MỤC LỤC
A/Mở đầu
B/ Nội dung
Chương 1 : Trang
Những hiểu biết chung về kĩ năng nói trước công chúng 3
1.1 Nội hàm của khái niệm nói trước công chúng (public speaking) 3
1.2 Vai trò của nói trước công chúng 8
1.3 Đặc trưng của nói trước công chúng 10
1.3.1 Những điểm tương đồng .10
1.3.2 Điểm khác biệt .12
1.4 Kĩ năng nói trước công chúng( public speaking skills) 13
1.4.1 Xây dựng sự tự tin 13
1.4.2 Kĩ năng nghe .16
1.4.3 Các bước chuẩn bị cho buổi thuyết trình .20
1.4.4 Tập dượt .31
1.4.5 Phương tiện phụ trợ . 32
1.4.6 Thuyết trình . 32
1.4.7 Kết thúc buổi thuyết trình . 36
Chương 2: Kĩ năng nói trước công chúng trong hoạt động hướng dẫn du lịch . 39
2.1. Vai trò của nói trước công chúng trong hoạt động hướng dẫn.39
2.2. Kĩ năng nói trước công chúng trong thực tế hoạt động của hướng dẫn viên hiện nay
2.2.1. Điểm khác biệt giữa hoạt động nói của du lịch và ngành khác.39
2.2.2 Hoạt động hướng dẫn của hướng dẫn viên.41
2.23. Quá trình chuẩn bị cho bài thuyết minh của hướng dẫn viên.43
2.2.4 Các phương pháp thuyết minh.47
2.2.5 Những hạn chế tồn tại.53
C/ Kết luận
Tài liệu tham khảo
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ năng nói trước công chúng (Publick Speaking) trong hoạt động hướng dẫn du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nghe thường chỉ quan tâm đến những vấn đề có liên quan, có ý nghĩa, tác động trực tiếp đến họ. Một người trẻ có thể sẽ cần biết nhiều hơn về sự lựa chọn nghề nghiệp nhưng đối với một người đã ngoài bảy mươi thì điều này lại trở nên vô nghĩa, cũng như đối với người nông dân điều họ cần biết những kĩ thuật canh tác để tăng năng suất chứ không phải là làm thế nào để sản xuất tên lửa. Đồng thời đề tài đó cũng phải được lựa chọn tuỳ theo từng tình huống. Trong buổi lễ mừng chiến thắng hàng năm, người nghe chờ đợi một bài phát biểu ca ngợi về những công ơn của những người đã khuất chứ không phải là khơi gợi lại những kí ức thương đau, đả kích về bè phái chính trị. Đề tài mà thính giả muốn nghe cũng chính là đề tài phù hợp với sở thích của người nghe. Khi nói chuyện với những người công nhân thì cái nên đề cập đến là nghề nghiệp của họ, sản phẩm mà họ sản xuất. Bên cạnh đố người nói cũng nên nhớ rằng, không bao giờ được áp dụng cùng một nội dung cho những đối tượng khác nhau. Có thể trong cùng một thời điểm cụ thể nhưng nếu khán giả là đối tượng hoàn toàn khác thì đồng nghĩa với việc cần phải có sự sửa đổi. Nếu giữ nguyên một nội dung để trình bày cho rất nhiều đối tượng và lặp lại theo chu kì thời gian như một người thợ quen tay thì đó chính là một diễn giả tồi.
Đề tài mới: Bên cạnh những vấn đề có liên quan thì người nghe cũng thường giành sự chú ý đặc biệt của mình vào những gì được cho là mới. Những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng như một phát minh, khám phá mới của các nhà khoa học. Hay đơn giản hơn là xu hướng nảy sinh trong nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ hiện nay, hoặc là về một loại sản phẩm mới sắp được tung ra trên thị trường. Bản năng tò mò, tâm lí muốn tìm kiếm sự mới lạ sẽ là một yếu tố kích thích sự chú ý của người nghe. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi một sự nhạy cảm nhất định của diễn giả để có thể nhận biết được điều gì là mới, là nhạy cảm vì có thể vấn đề đó là mới đối với diễn giả nhưng chưa chắc đã là mới đối với người nghe, mới ở thời điểm này những không còn mới trong thời điểm khác. Vì thế, cần phải có sự cập nhật thông tin thường xuyên, sự nghiên cứu kĩ càng của người nói trước vấn đề định trình bày.
Đề tài mà diễn giả muốn biết : Đây là một thử thách vì người nói chọn đề tài mà mình chưa hề biết đến để trình bày và tỉ lệ thành công vì thế là một vấn đề đáng được lưu tâm. Mặc dầu vậy, đây là một cơ hội tuyệt vời để người nói tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm mới. Tuy nhiên, điều này cần được bổ trợ bởi những yêu cầu đã được trình bày ở trên để có thể giúp tìm ra sự lựa chọn hợp lí nhất. Muốn làm được điều này diễn giả cần lưu ý một số điều sau trong khi tìm kiếm
.Cần có sự kiểm kê cá nhân : Hãy lập ra một bảng kiểm kê cá nhân về những vấn đề như : kinh nghiệm, sở thích, thói quen, niềm tin...Ghi nhanh những vấn đề chợt nảy ra trong đầu, không cần quan tâm đến việc đó có bị coi là ngớ ngẩn hay là miễn cưỡng. Từ danh sách này ta có thể tìm thấy những vấn đề có thể là đề tài mà ta định trình bày, đây là cách được rất nhiều người sử dụng. Sau khi đã kiểm kê xong cần tập hợp, rút gọn vấn đề Từ những gì đã liệt kê ra được cần phải tìm ra những vấn đề mà người trình bày cho là nổi bật và tiêu biểu nhất .
Sử dụng việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet : là cách mà ta cũng có thể áp dụng vì mạng Internet là một phương tiện để tra cứu và tìm kiếm thông tin hữu dụng.
- Đề tài mà mình biết sâu: Điều này được đặt xuống vị trí cuối cùng trong những tiêu chí khi lựa chọn đề tài. Vì có thể những vấn đề mà người nói biết rõ chưa chắc đã phải là vấn đề có sức hấp dẫn đối với người nghe. Song một đề tài nói về một lĩnh vực mà mình biết rõ, hiểu sâu về nó cũng cũng làm cho việc trình bày có thể thuận lợi hơn rất nhiêù. Một vấn đề được đặt ra ở đây là người nói phải biết biến những gì là của riêng mình sao cho nó có mối liên hệ với thính giả, phải chỉ ra những mối liên kết giữa vấn đề trình bày với người nghe đó cũng chính là cách lôi cuốn người nghe tham gia vào buổi thuyết trình.
Song song với quá trình tìm kiếm đề tài người nói cần phải định rõ được mục tiêu chung và cụ thể khi mình nói là gì. Thông thường mục tiêu chung đựơc giới hạn vào hai mục tiêu chính đó là thông tin và thuyết phục.
Thông tin: là mục đích khi người nói muốn đưa đến những thông tin nhằm tăng cường kiến thức hiểu biết của người nghe như khi một giáo viên giảng cho học sinh của mình về biển, về cấu tạo của cơ thể trong giờ học vậy.
Thuyết phục: khi cần thay đổi suy nghĩ, quan điểm, hành động, niềm tin của khán giả, người nói cố gắng thuyết phục người nghe tin và làm theo điều gì sau khi nghe họ nói như khi ta nói chuyện với những người nghiện thuốc về việc bỏ thuốc. Người nói cần xác định mục tiêu cần đạt được là gì, biết được mục tiêu chung là bước đầu tiên và bước thứ hai là phải xác định được mục tiêu cụ thể .
- Mục tiêu cụ thể: chú trọng vào những khía cạnh của vấn đề làm rõ mục tiêu chung. Nếu như mục tiêu chung là thông báo thì mục tiêu cụ thể đó là thông báo về tác hại của sóng thần đối với con người và đối với du lịch.
Lời khuyên cho việc xác định mục tiêu cụ thể như sau:
Diễn đạt vấn đề cần đạt tới bằng những câu hoàn chỉnh không phải là những câu đứt đoạn, rời rạc.
Diễn đạt dưới dạng câu trần thuật mà không diễn đạt bằng câu hỏi.
Không sử dụng những từ ngữ bóng bẩy như việc thông báo rằng luyện tập Yoga là rất tuyệt vời, thay vào đó hãy định ra rõ ràng hơn bằng câu chỉ ra việc luyện tập Yoga sẽ giúp tăng cường sức khoẻ, giảm stress.
Chắc chắn rằng mục tiêu đó là không mơ hồ, không thể nói mục tiêu là nói về chiến tranh một cách chung chung mà cần xác định nói gì về chiến tranh, về hậu quả của chiến tranh hay là tinh thần chiến đấu trong chiến tranh, hay là tình yêu, những sáng tác văn học trong thời chiến.
Để làm được những điều này cần trả lời được những câu hỏi sau:
Mục tiêu đó có phù hợp với nhiệm vụ cần làm hay không?
Có thể đạt được mục tiêu đó trong thơì gian cho phép hay không?
Mục tiêu đó có quá tầm thường đối với khán giả hay không, đề tài được chọn không nên quá phức tạp nhưng cũng không nên quá đơn giản như việc dạy cho một sinh viên đại học về cách giữ vở sạch chữ đẹp như thế nào vậy.
Nó có quá học thuật máy móc hay không?
Những câu hỏi này sẽ giúp người nói xác định đúng đắn được mục tiêu cần đạt tới.
1.4.3.2: Thu thập thông tin
Sau khi chọn được đề tài thì bước tiếp theo đó là viêc thu thập thông tin cho bài viết. Quá trình thu thập thông tin gồm 4 bước:
Nắm vững đề tài, xác định phạm vi tư liệu cần diễn đạt và đọc tài liệu tránh việc thu thập những thông tin không sát thực với vấn đề liên quan. Muốn đọc vào khuôn khổ trước hết cần đọc mục lục trước, tìm xem phần nào có liên quan rồi mới đọc kĩ, chọn những đề mục chính và các ý phụ cần diễn giải rồi ghi lại một cách cẩn thận, rõ ràng
Liệt kê tư liệu: trích ra những phần quan trọng sẽ được sử dụng ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, nhà xuất bản, năm, chương, mục, trang,..Có thể ghi chú thêm để biết sẽ sử dụng chi tiết này vào khía cạnh nào của đề tài
Chọn lọc tư liệu, loại bỏ những ý không quan trọng, giữ lại những ý nổi bật nhất. Bước đầu đánh giá các tư liệu trên quan điểm lập trường nhất định xem ý nào thích hợp, đồng tình với ý nào, ý nào đối lập, phân loại rành mạch các tư liệu tìm được
Suy nghĩ và vận dụng kiến thức của bản thân để tìm ra ý tưởng sáng tạo riêng bên cạnh những gì đã tìm được nếu làm được, điều này chắc chắn người nói sẽ được mọi người tán thưởng và đón nhận
Những thông tin trên có thể có được bằng nhiều nguồn :
Kinh nghiệm, kiến thức của bản thân
Tra cứu trong thư viện, trên internet
Phỏng vấn, điều tra….
Sau khi đã có được thông tin cần thiết cần phải tập hợp thông tin, các ý tưởng, ý chính, chi tiết hoá chúng thành dàn bài.
1.4.3.3: Lập dàn ý cho bài thuyết trình
Có được một dàn ý hoàn chỉnh là đièu cần thiết trong khi thuyết trình nó sẽ giúp người nói kiểm soát được về mặt nội dung, thời gian đồng thời đảm bảo được tính logic của vấn đề.
Công việc này được thực hiện qua 3 giai đoạn: Tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý.
Tìm ý: Đây là quá trình đòi hỏi nhiều công sức, cần đào sâu vào đề tài, phân tích nó, xem xét vấn đề tạo nên nó là gì. ghi chép lại dần dần những vấn đề tìm được để hình thành nên ý tưởng cho bài thuyết trình.
Chọn ý: loại bỏ những ý kiến không quan trọng
Sắp xếp ý: có thể sắp xếp theo nhiều cách theo trình tự thời gian, không gian, nguyên nhân- kết quả…Các ý chính cần được sắp xếp một cách riêng rẽ và mỗi ý sẽ được triển khai bằng nhiều ý phụ khác. Số ý chính không nên quá nhiều nó sẽ làm cho người nghe cảm thấy bị rối. Một bài thuyết trình nên có khoảng từ ba đến năm ý chính. Các ý chính phải được nối với nhau một cách liền mạch, có sự liên kết chặt chẽ và hợp lí.
Dàn ý cho một bài thuyết trình cũng được chia làm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. Nó bao gồm 3 bước: tìm ý, chọn ý và sắp xếp ý. Một dàn bài tốt phải đảm bảo những yêu cầu sau: tính logic, đơn giản và đầy đủ.
Tính logic: Các ý kiến phải được kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định, đảm bảo sự hợp lí tính khoa học nó sẽ giúp ngưòi nghe dễ nhớ và có thể dễ dàng theo dõi
Đơn giản: Các ý kiến phải được trình bày rõ ràng và không nên chia làm quá nhiều ý. Mộĩ vấn đề chỉ nên chia làm ba bốn ý chính , các vấn đề khai triển phảI thật cụ thể dễ hình dung , theo dõi
Chi tiết: Dàn bài phải có những ý kiến phụ được phát triển đầy đủ với những lí lẽ và kết luận
-Yêu cầu đối với từng phần
Mở bài: Mở bài phải làm nhiệm vụ thu hút sự chú ý của người nghe, tuy nó chỉ chiếm khoảng 10% thời gian thuyết trình nhưng nó phải giới thiệu khái quát được mục tiêu của bài thuyết trình, lịch trình bao gồm và các lợi ích thu được của người nghe. Mở bài càng gây ấn tượng và hấp dẫn bao nhiêu thì hiệu quả của bài thuyết trình sẽ càng cao bấy nhiêu vì nó là cơ sở để cho cuốn người nghe đến những phần tiếp theo.
Có thể mở bài bằng nhiều cách.
Theo cách trực tiếp : giới thiệu thẳng vào vấn đề cho thính giả biết là mình sẽ nói gì. Nhập đề kiểu này gồm có hai phần:
* Đặt vấn đề; nêu ý tưởng tổng quát có liên quan đến vấn đề rồi nêu ngay đề tài. Ví dụ như “Trong thời điểm hiện nay đào tạo nhân lực trong ngành dịch vụ nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn.”
* Chuyển đề: báo trước các phần việc sẽ làm trong thân bài . Người nói có thể nói rõ rằng những vấn đề chính sẽ được đề cập rõ hơn trong phần mà mình sẽ trình bày ngay sau đây. Đó cũng là một cách chuyển đề tương đối đơn giản nhưng rõ ràng và cụ thể
Theo cách gián tiếp: dựa vào một vấn đề có liên quan sau đó dẫn đến vấn đề cần bàn. Nó gồm có ba phần :
ý mở đầu: một số ý tưởng có liên quan đến vấn đề đề được đưa vào để dẫn vấn đề
Đặt vấn đề: nêu thẳng vào đề tài
Chuyển đề: báo trước phần việc sẽ làm trong thân bài
Trong mở bài gián tiếp lại chia ra làm bốn phương pháp nhỏ:
Phương pháp quy nạp: đi từ riêng đến chung “ Mỗi một cá nhân tốt là một bông hoa đẹp, nhiều bông hoa đẹp sẽ tạo nên một tập thể tốt, nhiều tập thể tốt tạo nên một rừng hoa đẹp trong xã hội”.
Phương pháp suy diễn: đi từ chung đến riêng ý khái quát đến ý cụ thể. “Trên thế giới hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và đang từng ngày thay đổi. Nằm trong cơn bão thay đổi đó Việt Nam đang có những bước chuyển nhất định.”
Phương pháp tương đồng: dùng một ý tưởng khác tương tự với đề tài để dẫn vào đề tài. “Các nước trong khu vực Đông nam á chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó.”
Phương pháp tương phản: dùng một ý tưởng đối lập với đề tài để giới thiệu đề tài như “Nếu như khi người phương Tây duy lí thì ngược lại người phương Đông coi trọng yếu tố tình cảm. Văn hoá Đông Tây có những khác biệt rõ nét mà ta có thể thấy được ở một số điểm sau. .”
Tuỳ vào từng hoàn cảnh mà ta có thể sử dụng các biện pháp đó một cách phù hợp nhất.
Để có thể tạo ra sự chú ý từ phía người nghe cho phần mở bài người thuyết trình có thể sử dụng những thủ pháp sau:
Sử dụng những mẩu chuyện nhỏ, những ví dụ minh hoạ có liên quan
Các câu, tình huống gây sốc
Số liệu thống kê, câu hỏi, sự trích dẫn
Nêu cảm tưởng về bản thân
Sử dụng tính haì hước, sự liên tưởng
Kết hợp nhiều cách khác nhau
- Thân bài : Đây là phần chính chiếm tới 80% thời gian của một bài thuyết trình vì vậy thân bài cần lựa chọn được những nội dung quan trọng để trình bày, những ý chính sẽ được làm rõ bởi các ý phụ. Các ý chính nên được đặt một cách riêng rẽ đặc biệt số ý chính phải được cân nhắc sao cho không quá 3-5 ý. Nếu nhiều quá làm người nghe khó theo dõi đồng thời tính tập trung của vấn đề không cao, nên viết một cách rõ ràng, nhấn mạnh đúng chỗ cần làm sáng tỏ. Đồng thời các ý này cần được sắp xếp theo trật tự logic và phải được liên kết bằng các cụm từ, các liên từ đảm bảo tính liền mạch. Người nói cũng cần phải tính đến thời gian cho việc trình bày các ý này. Đồng thời phải có phần tiểu kết cho mỗi vấn đề trình bày
Có ba cách để khai triển ý:
Sử dụng ví dụ: sử dụng những ví du ngắn hoặc những ví dụ mở rộng như những câu chuyện, giai thoại. Những ví dụ có tính chất giả thuyết miêu tả tình huống tưởng tượng có thể rất hiệu quả cho những vấn đề có liên quan đến độc giả. Tất cả nhữg ví dụ này sẽ làm sáng rõ ý kiến, tăng thêm sức thuyết phục đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cá nhân trong mỗi bài phát biểu. Để gây được hiệu quả cao nhất những ví dụ được sử dụng cần phải sâu sắc và phong phú về cách trình bày.
Số liệu thống kê: có thể rất hữu dụng nó có thể sử dụng để giải thích tăng cường tính thuyết phục cho vấn đề. Tuy nhiên, phải hiểu rõ về những số liệu được nêu ra và sử dụng chúng hợp lí. Những con số có thể dễ dàng bị cắt bỏ và bị xuyên tạc, nên phải chắc chắn số liệu thống kê phải có tính đại diện. đồng thời nó phải đảm bảo được lấy từ những nguồn đáng tin tưởng.
Dẫn chứng: Rất cần thiết trong việc làm sáng tỏ vấn đề. Cần chọn những dẫn chứng có sức thuyết phục và tin cậy cao. Việc trích dẫn ý kiến của một là chuyên gia có uy tín về vấn đề đang được đề cập làm cho ý kiến của người nói sẽ được tin tưởng, và có sức thuyêt phục cao. Có thể trích cả phần hoặc một phần nhỏ, nhưng ý kiến được trích phải ghi rõ nguồn gốc.
Kết luận: Đưa ra dâú hiệu cho người nghe biết diễn giả sắp kết thúc vấn đề, đồng thời phải tóm tất những điểm chính của phần nội dung, sức nặng của phần kết đòi hỏi người nói phải đưa ra lời hiệu triệu kêu gọi hành động đối với thính giả. Có thể làm cho phần nay trở nên hấp dẫn hơn bằng cách sử dụng những câu trích dẫn có tính chất tóm lược vấn đề của một nhân vật nổi tiếng hoặc trong một tác phẩm nào đó, liên hệ với phần giới thiệu hoặc đôi khi là sự kết hợp của nhiều cách khác nhau.
1.4.3.4: Viết bài thuyết trình hoàn chỉnh
Điều này tuỳ thuộc vào khả năng của diễn giả, đối với những người đã đạt tới trình độ điêu luyện thì điều này có thể không cần thiết. Tuy nhiên, khi viết thành một bài thuyết trình hoàn chỉnh không có nghĩa là người thuyết trình sẽ đọc lại toàn bộ những gì đã được viết bởi vì như vậy sẽ nhanh chóng gây ra sự nhàm chán. Mặc dầu vậy nếu không viết mà diễn giả cứ nói theo cảm hứng thì sẽ không thể tránh được những sai sót và bố cục cũng có thể bị thay đổi, dễ làm cho vấn đề trở nên lan man, thiếu tính trọng tâm. Nhưng nếu bài thuyết trình được viết hoàn chỉnh bằng lối văn nói và diễn giả sẽ dựa vào đó để “ ứng khẩu nói” sẽ tạo đựơc sự hấp dẫn nhờ lối nói ứng khẩu đồng thời thể hiện cái lửa của người nói vừa không làm sai lệch về mặt thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình viết diễn giả phải chú ý đến ngôn ngữ được sử dụng trong khi nói. Đây là vấn đề rất quan trọng vì ngôn ngữ chính là công cụ để truyền tải ý tưởng. Một diễn giả tài năng chính là người sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất. Ngôn ngữ trong bài khi nói trước công chúng phải chú ý đến những vấn đề sau đây.:
Sử dụng từ ngữ một cách thận trọng chính xác : không sử dụng từ nếu như không biết rõ nghĩa của từ đó, đặc biệt là những từ có tính chất chuyên ngành. Việc dùng sai từ ngữ trước công chúng khiến khán giả thiếu tin tưởng ở vốn kiến thức của người nói và những gì mà họ đang trình bày. Nó có thể làm giảm đáng kể sức thuyết phục của nội dung thuyết trình.
Từ ngữ phải rõ ràng : Mọi người tiếp nhận thông tin bằng những cách khác nhau, có từ ngữ hợp với người này nhưng lại không hợp với người kia vì thế để tránh hiểu nhầm nên sử dụng những từ quen thuộc, xác thực, cụ thể. Cắt bỏ đi những từ ngữ không cần thiết cho vấn đề
Từ ngữ có tác động sâu sắc: để làm được điều này có thể sử dụng những từ gợi trí tưởng tượng, đồng thời có thể tạo ra nhạc điệu bằng cách sắp xếp những từ cùng loại trong cùng một câu, nhắc lại âm đầu của mỗi từ hoặc dùng những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong cùng một câu hoặc một đoạn văn.
Tuy nhiên từ ngữ cũng phải được dùng phù hợp với những tình huống cụ thể, không sử dụng ngôn ngữ dường như có sự phân biệt giới tính, dập khuôn một ai đó. Để có thể có được một vốn từ phong phú và sử dụng điêu luyện nó cần có khoảng thời gian dài để trau dồi nghiên cứu sách báo và hơn hết cần có sự tập viết thường xuyên.
1.4.4: Tập dượt
Đây thực sự là một việc rất cần thiết vì từ những lần tập dựơt như vậy sẽ chính là cơ hội tốt để tìm ra những sai sót và có thể kịp thời chỉnh sửa để hạn chế tới mức thấp nhất sự rủi ro. Tập dượt nhiều lần sẽ giúp diễn giả tăng cường sự tự tin. Có thể tập thuyết trình bằng cách đứng trước gương. Tuy nhiên, cách tốt nhất là hãy tập nó trước một nhóm người có thể là trong gia đình, bạn bè thân thuộc, những người có thể thành thực chỉ ra những lỗi lầm mà trong quá trình thuyết trình ta có thể đã vấp phải. Nếu có thể người thuyết trình nên tập dượt ở địa điểm chính thức sẽ diễn ra để làm quen với môi trường và điều kiện ở đó. Việc tập dượt của người nói còn bao gồm việc tập dượt với các phương tiện phụ trợ nếu có. Nó cũng cần đến những kĩ năng của trí tưởng tượng và kĩ năng nhập vai. Trong khi tập dượt người nói cần phải dự trù trước những câu hỏi có thể sẽ được hỏi và những phương án trả lời cho những câu hỏi ấy. Những người xung quanh chính là những người có thể đưa ra những câu hỏi và cả những phương án trả lời giúp ích rất nhiều cho người thuyết trình.
1.4.5: Phương tiện phụ trợ
Phương tiện phụ trợ hỗ trợ người thuyết trình rất nhiều trong quá trình trình bày. Những phương tiện hiện nay được sử dụng được chia làm ba nhóm:
Trợ thị : bảng đen, bảng nỉ, mô hình, máy chiếu…
Trợ thính: các đĩa ghi âm và máy quay đĩa, băng từ, máy phát….
Trợ thính thị: máy chiếu phim, đầu máy, tivi….
Những phương tiện này sẽ giúp đơn giản hoá những thông tin phức tạp, minh hoạ cho nội dung bài thuyết trình, thêm vào đó nó cũng có thể cho thấy được mối quan hệ giưã các vấn đề. Quan trọng hơn nó có thể làm cho người đọc hệ thống và nhớ thông tin dễ dàng hơn vì đồng thời nghe thì khán giả còn bị tác động bằng cả yếu tố thị giác. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu có sự tác động đồng thời giữa thính giác và thị giác thì khả năng lưu lại trong não bộ của con người sẽ lâu hơn. Hơn nữa sử dụng các phương tiện phụ trợ với màu sắc và hình ảnh phong phú tạo nên sự hứng thú hơn với việc chỉ nói một cách thông thường. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện phụ trợ có thể giúp tăng hơn 40% sự tin tưởng vào vấn đề được trình bày. Tuy vậy, muốn đạt được hiệu quả cao người nói cần phải sử dụng thành thạo những phương tiện phụ trợ này.
1.4.6: Thuyết trình
1.4.6.1: Trước giờ thuyết trình
Trước khi buổi thuyết trình chính thức diễn ra, diễn giả cần tìm hiểu về thời gian, địa điểm sẽ diễn ra để có thể làm quen với khung cảnh thực. Sẽ là không thừa nếu như có thể làm quen với những người sẽ là khán giả của mình, điều này làm cho người nói có cảm giác thân quen hơn. Đồng thời nếu có sử dụng đến phương tiện hỗ trợ thì cần kiểm tra thật kĩ lưỡng đảm bảo không có gì trục trặc trong suốt quá trình.
1.4.6.2: Yêu cầu đối với diễn giả
Trong nhưng yếu tố làm nên thành công của một bài thuyết trình Stephen Lucas đã chỉ ra rằng nội dung chỉ chiếm có 7%, giọng nói chiếm 38%, ngôn ngữ hình thể chiếm tới 55%, như vậy yếu tố con người chính là yếu tố chủ đạo vì vậy nó đòi hỏi ở diễn giả những yêu cầu nhất định.
Giọng nói: Giọng nói thể hiện rõ những đặc điểm về mặt giới tính, tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn và tâm trạng của người nói. Một yêu cầu đầu tiên về giọng nói của người thuyết trình đó là việc hết sức tránh việc nói ngọng, nói lắp. Cho dù có ở địa phương nào đi chăng nữa thì khi thuyết trình ta cần tránh những từ mang tính địa phương, sử dụng ngôn ngữ chung thống nhất để tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Khi mới bắt đầu nói nên nói bằng giọng bình tĩnh ôn hoà, đồng thời trong suốt quá trình nói cần để ý đến hơi thở, cấu âm, đồng thời phải giữ được chất giọng tự nhiên. Một giọng nói lí tưởng để nói trước công chúng là một giọng trầm, ấm. Đối với phụ nữ nên nói ở tông giọng cao còn với nam giới được khuyên giữ ở tông trầm. Nếu như người thuyết trình không có được chất giọng chuẩn thì việc thường xuyên tập đọc cũng sẽ giúp cải thiện được giọng nói rất nhiều.
Phát âm chuẩn, to rõ là cách mà diễn giả có thể làm chủ được tình hình. Tuyệt đối tránh nói ngọng hoặc bị mất giọng, nói hai giọng, nếu nói ở phòng lớn, hội trường cần phải giữ cho cổ họng được thoải mái, miệng mở rộng nói to rõ ràng để mọi người đều có thể nghe thấy..
Tốc độ đọc : cần được điều chỉnh để vì nếu nói quá nhanh sẽ khiến thính giả lạc huớng nhưng nếu nói quá chậm, đều đều có thể sẽ làm cho thính giả nhàm chán và thấy buồn ngủ. Tốc độ này phụ thuộc vào ý kiến và tình cảm mà người nói muổn tryền tải để diễn tả một trạng thái sục sôi mãnh liệt thì việc nói nhanh mạnh là cần thiết nhưng để diễn tả tâm trạng buồn phiền thì một tốc độ chậm lại phù hợp hơn.
Ngữ điệu : ảnh hưởng rất lớn đến thính giả, mỗi một từ có nhiều giọng và mỗi giọng lại có thể làm thay đổi ý nghĩa của từ này hay từ khác cách đọc nhữngtừ ở những giọng khác nhau có thể tạo ra ngữ điệu, nó được coi là những nốt nhạc trong bài thuyết trình. Trong khi nói ta cần tạo ra những điểm dừng hay còn gọi là những khoảng lặng cần thiết điều đó cũng sẽ giúp người nghe chú ý hơn, nhấn mạnh vào những chỗ mà ta muốn người nghe để ý, đồng thời cần phải phân nhịp cho hợp lí trong từng câu và giữa các câu.
Dáng điệu cử chỉ: Các cử chỉ hỗ trợ cho lời nói của diễn giả được thể hiện qua ánh mắt, nét mặt, cử điệu của đôi tay và sự di chuyển. Cử chỉ được chia làm bốn loại: cử chỉ miêu tả, nhấn mạnh, số đếm và cử chỉ thể hiện tình cảm. Tất cả những điều này cần phải được thực hiện một cách thật tự nhiên, phù hợp với nội dung lời nói, một cử chỉ lố bịch sẽ gây ra tác động rất lớn vì khán giả không chỉ nghe mà họ còn thấy được những gì đang diễn ra. Những chỉ dẫn được đưa ra như sau :
Nét mặt: Thể hiện tình cảm vì vậy để có thể gây được thiện cảm hãy cười với khán giả, hãy giữ một nét măt tươi vui, thoải mái trong khi nói. Có thể sử dụng nét mặt để diễn tả tâm trạng như khi ta muốn nói về sự đau khổ thì khuôn mặt có thể buồn hơn một chút, sự khó chịu có thể hơi nhăn lại.
Tay: Tuyệt đối tránh việc cho tay vào túi quần, khoanh tay hay trỏ tay. Sử dụng tay để có thể thể hiện những cử chỉ mang tính chỉ dẫn bằng cách : chụm các ngón tay lại rồi chỉ về một hướng (thường làm bằng tay phải), cử chỉ mang tính chất khẳng định bằng cách đưa tay phải hoặc cả hai tay lên cao, cử chỉ mô tả khi ta còng hai cánh tay lại đưa lên đầu, trước mặt hoặc đưa ra đằng sau lưng, để khẳng định bằng cách hạ một tay xoè xuống. Tuyệt đối tránh việc chỉ dẫn chỉ bằng một ngón tay. Nó được coi là cử chỉ khiếm nhã và thiếu tôn trọng người khác, đặc biệt trước rất nhiều người nó sẽ gây ra hiệu ứng xấu. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng điều này, vì các cử chỉ của cơ thể có sức thu hút sự chú ý rất lớn nếu sử dụng thái quá nó sẽ làm khán giả chú ý đến hành động của diễn giả hơn là nội dung được trình bày.
Mắt: Cần giữ được mối liên hệ bằng mắt với khán giả vì điều đó thể hiện được sự tôn trọng của người trình bày đối với người nghe của mình, đồng thời nó cũng là một cách hiệu quả nhất giúp người nói quan sát được diễn biến tâm lí của đối tượng tiếp xúc. Hãy hướng ánh mắt vào tất cả mọi người để thể hiện rằng bạn đang quan tâm đến họ, bằng cách này ta có thể thu hút được sự chú ý của người nghe Nên nhìn vào từng cá nhân sau đó là các nhóm, ở mỗi nhóm nên dừng lại lâu một chút, nếu trong một phòng rộng thì cố gắng nhìn ở vị trí giữa khán phòng vì đây được coi là điểm nhìn hợp lí nhất. Tuy vậy, cần tránh nhìn quá lâu vào một người vì có thể gây ra sự hiểu lầm và bị coi là bất lịch sự, hết sức tránh việc nhìn hình chữ M (nhìn xuống) và chữ W (nhìn lên), hãy nhìn thẳng vào khán giả của mình.
Di chuyển: Hoạt động này sẽ khiến cho bài thuyết trình không đơn điệu thay vì diễn giả cứ đứng ở một chỗ nhất đinh, vị trí đứng được cho là lí tưởng khi thuyết trình là ở bên tay trái theo hướng nhìn của khán giả. Nhưng phải chú ý, không di chuyển quá nhiều với tốc độ quá nhanh như vậy sẽ làm người nghe chú ý nhiếu đến sự di chuyển đó hơn là theo dõi nội dung. Lời khuyên được đưa ra là không nên đi quá 7 bước.
- Trang phục: Thể hiện địa vị xã hội, khả năng kinh tế và trình độ học vấn của mỗi người, đồng thời nó cũng thể hiện chuẩn mực về mặt đạo đức xã hội. Tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 89.doc