MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY 3
I.ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ 3
1. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT “RIÊNG” CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .3
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC .3
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu ô tô 3
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ô tô 14
II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY 15
1. LƯỢNG CUNG VÀ NGUỒN CUNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY 15
2. CẦU Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY 16
3. GIÁ CẢ Ô TÔ HIỆN NAY CỦA NƯỚC TA 17
4. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA 18
III. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 19
1. Chính sách đầu tư 19
2. Tình hình đầu tư 21
IV. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Ô TÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21
1. Thực trạng chính sách thương mại ở Việt Nam hiện nay 21
2. Tình hình tiêu thụ ô tô ở nước ta hiện nay 22
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA 24
I. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP ĐÓ 24
1. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 24
1.1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường 24 1.2. Hoàn thiện và ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh 24
1.3. hoàn thiện chính sách giá và không ngừng nâng cao mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm 25 1.4. Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ trước, trong và sau bán hàng 25
1.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo và các biện pháp xúc tiến bán hàng 26
2. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỄ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP TRÊN 26
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ 27
1.Nhu cầu về cơ giới hóa và có một chính sách rõ ràng, ổn định, phù hợp 27
2. Xây dựng các cơ sở cung ứng 27
III. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM 28
KẾT LUẬN 29
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17552 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài kinh tế vĩ mô - Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nnova GSR
704.000.000
754.000.000
50.000.000
Innova G5 số tay, 2.0 lít
667.000.000
715.000.000
48.000.000
Innova J 5 số tay, 2.0 lít
597.000.000
640.000.000
43.000.000
Fortuner
Fortuner V4 số tự động, 2.7 lít
944.000.000
1.012.000.000
68.000.000
Fortuner G5 số tay, 2.5 lít
784.000.000
840.000.000
56.000.000
HONDA
Kỳ vọng giá bán: Theo sự nhận xét của các nhà kinh tế thì lượng hàng hóa bán ra của bất ký loại hàng hóa nào không chỉ phụ thuộc vào giá hiện tại của nó mà còn phụ thuộc vào giá cả trong tương lai. Thật vậy khi một người tiêu dùng muốn mua một loại hàng hóa nào đó mà trong tương lai giá của nó tăng lên thì ngay lập tức họ sẽ mua hàng hóa đó ngay, điều này có thể kích cầu ngay lập tức. Trong một khoảng thời gian thì giá bán tăng lên hay giảm đi do chính sách giá của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa mà doanh nghiệp tăng hay giảm đó. Nhu cầu xe ô tô trong năm 2012 dự báo sẽ bùng nổ với sự tiếp sức của chính sách giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc mới đây. Dù chỉ giảm vài phần trăm nhưng đủ khiến những ai đang có nhu cầu “đạp phanh gầp”, chờ thêm ít ngày để được hưởng giá rẻ hơn.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ô tô:
Giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất ô tô: Đối với một doanh nghiệp thì giá các yếu tố đầu vào là cực kỳ quan trọng, giá các loại máy móc, thiết bị, lao động tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng ngay đến giá bán và sẽ ảnh hưởng ngay đến tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu giá các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí cho một sản phẩm cũng tăng dẫn đến giá của sản phẩm đó cũng tăng lên và làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống. Ngược lại nếu doanh nghiệp cắt giảm được các chi phí cho các yếu tố đầu vào thì sẽ hạ chi phí sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm giảm thu hút khách hàng tăng lợi nhuận, và vì vậy việc tăng hay giảm lợi nhuận sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp đó.
Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất của bất kỳ loại hàng hóa nào cũng ảnh huởng đến lượng cung của hàng hóa đó trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp có một hệ thống sản xuất tốt đạt hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật thì doanh nghiệp sẽ sản xuất được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và sức tiêu thụ lớn. Và ngược lại nếu doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có giá quá cao hay không đảm bảo về mặt chất lượng sẽ khó tồn tại.
Năng lực sản xuất ô tô của các doanh nghiệp: Đối với lượng cung ô tô trên thị trường thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực sản xuất doanh nghiệp trong thời gian đó và cả trong tương lai. Thật vậy nếu một doanh nghiệp đạt được năng lực sảng xuất của mình thì lượng cung ra thị trường sẽ rất đầy đủ và làm cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình là tồn tại và phát triển. Và nếu một doanh nghiệp thấy được trong tương lai thị trường của doanh nghiệp có khả năng phát triển thì doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực sản xuất và do đó sẽ tăng lượng cung trên thị trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY
LƯỢNG CUNG VÀ NGUỒN CUNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY
Có thể nói lượng cung ô tô ở nước ta hiện nay là rất lớn và nó thuộc nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn lượng cung ô tô ở nước ta thuộc ba nguồn chính và đó là những nguồn sau:
Sản xuất và lắp ráp trong nước.
Nhập khẩu.
Nhập lậu.
Trong ba nguồn này, theo số liệu thống kê trong vài năm trở lại đây thì nguồn thứ nhất chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là nguồn nhập khẩu và cuối cùng là nguồn nhập lậu. Theo tính toán thì tổng lượng cung ô tô ra thị trường ở nước ta một năm khoảng 160000 xe, thì lượng xe sản suất và lắp ráp trong nước là vào khoảng hơn 100000 xe/ năm, lượng xe nhập khẩu vào khoảng hơn 50000 xe/ năm, và lượng xe nhập lậu vào khoảng 5000-10000 xe/ năm.
Lượng xe hơi sản xuất và lắp ráp trong nước hiện nay vẫn được cung ứng chủ yếu bởi Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi - VAMA, với 18 thành viên: Toyota, Trường Hải, Daewoo, Vixuki, Ford, Honda,… Hàng năm mỗi liên doanh sản xuất gần 3000 xe, lượng xe này chỉ dùng đểà cung cấp cho thị trường nội địa, điều đó cho thấy chất lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước vẫn còn hạn chế, thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của ngay cả thị trường nội địa, khiến thị trường xe nhập khẩu vẫn khá sôi động.
Tuy vậy, hầu như các liên doanh đều thờ ơ với các chiến lược sản xuất và lắp ráp trong nước. Thực tế này đặt ra câu hỏi: phải chăng các hãng ô tô tại Việt Nam đang dần chuyển sang hình thức kinh doanh nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, nơi sản phẩm của họ nếu chứng minh được là có xuất xứ 40% nội địa hóa sẽ được hưởng thuế nhập khẩu riêng của khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam, là 0% bắt đầu từ năm 2018 (từ năm 2011 giảm còn 70% và cứ sau một năm giảm tiếp 10% cho đến năm 2015 còn 15%).
Điều này có thể khiến lượng xe nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong tương lai, với nguồn cung chủ yếu tới từ các nước Đông Nam Á, điển hình là Thái Lan, đất nước được mệnh danh “Detroit của Đông Nam Á” với hàng chục nhà máy của các hãng ô tô lớn như Ford, Toyota, Honda, Nissan…khi cam kết CEPT chính thức có hiệu lực (Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của AFTA).
Còn lại trong tổng số lượng cung ra thị trường là xe nhập lậu, lượng xe này có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường o âtô ở nước ta do giá của các loại xe này cực rẻ, do vậy nó có sức cạnh tranh rất lớn .
CẦU Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY
Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, nhưng thu nhập của nhân dân chưa cao, với mức thu nhập bình quân hiện nay là 1.168 USD/ người/ năm, trong khi giá một chiếc xe sản xuất và lắp ráp trong nước khoảng 57.000 USD/ chiếc trở lên, thì nhu cầu tiêu thụ của thị trường ô tô Việt Nam còn khác khiêm tốn với tỉ lệ 7 xe/ 1000 dân. Theo tính toán, để thị trường ô tô có sức mua thật sự thì thu nhập của người dân phải trên 4500 USD/ người/ năm, thị trường nội địa chưa phát triển khiến tình trạng cầu luôn kém xa cung.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của nước ta vẫn còn quá kém, đường sá không phù hợp với việc đi lại bằng xe ô tô, khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân là không cao. Ta có biểu đồ lượng xe tiêu thụ trong vài năm trở lại đây (theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô - VAMA) sau:
Qua biểu đồ, ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng cầu thị trường xe ô tô trong nước từ giai đoạn 2006-2008 khi lượng xe tiêu thụ tăng 70.093 xe trong hai năm (tăng 174%), nhưng từ sau năm 2008 đến nay thị trường bắt đầu chững lại, khi sản lượng xe tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 7% và năm 2010 giảm 6% so với năm 2009, điều này có thể lý giải bởi việc người dân lo ngại tình hình kinh tế thế giới và sự hạn chế lượng xe lưu thông của chính phủ.
Hiện tại, rõ ràng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân là chưa cao, tuy nhiên trong tương lai, khi cam kết CEPT có hiệu lực kéo theo sự giảm giá của các loại xe hơi, lượng cầu ô tô chắc chắn sẽ thay đổi và tăng đáng kể.
GIÁ CẢ Ô TÔ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Hiện nay nếu so sánh giá của các loại ôtô của nước ta so với các nước khác trên thế giới thì giá ôtô của nước ta vào loại cao. Một chiếc xe BMW X5 tại thị trường Mỹ có giá 46.675 USD, thì giá tại Việt Nam là 164.000 USD.
Việc người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt gấp hơn 3 lần so với người Mỹ cho một chiếc xe tương đương là vì cho đến lúc này, toàn bộ thị trường vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh với nước ngoài mà không có đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào, hay mức giá cạnh tranh nào từ các sản phẩm nhập ngoại.
Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của Chính phủ đối với mặt hàng này, hiện nay thuế của Việt Nam cao gấp 3 lần so với các nước trên thế giới.
Ngoài ra phải kể đến yếu tố hiệu quả của sản xuất. Một chuyên gia lâu năm trong ngành công nghiệp ôtô cho biết, 11/18 liên doanh đăng ký sản xuất 148.000 xe/năm, nhưng trên thực tế họ chỉ khai thác được 30% công suất.
Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lời “khủng khiếp”, chứng tỏ giá bán ô tô đãù bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.
Hơn nữa, các liên doanh ôtô hện nay rất khó tìm được các nguồn cung từ trong nước cho dù đó là những loại phụ kiện rất đơn giản như những loại chi tiết lắp ghép như bulong , ốc vít...
Các nhà sản xuất trong nước chỉ cung cấp những loại bao bì . Chỉ có vài nhà chế tạo hiện đang sản xuất ở nước ta . Phần lớn các loại xe lắp ráp ở nước ta là theo dạng “CKD” ( xe lắp ráp trong nước từ các phụ tùng nhập khẩu), và vì được lắp ráp theo dạng này nên chi phí vận chuyển rất lớn cũng như thuế nhập khẩu rất cao.Và điều này làm cho giá cả các loại xe cao vọt.
Chính điều này chứng tỏ một cơ cấu bất hợp lý về chính sách đầu tư , thương mại về phát triển nền công nghiệp ôtô ở nước ta . Điều này cần có những giải pháp cụ thể từ phía chính phủ cũng như từ phía các doanh nghiệp và ccũng như sự phối hợp của hai thành phần này sao cho hợp lý và qua đó có thể phát triển nền công nghiệp ôtô ngày càng vững mạnh.
TÌNH HÌNH CẠNH TRANH HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA.
Hiện nay do trên thị trường ôtô có lượng cầu không lớn . Chính vì thế mà sự cạnh tranh diễn ra không gay gắt như ở một số thị trường trong khu vực . Bởi vì lượng cầu thì không lớn mà lại phân bổ cho rất nhiều chủng loại nào là xe bus , nào là xe tải ,nào là xe du lịch...
Do vậy các hãng đều có thị phần của mình mặc dù thị phần là rất nhỏ . Nhưng dù sao đó cũng là một điều kiện tất yếu để bất cứ một hãng ôtô nào muốn tồn tại và phát triển. Ở thị trường ôtô Việt Nam hiện nay các hãng ôtô đang cạnh tranh nhau về các hình thức quảng cáo trước và dịch vụ trước và sau khi bán sản phẩm của mình. Các hãng ôtô đang cố gắng tạo được hình ảnh tốt của mình trên thị trường để khi có thời cơ thích hợp sẽ tung ra và nắm bắt thị trường.
Điều này có thể rất dễ ràng qua việc các công ty ôtô mở rộng liên tục các mạng lưới bán lẻ cũng như cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng của mình.Các công ty lớn như Toyota đã mở rộng các đại lý của mình trên toàn quốc với mạng lưới các trung tâm bảo hành đến khắp mọi nơi và phục vụ mọi lúc bằng việc thiết lập đường dây nóng để phục vụ khách hàng .
Và hơn nữa đo điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay là thu nhập của người dân không cao mà các hãng ôtô dùng các chính sách cạnh tranh về giá rất nhiều . Điều này trong một tương lai gần sẽ tạo cho người tiêu dùng ôtô ở nước ta có cơ hội tốt hơn trong việc tiêu dùng loại sản phẩm cao cấp này.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
Do nền kinh tế phát triển, nhu cầu vê phương tiện đi lại và vận tải tăng lên và do đóm nhu cầu mua sắm ô tô vì những mục đích khác nhau cũng tăng theo hàng năm. Mặt khác ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp quan trọng không những góp phần nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Chính sách đầu tư:
Căn cứ vào luật đầu tư nước ngoài năm 1987 do Chính phủ và các cơ quan hữu quan Việt Nam đã công bố những văn bản cụ thể liên quan đến lĩnh vực đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Chủ trương của Chính phủ Việt Nam hiện nay là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và liên doanh sản xuất ô tô và từng bước hiện đại hóa, nội bộ hóa ngành công nghiệp non trẻ này.
Trong lĩnh vực đầu tư và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ liên quan đã công bố nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể như: Công văn hướng dẫn của văn phòng chính phủ số 5768/KTTH ngày 30/9/1994; số 8144 ngày 14/8/1996; số 920/KTTH ngày 21/4/1997. Ngoài ra còn có một số các văn bản hướng dẫn của Bộ kế hoach và đầu tư, Bộ thương mại. Các công văn và văn bản trên tập trung chủ yếu ở một số nội dung chủ yếu sau:
Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô phải là các hãng sản xuất ô tô có năng lực, tài chính, công nghệ cần thiết về ô tô,c ác công ty thương mại có thể góp vốn cùng với các hãng sản xuất ô tô trong các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức xí nghiệp liên doanh.
Trong các dự án xin giấy phép đầu tư phải bao gồm chương trình sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô tại Việt Nam với tỉ lệ ít nhất là 5% giá trị xe và sẽ tăng dần theo từng năm để năm thứ 10 sẽ đạt ít nhất là 30% giá trị xe. Nhà nước Việt Nam sẽ ưu tiên đặc biệt đối với các dự án đầu ra chương trình sản xuất nội địa với quy mô đầu tư lớn, công nghệ cao và thời gian thực hiện nhanh. Việc sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô được tiến hành phù hợp với sở trường của từng hãng và theo sự hướng dẫn của Bộ công nghiệp.
Các dự án phải cam kết cụ thể về chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn quản lý cho các cán bộ và công nhân Việt Nam làm việc trong công ty đó.
Các dự án đầu tư có chương trình xuất khẩu ô tô nguyên chiếc hoặc linh kiện phụ tùng ô tô sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế. Khi chuẩn bị các dự án đầu tư với nước ngoài các doanh nghiệp cần căn cứ vào nội dung trên để thực hiện.
Như vậy, căn cứ vào các chính sách và văn bản trên cho thấy: chủ trương của Chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở khuyến khích sự tham gia đầu tư của các nước theo phương thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Từng bước thực hiện hiện đại hóa, nội địa hóa, giảm dần, và cuối cùng chấm dứt việc nhập khẩu xe nguyên chiếc, đồng thời nâng cao và đẩy mạnh hiệu quả đầu tư sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam phục vụ cho các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới.
Theo chỉ thị của Chính phủ, Bộ công nghiệp đã công bố dự thảo về chính sách nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô. Từ năm 1996 – 2020, chương trình nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1(1996 - 2000): Tập trung sản xuất các loại xe thông dụng nhỏ, xe có dung tích xy lanh < 21 và phụ tùng thay thế cho nhiều loại xe.
Giai đoạn 2 (2000 - 2010): Tập trung sản xuất các loại xe tải có trọng lượng 5 tấn, phụ tùng thay thế cho nhiều loại xe yêu cầu vốn đầu tư công nghệ cao.
Giai đoạn 3 (2010 - 2020): Tập trung sản xuất thêm các loại xe có trọng tải lớn hơn 5 tấn và các loại phụ tùng phức tạp, tiên tiến, đòi hỏi trình độ cao.
Tình hình đầu tư:
Như vậy kết thúc năm 2010, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào nước ta đạt 53.841 chiếc, giảm 33,2% so với năm 2009, tương đương giá trị 9778,5 triệu USD, giảm 22,9%.
Trong khi đó giá trị nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô vào Việt Nam tăng 7,2% trong cả năm 2010 lên hơn 1,9 tỷ USD. Linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động lắp ráp và sửa chữa, thay thế. Trong quý I năm nay, nhập khẩu ô tô vào nước ta đạt 248 triệu USD, tăng 191,1% so với năm 2009.
Theo Tổng cục thống kê, nhập khẩu ô tô vào nước ta quý đầu năm nay đạt 734 triệu USD, tăng 120,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ô tô nguyên chiếc đạt 262 triệu USD, với 14,8 nghìn chiếc, tăng 154,8% về lượng và 162,2% về giá trị so với quý đầu năm 2010. Riêng trong tháng 3.2011 nhập khẩu ô tô đạt 275 triệu USD, ô tô nguyên chiếc là 100 triệu USD với 5 nghìn chiếc.
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Ô TÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực trạng chính sách thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chính sách thương mại mặt hàng ô tô được thể hiện ở chính sách nhập khẩu mặt hàng này. Hai công cụ chính ở đây là hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu.
Việc nhập khẩu ô tô ở nước ta được chính phủ quy định cho từng năm và được giao cho các Bộ như Bộ thương mại và Bộ tài chính, các cơ quan chức năng giải quyết. Căn cứ vào tình hình thực tế hằng năm mà điều chỉnh mức nhập khẩu cũng như thuế suất sao cho phù hợp. Để khuyến khích cũng như bảo vệ nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Chính phủ đã ra những quyết định cấm nhập khẩu xe nguyên chiếc như Quyết định số 49/CP ngày 6/5/1997 và quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998 của thủ tướng chính phủ. Điều này vừa tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô phát triển nhưng cũng tạo ra áp lực cho ngành này phải làm sao phát triển cho hợp lý không được dựa vào ưu thế độc quyền.
Bộ tài chính thống nhất với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các ngành liên quan để điều chỉnh mức thuế suất sao cho phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. Cho đến thời gian gần đây, giá một chiếc xe sản xuất trong nước đã rẻ hơn đáng kể so với nhập khẩu. Tuy nhiên mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới (100%) đã đe dọa sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian sắp tới. Và sau đây là một số thống kê các mức thuế của Việt Nam:
Các loại xe
Các loại xe có dung tích động cơ thực
Xe trên 2.500 phân khối
Xe trên 3000 phân khối
Thuế
83%
80%
77%
Qua bảng thống kê thuế ở trên cho thấy mức thuế ở nước ta rất cao, theo các nhà phân tích kinh tế thì mức giá ô tô ở nước ta quá cao kể cả so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Chính vì thế mà giá sản xuất ô tô ở nước ta rất cao, tỷ lệ vượt hơn hẳn xe cùng loại sản xuất ở các nước chính quốc.
Tình hình tiêu thụ ô tô ở nước ta hiện nay
Sản lượng bán hàng cả năm 2010 của các thành viên Hiệp ô tô Việt Nam(VAMA) là 112.224 chiếc, giảm 6% so với năm 2009. Riêng trong tháng 12/2010, sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA là 12.485 xe, giảm 17% so với tháng 12/2009. Trong đó, giảm mạnh nhất là xe con ( giảm 21%), dòng xe đa dụng ( giảm 19%), và dòng xe thương mại (giảm 13%).
Toyota tháng 12/2010 bán nhiều nhất với 3.603 xe, song vẫn giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là Trường Hải với 2.720 xe giảm 4%; GM Daewoo bán 1102 xe giảm 34% và Vinamotor bán 1176 xe giảm 13%.
Bảng 1: Số lượng bán hàng trên toàn quốc tháng 12/2010
Bảng 2: Mức dao động bán năm 2010 so với 2009
Bảng: Dao động lượng bán hàng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009
CHƯƠNG II
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ÔTÔ NƯỚC TA
I. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP ĐÓ
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong ngành nào khi muốn thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì không thể bỏ qua công tác nghiên cứu thị trường và doanh nghiệp sản xuất ôtô cũng không ngoại lệ
Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp lập ra các kế hoạch để thực hiện theo các chiến lược đã đề ra.Bởi vì thị trường không đứng yên mà nó luôn thay đổi theo chu kỳ của nó do vậy ai không nhanh nhậy nắm bắt các giai đoạn của thị trường thì người đó rất dễ bị loại ra khỏi thị trường .
Mục đích của nghiên cứu thị trường của các liên doanh ôtô là nghiên cứu khả năng tiêu thụ ôtô và tỷ trọng của hãng mình trong thị trường cụ thể ở đây là nước Việt Nam và trên cơ sở đó tạo các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với những điều kiện đó .
Các công ty không những chỉ đi nghiên cứu khái quát thị trường mà phải đi vào từng đối tượng cụ thể là loại hàng hóa của công ty mình cụ thể là ôtô thì sẽ phụcvụ cho các đối tượng nào, chẳng hạn ở nước ta thì phần lớn xe ôtô được các cơ quan nhà nước tiêu thụ, người tiêu dùng là dân thường rất ít. Vì thế mà các liên doanh phải làm các biện pháp tiếp thị cũng như có các chính sách ưu đãi về hoa hồng để kích thích cầu của khúc thị trường này .
1.2 Hoàn thiện và ngày càng mở rộng mạnh lưới kinh doanh
Gần đây các liên doanh ôtô ở nước ta đã rất chú trọng đến công tác mở rộng hoạt động của các mạng lưới kinh doanh . Điều đó được thể hiện băng việc các liên doanh ôtô đã có mặt ở khắp mọi nơi từ những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội , Hải Phòng ,TP HCM cũng như ở các thị trường bé hơn như Huế , Đa Nẵng .... Ngoài ra vì mặt hàng ôtô là một mặt hàng rất cần địa điểm để trưng bầy do vậy việc chọn địa điểm bán hàng là cực kỳ quan trọng .Nếu địa điểm hợp lý sẽ làm cho việc phân phối trở nên dễ dàng hơn tạo ưu thế trong cạnh tranh
Thêm nữa các liên doanh ôtô ở nước ta còn phải thiết lập chương trình quản lý chặt chẽ cũng như có những chính sách hợp lý để hỗ trợ ,đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho các đại lý của mình để thông qua đó tạo lòng tin cho khách hàng và tạo được ưu thế trong cạnh tranh .
1.3 Hoàn thiện chính sách giá và không ngừng nâng cao mẫu mã cũng như chất lượng sản
Hiện nay giá các loại xe ôtô ở nước ta nói chung là rất cao nếu so với mức thu nhập bình quân của nước ta . Trung bình giá của mọi loại xe thông dụng vào khoảng 20000 USD trong khi đó thu nhập mới vào khoảng 1160 USD/năm . (eFinance.vn)
Điều rất bất hợp lý này một phần thuộc về chính sách của chính phủ chưa phù hợp.Tuy nhiên các liên doanh ôtô nước ta cũng cần phải xem xét lại điều này vừa là xây dựng lại chính sách sao cho phù hợp và nếu có khó khăn thì cần có ngay những kiến nghị với nhà nước sao cho kịp thời để giảm bớt khó khăn .Qua đó có điều kiện để phát triển doanh nghiệp của mình .
Qua đó tạo được lòng tin cho người lao động lúc này họ sẽ yên tâm làm việc cũng như có thể giảm được chi phí xuống do công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu ...
1.4 Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ trước, trong và sau bán hàng
Trong xu thế chung hiện nay là phần lớn các mặt hàng cung đều lớn hơn cầu rất nhiều do vậy các doanh nghiệp cần có những biện pháp hết sức cụ thể trong công đọan bán hàng. Một doanh nghiệp nếu muốn bán được hàng thì ngoài những điều nêu trên thì cần phải có hình thức bán, phương thức thanh toán đa dạng và thuận lợi. Vì đa số các loại xe ở nước ta giá rấât cao. Do vậy công ty nào có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TI7874U LU7852N KINH T7870 VI Mamp212 TH7882 TR.doc