Đề tài Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp phát triển

MỤCLỤC: trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 2

1. Khái niệm: 2

2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân: 2

3. Vai trò của kinh tế tư nhân: 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. 4

1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: 4

2. Về vốn đầu tư: 5

3. Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: 6

4. Giải quyết việc làm: 7

5. Hạn chế: 7

6. Nguyên nhân: 9

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN:

1. Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: 10

2. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: 10

3. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: 12

4. Hỗ trợ phát triển: 13

5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: 13

6. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: 14

7. Phát triển liên doanh, liên kết: 15

8. Hiệp hội doanh nghiệp: 16

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính: 17

10. Nâng cao ý chí phấn đấu của doanh nghiệp: 18

KẾT LUẬN: 19

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và khoảng 42%năm 2004. Năm 2004, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế biến. Tạo việc làm: Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1,6 – 2 triệu làm việc, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông việc ở nông thôn, khoảng 25 –26% lực lượng lao động cả nước. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực, đẩy mạnh sự phát triển của sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước 5242 tỷ đồng, năm 2000 là 5900 tỷ đồng và năm 2001 là 6370 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góptrực tiếp vào ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức Hiệp hội, các tổ chức từ thiện đã đóng góp vào các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông, nhà tình nghĩa… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: Từ 1991-1999 có 45000 doanh nghiệp đăng ký. Đặc biệt từ 1/1/2000 đến 9/2003 đã có 72601 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đến tháng 9/2003 có khoảng 120000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Ngoài các loại hình đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong 2 năm 2000-2001 còn có 300000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66, đến nay số hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có đến hàng triệu hộ cùng với 2971 làng nghề trong cả nước. Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp ở nước ta cuối 2005 lên khoảng 20 vạn. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1992-2004: Năm 1992 1994 1995 1996 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DN 5198 10881 15276 18894 26001 28700 41700 66780 88303 120000 150000 [3: trang 124] Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1996 chỉ đạt mức tăng 3,8% (trong khi mức tăng của cả nước là 14,9%), năm 2003 đã đạt mức tăng 25% cao hơn nhiều so với mức tăng cả nước là 18,4% và cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Từ năm 2001 đến cuối 2004 tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung của các Doanh nghiệp kinh tế tư nhân đạt khoảng 197122 tỷ đồng, các trang trại đã thu hút được 11500 tỷ đồng, nhờ đó làm tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 23,5% năm 2001 lên 27,4% năm 2004. Mức vốn đăng ký trung bình 1 doanh nghiệp tăng nhanh, từ 570 triệu đồng/DN thời kỳ 1991-1999 lên 2015 tỷ đồng năm 2004. Doanh nghiệp có mức vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoàng 200 tỷ đồng. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân thời kỳ 1998-2004: Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số vốn 8520 9790 13780 35575 51284 54212 71788 [3:trang 128] Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân có những thay đổi theo hướng ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại dịch vụ. Theo điều tra của Viện nghiên cứu Qủan lý kinh tế trung ương, năm 1996 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 27%, lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 9%, thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, và các lĩnh vực khác chiếm 26%. Năm 2002, cơ cấu ngành nghề của khu vực tư nhân là: sản xuất công nghiệp 20,8%; nông lâm ngư nghiệp 12,4%; vận tải 8,3%; và thương mại dịch vụ 51,9%. Cơ cấu này cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, và tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm. Giải quyết việc làm: Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. tính đến cuối năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút trên 4,6 triệu người lao động, chiếm 70% tổng lao động xã hội trong khu vực sản xuất ngoài nông nghiệp. Nếu so với khu vực kinh tế nhà nước, thì số việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân bằng 1,36 lần. Trong những năm gần đây, lao động trong khu vực tư nhân tăng rất nhanh. So với năm 1996, năm 2000 lao động của tòan khu vực của kinh tế tư nhân tăng 20,1%, trong đó lao động làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân tăng 137,6%, ở các hộ cá thể tăng 8,3%. Trong hai năm 2000 và 2001, khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết khoản 650000 đến 750000 việc làm, chiếm khoảng 1/3 số lao động mới tăng thêm hàng năm trong nền kinh tế. Trong tương lai, số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ tăng lên rất nhanh do Luật doanh nghiệp phát huy hiệu quả và do quy mô nhỏ, chi phí đào tạo lao động thấp và tốc độ tăng đột biến của các doanh nghiệp tư nhân. Hạn chế: Khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, tốc độ đầu tư cầm chừng và có xu hướng giảm tỷ trọng trong nền kinh tế. Có 95% tổng số doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; số doanh nghiệp dưới 100 triệu đồng chiếm khoảng gần 1/3. 80% doanh nghiệp tư nhân có số lao động dưới 50 người và doanh nghiệp nhà nước quy mô lao động hơn 200 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm từ 46,7% năm 1990 xuống 26,3% năm 2003 khi Luật doanh nghiệp ra đời.Cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế Nhà nước vốn có hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, trong khi những khu vực kinh tế có hiệu quả vốn cao nhất như khu vực kinh tế tư nhân lại chưa được chú trọng. Mức độ trang bị vốn, lao động của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung còn rất nhỏ. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các hộ cá thể chỉ có mức vốn là 11,4 triệu đồng/lao động, và các doanh nghiệp tư nhân là 63,2 triệu đồng/lao động. Đa phần vốn tư nhân bỏ ra là để thuê mặt bằng sản xuất, máy móc, các công cụ lao động và đựoc huy động chủ yếu nhờ các nguồn vốn phi chính thức như vay mượn bạn bè, thân thích. Do vậy 90% doanh nghiệp tư nhân là sử dụng công nghệ lạc hậu, hoạt động trên những lĩnh vực cần rút vốn về ngay để quay vòng vốn nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh 37,7% doanh nghiệp tư nhân đang sản xuấtthủ công, 43,2 % bán cơ khí, bán tự động. Tỷ lệ đầu tư thấp nên đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa cao. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, giờ làm việc… đối với người lao động. Tình trạng trốn thuế, buôn lậu, kinh doanh trái phép vẫn diễn ra tràn lan. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, đa số chưa qua các hình thức đào tạo. Khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42,1% giám đốc doanh nghiệp tư nhân không có bằng cấp kinh doanh. Nguyên nhân: Cơ chế và bộ máy hành chính quan liêu, cơ cấu quản lý phức tạp làm cho việc ra đời và phát triển các doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống các văn bản pháp luật quá phức tạp và phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thủ tục hành chính rườm rà và quá nhiều quy định cũng là một trở ngại, không những tạo ra khẽ hở cho nạn tham nhũng, mà còn cản trở đầu tư tư nhân. Việc phân định các thành phần kinh tế của Việt Nam trong các văn kiện đại hội Đảng cũng cho thấy sự phân biệt giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, thuật ngữ kinh tế tư nhân không được nhắc đến khi phân chia các thành phần kinh tế. Điều này đang gây ra tâm lý e ngại của đông đảo quần chúng nhân dân về sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, làm nản ý chí đầu tư lớn và lâu dài. Người lao động trong các doanh nghiệp tư nhâncòn mặc cảm, chưa thục sự cống hiến hết khả năng của mình cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Các cơ chế chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân chưa đồng bộ, chưa nhất quán, gây những khó khăn, vướng mắc nhất định cho các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, những quy định về việc vay vốn của các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp là phải bảo đảm có lãi trong hai năm liền là không phù hợp với những doanh nghiệp mới thành lập. Những thay đổi thường xuyên về chính sách thuế nhập khẩu cũng gây bị động và thiệt hại cho các doanh nghiệp tư nhân. Khung giá nhà đất để định giá tài sản thế chấp chưa phù hợp và chưa được thị trường hoá. Những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc về xác định chi phí hợp lý để tính thuế dẫn đến xác định lợi nhuận không thực tế. Thuế giá trị gia tăng còn tạo nhiều sơ hở cho việc trốn, lậu thuế. Chế độ kế toán, kiểm toán còn nhiều phức tạp, không phù hợp và thiếu linh hoạt khi áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tín dụng ưu đãi vì không hiểu biết về thủ tục và hoàn htiện hồ sơ vay… Tất cả những khó khăn đó đang là lực cản đối với các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN: Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: Trả lại quyền quản lý sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa kinh doanh tự chủ, tự hoạch toán lãi lỗ, bảo đảm cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong thị trường, tăng cường quản lý vĩ mô của Nhà nước để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp yêu cầu của kinh tế vĩ mô. Chuyển quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, tách bạch giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần định hướng phục vụ, giám sát kiểm tra, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Quản lý theo ngành nghề, xóa bỏ phân biệt doanh nghiệp trung ương hay doanh nghiệp địa phương. Thiết kế chức năng, nhiệm vụ của cán bộ,công chức, thực hiện nghiêm chế độ công vụ, kỷ luật nghiêm minh những cán bộ, công chức thoái hóa nhũng nhiễu gây khó cho doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế phải đảm bảo thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện của các loại thị trường. Phải có những quy phạm pháp lý áp dụng chung cho các thành phần kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho các loại hình tổ chức kinh doanh. Tiếp tục xóa bỏ thể chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, giảm bớt và đi đến xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chức năng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thực hện hoạt động quản lý theo phương thức gián tiếp, chủ yếu là hệ thống quy phạm pháp luật, xóa bỏ cơ chế xin - cho. Hết sức chú trọng nội dung bảo hộ quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong các văn bản quy phạm pháp luật và khuyến khích cạch tranh lành mạnh. Chỉ có Quốc hội và Chính phủ (khi được Quốc hội giao) mới được ban hành các giấy phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh. Cụ thể như: Cải cách thuế và hải quan: sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế theo hướng giảm bớt chồng chéo trong các luật thuế, giảm bớt các sắc thuế. Cơ quan thuế và hải quan phải đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp daonh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh… Cải cách tiền lương và giá cả nâng cao sức mua của đồng tiền Việt Nam: tiền lương trả phải đúng số lượng, chất lượng và theo cấp bậc của người lao động, tốc độ tăng tiền lương luôn cao hơn tốc độ tăng giá các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, giảm giá các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ công cộng. Cấp sổ lao động cho người lao động: ghi về bản thân người lao động, những nhận xét về phẩm chất đạo đức, năng lực của người lao động do người sử dụng lao động ghi. Điều này làm cho người lao động tự ý thức việc nâng cao tay nghề, năng lực công tác và quyền lợi được đảm bảo hơn. Tuy nhiên thủ tục không nên ròm rà để không sinh ra tiêu cực. Xoá bỏ cơ quan chủ quản Nhà nước: để cho doanh nghiệp tự thân vận động theo các quy luật kinh tế khách quan, giảm sự can thiệp của Nhà nước. Cài cách công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm tra doanh nghiệp. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: mở rộng điều kiện cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia, cải tiến những quy định về thủ tục xuất cảnh. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: Quy hoạch phải bảo đảm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác kế hoạch hóa và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất và liên thông, trong đó lấy quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở và đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường; đồng thời phải căn cứ vào lợi thế kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng lĩnh vực và của từng vùng. Quy hoạch phải dân chủ và công khai, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương. Cần thể chế hoá công tác quy hoạch, bằng việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và quản lý thống nhất các quy hoạch tổng thể cũng như các quy hoạch chi tiết ở các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch; khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, có khi kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch là điều kiện quan trọng hàng đầu phục vụ cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá va sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Nhiệm vụ này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải huy động mọi nguồn lực, trong đó quan trọng nhất phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Hỗ trợ phát triển: Nhà nước khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân bằng các chính sách hỗ trợ: giúp đỡ việc tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh bằng chính sách đất đai và các đều kiện về kết cấu hạ tầng; vốn tín dụng bằng các chính sách và hình thức thích hợp cho doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn phát triển; ứng dụng khoa học và công nghệ: Nhà nước đầu tư công nghệ mới, áp dụng hình thức khuyến công, ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ việc đào tạo cán bộ, chuyên gia vận hành...;hỗ trợ thông tin, tiếp thị bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho nối mạng thông tin, phát triển dịch vụ thông tin, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương, nâng cao năng lực thông tin, tiếp thịcủa doanh nghiệp và Hiệp hội nhưng không làm thay. Áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích bằng chính sách thuế, tín dụng và các hình thức khen thưởng.Tôn vinh các cá nhân và doanh nghiệp đã đóng góp nhân tài và vật lực cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đi đôi với các chính sách khuyến khích và hỗ trợ, cần xúc tiến mạnh hơn chủ trương xoá bao cấp, giảm bảo hộ, kiểm soát độc quyền kinh doanh, tạo ra sức ép rất mạnh thúc đẩy doanh nghiệp phải vươn lên nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, chủ động hội nhập kinh tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX của đảng đã đề ra các giải pháp cơ bản công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010. Đó là công tác quy hoạch, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng; lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết này, có các chính sách mới cần tiếp tục nghiên cứu: Có cách làm mới xuất phát từ nhìn nhận người nông dân phải được hưởng lợi của địa tô chênh lệch do chuyển quyền sử dụng đất mang lại, thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và người nông dân. Đồng thời với việc tiếp tục xác định giá cả hợp lý theo giá thị trường, không để người có đất bị thu hồi thiệt thòi. Để giải quyết việc làm cho người nông dân, cần sớm hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động nông thôn theo hướng khuyến khích phát triển mạng lưới trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đa sở hữu. và một sáng kiến là: thay vì trả bằng tiền mặt bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp thì nay chuyển thành phiếu đào tạo miễn phí cho nông dân tại các trung tâm dạy nghề. Chính sách giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Nên có chính sách cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, trước hết ở những nơi đất nông nghiệp ít còn quan trọng với nông dân. Tiếp tục chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích gắn với cải thiện tốt hơn tỷ lệ tòan dụng lao động. Phát triển những nghề phụ, khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở nông thôn để tạo việc làm cho nông dân. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của kinh tế tư nhân góp phần cùng kinh tế Nhà nước nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh hội nhập quốc tế. Nâng cao hàm lượng quốc gia của hàng hoá, dịch vụ có ý nghĩa quyết định nâng cao sức cạnh tranh quốc gia. Hình thành một lĩnh vực có sức cạnh tranh cao với hàm lượng quốc gia của sản phẩm lớn cần có thời gian và phải tính toán lợi thế cạnh tranh động, nếu chỉ dừng ở trạng thái cạnh tranh tĩnh hiện có thì sẽ không đạt được những mục tiêu phát triển những lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp có sức cạnh tranh, dịch vụ liên quancó hàm lượng trí tuệ cao,cái mà các nước đang phát triển rất cần có để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trở thành nước công nghiệp phát triển. Trong tình hình hiện nay nên cân nhắc có lựa chọn cho tự do nhập khẩu, miễn thuế những những loại bộ phận, linh kiện mà Việt Nam chưa có lợi thế cạnh tranh, để giảm giá thành lắp ráp, duy trì khả năng cạnh tranh với các mước ASEAN khác nhằm giữ chân các công ty đa quốc gia. Phát triển liên doanh, liên kết: Thực hiện liên doanh liên kết giữa kinh tế tư nhân với nhau, giữa kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp Nhà nước bắt nguồn từ đặc điểm, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mỗi tổ chức kinh tế. Liên doanh, liên kết, theo kinh nghiệm của nhiều địa phương và cơ sở có thể nêu ba loại như sau: liên doanh, liên kết để giải quyết đầu vào, đầu ra cho doanh nghiệp; liên doanh, liên kết để góp phần tạo vốn cho doanh nghiệp; liên doanh, liên kết để trao đổi thông tin, sử dụng dịch vụ tư vấn. Phát triển các hình thức hợp đồng. Chuyển từ thể chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang thể chế kinh tế thị trường, một mặt quan trọng cũng là chuyển từ quan hệ kinh tế - xã hội từ chỗ là quan hệ lệ thuộc về hành chính sang quan hệ hợp đồng bình đẳng. Hiện nay, loại hình hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế với nông dân, là một nội dung quan trọng cần được đặt biệt quan tâm nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Hình thức hợp đồng ở mức cao là gắn bó sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngay trong một doanh nghiệp. Hình thức phổ biến có thể áp dụng rộng rãi là hợp đồng giữa nông dân với các tổ chức kinh tế tư nhân chế biến và tiêu thụ. Trong xã hội dân sự, có nhiều loại hình tổ chức thu hút, tập hợp người dân vào việc giải quyết những công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân - những công việc mà Nhà nước làm sẽ không có hiệu quả bằng cách để nhân dân hoặc các doanh nghiệp tự làm. Những tổ chức đó có thể gọi chung là các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các hiệp hội doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp là một hình thức tổ chức do doanh nhân tự nguyện lập ra để cùng nhau trao đổi ý kiến, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cộng đồng, thương thảo những công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, hỗ trợ nhau cùng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp; hiệp hội cũng đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, phát biểu những ý kiến phản hồi, những sáng kiến góp vào việc chế định các quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước. Về phía Nhà nước, cần tạo cho cơ quan nhà nước thói quen làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, tôn trọng tiếng nói của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, cùng hiệp hội tổ chức những cuộc đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xuất phát từ thực tế cuộc sống, tạo thuận lợi đến mức cao nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời bảo đảm sự quản lý cần thiết của Nhà nước. Cần nghiên cứu quy định một hành lang pháp lý rõ ràng cho sự thành lập và hoạt động của hiệp hội, trong đó quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội, mối quan hệ giữa hiệp hội với cơ quan Nhà nước. Nhà nước cũng có thể giao cho Hiệp hội một số chức năng và dịch vụ công mà Hiệp hội có thể làm được. Nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư bằng các khung pháp lý, một số cơ sở vật chất và ngân sách để Hiệp hội hoàn thành sứ mệnh của mình. Đẩy mạnh cải cách hành chính: Để khuyến khích phát triển thật nhiều doanh nghiệp hơn nữa, Chính phủ đang chú trọng đẩy mạnhcải cách hành chính trong việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng như thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vừa khuyến khích kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, vừa đảm bảo sự quản lý cần thiết của cơ quan nhà nước theo Luật doanh nghiệp. Phát huy dân chủ, làmcho bộ máy gần dân, gần doanh nghiệp: cùng với việc công khai các văn bản pháp quy, các chủ trương, chính sách các thủ tục hành chính có quan hệ với dân, phải mở rộng và đổi mới hình thức bảo đảm cho dân tham gia ý kiến ngay từ khi chuẩn bị đến triển khai các chính sách quan trọng, các quyết định có quan hệ tới lợi ích của số đông, trong đó có kinh tế tư nhân. Đổi mới một cách cơ bản quy trình soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật. Cần khắc phục tình trạng văn bản pháp quy không thể hiện đầy đủ đường lối đổi mới, vẫn còn níu kéo cơ chế xin – cho, lại không nhất quán giữ các văn bản, không sát với yêu cầu của cuộc sống, còn chồng chéo vế nội dung và đặc biệt nghiêm trọng là có những cơ quan chủ trì việc soạn thảo đã cố tình đưa vào trong văn bản các điều khoản có lợi ích cục bộ của ngành mình, đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Những văn bản pháp luật quan trọng phải được giao cho những nhóm chuyên gia độc lập, có tư duy đổi mới chủ trì (có sự tham gia với tư cách thành viên của cơ quan quản lý), có quy trình đúng đắn để thu hút ý kiến của những doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. 10.Nâng cao ý chí phấn đấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng với thị trường. Doang nghiệp phải đặc biệt coi trọng hơn nữa đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín của doanh nghiệp bằng việc kinh doanh đúng pháp luật và tôn trọng chữ “tín”, giúp cho doanh nghiệp thành đạt trên thương trường. Doanh nghiệp phải xây dựng nề nếp quản lý kinh doanh minh bạch và trung thực. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích khác cho các thành viên khác trong doanh nghiệp. Phát huy tinh thần doanh nghiệp để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của doanh nghiệp cần được phát huy. Người có tinh thần doanh nghiệp không màng đến cái lợi trước mắt, có tinh thần đổi mới, có hòai bão, lý tưởng, quyết tâm mang tài năng của mình làm giàu cho mình, cho cộng đồng và cho đất nước. Ngoài ra Nhà nước cần dành sự quan tâm đến nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân như: Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhà quản lý cho doanh nghiệp. Đào tạo kỹ thuật và công nghệ phục vụ lĩnh vực chế tạo các sản phẩm mới. Hệ thống đào tạo quản lý tại các trường trung học, ca0 đẳng, đại học và các trung tâm đào tạo sau đại học phụ thuộc vào quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho nềnkinh tế quốc dân do Bộ giáo dục và đào tạohoạch định. Nghiên cứu và phát triển các chương trình kiến thức chuẩn, có tính khoa học. Nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo miễn phí hoặc có chi phí thấp hoặc hỗ trợ cơ sở đào tạo cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. KẾT LUẬN: Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Kinh tế tư nhân bao gồm những bộ phận kinh doanh gia dình, cá thể tiểu chủ và các doanh nghiệp của tư nhân ngày càng chứng tỏ là bộ phận cấu thànhquan trọng của nền kinh tế cả nước. Đảng lãnh đạo đề ra những chủ trương, chính sách lớn, Nhà nước bằng công cụ pháp luật định hướng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp phát triển.doc
Tài liệu liên quan