MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
I. Khái niệm, đặc điểm, hình thức của hội nhập 2
1. Khái niệm 2
2. Đặc điểm 2
3. Hình thức hội nhập 4
II. Tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế 5
1. Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất 5
2. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường 6
3. Thế giới bước vào thời kỳ hoà bình - hợp tác và phát triển 8
III. Cơ hội và thách thức đối với các nước trong quá trình hội nhập 10
1. Cơ hội đối với các nước trong quá trình hội nhập 10
2. Những thách thức đối với các nước trong quá trình hội nhập 13
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 18
I. Tổng quan kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ 18
II. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam từ sau khi mở cửa 19
III. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập 21
1. Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập 21
a. Việt Nam có điều kiện tham gia tích cực vào các quan hệ thương mại quốc tế. 21
b. Khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đất nước 29
c. Nâng cao chất lượng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam 30
d. Kinh tế, chính trị, xã hội ổn định 31
e. Tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế 31
2. Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập 32
a. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với thế giới còn thấp và lạc hậu. 32
b. Kinh tế thị trường chưa phát triển 36
c. Điều hành kinh tế còn nhiều bất cập 37
d. Hệ thống luật pháp và chính sách còn nhiều hạn chế 38
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 39
I. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề hội nhập của Việt Nam 39
II. Định hướng chủ yếu. 40
III. Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 41
1. Cần tiếp tục đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp 41
2. Phát triển kinh tế thị trường trong khắp cả nước. 43
3. Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ. 44
4. Với công cụ chính sách tài chính, tiền tệ 44
5. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp 45
KẾT LUẬN: 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .48
MỤC LỤC .49
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ sản xuất lạc hậu thể hiện ở cấu trúc thượng tầng do các tổ chức đang điều hành kinh tế thế giới đó là các tổ chức, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) do các quốc gia giàu mạnh và các tập đoàn siêu quốc gia chi phối điều hành.
d) Sự suy thoái về môi trường - xã hội
Chưa bao giờ các nước Châu á lại quan tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc (truyền thống văn hoá, dân tộc, lợi ích kinh tế, xã hội) trước làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Thủ tướng Malaixia đã có lý khi cho rằng "ý tưởng toàn cầu hoá đang bị các siêu cường lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác". Đồng thời đó còn là sự phổ biến của các loại hình văn hoá ngoại lai với lối sống trái ngược với thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức con người.
Thực trạng của nước quốc gia, việc mở cửa du nhập các thành tựu khoa học, công nghệ, nguồn vốn.. Song công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường... Do đó nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ đối với các nước tiếp nhận công nghệ không phải xa vời.
Nói tóm lại, đối với các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội, điều kiện cho phát triển song nó lại đặt ra nguy cơ về độ an toàn trong đời sống con người trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.
Chương II
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
I. Tổng quan kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ
1. Giai đoạn 1986 - 1990
Trên thực tế nền kinh tế nước ta bị bao vây do Hoa Kỳ áp đặt chính sách cấm vận. Trong khi đó, hệ thống các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô đang trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Nền kinh tế nước ta thực sự ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài, khả năng xâm nhập thị trường quốc tế bị cản trở, các quan hệ thương mại cũ bị phá vỡ, thị trường trong nước bị chia cắt, đất nước thiếu thốn đủ thứ... Đỉnh điểm khủng hoảng được đánh dấu bằng sự kiện xảy ra năm 1989 khi hàng loạt hợp tác xã tín dụng mất khả năng thanh toán. Trong bối cảnh đó, tuy đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã quyết định đường lối đổi mới nhưng do "độ trễ" từ chủ trương đến hiệu pháp cụ thể quá dài nên hiệu quả đổi mới chưa phát huy tác dụng, nền kinh tế chưa có sự chuyển biến tích cực, tình trạng vốn đầu tư ít, hiệu quả mang lại không cao.
2. Giai đoạn 1991 – 1995: nền kinh tế phục hồi nhanh chóng nhờ hàng loạt chính sách đổi mới đã bắt đầu phát huy tác dụng, dầu mỏ được khai thác và thương mại hoá, cấm vận bị dỡ bỏ, thị trường trong nước dần được thông thoáng, thị trường nước ngoài được mở mang, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư bằng các nguồn vốn trong nước rầm rộ phát triển, tổng mức đầu tư bình quân đạt 22% GDP, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước, đỉnh điểm đạt 27,1% GDP (năm 1995). Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1995 đạt tốc độ ngoạn mục, bình quân 8,2% trong đó năm cao nhất (1995) đạt 9,5%, hiệu qủa đầu tư ổn định.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta trong giai đoạn này nhìn chung vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, năng suất lao động thấp, sự đóng góp của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các yếu tố chất lượng khác vào tăng trưởng kinh tế không lớn.
3. Giai đoạn 1996-2000: đã tăng trưởng kinh tế và đầu tư tuy có chững lại nhưng vẫn còn phát huy tác dụng cho đến khi khủng hoảng tài chính Châu á bùng nổ vào mùa hè năm 1997. Do sự lạc hậu về cơ sở hạ tầng tài chính - tiền tệ nên những tác động tiêu cực khủng hoảng tài chính khu vực không đến trực tiếp, cùng thời điểm với các nước khác mà bắt đầu chậm hơn, dai dẳng hơn, lâu phục hồi hơn, thông qua nhiều hình thái tác động khác nhau, trước hết đối với các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, sau đó trải rộng ra toàn nền kinh tế, kể cả đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong nước và hoạt động ngoại thương. Từ năm 1998, đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, giảm sút nghiêm trọng; hoạt động kinh tế trầm lắng, tăng trưởng kinh tế giảm trông thấy. Những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính Châu á đã làm xấu thêm tình hình kinh tế vốn đã khó khăn. Mặt khác nó thu hẹp thị trường tiêu thụ của ta và làm gia tăng mạnh mẽ mức độ cạnh tranh quốc tế vốn đã rất khốc liệt, tạo sức ép ghê gớm đối với hàng hoá Việt Nam trên các thị trường khu vực và quốc tế.
II. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam từ sau khi mở cửa
Đối với Việt Nam quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới hơn một thập kỷ qua đã đem lại cho Việt Nam những kết quả rất đáng khích lệ trên các mặt thương mại, đầu tư, ngoại giao..., phá bỏ thế cô lập, tạo ra môi trường cùng hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới.
Nói một cách công bằng để có được kết quả đó không phải chỉ do hội nhập, mở cửa đem lại mà chủ yếu là do Việt Nam đã biết phát huy nội lực là chính kết hợp với mở cửa, hội nhập, tranh thủ nguồn vốn và thiết bị công nghệ tiên tiến của nước ngoài đem lại. Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì đến năm 2001, con số này đã đạt 15,1 tỷ USD, tăng gấp 5 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% năm. Trong cơ cấu hàng hoá cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá các mặt hàng, tăng dần những hàng hoá qua chế biến.
Trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay Việt Nam đã thu hút 42 tỷ USD. FDI của hơn 70 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong đó đầu tư vào công nghiệp và xây dựng khoảng 51%. Cùng với vốn FDI chúng ta còn tiếp nhận một lượng không nhỏ nguồn vốn qua kênh ODA. Nguồn ODA thực sự có ý nghĩa quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... Tính ra mức vốn nước ngoài hiện nay chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP đều tăng lên; năm 1993 đạt 3,6%, năm 1998 đạt 9%, năm 1999 đạt 10,5% (Nguồn: cuốn “toàn cầu hoá kinh tế” của GS- TS Dương Phú Hiệp). Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cũng mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoài. Tính cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có 27 dự án đầu tư ra nước ngoài với số vốn khoảng 8 triệu USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm dịch vụ và xây dựng...
Thông qua hợp tác về kinh tế góp phần thúc đẩy chương trình đưa lao động ra nước gnoài làm việc. Đến năm 2002 đã đưa được 300.000 người gồm lao động và chuyên gia đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học...
Việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ cho phép ta thu được vốn, mà dựa vào đó chúng ta nắm bắt được những công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, từng bước tạo cho ta một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp cho việc phát triển nền công nghiệp hiện đại trong tương lai.
Kết quả hội nhập còn được thể hiện rõ ở việc ra nhập và tham gia vào những hoạt động của các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Chúng ta đã trở thành thành viên của AFTA (khu vực tự do thương mại các nước ASEAN), APEC (diễn đàn hợp tác á - Âu) năm 1998. Hiện nay Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc (UN), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB). Năm 1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trải qua nhiều vòng đàm phán khác nhau. Đặc biệt là ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2001. Với việc hội nhập tích cực, chủ động như trên đã góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế - xã hội trong hơn mười năm đổi mới vừa qua không những đã phá bỏ được thế bao vây và cô lập mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
III. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập
1. Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập
a. Việt Nam có điều kiện tham gia tích cực vào các quan hệ thương mại quốc tế.
a1. Trong lĩnh vực ngoại thương: Việt Nam có điều kiện xuất và nhập khẩu hàng hoá do đó phát huy được lợi thế so sánh. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia trên thế giới.
* Đối với xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Nếu năm 2001 Việt Nam xuất được 15,1 tỷ USD thì sang năm 2002 xuất khẩu được 16,53 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2001, góp phần thúc đẩy kinh tế và sản xuất trong nước phát triển (nguồn: bộ thương mại).
Về mặt hàng xuất khẩu, hiện nay Việt Nam đã có được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: dầu thô, dệt và may mặc, thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su..., bước đầu tạo lập được vị trí nhất định trên thị trường khu vực và thế giới, tạo đà vững chắc cho những năm tới.
Bảng số1: Bảng tình hình xuất khẩu 11 tháng năm 2002 so với 11 tháng năm 2001 và kế hoạch 2002.
Đơn vị: số lượng (SL): 1000 tấn. Trị giá (TG): triệu USD
Tên hàng
Kế hoạch 2002
XK 11 tháng 2001
XK 11 tháng 2002
11 tháng 2002 với 11 tháng 2001 (%)
SL
TG
SL
TG
SL
TG
SL
TG
I. Xuất khẩu hàng hoá
16.600
13.816
14.963
103,3
- Các DN 100% vốn trong nước
9.296
7.480
8.067
107,8
- Các DN có vốn đầu tư nước ngoài
7.304
6.336
6.896
108,8
II. Xuất khẩu dịch vụ
2.700
2.295
2.468
107,5
- Nông dân, thuỷ sản
1. Thuỷ sản
2.100
1.651
1.875
113,6
2. Gạo
3.700
640
3.614
598
3.213
727
88,9
121,6
3. Cà phê
750
320
821
356
678
291
82,6
81,7
4. Rau quả
350
308
184
59,7
5. Cao su
320
175
274
149
397
230
144,8
154,3
6. Hạt tiêu
60
90
55
89
76
106
134,4
119,1
7. Nhân điều
42
147
37
131
58
194
155,8
148,1
8. Chè các loại
68
78
56
64
70
77
124,6
120,3
9. Lạc nhân
85
43
76
37
101
48
132,4
128,7
- Nhiên liệu, khoáng sản
1. Dầu thô
16.500
2.600
15.609
2.963
15.400
2.862
98,7
97,4
2. Than đá
4.400
125
3.672
99
4.828
131
131,5
131,7
- Công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
1. Hàng dệt, may mặc
2.400
1.818
2.449
134,7
2. Giầy dép các loại
1.900
1.378
1.634
118,6
3. Hàng điện tử và linh kiện máy tính
750
555
450
81,2
4. Hàng thủ công mỹ nghệ
250
210
299
142,4
- Hàng hoá khác
4.632
3.410
3.381
99,2
Nguồn: Bộ Thương mại
Về thị trường xuất khẩu, trên đà tăng trưởng kinh tế liên tục thì hàng hoá Việt Nam cũng dần mở được thị trường xuất khẩu cho mình. Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu được vào những thị trường quan trọng, đòi hỏi khắt khe về chất lượng vệ sinh, độ an toàn của sản phẩm... như Nhật Bản, các nước trong liên minh Châu Âu. Đặc biệt quan trọng khi hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ và ký kết hiệp định thương mại thì mở ra một hướng thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2: Bảng kim ngạch xuất khẩu sang các nước chủ yếu 10 tháng đầu năm 2002.
Đơn vị: 1000 USD
Tên nước
10 tháng 2002
10 tháng 2001
10 tháng 2002 với 10 tháng 2001 (%)
Nhật Bản
1.910.127
2.130.312
89,7
Mỹ
1.834.047
897.202
204,4
Trung Quốc
1.198.940
1.240.215
96,7
úc
1.021.648
856.321
119,3
Singapore
823.547
939.564
87,7
Đài Loan
674.979
654.513
130,1
Đức
567.853
550.455
103,2
Anh
472.684
416.656
113,4
Irắc
405.682
274.354
147,9
Hàn Quốc
386.854
336.971
114,8
Pháp
344.507
363.426
94,8
Hà Lan
321.607
291.594
110,3
Inđônêxia
296.378
228.219
129,9
Malaysia
281.316
279.768
100,6
Hồng Kông
273.715
257.415
106,3
Philippin
271.097
323.157
83,9
Bỉ
261.303
284.342
91,9
Italia
201.316
180.181
111,7
Thái Lan
194.318
275.231
70,6
Nga
155.650
163.781
95,0
Tây Ban Nha
142.838
121.740
117,3
Campuchia
142.800
118.364
120,6
Canada
114.951
91.464
125,7
Ba Lan
55.776
67.551
82,6
Mexico
51.639
35.350
146,1
Thuỵ sĩ
51.621
79.256
65,1
Lào
50.741
52.003
97,6
Thuỵ Điển
48.815
41.979
116,3
Đan Mạch
48.598
37.634
129,1
Các tiểu VQ ARRTN
32.490
26.907
120,7
Hy Lạp
27.884
17.789
156,7
áo
21.739
22.475
96,7
Thổ Nhĩ Kỳ
20.054
9.820
204,2
Phần Lan
19.778
15.658
126,3
New Zealand
17.301
15.319
112,9
Ai Len
16.246
17.452
93,1
Nguồn: Bộ Thương mại
Hiện nay Việt Nam tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi như: Senegal, Công gô, Tanzania, Nam Phi... và các nước Nam Mỹ: Achentina, Brazin...
* Đối với nhập khẩu:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải nhập khẩu hàng hoá từ các nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước đồng thời nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm phát triển kinh tế đất nước dần dần hoà nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Về mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không có khả năng sản xuất gồm máy móc, thiết bị và phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu... Cụ thể như: phân bón, xăng dầu, kinh kiện xe máy, ô tô nguyên chiếc, giấy các loại, phôi thép, thép thành phẩm... Từ năm 1999 đến năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu tăng hơn 4 lần.
Riêng trong 11 tháng đầu năm 2002 nhập khẩu ước đạt 17,267 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2001. Cả nước trong 11 tháng qua đã nhập siêu 2,304 tỷ USD. Tình hình nhập siêu tăng nhanh so với các năm trước đây: Năm 1999, 87 triệu USD (bằng 1% so với kim ngạch xuất khẩu), lần lượt trong các năm 2000 là 940 triệu (bằng 7%), năm 2001 là 740 triệu USD (bằng 5,4%). Đến hết năm 2002 Việt Nam đã nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD (gần 18% so với năm 2001).
Bảng 3: Bảng tình hình nhập khẩu 11 tháng năm 2002 so với 11 tháng 2001 và kế hoạch 2002.
Đơn vị: số lượng (SL): 1000 tấn. Trị giá (TG): triệu USD
Tên hàng
Đơn vị tính
Kế hoạch 2002
XK 11 tháng 2001
XK 11 tháng 2002
NK 11 tháng 2002 với 11 tháng 2001 (%)
SL
TG
SL
TG
SL
TG
SL
TG
I. Xuất khẩu hàng hoá
triệu USD
17.500
16.643
17.267
118,6
- Các DN 100% vốn trong nước
triệu USD
12.600
9.997
11.400
114
- Các DN có vốn đầu tư nước ngoài
triệu USD
4.900
4.561
5.867
128,6
II. Xuất khẩu dịch vụ
triệu USD
2.500
2.085
2.250
107,9
Mặt hàng chủ yếu
1. Ô tô nguyên chiếc các loại
Chiếc
28.000
182
16.125
182
24.644
226
153
124
2. Ô tô dạng linh kiện lắp ráp
Bộ
19.000
190
18.954
201
26.130
304
138
151
3. Thép thành phẩm
1000 tấn
2.100
600
1.996
577
2.558
792
128
137
4. Phôi thép
1000 tấn
1.800
324
1.520
283
1.969
409
130
145
5. Phân bón các loại
1000 tấn
3.200
400
2.892
365
3.198
397
111
109
- Phân bón URE
1000 tấn
2.000
245
1.552
188
1.550
184
100
98
6. Xăng dầu (có tính thuế)
1000 tấn
10.000
2.080
8.245
1.700
9.137
1.839
111
108
7. Xe gắn máy (linh kiện lắp ráp)
1000 bộ
1300
360
1.938
537
832
277
43
52
8. Giấy các loại
1000 tấm
300
165
253
138
326
172
129
125
9. Chất dẻo nguyên liệu
1000 tấm
700
485
661
447
811
540
123
121
10. Sợi các loại
1000 tấn
220
250
187
222
246
287
132
129
11. Bông
1000 tấn
120
140
105
123
92
93
88
76
12. Hoá chất nguyên liệu
triệu USD
380
308
363
118
13. Máy móc, thiết bị phụ tùng khác
triệu USD
3.000
2.476
3.317
134
14. Tân dược
triệu USD
310
263
287
109
15. Linh kiện điện tử
triệu USD
750
608
595
98
16. Nguyên phụ liệu dệt may
triệu USD
2.000
1.456
1.482
102
17. Hàng hoá khác
triệu USD
5.866
4.672
5.887
126
Nguồn: Bộ Thương mại
Về thị trường nhập khẩu, thị trường nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ các nước: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... và tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu từ các nước trong liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ...
Bảng 4: Bảng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ một số nước trong 10 tháng đầu năm 2002 với 10 tháng năm 2001.
Đơn vị: 1000 USD
Tên nước
10 tháng 2002
10 tháng 2001
10 tháng 2002 với 10 tháng 2001 (%)
Singapore
2.122.514
1.969.574
107,8
Nhật Bản
2.011.128
1.826.000
110,1
Đài Loan
2.002.292
1.638.950
122,2
Hàn Quốc
1.778.911
1.519.924
117,0
Trung Quốc
1.573.987
1.225.003
128,5
Thái Lan
745.794
642.459
116,1
Hồng Kông
612.316
435.634
140,6
Malaysia
550.342
375.322
146,6
Đức
426.313
330.363
129,0
Nga
421.796
295.147
142,9
Mỹ
367.355
311.214
118,0
Inđônêxia
285.688
241.691
118,2
Pháp
240.443
266.774
90,1
ấn Độ
237.085
173.213
136,9
Ôxtraylia
235.140
228.639
102,8
Italia
207.042
161.837
127,9
Ucraina
193.369
61.813
312,8
Anh
130.480
140.110
93,1
Thuỵ sĩ
109.186
73.750
148,0
Hà Lan
95.112
98.423
96,6
Philippin
77.680
45.461
170,9
Bỉ
73.013
57.776
126,4
Đan Mạch
69.332
53.449
129,7
áo
58.610
28.058
208,9
Tây Ban Nha
54.822
36.578
149,9
Canada
53.771
48.347
111,2
Campuchia
49.384
28.808
171,4
New Zealand
47.547
108.579
43,8
Lào
44.693
59.694
74,9
Thuỵ Điển
44.447
64.297
69,1
Phần Lan
25.575
20.530
124,6
Nguồn: Bộ Thương mại
a2.Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài: cũng đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn đầu tư cho toàn xã hội nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khai thác ưu thế tài nguyên thiên nhiên, lao động, cân bằng trong sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Đến nay Việt Nam đã thu hút được 42 tỷ USD FDI.
Trong năm 2002, cả nước có gần 700 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư trực tiếp 1,4 tỷ USD. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2002, cả nước có 607 dự án nước ngoài được cấp giấy phép mới, với tổng số vốn đăng ký trên 1,171 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2001 tăng 30,3% và bằng 53,6% về vốn. Ngoài ra còn có 278 lượt dự án được điều chỉnh vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm khoảng 800 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2001 tăng 32,3% về số dự án và 31,1% về số vốn. Như vậy số vốn đầu tư cấp mới và bổ sung 11 tháng đầu năm đạt khoảng 1,971 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực công nghiệp nhẹ thu hút được 264 dự án với số vốn 508,5 triệu USD, lĩnh vực công nghiệp nặng 168 dự án với số vốn 271,8 triệu USD, khách sạn du lịch 16 dự án với số vốn 138,5 triệu USD.
Bên cạnh đó nguồn vốn ODA tính từ năm 1993 đến nay là 10,6 tỷ USD trong đó 85% là vốn cho vay, 15% là không hoàn lại. Năm 2002 hội nghị các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam và cam kết tiếp tục tài trợ cho Việt Nam khoảng 2,5 tỷ USD.
Về khoa học và công nghệ, trong quá trình hội nhập còn cho phép ta nắm bắt được những công nghệ tiên tiến của thế giới góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển sang những mặt hàng chế biến.
Ngoài những ngành truyền thống: khai thác, chế biến, gia công, lắp ráp... thì xuất hiện những ngành công nghiệp mũi nhọn như: chế tạo máy, điện tử, tin học, cơ khí chính xác, tự động hoá...
Nói tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, hàng hoá Việt Nam dễ dàng thâm nhập với thị trường khu vực và thế giới, qua đó tiếp cận được khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới... từ đó thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
a3. Hội nhập tài chính quốc tế:
Trong thực tế, các tổ chức tài chính quốc tế quan trọng nhất hiện nay như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) đều có quan hệ tín dụng với các nước đang phát triển. Sau khi Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thì các tổ chức tài chính quốc tế đã bắt đầu cung cấp tín dụng cho Việt Nam, giải toả các nguồn vốn bị phong toả trước đây. Tại các câu lạc bộ tài chính quốc tế như: Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn, Việt Nam đã được một số quốc gia giảm nợ xoá nợ hoặc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ. Một số quốc gia vẫn duy trì các khoản viện trợ cho Việt Nam một cách đều đặn như : Nhật Bản, Pháp, Thuỵ Điển, Italia, Phần Lan,…
Đối với Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của một số tổ chức thuộc WB, đó là ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) và công ty bảo hiểm đầu tư đa biên (MIGA). Tuy vậy quan hệ Việt Nam và WB thực chất mới chỉ là quan hệ tín dụng giữa Việt Nam và IDA, quan hệ này phát triển khá tốt, trung bình hàng năm IDA cung cấp cho ta từ 300 đến 500 triệu USD. Năm 1995 WB đã đặt văn phòng tại Hà Nội.
Cùng với WB chúng ta có quan hệ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Năm 1976 chúng ta tiếp tục qui chế thành viên với cổ phần lúc đó là 0,12% tổng số IMF với 314 triệu USD. Tuy nhiên do có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế cùng với tác động về mặt chính trị nên IMF quyết định đình chỉ quyền được vay vốn vào năm 1984. Năm 1993 quan hệ với IMF được tái phục hồi và cũng năm này IMF cho Việt Nam vay 223 triệu USD.
Trong thời gian qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế nói chung và cho phát triển công nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng. Từ năm 1995 đến nay đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong đó 76,5% số dự án và 53,5% vốn đầu tư hướng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã góp phần đấng kể vào việc cung cấp vốn cho xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp như điện tử, khai thác dầu khí, lắp ráp ôtô, xe máy,… (Nguồn: tạp chí tài chính).
Ngoài ra một số ngân hàng Việt Nam đã tiến hành thành lập các công ty cho thủe tài chính. Cuối năm 1996 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cho phép Ngân hàng công thương Việt Nam cùng bốn đối tác nước ngoài thành lập công ty cho thuê tài chính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam - Việt Nam International leasing company (VILC). VILC ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước trong điều kiện nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, nó giúp các doanh nghiệp Việt Nam không đủ vốn vẫn có thể thuê được máy móc, thiết bị hiện đại để thay đổi công nghệ sản xuất chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nói tóm lại các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế là không thể phủ nhận.
b. Khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đất nước
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Với nguồn tài nguyên này không chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến mà còn là sức thu hút đối với các công ty nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu thế giới.
Vị trí địa lý của nước ta thuận lợi. Nước ta là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số quốc gia Đông Nam á, là điểm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới. Đáng chú ý có bờ biển rộng trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều hải cảng, có hai cảng lớn là cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn... thuận lợi cho việc phát triển giao thông hàng hải cũng như phát triển kinh tế hàng hoá. Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế. Do đó kinh tế biển là một thế mạnh của Việt Nam góp phần khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ biển, thực hiện chủ trương đánh bắt xa bờ của ngành thuỷ sản. Năm 2002 Việt Nam đã xuất khẩu được 2,412 triệu tấn với kim ngạch 2,03 tỷ USD, là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay.
Nông nghiệp Việt Nam cũng phát huy được những thế mạnh của mình, đóng góp đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gồm có: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu... góp phần tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Qua hơn 10 năm đổi mới, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành không những là một quốc gia tự túc được lương thực mà còn là mức có mức xuất khẩu lớn, đứng thứ 2 và 3 thế giới với 3,8 triệu tấn năm 1998 và 4,3 triệu tấn năm 1999. Cùng với đó đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện.
c. Nâng cao chất lượng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam:
Với thị trường 80 triệu dân, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, mỗi năm có khoảng 1,1 triệu người tham gia vào trong lực lượng lao động. Đó là lợi thế so sánh có ý nghĩa trong quá trình tham gia hội nhập lực lượng lao động Việt Nam có trình độ văn hoá, cần cù lao động...
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học, công nghệ phát triển mạnh, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp chi phối mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng cũng không thể thay thế được vai trò của nguồn lực lao động. Hơn nữa bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội để nguồn nhân lực nước ta khai thông giao lưu với thế giới bên ngoài. Chúng ta thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động để lao động Việt Nam có điều kiện cọ xát, nâng cao trình độ tay nghề và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đồng thời tạo điều kiện nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới mà hiện nay chúng ta đang rất cần. Như vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cùng điều kiện cụ thể phù hợp mà tham gia vào hội nhập và chính qua hội nhập là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Việt Nam.
d. Kinh tế, chính trị, xã hội ổn định
Đây là cơ hội quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28640.doc