MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT vii
PHẦN I – MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm nghiêm cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II – TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Tổng quan tài liệu 4
2.1.1. Cơ sở lý thuyết 4
2.1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4
2.1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 17
2.1.1.3. Kế toán tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 23
2.1.1.4. Hệ thống chi phí giá thành 27
2.1.1.5. Quản trị CPSX và giá thành sản phẩm 32
2.1.2. Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu có liên quan trước đây 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế 39
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 39
2.2.3. Phương pháp chuyên môn 40
2.2.4. Phương pháp so sánh 40
2.2.5. Phương pháp đối chiếu 41
2.2.6. Phương pháp chuyên gia 41
PHẦN III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Giới thiệu chung về Công ty CDE 42
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 42
3.1.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ 43
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kế toán của công ty 45
3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 45
3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 47
3.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 49
3.1.5. Tình hình cơ bản công ty 51
3.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 51
3.1.5.2. Tình hình lao động 53
3.1.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 55
3.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX tại Công ty CDE 57
3.2.3. Đối tượng, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành tại Công ty CDE 58
3.2.4. Phương pháp tập hợp CPSX và giá thành tại Công ty CDE 59
3.2.4.1. Tập hợp chi phí NVL trực tiếp 59
3.2.4.2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 63
3.2.4.3. Tập hợp chi phí sản xuất chung 66
3.2.4.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 68
3.3. Thực trạng áp dụng KTQT trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty CDE. 72
3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán quản trị trong công ty 72
3.3.2. Công tác lập kế hoạch chi phí giá thành 72
3.3.3. Áp dụng phương pháp chi phí định mức (Standard cost) 76
3.3.4. Phân tích cơ cấu chi phí, giá thành 77
3.3.5. Kết hợp tự động hóa KTTC và KTQT trong công ty 81
3.3.6. Sử dụng thông tin và ra quyết định 82
3.3.7. Đánh giá công tác kế toán quản trị giá thành sản phẩm tại công 83
3.4. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác KTQT chi phí, giá thành tại Công ty CDE 86
3.4.1. Ý nghĩa 86
3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQT tại Công ty CDE 87
3.4.3. Các biện pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty CDE 88
PHẦN IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
4.1. Kết luận 91
4.2. Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế quốc tế trong quản lý giá thành sản phẩm tại Công ty CDE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à người chịu trách nhiệm làm KTQT thường là kế toán tổng hợp. Như trong nghiên cứu của Hoàng Minh Tuấn Báo cáo tốt nghiệp khóa 49, Hoàng Minh Tuấn, Trường ĐHNN Hà Nội, 2008), chỉ ra bộ phận chịu trách nhiệm làm KTQT tại công ty 76-Bộ Quốc phòng là phòng kế toán tổng hợp, và được sự giúp đỡ, kết hợp của phòng kế hoạch, vật tư, kỹ thuật trong quá trình tác nghiệp.
Phạm vi áp dụng KTQT
Phạm vi áp dụng KTQT, đó là độ rộng của việc áp dụng công tác KTQT trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp hầu hết công tác KTQT mới chỉ dừng lại ở nội dung như quản trị chi phí, giá thành và doanh thu cho đơn vị mình. Việc áp dụng toàn diện công tác kế toán quản trị gặp không ít khó khăn như do trình độ kế toán, trình độ tổ chức quản lý, chi phí cho kế toán quản trị khá cao…
Các doanh nghiệp đều có định hướng trong việc mở rộng tầm kiểm soát của kế toán quản trị với các nội dung khác như dự toán, lập kế hoạch sản xuất áp dụng các phương pháp mới trong quản trị chi phí giá thành như chiến lược JIT (Just in time), kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC - Activictivity Based Costing).
Tin học hóa và tự động hóa công tác kế toán quản trị
Trong các nghiên cứu nêu ra ở trên chưa thấy có một nghiên cứu nào đề cập đến việc tự động hóa công tác kế toán nói cung cũng như kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp nước ngoài hay đa quốc gia, việc áp dụng tin học hóa hệ thống quản trị được thực hiện bài bản và đem lại kết quả cao cho doanh nghiệp. Với công tác quản trị trong doanh nghiệp các hệ thống giải pháp như Quản lý sản xuất (MRP - Manufacturing Planning Management), Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM - Customer Relationship Ranagement)…
Việc áp dụng các giải pháp tự động hóa quản trị thường khá tốn kém nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do vậy việc cần có những nghiên cứu để ứng dụng thành công các giải pháp tự động hóa công tác quản trị trong doanh nghiệp nói chung và kế toán quản trị nói riêng là vấn đề đang đặt ra. Để làm sao cố một qui trình hợp lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà mang lại lợi ích tối đa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này dùng để điều tra thu thập tài liệu liên quan đến quá trình hạch toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty, sau đó tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu.
Phương pháp này được sử dụng trong các phần:
Tìm hiểu công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp.
Tìm hiểu việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo cách tính của người quản trị tại Công ty CDE.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp này dùng để thu thập các tài liệu, số liệu và thông tin có sẵn qua sách báo, các kết quả nghiên cứu khoa học, báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết tại công ty hoặc qua điều tra trực tiếp nhằm phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp này được sử dụng trong các mục:
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Kết quả nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp chuyên môn
Là các phương pháp chuyên môn của kế toán trong việc hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các phần hành khác mà kế toán sử dụng trong công việc của mình. Các phương pháp chuyên môn gồm:
Phương pháp chứng từ: là phương pháp xác định và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể liên qua đến công tác tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp ghi sổ kép: Phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán giá thành sản phẩm vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tổng hợp các loại chi phí đã hao phí trong quá trình sản xuất chứa đựng trong sản phẩm sản xuất ra.
Phương pháp phân tích: Phân tích biến động và tình hình phát triển.
Phương pháp chuyên môn được sử dụng trong phần tìm hiểu về Đặc điểm về CPSX và giá thành tại Công ty CDE.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng trong phân tích nhằm thấy được xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích và đánh giá kết quả.
Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong mục:
Cơ sở lý luận: so sánh mục đích giá thành sản phẩm giữa KTTC và KTQT; phân loại chi phí & giá thành sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu: So sánh kết quả chi phí, giá thành kế toán và kết quả chi phí giá thành do người quản trị doanh nghiệp tính toán và quyết định.
2.2.5. Phương pháp đối chiếu
Đối chiếu giữa các nguyên tắc của hạch toán kế toán với thực tế hạch toán của công ty để thấy được những gì phù hợp và chưa phù hợp.
Sử dụng toàn bộ trong phần kết quả nghiên cứu
2.2.6. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các kế toán của công ty, các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, bạn bè và những người có chuyên môn về tài chính kế toán.
Ngoài ra phương pháp này cũng sử dụng trong việc tìm hiểu việc quản trị giá thành sản phẩm, đơn hàng của nhà quản trị doanh nghiệp.
Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu và tập trung tại phần kết quả nghiên cứu:
Đánh giá hệ thống chi phí và giá thành tại Công ty CDE.
Hệ thống chi phí giá thành theo cách tính của quản lý doanh nghiệp.
Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chi phí và giá thành tại Công ty CDE.
PHẦN III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu chung về Công ty CDE
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CDE được thành lập ngày 15 tháng 09 năm 2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số xxxxxxxxxxx do Phòng kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày xxxxxxx. Công ty CDE hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy nông - ngư - cơ, động cơ điện, hàng cơ khí gia dụng; kinh doanh máy, thiết bị đúc và cắt gọt cơ khí, nguyên liệu vật tư ngành cơ khí, nhựa cau su. Công ty đã phát triển đi lên từ các xưởng sản xuất gia đình nhỏ lẻ với quá trình phát triển đầy khó khăn. Có được như ngày hôm nay Công ty CDE đã trải qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn trước 2003: Từ đầu những năm 1980 các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ đã hình thành và phát triển mạnh tại địa bàn xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx. Các cơ sở ban đầu chủ yếu là đúc gang và sản xuất các chi tiết máy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn về sau, ngoài những việc đúc, gia công các chi tiết máy nông nghiệp, các cơ sở đã phát triển thêm việc sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ hình thành nên một chu trình sản xuất khép kín. Các sản phẩm cơ khí nông nghiệp của các cơ sở trên địa bàn cung cấp cho người nông dân trên cả nước và xuất khẩu sang các nước như Lào và Campuchia.
Giai đoạn sau 2003 đến nay: Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ và phân tán của các cơ sở gia đình sẽ không tận dụng hết các nguồn lực của mình. Các thành viên sáng lập đã thành lập Công ty CDE với quy mô lớn hơn và tập trung hơn. Trang thiết bị máy móc được đầu tư nâng cấp, quy trình sản xuất được chuẩn hóa và thị trường tiêu thụ mở rộng hơn. Các sản phẩm được mở rộng hơn sang các lĩnh vực khác như nhựa, cao su, máy phát điện…
Tên giao dịch: Công ty CDE
Địa chỉ: xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Mã số thuế: xxxxxxxxxxxxxxxxx
Số điện thoại: xxxxxxxxxxxxxxxxx
Số fax: (0320) xxxxxxxxxxxxxxxxx
3.1.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Công ty CDE vừa sản xuất và kinh doanh các sản phẩm máy, phụ tùng máy phục vụ nông nghiệp. Hiện nay công ty sản xuất khoảng 30 loại và hàng trăm loại phụ tùng máy phụ vụ nông nghiệp. Các loại máy Công ty CDE sản xuất là máy xay xát gạo, máy nghiền thức ăn chăn nuôi, máy bơm nước gang và nhôm các loại như bơm 6, bơm 8, bơm 16… Từ khi thành lập các mặt hàng sản xuất của công ty không ngừng phát triển, hiện nay ngoài sản xuất các loại máy nông nghiệp truyền thông công ty mở rộng lĩnh vực sản xuất sang các loại máy như phát điện, các sản phẩm nhựa, cao su…
Một số loại sản phẩm chủ yếu Công ty CDE sản xuất và gia công:
Sản phẩm gia công lắp rắp
Công suất
(Sản phẩm/năm)
Động cơ điện 0,75KW
2.000
Động cơ điện 1,1KW
2.000
Động cơ điện 1,5KW
1.500
Động cơ điện 2,2KW
1.200
Động cơ điện 2,5KW
800
Động cơ điện 3KW
800
Máy xay đậu vắt 0,75KW
1.500
Máy xay đậu vắt 1,5KW
2.000
Sản phẩm sản xuất
Công suất
(Sản phẩm/năm)
Máy nghiền thức ăn gia súc 8A
2.000
Cổ xả động cơ Diesel 4-10HP
40.000
Cổ hút động cơ Diesel 4-10HP
40.000
Cổ xả động cơ Diesel 12-26HP
30.000
Cổ hút động cơ Diesel 12-26HP
30.000
Puly động cơ Diesel 4-10HP
40.000
Puly động cơ Diesel 12-26HP
30.000
Chân động cơ Diesel 12-26HP
30.000
Bảng 3.1 : Một số sản phẩm Công ty CDE sản xuất
Các sản phẩm cơ khí của Công ty CDE chủ yếu phục vụ cho các nhà máy lắp ráp máy nông nghiệp khác như láp máy nổ diesel, máy gặt đập, máy làm đất… Ngoài ra các máy nông nghiệp nhỏ do công ty sản xuất được tiêu thụ trực tiếp trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Miền núi phía bắc cũng như các tỉnh phía nam thông qua các đại lý bán hàng.
Hiện nay các sản phẩm của Công ty CDE cũng như trên địa bàn ngoài phục vụ nông dân trong nước còn xuất khâu sang các nước như Lào và Campuchia. Nhờ chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh nên thị trường tiêu thụ của các sản phẩm không ngừng được mở rộng và từng bước chiễm lĩnh thị trường máy nông nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kế toán của công ty
3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Để hoạt động và ổn định liên tục và có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với một giám đốc và 2 phó giám đốc phụ trách các phần hành : phó giám đốc đầu tư, kinh doanh và phó giám đốc sản xuất. Các phòng, ban trong công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp giám đốc, chịu sự quản lý của giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về chức năng hoạt động và về hiệu quả công việc được giao.
Giám đốc
Phòng
kế
toán
Phòng thị trường
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Xưởng đúc
Xưởng tiện
Xưởng lắp ráp
Phòng kỹ thuật
Phòng
Vật tư
Phòng bảo vệ
Hình 3.1 : Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CDE
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ, miễn nhiệm cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng…
Giám đốc: Tổ chức sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm.
Nhiệm vụ:
Chịu sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty.
Phụ trách các vấn đề chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức hành chính, lao động tiền lương, đào tạo; trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán; trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch.
Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong công ty.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán của công ty.
Tổ chức mạng lưới thống kê ghi chép số liệu, tính giá thành thực tế các loại sản phẩm, thực hiện hạch toán nội bộ, thực hiện thu chi, lập các báo cáo về tài chính kế toán, quản lý, lưu trữ và giữ bí mật tài liệu kế toán theo đúng quy định của công ty và Nhà nước.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trong công ty và thi hành kịp thời các chế độ về tái chính kế toán của công ty và Nhà nước.
Phòng thị trường: Quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tổ chức bán sản phẩm của công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong các lĩnh vực kế họach sản xuất và tiêu thụ, maketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, phân tích sản phẩm mới, quảng cáo, phát triển thương hiệu.
Nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng năm của công ty.
Bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty được phép sản xuất và kinh doanh.
Thực hiện công tác Maketing, nghiên cứu thị trường.
Mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm đạt doanh thu theo kế hoạch.
Phòng vật tư: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực: mua sắm vật tư, nguyên liệu phục vụ kịp thời công tác sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ:
Tìm nguồn nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu đảm bảo chất lượng để mua sắm kịp thời phục vụ sản xuất.
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan đến việc mua sắm vật tư theo đúng quy định của công ty.
Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Làm thủ tục nhập kho vật tư, hàng hoá theo đúng quy định.
Phòng bảo vệ: Tham mưu giúp cho ban giám đốc công ty về công tác an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản của công ty…
3.1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Phòng kế toán tổ chức theo mô hình hạch toán tập trung.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ.
Kỳ kế toán : cuối quý, năm kế toán tiến hành khóa sổ, cộng phát sinh và xác định kết quả kinh doanh.
Niên độ kế toán : bắt đầu từ 01/01/N kết thúc 31/12/N.
Chế độ kế toán áp dụng hiện tại : Theo Số48/2006/QĐ-BTC
Phương pháp xác định giá vốn NVL xuất sử dụng trong kỳ : bình quân gia quyền.
Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ. Bắt đầu từ tháng 09/2007 công ty áp dụng phần mềm 1C: Kế toán 8.
Hình thức tổ chức công tác kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán tập trung. Các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ ban đầu. Kế toán trưởng kiểm tra, phân tích, xử lý, hoạch định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được cập nhật hàng ngày vào máy.
Phòng kế toán có 5 người : 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Bộ máy kế toán được tổ chức theo Hình :
Kế toán trưởng
Kế toán thu mua, tiêu thụ
Kế toán kho vật tư, giá thành
Kế toán tiền lương, trích theo lương, CDDC, TSCĐ
Thủ
quỹ
Hình 3.2 : Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CDE
Kế toán trưởng: Thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán trong công ty ; tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng tổng hợp các phần hành kế toán khác nhau để hoàn thiện công tác kế toán đồng thời kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quan hồ sơ tài liệu kế toán. Trực tiếp báo cáo định kỳ các thông tin về tình hình tài chính kế toán của công ty lên giám đốc và hội đồng quản trị.
Kế toán thu mua, tiêu thụ: Thực hiện ghi chép, theo dõi toàn bộ phần hành kế toán liên quan đến khâu thu mua nguyên liệu vật liệu đầu vào cũng như các chi phí khác và phần hành liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty.
Kế toán vật tư, giá thành có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho vật tư, kho hàng hóa, thành phẩm cũng như tính toán báo cáo chi phí giá thành các sản phẩm dịch vụ do công ty, sản xuất, cung cấp ra thị trường.
Kế toán tiền lương, trích theo lương, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: Theo dõi các phần hành kế toán khác ngoài phần kế toán thu mua, tiêu thụ và kế toán giá thành.
Thủ quỹ: theo dõi thu, chi tiền mặt.
3.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Công ty CDE là doanh nghiệp vừa sản xuất, gia công và kinh doanh các mặt hàng máy phục vụ nông nghiệp. Trong các hoạt động của công ty thì hoạt động sản xuất và gia công là hai hoạt động quan trọng nhất của công ty.
Quy trình sản xuất của công được xây dựng dựa trên cơ sở quy trình sản xuất đặc thù ngành và dựa trên kinh nghiệm cũng như đặc điểm riêng của công ty, địa bản. Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được khép kín từ khâu nhập vật tư, sản xuất tại phân xưởng đúc, phân xưởng gia công, phân xưởng lắp ráp và cuối cùng là tiêu thụ.
Kho nguyên liệu
Nguyên liệu
(Mua của đơn vị trong và ngoài nước)
Nguyên liệu chế tạo
Xưởng đúc, xưởng gia công
Xưởng lắp ráp, hoàn thiện
Kho thành phẩm
Hình 3.3 : Quy trình sản xuất, gia công chế tạo máy nông nghiệp
(Nguồn : Phòng kỹ thuật)
Làm khuôn cát
Thành phẩm: Bơm gang, xát tiểu, máy nghiền…
Nấu gang
Tiện
Khoan, tarô
Lắp ráp
Sơn
Vật tư: gang, than, sắt, ốc, sơn, xăng…
Xưởng đúc
Xưởng đúc
Xưởng lắp ráp
Hình 3.4 : Quy trình sản xuất chi tiết máy và phụ tùng máy nông nghiệp
(Nguồn : Phòng kỹ thuật)
Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất tại Công ty CDE là gang phế liệu, than, sắt, ốc, sơn và một số loại vật tư phụ khác.
Gang là nguyên liệu chính và quan trọng nhất dùng sản xuất là loại gang phế liệu được thu mua chủ yếu từ Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nguồn lẻ ở bên ngoài. Các loại này thường không đồng nhất về chất lượng nên thường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phôi gang sau đúc như già hoặc non.
Than sản xuất cung cấp nhiệt cho quá trình làm nóng chảy gang. Gang dùng là loại than kíp và than cốc cung cấp nhiệt lượng cao cho quá trình nấu gang.
Các loại vật tư khác như sắt trục, sơn, xăng, dầu dùng đề lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm.
3.1.5. Tình hình cơ bản công ty
3.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Năm 2008 tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty CDE là 12.341.919.568 đồng với các biến động như sau :
Trong năm 2008, do đầu tư thêm nguồn nhân lực, chính sách khuyến khích người lao động tốt và do mở rộng sản xuất, lưu thông nên tổng tài sản, nguồn vốn cuối năm 2008 đã tăng so với đầu năm 2008 là 1.761.521.213 đồng, tương ứng tăng 16,65%.
Trong cơ cấu tài sản, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn. Cuối năm 2008, tài sản ngắn hạn tăng 853.675.279 đồng, tương ứng 32.35% so với đầu năm 2008 làm cho tổng tài sản tăng 1.761.521.213 đồng so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do các khoản tiền, tương đương tiền và hàng tồn kho tăng lên so với đầu năm.
Tài sản dài hạn của công ty tăng lên 907.845.934 đồng so với đầu năm, tương ứng 11,43% là do trong năm công ty đã đầu tư thêm vào các loại máy móc thiết bị mới để tăng công suất cũng như cải thiện hơn chất lượng sản phẩm.
Nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty có khả năng tài chính tương đối ổn định. Nguồn vốn tăng so với đầu năm là 1.761.521.213 đồng, tương ứng tăng 16,65%nguồn vốn tăng là do:
Nợ phải trả tăng 977.579.885 đồng tương ứng tăng 13,38% so với đầu năm, làm cho nguồn vốn tăng 1.761.521.213 đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu tăng 783.941.328 đồng, tương ứng 23,94%. Chứng tỏ công ty có sự bổ xung vốn sản xuất kinh doanh, công ty đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhưng vẫn luôn chủ động về mặt tài chính.
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2007/2006
2008/2007
2006
Cơ cấu
2007
Cơ cấu
2008
Cơ cấu
+/-
%
+/-
%
Tài sản
7,467,595,579
100.00%
10,580,398,355
100.00%
12,341,919,568
100.00%
3,112,802,776
41.68%
1,761,521,213
16.65%
Tài sản ngắn hạn
1,711,811,024
22.92%
2,638,701,750
24.94%
3,492,377,029
28.30%
926,890,726
54.15%
853,675,279
32.35%
Tiền và tương đương tiền
120,632,745
1.62%
50,490,359
0.48%
266,504,539
2.16%
-70,142,386
-58.15%
216,014,180
427.83%
PhảI thu ngắn hạn
5,075,000
0.07%
2,108,112
0.02%
2,303,120
0.02%
-2,966,888
-58.46%
195,008
9.25%
Hàng tồn kho
1,586,103,279
21.24%
2,586,103,279
24.44%
3,223,569,370
26.12%
1,000,000,000
63.05%
637,466,091
24.65%
Tài sản dài hạn
5,755,784,555
77.08%
7,941,696,605
75.06%
8,849,542,539
71.70%
2,185,912,050
37.98%
907,845,934
11.43%
Tài sản cố định
5,755,784,555
77.08%
7,903,553,351
74.70%
8,810,631,275
71.39%
2,147,768,796
37.31%
907,077,924
11.48%
Tài sản dài hạn khác
-
-
38,143,254
0.36%
38,911,264
0.32%
-
-
768,010
2.01%
Nguồn vốn
7,467,595,579
100.00%
10,580,398,355
100.00%
12,341,919,568
100.00%
3,112,802,776
41.68%
1,761,521,213
16.65%
Nợ phải trả
4,193,469,360
56.16%
7,306,272,136
69.05%
8,283,852,021
67.12%
3,112,802,776
158.82%
977,579,885
31.31%
Nợ ngắn hạn
1,601,101,116
21.44%
3,223,210,485
30.46%
4,350,790,370
35.25%
1,622,109,369
101.31%
1,127,579,885
34.98%
Nợ dài hạn
2,592,368,244
34.71%
4,083,061,651
38.59%
3,933,061,651
31.87%
1,490,693,407
57.50%
-150,000,000
-3.67%
Vốn chủ sở hữu
3,274,126,219
43.84%
3,274,126,219
30.95%
4,058,067,547
32.88%
0
0.00%
783,941,328
23.94%
Vốn đầu tư chủ sở hữu
2,800,000,000
37.50%
2,800,000,000
26.46%
3,274,126,219
26.53%
0
0.00%
474,126,219
16.93%
Thặng dư vốn cổ phần
474,126,219
6.35%
474,126,219
4.48%
783,941,328
6.35%
0
0.00%
309,815,109
65.34%
Bảng 3.2 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty CDE qua 3 năm (2006 – 2008)
3.1.5.2. Tình hình lao động
Hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Các nhà quản trị, nhà lãnh đạo giỏi luôn tìm cách sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công ty CDE luôn quan tâm đến việc sử dụng lao động, phân bổ lao động phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người lao động và có những chính sách khuyến khích người lao động nhằm phát huy tối đa năng lực của bản thân người lao động, người lao động phục vụ hết mình cho công ty vừa mang lại lợi ích cho công ty, vừa mang lại lợi ích cho bản thân họ. Số lượng lao động hiện có tại Công ty CDE là 80 lao động.
Hình 3.5 : Tình hình biến động lao động qua 2 năm 2007 và 2008
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 3.6 : Cơ cấu lao động theo bộ phận tại công ty
(Nguồn: Phòng kế toán)
Xuất phát từ yêu cầu quản lý và tổ chức sản xuất, từ mở rộng sản xuất và lưu thông nên tổng số lao động năm 2008 của công Công ty CDE đã tăng 20 người so với năm 2007, tương ứng tăng 30%. Trong đó:
Xét theo giới tính: Số lượng lao động nam nhiều hơn số lượng lao động nữ là do công ty là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cơ khí nên cần nhiều lao động năm với sức khỏe và tay nghề cao.
Về trình độ người lao động: Do đặc điểm sản xuất cơ khí nên trình độ lao động chủ yếu là công nhân nghề và thợ các bậc chiếm 60% tương ứng với 48 lao động. Số lao động còn lại chủ là lao động phổ thông làm các công việc đơn giản không cần nhiều kỹ thuật cao.
Nhìn chung tình hình sử dụng lao động không biến đổi nhiều qua các năm. Chất lượng lao động tương đối ổn định, công ty đang có xu hướng mở rộng việc sản xuất kinh doanh nên đang có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn, tâm huyết với lĩnh vực làm việc của mình, năng động vào làm tại công ty.
3.1.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình, vì kết quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất. Công ty CDE luôn có đưa ra những chiến lược cũng như mục tiêu phát triển cho từng giai đoạn một cách phù hợp và rất khả thi, vì vậy nhìn chung công ty đã đạt được những kết quả cũng như hiệu quả qua các năm được thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng.
Năm
2006
2007
2008
Doanh thu
9,510,646,200
13,883,852,665
18,926,563,524
Giá vốn
8,466,481,252
12,578,535,540
16,852,545,254
Lợi nhuận trước thuế TNDN
420,989,510
871,045,920
1,327,446,181
Thuế TNDN
42,098,951
87,104,592
132,744,618
Lợi nhuận sau thuế TNDN
378,890,559
783,941,328
1,194,701,563
Bảng 3.3 : Doanh thu, giá vốn và lợi nhuận công ty qua 3 năm
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trong năm 2008, do mở rộng sản xuất và có chính sách thích hợp nên doanh thu năm 2008 tăng 5.042.710.859 đồng, tương ứng tăng 36.32% so với năm 2007.
Giá vốn hàng bán của công ty cũng liên tục tăng, năm 2008 tăng 4,274,009,714 đồng, tương ứng 33.98% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ lượng hàng công ty sản xuất ra và được tiêu thụ ngày càng nhiều do công ty đã huy động thêm được các nguồn vốn vay ưu đãi và mở rộng thị trường cũng như chính sách tiêu thụ sản phẩm.
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm gần đây, thấy rằng Công ty CDE đã tăng trưởng và phát triển ổn định, và có xu hướng tăng lên qua các năm. Công ty CDE được đánh giá là một công ty phát triển rất tốt trên địa bàn và trong tương lai công ty còn hứa hẹn phát triển mạnh, có đóng góp cho Nhà nước ngày một nhiều hơn.
3.2. Thực trạng hệ thống quản lý CPSX và giá thành tại Công ty CDE
3.2.1. Nội dung, phân loại CPSX, quản lý CPSX của công ty
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm đặt ra. Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty luôn hướng tới mục tiêu giảm giá thành, tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm và việc tập hợp cũng như tổ chức quản lý CPSX là một yếu tố quan trọng trong việc tăng hoặc giảm lợi nhuận. Công ty đã tiến hành phân loại từng loại CPSX thành sáu loại chủ yếu nhằm đảm bảo cho việc quản lý CPSX được hiệu quả, đó là:
NVL chính: Là những vật tư mà trong sản xuất sản phẩm nó là đơn vị cấu thành chủ yếu của sản phẩm, NVL chính để sản xuất của Công ty CDE chủ yếu là gang, than kíp, sắt các loại, vòng bi, nhựa, cao su…
Nhóm NVL phụ: Gồm những nguyên liệu có tác dụng phụ phục vụ quá trình sản xuất như Xăng A92 dùng để pha chế sơn, kim loại màu pha chế gang, ốc, chốt thép, que hàn…
Nhóm nhiên liệu động lực gồm có xăng, dầu diezel chạy máy phát điện, nhóm lò và phục vụ vận chuyể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTQT trong quản lý giá thành sản phẩm tại Công ty CDE.doc