùng cho học sinh ) 2-1 Bộ các số 1,10,100,1000, và 10.000 + 10 tấm nhựa trắng ghi số 1000 +10 tấm nhựa trắng ghi số 10000 + 10 tấm nhựa trắng hình elíp ghi số 1 + 10 tấm nhựa trắng hình elíp ghi số 10 + 10 tấm nhựa trắng hình elíp ghi số 100 2-2 Bộ các tấm nhựa trắng có 100 ô vuông, 10 ô vuông là một ô vuông : + 15 hình vuông bằng nhựa in 100 ô vuông . + 10 tấm nhựa in 10 ô vuông. + 10 tấm nhựa in 1 ô vuông. 2-3 Bộ chấm tròn học bảng nhân , bảng chia . + 10 tấm nhựa in 6 chấm tròn . + 10 tấm nhựa in 7 chấm tròn . + 10 tấm nhựa in 8 chấm tròn . + 10 tấm nhựa in 9 chấm tròn . 2- 4 Bộ lắp ghép hình + 8 tam giác vuông cân bằng nhau . 2 – 5 Lưới ô vuông kích thước 10 cm x 10 cm mỗi ô vuông có cạnh 1 cm và một số hình học : + 1 hình chữ nhật . + 1 hình vuông . Từ việc nắm được cơ bản các thiết bị dạy học trong bộ đồng bộ của giáo viên và bộ thiết bị học toán 3 của học sinh giáo viên sẽ dễ dàng biết cách sử dụng chúng trong từng phần kiến thức của từng bài, từng tiết cụ thể. sau đây tôi xin trình bày cách sử dụng thiết bị dạy học môn toán lớp 3 với từng phần kiến thức như sau: Biện pháp 2 khai thác sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học môn toán lớp 3 Bộ thiết bị dạy học toán lớp 3 được thiết kế trên cơ sở danh mục tối thiểu mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành. Bộ thiết bị dạy học được thiết kế sử dụng theo các phần kiến thức hợp lí vừa đủ không lạm dụng đồ dùng dạy học, mà thực chất bộ thiết bị dạy học chỉ hỗ trợ đúng mức cho dạy học Toán theo chương trình lớp 3, chủ yếu bộ biểu diễn ở những tiết dạy bài mới - đặt ra các câu hỏi dẫn dắt học sinh cùng thao tác, giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới và giải quyết vấn đề của bài học một cách tích cực tự giác. Thông qua các bước thao tác sử dụng bộ thiết bị dạy học giúp học sinh tập khái quát hoá ( theo mức độ phù hợp ), cách giải quyết vấn đề tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Thông qua sử dụng Bộ thiết bị dạy học hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và các kiến thức có liên quan đã học, tạo ra sự hỗ trợ, cũng cố lẫn nhau trong quá trình phát triển nhận thức của học sinh, giúp học sinh học liên hệ với hành . Trong quá trình sử dụng Bộ thiết bị dạy học, học sinh được thực hành ngay trong giờ học bài mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp các em phát triển trình độ tư duy, khả năng diễn đạt bằng lời, bằng các thao tác thực hành trên lớp, phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá … Tuy nhiên Bộ thiết bị dạy học Toán ở lớp 3 yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào trình độ chung của lớp học mà sử dụng đúng mức, nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh, hạn chế những áp đặt và yêu cầu vượt quá sự cố gắng của học sinh. Dạy phần kiến thức về “ số học” . 1-1 Dạy phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000: a. Cách làm chung . Dùng các thẻ từ 6 đến 9 chấm tròn để thể hiện được các bước như ý đồ trong sách giáo khoa, từ đó xây dựng bảng nhân ( bảng chia ): Phần này, giáo viên nên tự làm đồ dùng là một bảng nhân ( bảng chia ) cho từng bài ( có thể đồ dùng đó là bảng phụ để viết sẵn bảng nhân hoặc bảng chia của bài dạy hôm đó )để củng cố và cho học sinh thực hành ngay trong tiết học bài mới, sau đó giáo viên treo bảng nhân ( bảng chia ) đó trên lớp học để học sinh quan sát và nhớ, thuộc ngay trên lớp. Hoặc với giáo viên có điều kiện thì có thể làm tất cả các bảng nhân ( bảng chia ) trên giấy rôki và treo trên lớp để các em được quan sát hằng ngày và giúp những học sinh học chậm sẽ dần thuộc bảng nhân ( bảng chia ) để áp dụng vào việc giải các bài tập. b. Minh hoạ cách làm cụ thể : Tiết 18 : “ Bảng nhân 6 ” Sau khi giới thiệu bài xong, giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 6. * Lần 1: Giáo viên và học sinh cùng lấy một tấm nhựa hình vuông có 6 chấm tròn. + Giáo viên hỏi: Tấm nhựa có mấy chấm tròn? ( có 6 chấm tròn ). + Giáo viên hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? ( được lấy 1 lần ). + Giáo viên kết luận và ghi bảng: 6 chấm tròn được lấy 1 lần ta viết: x 1 = 6 + Giáo viên gọi đến 2 – 3 học sinh đọc lại phép nhân 6 x 1 = 6 * Lần 2 : Giáo viên và học sinh cùng lấy 2 tấm nhựa đặt trên bảng như hình vẽ trong sách giáo khoa: + Giáo viên hỏi: Một tấm nhựa có 6 chấm tròn. Vậy 6 chấm tròn lấy 2 lần thì được mấy chấm tròn. ( được 12 chấm tròn ) + Giáo viên hỏi: Làm thế nào để được 12 chấm tròn? ( Lấy 6 +6 = 12 ;6 x 2 =12) + Giáo viên kết luận và ghi bảng : 6 lấy 2 lần ta có 6 x 2= 6 + 6=12 + Giáo viên hỏi : vậy 6x2 bằng bao nhiêu ? ( 6 x 2 bằng 12 ) Giáo viên ghi bảng : Vậy 6 x 2= 12 * Lần 3 : Giáo viên và học sinh tiếp tục lấy 3 tấm bìa đính lên bảng và nói: “ mỗi tấm bìa cô có 6 chấm tròn, vậy 6 chấm tròn được lấy 3 lần ta được bao nhiêu chấm tròn ” + Giáo viên hỏi : Làm thế nào để được 18 chấm tròn ? ( 6 +6 +6 =18 , 6 x 3= 18 ) + Giáo viên hỏi : Ta có phép nhân 6 nhân với mấy ? ( 6 x 3 ) + Giáo viên hỏi : Vậy 6 x 3 bằng bao nhiêu ? ( 6 nhân 3 bàng 18 ) + Giáo viên ghi bảng và kết luận: 6 được lấy 3 lần , ta có 6 x 3 = 6 +6 +6 = 18 Vậy 6 x 3 = 18 * Sau mỗi lần tìm ra phép nhân tương ứng với các tấm bìa đã lấy, rồi tiếp đó giáo viên ghi lại các phép nhân 6 x 1 = 6 , 6 x 2 = 12 , 6 x 3 = 18 giống như cách trình bày trong sách giáo khoa ( trang 19 ) * Tiếp đó giáo viên gọi vài học sinh đọc lại 3 phép nhân trên bảng ( Các phép nhân đã viết sẵn ở bảng phụ ) + Giáo viên hỏi : Quan sát 3 phép nhân ta vừa tìm được, ta thấy thừa số thứ nhất của phép nhân là bao nhiêu ? ( đều là 6 ) Thừa số thứ 2 của phép nhân là mấy ? ( là 1,2,3 ) Tích của các phép nhân là bao nhiêu ? ( là 6, 12 ,18 ) + Giáo viên kết luận :Trong các phép nhân ta vừa tìm được, ta thấy các phép nhân đều có thừa số thứ nhất là 6; thừa số thứ 2 có số ở phép nhân liền sau hơn số ở phép nhân liền trước là 1 đơn vị nên tích ở phép nhân liền sau hơn tích ở phép nhân liền trước là 6 đơn vị. Tức là ta lấy tích ở phép nhân liền trước cộng với 6 ta được tích ở phép nhân liền sau : Ví dụ 6 x 1 = 6 Ta lấy 6 + 6 = 12 . Vậy ở phép nhân liền sau là : 6 x 2 = 12 Ta lấy 12 + 6 =18 Vậy ở phép nhân liền sau tiếp là 6 x 3 = 18 Giáo viên hướng dẫn các em dựa vào phép nhân vừa tìm được để thành lập hoàn chỉnh bảng nhân 6 Tiết 23 : Bảng chia 6 Cũng với các tấm nhựa hình vuông, mỗi tấm nhựa có 6 chấm tròn. * Lần 1: Giáo viên đặt tấm nhựa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được chia làm 6 phần bằng nhau. Hỏi một phần có mấy chấm tròn ? (có 1 chấm tròn ) + Giáo viên hỏi tiếp: vậy 6 chia cho 6 được mấy lần ? ( được 1 lần ) + Giáo viên ghi bảng: 6 : 6 = 1 khi thành lập phép chia này giáo viên yêu cầu học sinh cùng đặt một thẻ trên bàn, 1 thẻ có 6 chấm tròn và yêu cầu các em chia làm 6 phần bằng nhau và nhìn vào đó để nêu phép tính chia * Lần 2 : Giáo viên đặt 2 tấm thẻ lên bảng và nói : “ Mỗi tấm thẻ có 6 chấm tròn. Vậy muốn biết cả 2 tấm thẻ có bao nhiêu chấm tròn, ta làm tính gì ? ( tính nhân ) +Giáo viên hỏi : “ T a có phép nhân như thế nào và bằng bao nhiêu ? ( 6 x 2 bằng 12 ). Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh đặt 2 thẻ trên mặt bàn, mỗi thẻ có 6 chấm tròn. + Giáo viên dùng thước khoanh cả 2 tấm nhựa và nói: 2 tấm nhựa có 12 chấm tròn, ta đem chia đều làm 6 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy chấm tròn ? ( có 2 chấm tròn ) + Giáo viên hỏi : Mười hai chia cho 6 bằng mấy ? ( bằng 2 ) + Giáo viên hỏi : Ta có nhận xét gì về 2 phép tính : 6 nhân 2 bằng 12 và 12 : 6 = 2 ( phép tính chia là phép tính ngược của phép tính nhân . Lấy tích chia cho thừa số này, được thừa số kia ) * Lần 3: Giáo viên đặt 3 tấm thẻ lên bảng và hướng dẫn tương tự lần 2 để có: 6 x 3 = 18 và 18 : 6 = 3. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh đặt 3 thẻ trên mặt bàn mỗi thẻ có 6 chấm tròn. * Tiếp đó giáo viên treo bảng nhân 6 lên bảng và hướng dẫn học sinh dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 . 1-2 Dạy phần kiến thức về “ Các số trong phạm vi 10. 000" các số trong phạm vi 100.000 a/ Cách làm chung Dùng các thẻ chữ ghi số 1,10,100,1000,10.000. sau đó bằng các thao tác khéo léo, chính xác, khoa học và dễ hiểu của người giáo viên nhằm giúp học sinh hệ thống được các hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn . Qua đồ dùng trực quan cụ thể giúp học sinh đọc, viết, so sánh các số có 4 chữ số và các số có 5 chữ số . b/ Minh hoạ cách làm cụ thể > Tiết 90 : “ các số có 4 chữ số” * Giáo viên và học sinh cùng lấy 10 hình vuông có 100 ô vuông xếp thành 2 cột dọc ( như sách giáo khoa trang 91 ), mỗi cột có 5 hình vuông và nói: - Một hình vuông có 100 ô vuông. vậy 10 hình vuông ta có bao nhiêu ô vuông? (có 1000 ô vuông ) - Giáo viên ghi số “ 1000” dưới 2 cột hình vuông. * Giáo viên cùng học sinh lấy tiếp 4 hình vuông như trên bảng. vậy cô có bao nhiêu ô vuông? ( cô có thêm bốn trăm ô vuông ) - Giáo viên ghi số 400 ở dưới cột hình vuông3 * Giáo viên và học sinh lấy tiếp 2 hình chữ nhật có 10 ô vuông xếp thành 2 cột dọc tiếp theo và nói: Hai hình chữ nhật cô vừa xếp có bao nhiêu ô vuông ( cô có 20 ô vuông ) - Giáo viên viết tiếp số 20 dưới 2 hình chữ nhật vừa xếp . * lần cuối giáo viên và học sinh lấy 3 ô vuông rời xếp thành một cột dọc tiếp theo và nói: - Cô vừa xếp mấy ô vuông ( Cô vừa xếp 3 ô vuông ). Giáo viên nói: - Cô vừa xếp tất cả mấy lần số cột ô vuông? ( Cô vừa xếp tất cả 4 lần số cột ô vuông ) - Mỗi lần có số ô vuông là bao nhiêu ? + lần 1 có 1000 ô vuông . Lần 2 có 400 ô vuông . Lần 3 có 20 ô vuông . Lần 4 có 3 ô vuông . - Ta đưa lần lượt từng lần đó vào các hàng trong bảng tương ứng sau. - Giáo viên treo bảng kẻ sẵn các hàng rồi hỏi học sinh và ghi lần lượt như sau: Bảng 1 Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 100 10 1 100 10 1 100 1 100 1 4 2 3 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc: hãy đọc số vừa tìm được qua số lượng các ô vuông theo thứ tự các hàng từ trái sang phải ( Một nghìn bốn trăm hai chục ba đơn vị) + Giáo viên hướng dẫn cách viết và cách đọc : Số đó viết là : 1423. Đọc là : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba . + Giáo viên hỏi: Số 1423 gồm có mấy chữ số? ( số 1423 là số gồm có 4 chữ số). Đó là những chữ số hàng nào? ( đó là chữ số ở hàng nghìn là 1, chữ số ở hàng trăm là 4, chữ số ở hàng chục là 2, chữ số ở hàng đơn vị là 3 ). + Giáo viên đưa ra mẫu bảng 2 để học sinh tự xếp các số rồi viết và đọc nhằm cũng cố mẫu bảng 1 . Bảng 2 Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 100 10 1 1000 100 10 1000 10 1000 4 2 3 1 + Giáo viên yêu cầu học sinh xếp các số vào từng hàng. - Hàng nghìn: 4 Hàng trăm: 2 Hàng chục: 3 Hàng đơn vị: 1 + Giáo viên hỏi đó là số bao nhiêu? ( đó là số: “ Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt” Giáo viên gọi một học sinh lên bảng viết số trên và đọc: - Viết số 4231 - Đọc số: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt . + Giáo viên hỏi: Số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Tiếp đó giáo viên hướng dẫn các em làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 92. Tiết 129 ; Các số có 5 chữ số Giáo viên đưa bảng phụ có kẽ sẵn các hàng như hình vẽ ; Hàng Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị 10000 1000 100 10 1 10000 1000 100 1 10000 100 1 10000 1 1 1 4 2 3 1 6 * Lần 1: Giáo viên và học sinh cùng xếp 4 tấm nhựa ghi số 10000 vào cột chục nghìn như ở bảng trên và nói: Một tấm nhựa là một chục nghìn. Vậy bốn tấm nhựa ta có mấy chục nghìn? ( 4 tấm nhựa ta có 4 chục nghìn ) Ta phải ghi ở hàng chục nghìn chữ số mấy ( Ta ghi chữ số 4 ở hàng chục nghìn ) * Lần 2: Giáo viên và học sinh cùng xếp 2 tấm nhựa ghi số 1000 vào cột nghìn và hướng dẫn tương tự như ở hàng chục nghìn để học sinh nêu được ở hàng nghìn là 2 nghìn . * Lần 3 : Giáo viên và học sinh cùng xếp 3 tấm e líp ghi số 100 nghìn và nói : Các em hãy quan sát ở cột trăm và cho biết có mấy trăm ( học sinh nêu và giáo viên ghi số 3 vào cột trăm ) * Lần 4 : Giáo viên và học sinh cùng xếp 1 tấm elíp có ghi số 10 . * Lần 5 : Giáo viên và học sinh cùng xếp 6 tấm elíp có ghi số 1 và hỏi cô có mấy chục và mấy đơn vị ( Học sinh trả lời và giáo viên ghi số 1 ở cột chục và ghi số 6 ở cột đơn vị .) + Giáo viên yêu cầu: - Hãy nêu các chữ số ở từng hàng ( bốn chục nghìn, hai nghìn, ba trăm, một chục và 6 đơn vị ) - Ta viết số này như thế nào? ( một học sinh lên bảng viết : 42 316 ) Số này là số có mấy chữ số ? ( Số đó là số có 5 chữ số ) Đó là những chữ số hàng nào ? Cách đọc số đó ra sao ? ( bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu ) * Tiếp đó giáo viên củng cố cho học sinh về số có 5 chữ số và cách gắn đồ dùng qua các hàng bằng cách: + Giáo viên nói: cô có số 33214 và các tấm bìa có ghi các số 10000, 1000,100,10 và 1. Các em hãy đặt các tấm bìa vào các hàng cho đúng với các thứ tự các chữ số của số cô vừa cho vào bảng sau: Bảng chưa gắn tấm nhựa và sau đó goi học sinh lên gắn. Hàng Chục nghìn Nghìn Trăm Chục đơn vị 10000 1000 100 10 1 10000 1000 100 1 10000 1000 1 1 3 3 2 1 4 + Sau đó giáo viên gọi một học sinh lên điền từng chữ số ở dưới các cột của từng hàng. + Giáo viên yêu cầu: - hãy viết lại số trên cho cô (33 214 ) - Đọc số đó như thế nào? Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn ) +Tiếp đó giáo viên cho học sinh luyện tập thông qua các bài tập trong sách giáo khoa. ( 141 ) 2 . Dạy phần kiến thức về “ Đại lượng và đo đại lượng” : 2-1 Giới thiệu cách làm chung : Đồ dùng thước đo độ dài 1m hoặc 0,5m để dạy học về quan hệ giữa mét và cm và thực hành đo ước lượng độ dài. + Dạy học về đơn vị đo khối lượng ( gam ), đơn vị đo thời gian ( ngày, tháng, năm ). Giáo viên tự tìm tờ lịch ghi tháng, năm,cân đồng hồ, quả cân 5 g, 10 g,100g, đồng hồ điện tử . + Dạy học về diện tích, đơn vị đo diện tích ( Xăng ti mét vuông ) dùng thẻ các ô vuông cạnh 1cm, lưới ô vuông cạnh 10 cm. Ngoài ra trong phần chu vi hình chữ nhật, hình vuông giáo viên sử dụng tranh vẽ trong sách giáo khoa như một đồ dùng dạy học, dẫn dắt học sinh quan sát, phân tích để đi đến kết luận. Muốn giúp cả lớp cùng quan sát, giáo viên có thể vẽ phóng to hình trong sách giáo khoa. 2-2 Minh hoạ cách làm : Cụ thể với tiết 46 “ Thực hành đo độ dài” * Các đồ dùng cần có thước thẳng 20cm ,30cm và 1m . * Hướng dẫn học sinh vẽ một đoạn thẳng có độ dài là 7 cm . +Giáo viên yêu cầu một học sinh lên vẽ đoạn thẳng - Giáo viên kiểm tra và hướng dẫn lại cách vẽ . + Đầu tiên chúng ta đặt thước thẳng nằm ngang trên trang giấy định vẽ và đánh dấu mốc đầu tiên từ vạch chỉ số o và đánh dấu mốc cuối cùng dừng ở điểm mà có độ dài ta định vẽ là 7 cm. Sau đó nối 2 điểm đánh dấu lại ta có đoạn thẳng với độ dài theo yêu cầu là 7 cm. - Với độ dài đoạn thẳng 12cm cho học sinh thực hành tự vẽ . * Hướng dẫn học sinh đo độ dài rồi cho biết kết quả đo. - Giáo viên yêu cầu học sinh đo chiều dài cái bút: học sinh có thể để nằm ngang chiếc bút trên mặt bàn để đo hoặc có thể để dựng chiếc bút để đo là tuỳ thuộc vào tay thuận của các em. sau đó các em báo cáo kết quả đo của mình. - Giáo viên hỏi: Các em dùng dụng cụ nào để đo chiếc bút của mình.( Dùng thước kẻ có vạch chia cm.) -Thế để đo mép bàn của em ta dùng đồ dùng nào? ( Ta dùng thước mét để đo) - Học sinh thực hành đo và giáo viên kiểm tra lại. 2-3 Cách làm cụ thể của tiết 65 (gam ) * Chuẩn bị Các đồ dùng dạy học cần có : + Giáo viên Một chiếc cân 2 đĩa 1 chiếc cân đồng hồ Các loại quả cân 1 kg , 2 kg , 5kg , 1g, 2g ,5g, 10g,20g 100g, 200g , 500g . - Các đồ vật: Một gói muối I ốt nặng 1 kg, một hộp đường nặng 200g, 3 quả táo cân nặng 700 g, 1 gói mì chính cân nặng 210 g, một quả lê cân nặng 400g, một quả đu đủ cân nặng 800g, một chiếc bắp cải cân nặng 600g. * Cách thực hiện : - Từ việc kiểm tra bài cũ giáo viên hỏi : + Em đã được học những đơn vị đo khối lượng nào ( đơn vị đo khối lượng đã học là ki –lô -gam ) + Giáo viên giới thiệu bài: Hôm nay cô xin giới thiệu với cả lớp một đơn vị đo khối lượng mới là . gam viết tắt là “g” - Giáo viên đưa cân 2 đĩa và gói muối nặng 1kg.Các quả cân là 500g, 200g, 100g , và hỏi? + Em có biết tên gọi của chiếc cân này không? ( là cân 2 đĩa ) - Ai có thể dùng các quả cân và cân cho cô xem gói muối nặng bao nhiêu g được không? ( Hai học sinh lên cân và nêu gói muối nặng 1000g ) . -Làm thể nào em biết gói muối nặng 1000 g (Em để gói muối ở đĩa bên phải , đĩa bên trái em đặt các quả cân 500g, 200g ,100g,200g đến khi 2 đĩa thăng bằng.Tổng số 4 quả cân nặng 1000g thì gói muối cũng nặng 1000g ) - Giáo viên kết luận : Gói muối nặng 1000g hay người ta còn nói gói muối nặng 1kg. Vậy 1000 g = 1kg ( 3 đến 5 học sinh nhắc lại kết luận .) * Hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 1 ( trang 65 ) Câu a : Giáo viên đặt 2 cân đĩa lên bàn và đã chỉnh cho 2 đĩa bằng nhau rồi hỏi. + Nếu 2 đĩa cân chưa để đồ vật lên ta thấy 2 đĩa thế nào? ( Hai đĩa cân bằng nhau.) +Bây giờ đĩa bên trái cô để hộp đường), đĩa bên phải cô để quả cân nặng 200g. Em hãy nhận xét về 2 đĩa cân? ( hai đĩa cân bằng ). Vậy hộp đường nặng bao nhiêu? ( Hộp đường nặng 200 g ) Câu b : Giáo viên hướng dẫn tương tự với 3 quả lê song đĩa bên trái giáo viên đặt 2 quả cân: 1 quả nặng 500g và 1 quả nặng 200g . + sau khi hướng dẫn học sinh nêu được 3 quả lê nặng 700g thì giáo viên hỏi tiếp: làm thế nào em biết 3 quả lê nặng 700g ( Em lấy 500g của quả cân 1 cộng 200g của quả cân 2 . - Câu c,d: Học sinh tự lên thực hành cân . * Thực hành cân bài 2 (trang 66 ) + Giáo viên đưa cân đồng hồ và hỏi: đây là cân gì ? ( đây là cân đồng hồ ) - Khi chưa đặt vật lên đĩa cân thì cân đồng hồ chi vào số mấy? ( Kim chỉ số 0) + Giáo viên kết luận:Vậy với chiếc cân này, khi chưa đặt vật lên thì kim chỉ số 0. Tức là trên cân không có gì . Khi ta đặt đồ vật lên, kim đồng hồ chỉ vào số bao nhiêu thì ta kết đồ vật đó nặng bấy nhiêu. - Học sinh lên thực hành cân quả đu đủ nặng 800g và chiếc bắp cải nặng 600g. * Các bài tập còn lại hướng dẫn học sinh giải bài tập . Tiết :107 : “tháng – năm” * Chuẩn bị các đồ dùng dạy học gồm có: + Giáo viên: Các loại lịch của năm 2005 ( có 12 tháng ) - Học sinh: Mỗi học sinh 1 tờ lịch năm 2005 . * Cách thực hiện: - Giáo viên treo tờ lịch có đủ 12 tháng của năm 2005 và hỏi: + Em cho cô biết đây là tờ lịch của năm nào? ( Đây là tờ lịch của năm 2005 ) + Tờ lich này gồm bao nhiêu tháng ? đó là những tháng nào? ( Tờ lịch gồm có 12 tháng, đó là tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12.) + Quan sát từng tháng và cho cô biết tháng nào có 30 ngày? tháng nào có 31 ngày và tháng nào có 28 ngày? Tháng có 30 ngày là : Tháng 4, tháng 6 , tháng 9 , tháng 11 . Tháng có 31 ngày là : Tháng 1 , tháng 3,tháng 5, tháng 8, tháng 7, tháng 10,tháng 12. Riêng tháng 2 có 28 ngày , Giáo viên kết luận đó là nội dung bài tập số 1 ( 108 ) . - Học sinh thực hành xem lịch của mình mang đến : - Giáo viên hỏi : + Em mang đến tờ lịch của tháng mấy trong năm? ( tờ lịch của tháng 8 ) + Quan sát tờ lịch tháng 8 em thấy ngày 18 là thứ mấy ? ( ngày 18 là thứ 5 ) + Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy? ( Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ 4 ) . + Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào? ( ngày 28 ) - Giáo viên cho 7 đến 8 học sinh nêu tương tự như trên với tờ lịch của mình ở các tháng bất kì. Giáo viên kết luận chúng ta vừa hoàn thành nội dung bài tập số 2 (108 ) Tiết : “ Thực hành xem đồng hồ” (Trang 123 ) * Chuẩn bị Các đồ dùng dạy học gồm có: - Giáo viên : + Đồng hồ thật ( Loại chỉ có 1 kim ngắn, 1 kim dài ) + Mô hình đồng hồ bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia phút ) * Cách thực hiện : - Giáo viên đưa chiếc đồng hồ thật và hỏi: + Trên mặt đồng hồ có những gì: Trên mặt đồng hồ có “ Kim ngắn, kim dài và có vạch chia số ghi các giờ trong ngày ) Lần 1 : Giáo viên vặn đồng hồ, kim ngắn chỉ số 6 , kim dài chỉ số 2 và hỏi ? + Đồng hồ chỉ mấy giờ? đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút ) Lần 2 : Giáo viên vặn đồng hồ ( kim ngắn chỉ số 6 ,kim dài chỉ quá số 2 và hỏi : +Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ( đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút ) Lần 3: Giáo viên vặn đồng hồ kim ngắn chỉ số 7 , kim dài chỉ số11 và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ( 6 giờ 55 phút hay 7 giờ kém 5 phút ) -Với bài tập số 1: Giáo viên đưa mô hình nhựa và lần lượt cho kim đồng hồ chi 2 giờ 10 phút (14 giờ 10 phút ) 5 giờ 15 phút, ( 17 giờ 15 phút ),11 giờ 22 phút để học sinh nói các giờ. Còn lại với 10 giờ kém 25 phút ( 9 giờ 35 phút ), 11 giờ kém 20 phút ( 10 giờ 40 phút ) , 4 giờ kém 3 phút ( 15 giờ 57 phút ) để cho một học sinh lên điều chỉnh kim trên mô hình đồng hồ và một học sinh nói giờ. - Sau đó giáo viên kết luận giờ kém và giờ hơn cho học sinh biết. + Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 ( Theo chiều quay của kim đồng hồ ) thì nói theo cách thứ nhất , chẳng hạn (5 giờ 10 phút) + Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ ) thì nói theo cách thứ 2, chẳng hạn ( 8 giờ kém 5 phút ) 3 Dạy phần kiến thức về ; “ Yếu tố hình học” : 3 – 1 Giới thiệu cách làm chung : + Đồ dùng là dụng cụ vẽ góc; là thước thẳng và ê ke, giáo viên giúp học sinh biết vẽ gốc vuông trên bảng, trang vở. Dùng mô hình chữ nhật, hình vuông để dạy một số đặc điểm của những hình đó. Dùng lưới ô vuông cho học sinh thực hành tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông từ đó đi đến cách tính, quy tắc tính .Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác vuông cân để xếp các hình vẽ như trong sách giáo khoa.( có 15 hình) . 3-2 minh hoạ cách làm cụ thể : Tiết : “Diện tích hình chữ ”( Trang 152 ) * Chuẩn bị : Với tiết này khi dạy học giáo viên chuẩn bị : + Một số hình chữ nhật (bằng bìa có kích thước 3cm x4 cm, 6cm x 5cm ; 20 cm x 30 cm và tấm lưới ô vuông có diện tích cm Cách thực hiện : + Giáo viên đưa hình chữ nhật ( Bằng bìa ) có chia 12 ô vuông và hỏi: Trên bảng cô có hình gì ( Trên bảng cô có hình chữ nhật ) - Hình chữ nhật đó có chiều dài là mấy ô vuông? ( có chiều dài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm -Về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học môn Toán lớp 3.doc
Tài liệu liên quan