Đề tài Kinh tế tri thức - Ảnh hưởng của kinh tế tri thức tới sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta

MỤC LỤC

TRANG

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I. Kinh tế tri thức là gì ? 2

1. Nguồn gốc của kinh tế tri thức. 2

2. Mối quan hệ giưã tri thức và kinh tế 3

3. Khái niệm kinh tế tri thức 3

a) Thế nào là tri thức? 3

b) Phân biệt các loại tri thức 4

c) Tầm quan trọng của tri thức 4

4. Đặc điểm của kinh tế tri thức 4

5. Các tiêu chí của kinh tế tri thức 5

II. Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở việt nam 6

1. Kinh tế việt nam những năm đầu sau chiến tranh 6

a) Thực trạng kinh tế việt nam trong thời kỳ hiện nay 6

b) Nguyên nhân 6

2. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự nghiệp phát triển đất nước 7

3. Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam 7

4. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế dựa vào tri thức ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 8

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế tri thức - Ảnh hưởng của kinh tế tri thức tới sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong xã hội hiện đại, bằng những tri thức lý luận và những tri thức akinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình nhận thức thế giới, con người đã sáng tạo ra những công cụ ngày càng tinh vi và hoàn hảo.điều đó thể hiện trước hết ở việc nâng cao trình độ thiết bị máy móc,sự sâu sắc và tăng cường chuyên môn hoá lao động sự tăng lên của xã hội sản xuất. chúng đánh dấu trình độ chinh phục của loài người với tự nhiên, là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại trong lịch sử. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dẫn tới nền kinh tế tri thức đã tạo ra những bước phát triển nhảy vỏttong sản xuất của nhân loạivà trong quan niệm về lực lượng sản xuất xã hội. đối với những nước đang phát triển “ con đường công nghiệp hoá rút ngắn thời gian” đó sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn vè mặt kinh tế. Bởi vì khoảng cách giữa các nước giàu nghèo chính là sự cách biệt về tri thức, năng lực sáng tạo và sử dụng tri thức. Trong bối cảnh đó các nước “đi sau” chỉ có thể phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Từ nhận thức đó đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, trong bài viết này em xin đề cập tới: “ kinh tế tri thức - ảnh hưởng của kinh tế tri thức tới sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta”. Nội dung I. Kinh tế tri thức là gì ? 1. Nguồn gốc của kinh tế tri thức. Từ những năm 70 trở lại đây, tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khoa học kỹ thuật cao vì nó là lực lượng sản xuất thứ nhất. Năm 1986, trong cuốn “ xã hội kỹ thuật cao”, các nhà kinh tế Anh đã nêu ra khái niệm “ kinh tế kinh tế cao”.Năm 1990 tổ chức nghiên cứu của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm “kinh tế tri thức” để xác định tính chất loại hình của kinh tế mói này. Năm 1996, tổ chức hợp tác kinh tế định nghĩa rõ ràng rằng “ kinh tế lấy tri thức làm cơ sở”. đây là lần đầu tiên hệ thống chỉ tiêu và dự đoán của loại hình kinh tế mới này được nêu ra. Tháng 12- 1997, Tổng thống Mỹ B.clinton đã dùng cách nói “kinh tế tri thức” như tổ chức nghiên cứucủa liên hợp quốc đã nêu ra trước đây. “báo cáo về sự phát triển của thế giới”của ngân hàng thế giới xuất bản năm 1998 đã đặt tên nền kinh tế đó là “ nền kinh tế tri thức của phát triển”. Việc xác định đúng tên gọi của loại hình kinh tế mới tuy rất phức tạp, nhưng nó đã giúp cho con người từng bước xây dựng nên một khái niệm mới ngày càng rõ ràng, đó là “ nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới, lấy việc chi phối, chiếm hữu nguồn tài nguyên trí lực, và lấy việc sử dụng, phân phối, sản xuất của tri thức làm nhân tố chủ yếu”. Nói một cách ngắn ngọn là “ thời đại mà khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất”. thực tế khái niệm “kinh tế tri thức” là một khái niệm mới về loại hình kinh tế mới khác với loại hình kinh tế trước đây. loại hình kinh tế trước lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, còn “kinh tế tri thức” lấy công nghiệp kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất.như vậy mới có thể làm cho nền kinh tế phát triển. 2. Mối quan hệ giưã tri thức và kinh tế Chúng ta có thể nói, bất cứ hoạt động nào của con người không tách rời tri thức. Muốn vậy, con người phải tích luỹ, quy lạp để hình thành nên một hệ thống chính là khoa học.đối tượng của nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cũng chính là tri thức. Đồng thời việc thực hiện kỹ thuật cao làm cho nhân tố tri thức vượt xa nhân tố vật chất. Ngoài ra, còn một số những thành tựu của các nhà khoa học,như việc ứng dụng vào thực tế những thành tích phát minh kỹ thuật. Nhưng ta cũng có thể nhảy qua nghiên cứu ứng dụng, trực tiếp ra thi trường, thu dược hiệu quả kinh tế như việc khai thác phần mềm máy tính.nguyên nhân của hiện tượng này là khi tiến hành nghiên cứu cơ bản đã phát hiện thấy giá trị ứng dụng của công trình.buộc phải có cơ cấu tổ chức để liên hệ với thị trường. Vì thế, hàng loại khu công nghiệp kỹ thuật cao mới ra đời. 3. Khái niệm kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, lấy tri thức, trí tuệ, khoa học và công nghệ làm chủ đạo; lực lượng những người có học vấn cao,tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản, có hệ thống và hiện đạilà chủ thể của hoạt động kinh tế. Nền kinh tế tri thứcchủ yếu vẫn là nền kinh tế hàng hoá, vẫn tuân theo quy luật giá trị, vẫn vận động theo cơ chế thị trường và hiện diện trong cơ chế thị trường nhưng tri thức đã trở thành nền tảng, cốt lõi quyết định sự phát triển của nó. a) Thế nào là tri thức? Không giống tư bản và lao động, tri thức cố gắng trở thành một hàng hóa công cộng như các nhà kinh tế học đã gọi là “ không có sự kình địch”.tri thức một khi đã được phát hiện và công bố thì việc chia sẻ nó cho nhiều người sử dụng hơn sẽ có chi phí cận biên bằng 0. Thứ hai, những người tạo ra tri thức thường khó có thể ngăn cản được những người khác sử dụng chúng.các công cụ như bảo vệ bí mật thương mại và bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu chỉ dành cho người tạo ra tri thức một sự bảo vệ ít ỏi nào đó mà thôi. b) Phân biệt các loại tri thức Sẽ là hữu ích nếu phân biệt được các loại tri thức khác nhau, là loại tri thức về sự kiện, biết tại sao là tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và suy ngĩ của con người. Biết ai đó là về thế giới của các quan hệ xã hội và là tri thức về ai biết cái gì và ai có thể làm gì. Biết chỗ và biết thời gian đang ngày càng quan trọng trong nền kinh tế linh hoạt và năng động. c) Tầm quan trọng của tri thức Tri thức là sức mạnh, bởi nó là chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo trí tuệ vô tận của con người.Dân tộc nào sớm tự ý thức được những hạn chế, những giới hạn của chính mình, biết tiếp thu những tinh hoa của nhân loại ở mọi thời đại, kết hợp với bản sắc truyền thống vốn có với những tinh hoa bên ngoài mình,thì dân tộc đó sẽ phát triển trường tồn.ngược lại sẽ khó tránh khỏi suy tthoái và diệt vong;ta có thể nói, kinh tế kết tinh trong sản phẩm, trong kinh doanh và trong hoạt động kinh tế nói chung. 4. Đặc điểm của kinh tế tri thức Thứ nhất, đặc điểm lớn nhất làm khác biệt kinh tế tri thức khác với các kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp chính là tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất của sản xuất, hơn cả lao động và tài nguyên. vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Bởi tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, sự chuyển đổi cơ cấu, các ý tưởng mới là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các khu công nghệ hình thành và phát triển, trở thành nhân tố hàng đầu quan trọng nhất, tiêu biểu cho nền sản xuất tương lai. Cho nên, kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững. Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương diện phủ khắp nước. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.Cũng chính vì vậy, nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số,nền kinh tế mạng, nền kinh tế Internet, nền kinh tế điện tử... Thứ tư, nền kinh tế tri thức thúc đẩy sự dân chủ hoá. Thông tin đến với mọi người. Mọi người đều có thể truy cập được những thông tin cần thiết. Mô hình tổ chức dân chủ, rất linh hoạt trong điều hành, để dễ thích nghi với đổi mới, khơi dậy sự sáng tạo của mọi người. Thứ năm, hình thành xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Mọi người đều phải học tập, học thường xuyên, học ở trường và học ở trên mạng để không ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo.trong nền kinh tế tri thức khoản đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ rất cao.phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.vốn con người thực sự là vốn quý nhất. 5. Các tiêu chí của kinh tế tri thức - Cơ cấu GDP >70% do các nghành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao - Cơ cấu GTGT > 70% do lao động trí óc mang lại - Cơ cấu LĐ > 70%là “ công nhân tri thức” - Cơ cấu TB > 70% là tư bản con người “nền kinh tế tri thức sẽ hình thành và phát triển nhanh nên kinh tế và triệt để hơn công nghiệp”. II. Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở việt nam 1. Kinh tế việt nam những năm đầu sau chiến tranh a) Thực trạng kinh tế việt nam trong thời kỳ hiện nay Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, công nghiệp thu hút 10,6% tổng số lao động xã hội, 37% giá trị tài sản cố định, làm ra 38,4% tổng sản phẩm xã hội, 25,3% thu nhập quốc dân. nguồn nguyên liệu của công nghiệp còn phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt các nghành cơ khí, hoá chất.... Sản phẩm công nghiệp bình quân trên đầu người còn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới: “ điện 62,8kwh, than sạch 115,9kg, xi măng15,1kg...”. các số liệu trên cho thấy trình độ công nghiệp hoá của nền kinh tế còn thấp. Như vậy, nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng khó khăn như giai đoạn cuối những năm 1970 và suốt những năm 80, lúc này dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện và bộc lộ rõ. b) Nguyên nhân Thứ nhất, sau cuộc kháng chiến cứu nước, do nhận thức chưa đầy đủ khó khăn nẩy sinh, nên Đại hội IV của Đảng đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết.Trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 chúng ta đã xác định những chủ trương quá cao: “ 21 triệu tấn lương thực, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỉ kw điện, 250-300 ngàn tấn thép... mà kết quả là đến năm 1980 không một mục tiêu nào đạt được. Thứ hai, về cơ cấu kinh tế, ngay trong kế hoạch 1976-1980, chúng ta đã đề ra những chỉ tiêu quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, thiên về công nghiệp nặng những công trình lớn. không tập trung giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm,phát triển sản xuất và hàng xuất khẩu. kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Thứ ba, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta diễn ra có nhiều khó khăn.vì nóng vội muốn mau chóng thực hiện quốc doanh hoá và tập thể hoá ở Miền Nam. vì thế, hiệu quả kinh tế rất thấp so với nguồn vốn và công sức bỏ ra. Do đó, nguồn lực lãng phí nhiều, cơ cấu kinh tế mất cân đối. đẫ để lại những tiêu cực về kinh tế xã hội. 2. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong sự nghiệp phát triển đất nước Nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hoá. Sự cách biệt giàu nghèo phụ thuộc rất nhiều vào sự cách biệt về tri thức, năng lực sáng tạo và sử dụng tri thức. Trong bối cảnh đó các nước “đi sau” chỉ có thể phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo nhằm tăng nhanh vốn tri thức, khả năng sử dụng tri thức, mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. Vì thế, vai trò của nền kinh tế tri thức là rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. 3. Kinh tế tri thức và sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam Báo cáo chính trị đại hội IV của đảng đã nhận định: “ thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”.Sau khi xác định phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hoá là trọng tâm, báo cáo chính trị đã xác định; “ con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta cần và có sự rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, tranh thủ ứng dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghê, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức”. Phải nhanh chóng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực,nhất là công nghệ phần mềm, sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển một số nghành công nghiệp có giá trị tăng trưởng cao như: Chế tạo máy( sử dụng CAD, CAM,tự động hoá...). Trong từng nghành,từng lĩnh vực để thúc đẩy sự đổi mới của toàn nghành.như vậy kinh tế tri thức là vận hội để đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 4. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế dựa vào tri thức ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế chính sách, tạo lập một khuôn khổ phát lý phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi khả năng sáng tạo để tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế của mình đóng góp vào sản xuất. Thứ hai, phải nâng cao nguồn nhân lực, nâng cao dân trí đào tạo nhân tài. Bởi yếu tố quyết định mọi thắng lợi của bất kỳ chính sách kinh tế nào cũng chính là do con người, chiến lược phát triển con người trở thành chiến lược xuyên suốt, để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Thứ ba, chúng ta phải tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa hoạ và công nghệ mới đặc thù của nước ta, xây dựng nền khoa học tiên tiến. Thực hiện tốt các chính sách phát hiện bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ khoa học, phát triển các nghành công nghệ cao làm tăng nhanh giá trị tri thức trong toàn nền kinh tế. Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tinphục vụ công ngghiêph hoá - hiện đại hoá như chỉ thị 58- CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII ban hành ngày 17/10/2000. Chỉ thị nhấn mạnh: “ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hữu hiệu cho qúa trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá”. Công nghệ thông tin là thìa khoá để đi vào nền kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hoá, ta phải rút ngắn khoảng cách về công nghệ thông tin. Trước năm 2010, trình độ công nghệ thông tin nước ta phải đạt mức tiên tiến trong khu vực mà hiện nay ta còn tụt lùi khá xa.vì thế đòi hỏi ta phải nỗ lực rất lớn mới có thể đuổi kịp các nước khác. Kết luận Trong giai đoạn bùng nổ kiến thức, thông tin đang trên đà tiến như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã không những khẳng định vai trò và nhân tố con người ở hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội, mà còn định hình ngày càng rõ hơn vai trò của nguồn lực trí tuệ của con ngưở trí tuệ.kinh tế tri thức là bước phát triển tất yếu, nó đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Rút ngắn được từng bước quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở việt nam. Là đất nước có quyền lực nhỏ bé nhưng việt nam có nguồn nhân lực và trí tuệ rất đáng kể. Lòng yêu nướcvà sức mạnh đoàn kết được chắt lọc qua lịch sử đấu tranh nếu biết phát huy sẽ là chỗ dựa chắc chắn, là chất kháng thể, ngăn cản những nhân tố huỷ hoại có thể trong tương lai. truyền thống hiếu học và trí thông minh đã được kiểm nghiệm, nhưng chưa được khai thác, nếu biết chuyển hướng sẽ tạo nên nhưng bước đột phá trong quá trình phát triển quốc gia theo xu hướng tới nền kinh tế tri thức. Trong bài viết này với vốn kiến thức còn khiêm tốn về nền kinh tế nói chung và nền kinh tế tri thức nói riêng, cũng như về môn triết học. Không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy đóng góp ý kiến cho em để hoàn thành đề tài này tốt hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Minh Tú, Vũ Xuân Nguyệt Hồng “ chính sách công nghiệp và các công cụ chính sách công nghiệp” nxb. Lao động, hà nội, 2001 2. Ngô Quý Tùng “ kinh tế tri thức. Xu thế mới của thế kỷ XXI “ nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000 3. Niên giám thống kê. tổng cục thống kê, các năm từ 1960-1999 4. ĐHQL&KD hà nội “thực hành triết học” hà nội, 8/ 2001 5. Tạp chí Triết Học, Số 6 ( 124), 9/2001 6. Tạp chí Lý Luận Chính Trị, số 4-6, 2001 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam “ văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII” Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 8. Tạp chí Kinh Tế Nhật Bản, 21/8/1995 mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35371.doc
Tài liệu liên quan