MỤC LỤC
1. Kỹ thuật thu gom, đóng gói chất thải nguy hại 2
1.1. Thu gom và đóng gói 2
1.2. Yêu cầu về bao bì đóng gói 2
1.3. Yêu cầu về kỹ thuật đóng gói 5
1.4. Quy định cụ thể việc đóng gói một số hoá chất nguy hiểm trong công nghiệp 8
2. Quy định về dán nhãn và kỹ thuật dán nhãn chất thải nguy hại: 13
2.1. Dán nhãn sử dụng biện báo nguy hiểm 13
2.2. Nhãn hiệu đối với chất nguy hại 14
2.3. Quy định về dán nhãn chất thải nguy hại 15
2.4. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại 17
3. Yêu cầu thiết kế kho lưu trữ và kỹ thuật vận hành kho lưu trữ chất thải nguy hại 22
3.1. Kho lưu trữ 22
3.2. Thiết kế kho lưu trữ 22
3.2.1. Vị trí kho lưu giữ 22
3.2.2. Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu giữ 23
3.2.3. Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại 25
3.2.4. Lưu giữ ngoài trời 26
3.2.5. Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu giữ 27
3.2.6. Bố trí hàng trong kho 27
3.2.7. Công tác an toàn vệ sinh 28
3.2.8. Các thao tác (hành động) bị cấm thực hiện trong kho 29
31 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật an toàn trong lưu trữ chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỏng thì phải có phương tiện chứa dạng nẹp chống rò rỉ, túi plastic hay các phương tiện chứa khác có hiệu quả tương đương.
Thân và phần bao quanh bao bì phải có cấu trúc thích hợp để có thể chịu được rung động. Nắp chai, nút bần hay các bộ phận đóng kín dạng ma sát phải được giữ chặt, an toàn và hiệu quả bằng phương tiện chắc chắn. Bộ phận đóng nắp phải được thiết kế sao cho không xảy ra tình trạng đóng không kín hoàn toàn, đồng thời có thể dễ dàng kiểm tra độ kín. Đảm bảo về độ bền do ma sát khi vận chuyển, có nắp đậy kín, không bị rò rỉ.
Bao bì bên trong phải được bao gói, giữ chặt hay lót đệm nhằm ngăn ngừa sự gãy vỡ hay rò rỉ và định vị chúng trong lớp bao bì bên ngoài. Vật liệu đệm phải không phản ứng với chất chứa bên trong lớp bao bì trong. Bất kì sự rò rỉ nào nếu có cũng không được làm giảm đáng kể tính chất bảo vệ của lớp đệm.
Bản chất và độ dày của lớp bao ngoài phải thích hợp sao cho ma sát trong khi vận chuyển không gây ra nhiệt có thể làm thay đổi tính ổn định hóa học của chất chứa bên trong.
Những kiện hàng chứa chất thải lỏng nguy hại (ngoại trừ chất thải lỏng dễ cháy)đựng trong các bao bì có dung tích nhỏ hơn 120 ml (4 Fl.oz) hoặc chất truyền nhiễm phải được sắp xếp sao cho phần nắp bao bì phải hướng lên phía trên và phải dùng nhãn chỉ hướng biểu thị thẳng đứng của bao bì.
Kiện hàng cũng phải có đủ chỗ trống để dán nhãn và những dấu hiệu theo yêu cầu trong mục này và theo các luật định khác.
Yêu cầu về kỹ thuật đóng gói: Bao bì, thùng, bồn chứa phải tuân thủ quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507 : 2002 hoá chất nguy hiểm-qui phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển cụ thể như sau :
Vật liệu, chủng loại, kết cấu và kiểm tra bao bì phải theo các quy định trong TCVN 6406 :1998 về sử dụng bao bì trong sản xuất-Yêu cầu chung về an toàn.
Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín và chắc chắn. Bao bì khi dùng hết phải bảo quản riêng. Trường hợp khi dùng lại bao bì thì phải làm sạch bảo đảm không gây ảnh hưởng đến hóa chất đựng trong đó.
Vật liệu kê, đậy phải được đánh dấu để phân biệt từng loại hoá chất, không được dùng lẫn lộn.
Vật chứa, bao bì chứa đựng hoá chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hoá ghi đầy đủ các nội dung của quy chế ghi nhãn hàng hoá.Các biểu trưng an toàn.
Nhãn của hoá chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách.Trường hợp nhãn bị mất không phân biệt được chất gì thì cần phân tích xác định rõ tên và thành phần chính của hoá chất và bổ sung nhãn mới trước khi đưa ra lưu thông hoặc đưa vào sử dụng.
Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm phải được các doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất và được cơ quan do Bộ Công nghiệp chỉ định kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu về chất lượng. Đối với các loại thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm được chế tạo tại nước ngoài, phải được kiểm định về chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
Bao bì, thùng, bồn chứa khi được sử dụng lại để chứa hoá chất nguy hiểm phải được kiểm tra, xử lý và phải có phiếu kiểm tra lưu lại trong thời gian ít nhất hai năm tại cơ sở.
Hoá chất công nghiệp nguy hiểm phải được đóng gói trong các bao bì có chất lượng tốt. Chất lượng bao gói cần phải đủ vững chắc để có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới. Bao gói phải đảm bảo kết cấu đủ kín để đảm bảo không làm thất thoát hoá chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Phải có thông tin đầy đủ về tình trạng bao gói khi nhà sản xuất xuất xưởng hoá chất công nghiệp nguy hiểm. Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hoá chất nguy hiểm nào. Những yêu cầu trên cần được áp dụng với tất cả các loại bao gói hoá chất nguy hiểm, kể cả các bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
Các phần của bao gói có tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm phải đảm bảo :
Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hoá chất đóng gói bên trong.
Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với các hoá chất nguy hiểm mà nó bao gói.
Cho phép dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với hoá chất công nghiệp nguy hiểm đóng gói bên trong.
Khi đóng gói chất lỏng, cần để lại khoảng không gian cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển. Nếu việc đóng gói chất lỏng diễn ra ở 50oC, thì chỉ được phép nạp tối đa 98% thể tích chứa nước của đơn vị bao gói. Khi đóng gói chất lỏng ở nhiệt độ 15oC, mức độ nạp chất lỏng vào đơn vị bao gói cần tính toán theo bảng sau:
Nhiệt độ sôi (Độ C)
60
³60<100
³100<200
³200<300
³300
Mức độ nạp (Phần trăm thể tích bình chứa)
0
92
94
96
98
Các lớp bao gói bên trong khi hoá chất được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc dò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài
Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định… cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp có tính trơ đối với hoá chất công nghiệp nguy hiểm được bao gói.
Các hoá chất nguy hiểm không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hoá chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra:
Bùng cháy hoặc phát nhiệt lớn
Phát nhiệt hoặc bùng cháy tạo hơi ngạt, ô xy hoá hay khí độc
Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh
Tạo ra các chất không bền.
Độ kín của bao gói cho các chất dễ bay hơi phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn
Chất lỏng chỉ có thể đóng gói vào các bao gói có sức chịu đựng thích hợp với các áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển. Khi áp suất tạo ra do các khí chứa bên trong lớn, bao gói có thể trang bị bộ phận thoát khí, nếu các khí này không độc, không dễ cháy và khối lượng khí thoát ra không nhiều... Hệ thống thoát khí này cần phải thiết kế để không gây ra dò rỉ các chất được bao gói cũng như không cho phép các vật lạ xâm nhập vào bên trong trong quá trình vận chuyển bình thường
Các bao gói hoá chất nguy hiểm được chế tạo mới hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật do các cơ quan nhà nước ban hành và định kỳ kiểm tra tại các cơ quan chức năng theo hướng dẫn taị các văn bản quy phạm an toàn liên quan
Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng hàng nguy hiểm cần phải được quản lý như bao gói đang chứa hàng nguy hiểm
Tất cả các bao gói dùng để chứa chất lỏng, khí nguy hiểm đều phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng
Các bao gói chất rắn mà chất đó có khả năng đổi thành trạng thái lỏng do nhiệt độ cần phải được chế tạo để có thể chứa được chất được bao gói ở trạng thái lỏng.
Bao gói các chất dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín
Các chất có điểm chảy bằng hoặc thấp hơn 45oC được coi là các chất có khả năng thay đổi trạng thái thành chất lỏng
Các hoá chất nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
Quy định cụ thể việc đóng gói một số hoá chất nguy hiểm trong công nghiệp
Đóng gói các chất khí loại P1.0: Các chất khí hoá lỏng (trừ axetylen và khí đốt hoá lỏng) theo Tiêu chuẩn đóng gói TCVN 6714:2000
Đóng gói các chất khí loại P1.1: Các khí đốt hoá lỏng tuân thủ theo TCVN 6304:1997
Đóng gói axetylen hoà tan P1.2: tuân thủ theo TCVN 6871:2000, TCVN 5331-91 và TCVN 7052:2002
Khi đóng gói những chất nguy hiểm này cần thực hiện theo các yêu cầu cho trong bảng sau :
Đóng kiện
Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)
Bao gói trong và vật liệu bao gói
Bao gói ngoài và vật liệu bao gói
Nhóm rất nguy hiểm
Nhóm nguy hiểm
Nhóm nguy hiểm thấp
Thuỷ tinh 10 lítNhựa 30 lítKim loại 40 lít
ThùngtrònSắtNhômKim loại khácNhựaGỗ dánPhíp
LoạihộpSắt NhômGỗ tự nhiênGỗ dánGỗ tái chếPhípNhựa dẻoNhựa cứng
Phuy chứaSắtNhômNhựa
25025025025015075
250250150150757560150
120120120
400400400400400400
40040040040040040060400
120120120
400400400400400400
40040040040040040060400
120120120
Đóng thùng đơn
Dạng thùng tròn bằng vật liệu:SắtNhômKim loạiNhựa
Dạng phuy bằng vật liệu:SắtNhômNhựa
- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại.
- Thùng chứa với bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.
- Thùng chứa với bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo
250250250250
606060
250
120
60
450450450450
606060
2501
120
60
450450450450
606060
250
120
60
Khi đóng gói cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Đóng kiện: Bao gói trong là thuỷ tinh với lớp đệm trơ được đóng gói trong các kiện dạng thùng, dạng hộp với vật liệu là sắt, nhôm, kim loại khác, nhựa, gỗ dán, gỗ tự nhiên, gỗ tái chế và gỗ ép. Khối lượng tối đa của kiện hàng không quá 50 kilôgam. Mỗi bình chứa bên trong kiện có thể tích không quá 1 lít. Khi đóng gói hoá chất nguy hiểm chiếm không quá 90% thể tích
Đóng kiện: Bao gói trong là kim loại với lớp đệm trơ được đóng gói trong các kiện dạng thùng, dạng hộp với vật liệu là sắt, nhôm, kim loại khác, nhựa, gỗ dán, gỗ tự nhiên, gỗ tái chế và gỗ ép. Khối lượng tối đa của kiện hàng không quá 75 kilôgam. Mỗi bình chứa bên trong kiện có thể tích không quá 5 lít. Khi đóng gói hoá chất nguy hiểm chiếm không quá 90% thể tích. Các nút, lắp đậy phải bảo đảm không bị nới lỏng, bung do rung lắc trong quá trình vận chuyển
Đóng thùng bằng thép, nhôm, kim loại khác hoặc nhựa, đóng thùng hai lớp nhựa - kim loại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thử áp lực với áp suất tối thiểu 0,3 Mpa
Thử độ rò rỉ với áp lực 30Kpa
Nắp đậy có thiết kế để đảm bảo: chắc chắn, không bị long, rời do rung lắc trong quá trình vận chuyển; có khoá niêm phong.
Các loại chai, bình nén được thử với áp lực 1 MPa và tuân thủ các yêu cầu như đối với chai khí dạng P1.0; có bộ phận bảo vệ van nạp, xả
Chai thép, bình hoặc thùng chứa kim loại thử áp lực 1 MPa định kỳ 5 năm một lần, lượng hoá chất được đóng gói chiếm không quá 90% (nếu nhiệt độ đảm bảo không bao giờ vượt quá 50oC có thể nạp đến 95% thể tích). Bộ phận van được bảo vệ bằng nắp đậy hoặc khung thép và toàn bộ được bảo quản trong lớp bảo quản ngoài làm bằng gỗ, gỗ ép hoặc nhựa cứng
Trong trường hợp đóng kiện
Kết hợp giữa lớp bao gói trong trơ bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa được lót, đệm và có chứa chất trơ có thể hấp thụ toàn bộ hoá chất bên trong
Bao gói bên trong- 10 kg (thuỷ tinh)- 15 kg (kim loại hoặc nhựa)
Tổng khối lượng-125 kg- 125 kg
Thùng thép với dung tích tối đa 250 lít
Đóng gói bằng hai lớp vật liệu bên trong là nhựa, thùng chứa bên ngoài bằng nhôm - Dung tích tối đa 250 lít
Khi đóng gói cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Đóng kiện
Tổng khối lượng (kg)
1) Bình thuỷ tinh - Thể tích tối đa 5 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác, nhựa cứng, gỗ dán, gỗ ép hoặc gỗ tái chế.2) Bình nhựa - Thể tích tối đa 30 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác, nhựa cứng, gỗ dán, gỗ ép hoặc gỗ tái chế.3) Bình kim loại - Thể tích tối đa 40 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp gỗ ép hoặc gỗ dán.4) Bình kim loại - Thể tích tối đa 40 lít - Bao gói ngoài là các dạng thùng hoặc hộp bằng thép, nhôm, kim loại khác, gỗ dán hoặc nhựa
75
75
125
125
Đóng gói dạng đơn lẻ
Dung tích tối đa (lít)
Dạng thùng bằng vật liệu:
SắtNhômKimloạiNhựaDạng phuy bằng vật liệu
SắtNhômNhựaBao gói hỗn hợp
- Bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là thép hoặc nhôm.
- Bao gói trong là chai nhựa, bao gói ngoài là phíp, nhựa, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép.
- Bao gói trong là chai thủy tinh, bao gói ngoài là kim loại, gỗ, gỗ dán hoặc gỗ ép, nhựa cứng hoặc nhựa dẻo
250250250
250
606060
250 l
125 l
60 l
Khi đóng gói cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Bình thép với nắp kín có thể tích không quá 2,5 lít;
Đóng kiện theo các điều kiện sau đây
Bao chứa bên trong bằng thủy tinh, kim loại hoặc nhựa cứng có khả năng chứa tối đa 15 kilôgam
Có đủ vật liệu chèn, đệm để tránh vỡ hỏng bao gói
Cả bao gói trong và bao gói ngoài có lớp lót hoặc túi có khả năng chống rò rỉ cao bao kín toàn bộ vật liệu chứa bên trong để phòng tránh dò rỉ của hoá chất nguy hiểm được bao gói
Quy định về dán nhãn và kỹ thuật dán nhãn chất thải nguy hại:
Dán nhãn sử dụng biện báo nguy hiểm
Việc dán nhãn trên các thùng chứa và sử dụng biển báo trên phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp tránh được các sự cố trong quá trình bốc dỡ, sắp xếp chất thải trong kho lưu giữ, vận chuyển và giúp cho việc lựa chọn biện pháp ứng cứu thích hợp khi có sự cố xảy ra. Việc dán nhãn CTNH là trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH. Các thiết bị, bao bì được sử dụng để chứa, lưu giữ, vận chuyển CTNH phải được dán nhãn hiệu cảnh báo có chữ “Chất thải nguy hại”. CTNH phải được làm rõ thuộc loại CTNH nào. Phần quan trọng của việc dán nhãn cảnh báo CTNH là thời gian bắt đầu tích luỹ, chứa CTNH. Về nguyên tắc, chủ nguồn thải CTNH không được phép lưu giữ CTNH quá 06 tháng, nếu chưa được phép. Do đó việc ghi ngày bắt đầu lưu giữ CTNH được sử dụng để xác định và kiểm soát quá trình lưu giữ có đúng quy định không.
Một số dấu hiệu, cảnh báo, phòng ngừa theo quy định đối với việc lưu trữ CTNH.
Nhãn CTNH gồm các thông tin sau: Tên CTNH, mã CTNH; Tên và địa chỉ của chủ nguồn thải; Các tính chất nguy hại hoặc nguy cơ do chất thải có thể gây ra; Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707-2009 về “Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”; Ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.
Nhãn hiệu đối với chất nguy hại
Khi dán nhãn hay treo biển báo CTNH cần tuân thủ các qui định sau:
Mọi CTNH phải được dán dấu hiệu cảnh báo. Mọi nhãn cảnh báo phải được in hoặc dán chắc chắn trên bao bì dễ nhận biết, rõ ràng và không bị che khuất bởi bất kì phần nào trên bao bì hay bị che bởi nhãn khác. Các nhãn không được gấp nếp hay không được dán theo cách mà các phần của nhãn nằm trên các phần khác nhau của bao bì lưu giữ. Nếu bề mặt bao bì không đủ chỗ thì phải chấp nhận dùng móc gắn kèm nhãn lên bao bì. Vật liệu làm nhãn và mực in trên nhãn phải bền trong điều kiện vận chuyển thông thường và bảo đảm còn rõ ràng và dễ nhận ra bất kỳ lúc nào.
Các loại nhãn hiệu: có hai loại
Nhãn báo nguy hiểm (có dạng hình vuông đặt nghiêng 45°) được quy định dán cho hầu hết các chất nguy hại trong tất cả các nhóm. Nhãn nêu loại chất nguy hại biểu diễn bằng hình ảnh và chữ viết.
Nhãn chỉ dẫn bảo quản (handling label) (có nhiều dạng hình chữ nhật khác nhau) được đặt một mình hoặc kèm thêm nhãn nguy hiểm đối với vài chất nguy hại. Nhãn hướng dẫn bảo quản nêu các tính chất cần chú ý (như tính dễ vỡ, có từ tính…), điều kiện bảo quản khi vận chuyển, lưu trữ hay sử dụng.
Đặt theo hướng này Vật liệu có tính từ
Quy định về dán nhãn chất thải nguy hại
Các nhãn cảnh báo CTNH phải có hình dạng, màu sắc, ký hiệu và chữ viết theo đúng quy định. Kích cỡ tối thiểu của các nhãn là 10 cm x 10 cm, khoảng cách xa 0.1 m có thể nhìn thấy được
Nhãn nguy hại chính là nhãn chỉ mối nguy chính. Nếu một chất có nhiều dạng nguy hại thì phải dùng thêm nhãn nguy hại phụ kèm theo. Nhãn chỉ mối nguy chính có ghi số nhóm hay phân nhóm của chất nguy hại ở góc dưới của nhãn. Nhãn chỉ mối nguy hại phụ không ghi số nhóm hay phân nhóm.
Ví dụ: các hợp chất peroxit hữu cơ có nguy hại thứ cấp thuộc nhóm chất ăn mòn, do đó nó phải được dán hai nhãn nguy hại.
Các kiện hàng hình trụ hay thon nhỏ phải có chu vi sao cho nhãn dán không phủ lên chính nó.
Các mũi tên vì lý do khác mà không biểu thị định hướng đóng gói của kiện hàng chứa chất lỏng nguy hại thì không được hiển thị trên kiện hàng.
Mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn trên bao bì dễ nhận biết, rõ ràng và không bị che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì hay bị che bởi nhãn khác.
Các nhãn không được bị gấp nếp hay không được dán theo cách mà các phần của nhãn nằm trên các mặt khác nhau của kiện hàng. Nếu bề mặt kiện hàng không đủ chỗ, thì chấp nhận dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng.
Nhãn báo nguy hại phụ, nếu có, phải dán ngay bên cạnh nhãn nguy hại chính.
Khi dùng nhãn định hướng ít nhất phải sử dụng hai nhãn dán ở hai mặt đối diện nhau của kiện hàng và hướng mũi tên phải chỉ đúng.
Các nhãn theo các quy định thích hợp khác không được làm rối hay mâu thuẫn với các quy định trên.
Mọi kiện hàng phải được ghi tên thích hợp khi vận chuyển bằng đường thủy theo đúng hướng dẫn của LHQ và ghi số chỉ định quốc tế sau ký hiệu “UN”
Hình ảnh về dán nhãn thùng đựng chất thải nguy hại của liên hợp quốc
Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại
Các dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa đối với chất thải nguy hại gồm biểu tượng màu đen đặt trong hình tam giác đều viền đen, nền vàng, chữ màu đen để cảnh báo mối nguy hiểm có thể xảy ra.
Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngưà đối với từng loại chất thải nguy hại tương ứng theo quy định tại tiêu chuẩn 6707 :2000.
Biểu tượng chất thải nguy hại
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải nguy hại
Lưu ý trên nhãn hoá chất
Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại
Loại 1 : Chất dễ nổ
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải dễ nổ
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về nguy cơ dễ nổ của chất thải
Loại 2 : Chất dễ cháy
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Dễ cháy
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về nguy cơ dễ cháy của chất thải
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải dễ nổ
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về nguy cơ dễ nổ của chất thải
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất lỏng dễ cháy
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo chất thải là chất lỏng dễ cháy
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải dễ cháy khi tiếp xúc với nước
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải dễ cháy khi tiếp` xúc với nước
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải dễ cháy- dễ nổ
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải dễ cháy, dễ nổ
Loại 3 : Các chất thải dễ bị oxy hoá
Nhóm 3.1 : Chất oxy hoá
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất oxy hoá mạnh
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chất oxy hoá
Nhóm 3.2 : Chất peroxit hữu cơ
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất peroxit hữu cơ.Chất oxy hoá mạnh
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chứa peroxit hữu cơ là chất oxy hoá mạnh
Loại 4 : Chất ăn mòn
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải ăn mòn
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn
Loại 5 : Các chất thải có độc tính
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải độc
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây độc cấp tính
Loại 6 : Các chất có tính độc sinh thái
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải có tính độc sinh thái
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chứa các thành phần độc cho hệ sinh thái
Loại 7 : Chất dễ lây nhiễm
Biểu tượng
(Hình ảnh: TCVN 6707 : 2000)
Cảnh báo
Chất thải có tính lây nhiễm
Lưu ý trên nhãn
Cảnh báo về chất thải có chứa các chất gây bệnh hoặc nguồn gây bệnh
Như vậy: Việc thu gom, đóng gói, dán nhãn là khâu có tầm quan trọng đáng kể cho việc chọn lựa phương pháp xử lý phù hợp và đảm bảo an toàn trong lưu giữ, vận chuyển. Việc thu gom, đóng gói và dán nhãn thích hợp sẽ làm giảm các nguy cơ (cháy, nổ, gây độc hại) cho các quá trình tiếp theo như lưu giữ và vận chuyển cũng như nhận diện loại chất thải để từ đó đưa ra các biện pháp ứng cứu thích hợp.
Yêu cầu thiết kế kho lưu trữ và kỹ thuật vận hành kho lưu trữ chất thải nguy hại
Kho lưu trữ
Việc tồn trữ một lượng đáng kể chất nguy hại cần có những nhà kho có điều kiện thích hợp đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc công trình nhằm đảm bảo an toàn hàng hoá khi lưu trữ, an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Trong đó, mối nguy hại cần được chú trọng nhất là an toàn cháy nổ.
Việc lưu giữ, tồn trữ một lượng lớn và nhiều loại chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết tại các nhà máy quản lý thải nguy hại hay đôi khi ngay tại nơi phát sinh chất thải nguy hại. Trong quá trình lưu giữ, các vấn đề cần quan tâm là phân khu lưu giữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu giữ.
Việc phân kho lưu giữ nhất thiết phải quan tâm đến tính tương thích của các loại chất thải nguy hại. Công việc này góp phần làm tăng tính an toàn của kho lưu giữ tránh các sự cố gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường và con người.
Thiết kế kho lưu trữ
Vị trí kho lưu giữ: Vị trí kho lưu giữ nên được chọn lựa dựa theo các yêu cầu chính như sau:
Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hóa cần phải bảo quản phải không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn và các yếu tố có hại khác vượt mức qui định hiện hành về vệ sinh môi trường.
Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải bảo đảm yêu cầu công nghệ bảo quản hàng hóa.
Nếu được, nên bố trí khu lưu giữ chất nguy hại ở bên ngoài nhà xưởng sản xuất.
Chất nguy hại khi được lưu giữ trong nhà xưởng thì phải cách xa phương tiện sản xuất dùng cho chất không dễ bắt lửa tối thiểu là 3 mét và phải cách chất dễ cháy hay nguồn dễ bắt lửa ít nhất là10 mét.
Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như xe chữa cháy ra vào dễ dàng.
HìnH Lưu trữ chất thải nguy hại trong kho lưu giữ
Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu giữ
Kho lưu giữ chất nguy hại phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất không tương thích.
Nhà kho phải được thiết kế tùy thuộc vào chất thải nguy hại cần được bảo quản theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy, như đã qui định trong TCVN-2622:1978. Nhà kho có thể dùng để bảo quản một hoặc một số loại hàng hóa nhưng phải bảo đảm yêu cầu công nghệ và tuân thủ TCVN-2622:1978.
Phòng chống cháy nổ
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà kho được ghi trong qui định TCVN 4317-86 và những qui định tại một số TCVN khác. Ngoài những qui định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho lưu giữ chất nguy hại cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ:
Tính chịu lửa
Ngăn cách cháy
Thoát hiểm
Vật liệu trang trí, hoàn thiện, cách nhiệt
Hệ thống báo cháy
Hệ thống chữa cháy
Phòng trực chống cháy
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng kho phải là vật liệu không dễ bắt lửa và khu nhà phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông hay thép. Tốt hơn nên bọc cách nhiệt khung thép. Vật liệu cách nhiệt phải là vật liệu không bắt lửa chẳng hạn như len khoáng hay bông thủy tinh. Vật liệu thích hợp nhất vừa chống cháy vừa làm tăng độ bền và độ ổn định là bê tông, gạch đặc hay gạch bê tông. Ống dẫn hay dây điện bắt xuyên qua tường chống cháy phải được đặt trong các ống chậm bắt lửa.
Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình:
Kết cấu bố trí kiến trúc công trình nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Bất kỳ khu vực kín và rộng nào cũng phải có lối thoát hiểm theo ít nhất hai hướng. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ…) và được thiết kế dễ dàng thoát ra trong trường hợp khẩn cấp. Cửa thoát hiểm dễ mở trong bóng tối hay trong lớp khói dày đặc và tốt hơn nên trang bị hành lang thoát hiểm.
Kho chứa phải được thông gió tốt có lưu ý đến chất lưu giữ, thích hợp là để hở trên mái, trên tường bên dưới mái hay gần sàn nhà.
Sàn kho không thấm chất lỏng. Sàn phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt và không có khe nứt để dễ lau chùi và có thể chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn, ví dụ tạo các gờ hay lề bao quanh.
Trong kho lưu giữ chất độc phải tránh dùng đường cống hở để ngăn ngừa sự phóng thích không kiểm soát được các chất bị đổ hay nước chữa cháy đã nhiễm bẩn. Mọi đường cống phải được dẫn đến hố ngăn để xử lý loại bỏ sau.
Các thiết bị, phương tiện an toàn tại kho lưu giữ
Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết và bảo trì bởi thợ điện có năng lực, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải.
Nơi lưu giữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hay bụi hóa chất mịn thì phải sử dụng thiết bị chịu lửa.
Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ (cát khô, đất khô, bình chữa cháy,….)
Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại
Chất nguy hại chỉ được lưu trữ tạm thời trong những vị trí, khu vực đã quy định, theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn.
Nếu chưa được cấp giấy phép, chỉ nên lưu trữ chất nguy hại trong thời gian tối đa là 90 ngày. Thực ra, cũng có thể lưu trữ lâu hơn (từ 180 – 270 ngày) nếu chất thải sau đó sẽ được chuyển đi trên 300 km, với số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ Thuật An Toàn Trong Lưu Trữ Chất Thải Nguy Hại.doc