Đề tài Kỹ thuật MegaWan và ứng dụng việc xây dựng mạng MegaWan vào trường Đại học Duy Tân

Megawan rất cần cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch cần phải kết nối truyền dữ liệu như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng không, Y tế, trường đại học, Công ty chứng khoán. Đây là mạng riêng ảo kết nối mạng riêng nội hạt, liên tỉnh, quốc tế để truyền số liệu, truyền dữ liệu thông tin rất tiện lợi và tin cậy cho doanh nghiệp trong kinh doanh.

MegaWan kết nối nhanh chóng và sử dụng được trên đường dây điện thoại có sẵn với chi phí thấp, quý khách có thể vừa kết nối mạng riêng ảo vừa truy cập Internet mà tốc độ truyền dẫn cực nhanh.

 

doc95 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật MegaWan và ứng dụng việc xây dựng mạng MegaWan vào trường Đại học Duy Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột máy tính riêng và bảo họ đưa vào các thông tin giao thông, sau đó truyền dữ liệu nầy tới văn phòng trung tâm theo định kì hoặc theo yêu cầu của người quản lí. Tất nhiên, mô hình kém hiệu được mô tả ở trên tương tự như việc thu thập dữ liệu của SMNP, nhưng phương pháp hiệu quả hơn là RMON. Cả SMNP và RMON đều có các trạm, RMON thường gọi là máy dò (probes), là tiến trình phần mềm chạy trên các thiết bị mạng thu thập thông tin về lưu thông mạng và lưu trữ chúng trên MIB cục bộ (management information base - cơ sở thông tin quản trị). Với SMNP, một máy tính trung tâm quản trị mạng phải lần lượt hỏi (hoặc xoay vòng) các máy trạm của SMNP để thu thông tin MIB. Thu thập thông tin như vậy để giám sát những xu hướng trong quá khứ. Thu thập thông tin không những làm tăng các tắc nghẽn trên mạng mà còn tạo gánh nặng cho máy tính trung tâm vào việc thu thập thông tin. 1.2.12. Simple Network Mannagement protocol (SNMP) SNMP là giao thức quản lý phổ biến được những người dùng Internet với giao thức TCP/IP định nghĩa. SNMP là một giao thức truyền thông để thu thập thông tin từ những thiết bị trên mạng. Mỗi thiết bị chạy một chương trình con thu thập thông tin và cung cấp thông tin đó cho bộ phận quản lý. Các đối tượng được quản lý sẽ định nghiã từng phần thông tin về một thiết bị như số gói tin mà thiết bị nầy nhận được. MIB (cơ sỡ quản lý thông tin) là một tập hợp những đối tượng được quản lý. SNMP và các MIB của SNMPá định nghĩa ngữ pháp và từ vựng để quản lý mạng. Tùy thuộc vào nhà cung cấp mà họ sẽ sản xuất ra những sản phẩm kế thừa những tiêu chuẩn SNMP và cho phép thiết bị trao đổi những thông tin quản lý. SNMP được mô tả ở nhiều dạng của RCF (yêu cầu nhận xét) của IETF (Nhóm kỹ thuật Internet SNMP Đây là một giao thức cho phép cơ chế truyền và ngôn ngữ câu hỏi (query) để hỏi các chương trình con chạy trong những thiết bị được quản lý. SNMP dùng UDP (giao thức dữ liệu của người sử dụng) là một phần của bộ giao thức TCP/IP để mang thông tin qua mạng 1.2.13. Virtual Private Network (VPN) VPN là mạng riêng rẽ sử dụng mạng dùng chung (Internet) để kết nối các site riêng lẽ hoặc các người dùng từ xa. VPN cho phép thành lập các kết nối riêng với những người dùng ở xa, các văn phòng chi nhánh của các công ty và đối tác của công ty đang sử dụng chung một mạng công cộng Hình 1-12: Mô hình VPN Những lợi ích của VPN đem lại: VPN mang lại lợi ích thực sự và tức thời cho công ty. Có thể dùng VPN để đơn giản hóa việc truy cập đối VPN với các nhân viên lam fviệc và người dùng lưu động, mở rộng Intranet đến từng văn phòng chi nhánh, thậm chí triển khai Extranet đến tận khách hàng và các đối tác chủ chốt và điều quan trọng là những công việc trên đều có chi phí thấp hơn nhiều so với việc mua thiết bị và đường dây cho mạng WAN riêng Giảm chi phí thường xuyên : VPN cho phép tiết kiệm 60% chi phí so với thuê đường truyền và giảm đáng kể tiền cước gọi đến của các nhân viên làm việc ở xa. Giảm được cước phí đường dài khi truy cập VPN cho các nhân viên di động và các nhân viên làm việc ở xa nhờ vào việc họ truy cập vào mạng thông qua các điểm kết nối POP (Point of Presence) ở địa phương, hạn chế gọi đường dài đến các modem tập trung Giảm chi phí đầu tư : Sẽ không tốn chi phí đầu tư cho máy chủ, bộ định tuyến cho mạng đường trục và các bộ chuyển mạch phục vụ cho việc truy cập bởi vì các thiết bị này do các nhà cung cấp dịch vụ quản lý và làm chủ. Công ty cũng không phải mua, thiết lập cấu hình hoặc quản lý các nhóm modem phức tạp. Ngoài ra họ cũng có Truy cập mọi lúc, mọi nơi : Các Client của VPN cũng có thể truy cập tất cả các dịch vụ như www, e-mail, FTP … cũng như các ứng dụng thiết yếu khác mà không cần quan tâm đến những phần phức tạp bên dưới. Khả năng mở rộng : Do VPN sử dụng môi trường và các công nghệ tương tự Internet cho nên với một Internet VPN, các văn phòng, nhóm và các đối tượng di động có thể trở nên một phần của mạng VPN ở bất kỳ nơi nào mà ISP cung cấp một điểm kết nối cục bộ POP. 1.2.14. Mega WAN Dịch vụ MegaWAN là giải pháp kết nối mạng diện rộng (WAN) sử dụng công nghệ chuyển mạch gói mạng riêng ảo MPLS/VPN qua đường truy nhập là cáp đồng công nghệ xDSL (ADSL hoặc HSDSL), được TCty Bưu chính Viễn thông (VNPT) khai trương từ ngày 19-11-2005. Theo VNPT, hiện dịch vụ này đã được cung cấp tại 18 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước và sắp tới sẽ được mở rộng cung cấp trên tất cả 64/64 tỉnh, thành. Nguyên nhân chính là sự phù hợp khi dùng WAN để điều hành sản xuất, kinh doanh, trao đổi dữ liệu, thông tin điện tử, thương mại giao dịch điện tử, thiết lập mạng điện thoại dùng riêng sử dụng VOIP. Hiện có 3 giải pháp chính kết nối WAN: dùng kênh thuê riêng (leased line), frame relay và kết nối bằng mạng riêng ảo MPLS-VPN. Giải pháp kết nối bằng đường kênh thuê riêng có ưu điểm là đường leased line được thuê dành riêng cho kết nối của mạng WAN nên chất lượng mạng tốt, độ bảo mật cao. Tuy nhiên giải pháp này hiện đã lỗi thời, ít được sử dụng trong những thiết kế mới vì có một số hạn chế nhất định. Nếu như dùng Frame Relay (FR) – công nghệ chuyển mạch gói đã lỗi thời - để kết nối mạng WAN, người sử dụng sẽ gặp phải những khó khăn chủ yếu sau: các thiết bị đấu nối FR đắt, khả năng hỗ trợ của nhà sản xuất hạn chế, khả năng nâng cấp về tốc độ và dịch vụ kém, việc vận hành, khai thác mạng phức tạp, chi phí thuê đường truyền không rẻ hơn sử dụng kênh thuê riêng. 1.3. Các công nghệ kết nối dùng cho Wan Hiện nay trên thế giới có nhiều dịch vụ dành cho việc chuyển thông tin từ khu vực này sang khu vực khác nhằm liên kết các mạng LAN của các khu vực khác nhau lại. Để có được những liên kết như vậy người ta thường sử dụng các dịch vụ của các mạng diện rộng. Hiện nay trong khi giao thức truyền thông cơ bản của LAN là Ethernet, Token Ring thì giao thức dùng để tương nối các LAN thông thường dựa trên chuẩn TCP/IP. Ngày nay khi các dạng kết nối có xu hướng ngày càng đa dạng và phân tán cho nên các mạng WAN đang thiên về truyền theo đơn vị tập tin thay vì truyền một lần xử lý. Có nhiều cách phân loại mạng diện rộng, ở đây nếu phân loại theo phương pháp truyền thông tin thì có thể chia thành 3 loại mạng như sau: 1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) 2. Mạng thuê bao (Leased lines Network) 3. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching Network) 1.3.1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) Để thực hiện được việc liên kết giữa hai điểm nút, một đường nối giữa điểm nút này và điêm nút kia được thiết lập trong mạng thể hiện dưới dạng cuộc gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch. Hình 1-13: Mô hình mạng chuyển mạch Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại, các thuê bao khi biết số của nhau có thể gọi cho nhau và có một đường nối vật lý tạm thời được thiết lập giữa hai thuê bao. Với mô hình này mọi đường đều có thể một đường bất kỳ khác, thông qua những đường nối và các thiết bị chuyên dùng người ta có thể liên kết một đường tạm thời từ nơi gửi tới nơi nhận một đường nối vật lý, đường nối trên duy trì trong suốt phiên làm việc và chỉ giải phóng sau khi phiên làm việc kết thúc. Để thực hiện một phiên làm việc cần có các thủ tục đầy đủ cho việc thiết lập liên kết trong đó có việc thông báo cho mạng biết địa chỉ của nút nhận. Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch là chuyển mạch tương tự (analog) và chuyển mạch số (digital) Chuyển mạch tương tự (Analog): Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyển mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm sử dụng một thiết bị có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyền các tín hiệu số từ máy tính sao tín hiệu tuần tự có trể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại. Hình 1-14: Mô hình chuyển mạch tương tự Chuyển mạch số (Digital): Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiên được AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số Acnet với đường truyền 56 kbs. Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòi hỏi sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit - DSU) vào vị trí modem trong chuyển mạch tương tự. Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu số đơn chiều (unipolar) từ máy tính ra thành tín hiệu số hai chiều (bipolar) để truyền trên đường truyền. Hình 1-15: Mô hình chuyển mạch số Mạng chuyển mạch số cho phép người sử dụng nâng cao tốc độ truyền (ở đây do khác biệt giữa kỹ thuật truyền số và kỹ thuật truyền tương tự nên hiệu năng của truyền mạch số cao hơn nhiều so với truyền tương tự cho dù cùng tốc độ), độ an toàn. Vào năm 1991 AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số có tốc độ 384 Kbps. Người ta có thể dùng mạng chuyển mạch số để tạo các liên kết giữa các mạng LAN và làm các đường truyền dự phòng. 1.3.2. Mạng thuê bao (Leased line Network) Với kỹ thuật chuyển mạch giữa các nút của mạng (tương tự hoặc số) có một số lượng lớn đường dây truyền dữ liệu, với mỗi đường dây trong một thời điểm chỉ có nhiều nhất một phiên giao dịch, khi số lượng các trạm sử dụng tăng cao người ta nhận thấy việc sử dụng mạng chuyển mạch trở nên không kinh tế. Để giảm bớt số lượng các đường dây kết nối giữa các nút mạng người ta đưa ra một kỹ thuật gọi là ghép kênh. Hình 1-16: Mô hình ghép kênh Mô hình đó được mô tả như sau: tại một nút người ta tập hợp các tín hiệu trên của nhiều người sử dụng ghép lại để truyền trên một kênh nối duy nhất đến các nút khác, tại nút cuối người ta phân kênh ghép ra thành các kênh riêng biệt và truyền tới các người nhận. Có hai phương thức ghép kênh chính là ghép kênh theo tần số và ghép kênh theo thời gian, hai phương thức này tương ứng với mạng thuê bao tuần tự và mạng thuê bao kỹ thuật số. trong thời gian hiện nay mạng thuê bao kỹ thuật số sử dụng kỹ thuật ghép kênh theo thời gian với đường truyền T đang được sử dụng ngày một rộng rãi và dần dần thay thế mạng thuê bao tuần tự. 1.3.2.1. Phương thức ghép kênh theo tần số Để sử dụng phương thức ghép kênh theo tần số giữa các nút của mạng được liên kết bởi đường truyền băng tần rộng. Băng tần này được chia thành nhiều kênh con được phân biệt bởi tần số khác nhau. Khi truyền dử liệu, mỗi kênh truyền từ người sử dụng đến nút sẽ được chuyển thành một kênh con với tần số xác định và được truyền thông qua bộ ghép kênh đến nút cuối và tại đây nó được tách ra thành kênh riêng biệt để truyền tới người nhận. Theo các chuẩn của CCITT có các phương thức ghép kênh cho phép ghép 12, 60, 300 kênh đơn. Người ta có thể dùng đường thuê bao tuần tự (Analog) nối giữa máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất. Khi máy của người sử dụng gửi dữ liệu thì kênh dữ liệu được ghép với các kênh khác và truyền trên đưòng truyền tới nút đích và được phân ra thành kênh riêng biệt trước khi gửi tới máy của người sử dụng. Đường nối giữa máy trạm của người sử dụng tới nút mạng thuê bao cũng giống như mạng chuyển mạch tuần tự sử dụng đường dây điện thoại với các kỹ thuật chuyển đổi tín hiệu như V22, V22 bis, V32, V32 bis, các kỹ thuật nén V42 bis, MNP class 5. 1.3.2.2.Phương thức ghép kênh theo thời gian: Khác với phương thức ghép kênh theo tần số, phương thức ghép kênh theo thời gian chia một chu kỳ thời gian hoạt động của đường truyền trục thành nhiều khoảng nhỏ và mỗi kênh tuyền dữ liệu được một khoảng. Sau khi ghép kênh lại thành một kênh chung dữ liệu được truyền đi tương tự như phương thức ghép kênh theo tần số. Người ta dùng đường thuê bao là đường truyền kỹ thuật số nối giữa máy của người sử dụng tới nút mạng thuê bao gần nhất. Hiện nay người ta có các đường truyền thuê bao như sau : Đường T1 với tốc độ 1.544 Mbps nó bao gồm 24 kênh vớp tốc độ 64 kbps và 8000 bits điều khiển trong 1 giây.  1.3.3.  Mạng chuyển gói tin (Packet Switching NetWork) Mạng chuyển mạch gói hoạt động theo nguyên tắc sau : Khi một trạm trên mạng cần gửi dữ liệu nó cần phải đóng dữ liệu thành từng gói tin, các gói tin đó được đi trên mạng từ nút này tới nút khác tới khi đến được đích. Do việc sử dụng kỹ thuật trên nên khi một trạm không gửi tin thì mọi tài nguyên của mạng sẽ dành cho các trạm khác, do vậy mạng tiết kiệm được các tài nguyên và có thể sử dụng chúng một cách tốt nhất. Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức: ·     Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc. ·     Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định. Với phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc các gói tin được chuyển đi trên mạng một cách độc lập, mỗi gói tin đều có mang địa chỉ nơi gửi và nơi nhận. Mổi nút trong mạng khi tiếp nhận gói tin sẽ quyết định xenm đường đi của gói tin phụ thuộc vào thuật toán tìm đường tại nút và những thông tin về mạng mà nút đó có. Việc truyền theo phương thức này cho ta sự mềm dẻo nhất định do đường đi với mỗi gói tin trở nên mềm dẻo tuy nhiên điều này yêu cầu một số lượng tính toán rất lớn tại mỗi nút nên hiện nay phần lớn các mạng chuyển sang dùng phương chuyển mạch gói theo đường đi xác định. Hình 1-17: Ví dụ phương thức sơ đồ rời rạc. Trước khi truyền dữ liệu một đưòng đi (hay còn gọi là đường đi ảo) được thiết lập giữa trạm gửi và trạm nhận thông qua các nút của mạng. Đường đi trên mang số hiệu phân biệt với các đường đi khác, sau đó các gói tin được gửi đi theo đường đã thiết lập để tới đích, các gói tin mang số hiệu củ đường ảo để có thể được nhận biết khi qua các nút. Điều này khiến cho việc tính toán đường đi cho phiên liên lạc chỉ cần thực hiện một lần. Hình 1-18: Ví dụ phương thức đường đi xác định Chương 2 KỸ THUẬT MEGA WAN Ngày nay, công nghệ thông tin và viễn thông đang hội tụ sâu sắc và cùng đóng góp rất tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu. Không một doanh nghiệp, tổ chức thành đạt nào lại phủ nhận sự gắn bó giữa hệ thống thông tin và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lộ trình phát triển của họ. Mỗi ngày, họ đầu tư nhiều hơn cho cả giá trị nội dung thông tin và hạ tầng mạng lưới thiết bị, dịch vụ. Hàng loạt các giải pháp mới ra đời mang lại những biến đổi lớn trong cấu trúc hạ tầng mạng riêng của các người dùng doanh nghiệp, tổ chức. Cấu trúc phổ biến hiện nay không còn xuất hiện ở dạng nội bộ LAN mà đã chuyển sang mô hình diện rộng WAN (Wide Area Network).Với WAN, các doanh nghiệp, tổ chức dần mở cánh cửa văn phòng mình vươn rộng khắp cả nước và ra ngoài biên giới, và kết nối thường trực với tất cả chi nhánh, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối đại lý. 2.1. Khái niệm về dịch vụ Mega WAN 2.1.1. Mega WAN là gì Dịch vụ MegaWAN là giải pháp kết nối mạng diện rộng (WAN) sử dụng công nghệ chuyển mạch gói mạng riêng ảo MPLS/VPN qua đường truy nhập là cáp đồng công nghệ xDSL (ADSL hoặc HSDSL), được TCty Bưu chính Viễn thông (VNPT) khai trương từ ngày 19-11-2005. Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp (như các văn phòng, chi nhánh, cộng tác viên từ xa, v.v... ) thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL MegaWAN sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multil Protocol Label Switching), giao thức của mạng thế hệ tiếp theo. Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS. Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện với chi phí thấp. Cho phép vừa truy nhập mạng riêng ảo vừa truy cập Internet (nếu khách hàng có nhu cầu). Dịch vụ kết nối Mạng máy tính là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong nước và quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng) kết hợp với công nghệ MPLS/VPN trên mạng NGN. Thương hiệu dịch vụ là MegaWAN. MegaWAN là một trong các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network) dành cho các Doanh nghiệp. Các mạng máy tính của khách hàng được kết nối qua CPE (Modem / Router ADSL / SHDSL ). MegaWAN cung cấp cho khách hàng hai khả năng kết nối các mạng máy tính với hai tốc độ tối thiểu là 64kb/s : - Sử dụng SHDSL-WAN với tốc độ đối xứng (trên lý thuyết tốc độ lớn nhất có thể là 2.3 Mbps). - Sử dụng ADSL-WAN với tốc độ (trên lý thuyết lớn nhất có thể là 8Mbps/640kbps). - Tốc độ cổng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng đường truyền của đường dây thuê bao xDSL được xác định trong quá trình khảo sát lắp đặt. Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaWAN được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet đồng thời trên đường dây thuê bao số xDSL. Tuy nhiên tốc độ cổng được cài đặt cho truy nhập Internet phụ thuộc vào tốc độ lớn nhất mà đường dây xDSL thực tế có thể cung cấp và tốc độ MegaWAN mà khách hàng đã yêu cầu Lợi ích của dịch vụ - Kết nối đơn giản với chi phí thấp. - Mềm dẻo, linh hoạt: có thể vừa kết nối mạng riêng ảo vừa truy cập Internet (nếu khách hàng có nhu cầu). - Cung cấp cho khách hàng các kênh thuê riêng ảo có độ tin cậy cao. - Dịch vụ mạng riêng ảo rất thích hợp cho các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu kết nối mạng thông tin hiện đại, hoàn hảo, tiết kiệm. 2.1.2. Lịch sử phát triển Công nghệ Next Generation Network (NGN) là sự hội tụ cả 3 mạng: mạng thoại, mạng không dây và mạng số liệu vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho việc phát triển các sản phẩn dịch vụ, tiện ích mới phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Là mạng viễn thông dựa trên nguyên lý chạy đa dịch vụ thông qua một cơ sở hạ tầng chung thống nhất, NGN được phân hoạch thành 3 phân lớp chính: Phân lớp Truyền dẫn và Mạng truy nhập; Phân lớp Mạng chuyển mạch trục (Backbone CORE); Phân lớp Điều khiển và Dịch vụ (service & network control). Ngoài các dịch vụ hiện tại như thoại, mạng NGN cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu như hội nghị truyền hình và các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện khác với yêu cầu băng thông đến hàng chục Mbps cho một người dùng. Đặc điểm chính của mạng NGN là có khả năng cung cấp tất cả các dịch vụ băng rộng theo yêu cầu với các mức dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, mạng NGN tích hợp công nghệ di động băng thông rộng, vì vậy nó cho phép người dùng có thể trao đổi thông tin dịch vụ băng rộng bất chấp họ đang sử dụng máy tính để bàn hay thiết bị hỗ trợ số cá nhân (PDA) để lướt Internet từ taxi. Mạng NGN vật lý bao gồm nhiều đường truyền bằng sợi quang, phát chuyển dữ liệu dạng gói tin mà có thể hỗ trợ cho nhiều dịch vụ đồng thời. Các thành phần của mạng NGN (như switch hay router) có thể hoạt động với nhiều cấu hình mạng khác nhau, với nhiều giao thức khác nhau. Tại Việt Nam việc sử dụng công nghệ NGN – công nghệ chạy chủ yếu trên hạ tầng Internet đang ngày càng trở lên phổ biến. Hiện tại kết nối băng thông rộng ADSL đã trở nên rất phổ biến. Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam như, VNPT, FPT Telecom, Viettel, EVN Telecom... đã xây dựng một hạ tầng trên nền NGN như MegAWAN để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai, phát triển các ứng dụng trực tuyến trên Internet. Một số các ngân hàng Việt Nam như Techcombank, các ngân hàng khác như VPBank, Habubank, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT… cũng đang nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ NGN vào hệ thống mạng hạ tầng cơ sở của mình. Công nghệ NGN đã tạo ra cơ hội giảm thiểu chi phí trong sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh hiện nay. Với việc sử dụng các thiết bị nhỏ thích hợp hơn và tốn ít năng lượng hơn, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm chi phí hàng ngày, đặc biệt là những tiện ích về quản lý chất lượng tốt và rất hiệu quả khi cho kết nối phân tán nhưng lại tập trung vào một mối, NGN/ MPLS đã trở thành sự lựa chọn mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong tiến trình phát triển nền kinh tế số hoá, hội nhập toàn cầu. Đối với ngành Ngân hàng, vấn đề bảo mật vẫn được tính đến như một tiêu chí bắt buộc và quan trọng nhất. 2.1.3. Cấu trúc Hình 2-1: Mô hình mạng MegaWAN (nội tỉnh) Hình 2-2: Mô hình mạng MegaWAN (liên tỉnh) Hình 2-3: Mô hình MegaWAN truy cập mạng riêng ảo đồng thời truy nhập Internet 2.1.4. So sánh Mega WAN với các dịch vụ khác - Công nghệ: Sử dụng đường dây thuê bao số xDSL kết hợp công nghệ VPN/MPLS. - Tốc độ kết nối: Cung cấp các tốc độ linh hoạt mềm dẻo tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. - Khả năng đáp ứng: Tại các tỉnh và thành phố trên cả nước có dịch vụ ADSL, SHDSL do VNPT cung cấp. Giá cước: Giá cước mềm dẻo theo từng loại tốc độ. STT MegaVNN VNN1260 MegaWan Công nghệ MegaVNN là "liên tục/ Always-on" tức kết nối trực tiếp. Công nghệ băng thông rộng. Sử dụng các công nghệ quay số (Dial-up). Sử dụng công nghệ băng thông rộng trên nền tảng ADSL. Tốc độ ADSL có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 2 Mbps. VNN1260 chạy ở tốc độ cơ sở 56 Kbps. Tốc độ Download và Upload bằng nhau. Lên được 2 Mbps. Khả năng đáp ứng Chỉ đáp ứng cho các thuê bao có khoảng cách cáp từ 2,5km trở lại. Với khoảng cách này tín hiệu mới ổn định. Có thể đáp ứng cho các thuê bao ở xa có khoảng cách cáp trên 2,5km. Giống với MegaVNN. Giá cước MegaVNN không tính cước nội hạt. Chỉ tính cước khi gửi nhận dữ liệu. Tính theo dung lượng. Kết nối Internet qua đường 1260 bằng phương thức quay số có tính cước nội hạt và cước kết nối. MegaWan cũng không có cước nội hạt. Phương thức tính cước theo tốc độ kết nối đã đăng ký. Bảng 2-1: So sánh MegaWan với các dịch vụ khác 2.1.5. Ứng dụng Mega WAN Megawan rất cần cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch cần phải kết nối truyền dữ liệu như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng không, Y tế, trường đại học, Công ty chứng khoán... Đây là mạng riêng ảo kết nối mạng riêng nội hạt, liên tỉnh, quốc tế để truyền số liệu, truyền dữ liệu thông tin rất tiện lợi và tin cậy cho doanh nghiệp trong kinh doanh. MegaWan kết nối nhanh chóng và sử dụng được trên đường dây điện thoại có sẵn với chi phí thấp, quý khách có thể vừa kết nối mạng riêng ảo vừa truy cập Internet mà tốc độ truyền dẫn cực nhanh. Ứng dụng cao cấp: Trên MegaWan, có thể sử dụng  nhiều dịch vụ như: mạng nối mạng; thoại IP; hội nghị truyền hình; xem phim theo yêu cầu; chơi game trực tuyến; làm việc từ xa; mua, bán hàng qua mạng; đào tạo qua mạng; chẩn đoán, điều trị bệnh từ xa… Cước lắp đặt Cổng MegaWAN (đồng/lần/cổng) Cổng ADSL 2M/640K Cổng SHDSL 2M/2M - Lắp đặt với đường dây thuê bao mới: 600.000 1.000.000 - Lắp đặt với đường dây thuê bao có sẵn và đủ điều kiện kỹ thuật: 300.000 700.000 Bảng 2-2: Bảng cước lắp đặt Chúng ta có thể chọn các băng thông từ 64 Kbps đến 2 Mbps với mức giá khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng  của mình. 2.1.6. Các ưu, khuyết điểm của Mega WAN MegaWAN nó có được tất cả những lợi ích mà một mạng riêng ảo tin cậy (MRA TC/Trusted VPN) mang lại, trong đó lợi ích nổi bật nhất là: Cho phép kết nối các mạng máy tính của các công ty, doanh nghiệp với nhau thành một mạng riêng ảo trên các khoảng cách địa lý khác nhau. Chi phí thấp. Đây là giải pháp kết nối thông tin mới với chi phí thấp hơn nhiều so với các công nghệ trước đây như Leaseline, FrameRelay. Tính linh hoạt và ổn định cao theo các yêu cầu riêng biệt của khách hàng. MegaWAN còn mang lại cho khách hàng. Khai thác hiệu quả và mềm dẻo. Có khả năng triển khai cung cấp dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện. Tầm với mở rộng, Nội tỉnh, Liên tỉnh, Quốc tế. Khả năng tương thích cao. Dịch vụ đa dạng: ADSL, ADSL2+, SHDSL. Tốc độ đa dạng, nx64K. Cho phép vừa sử dụng MRA vừa truy cập Internet trên cùng một đường dây thuê bao (nếu có nhu cầu). Hoạt động rất ổn định. Ưu nhược điểm VNN1260 MegaVNN MegaWan Truyền dữ liệu Kết nối VNN1260 cho phép chúng ta sử dụng fax, dữ liệu, thoại, dữ liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác. ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu tới Internet. Sử dụng để kết nối mạng riêng ảo (VPN) để truyền số liệu và đồng thời kết vào Internet. Dùng chung VNN1260 ngắt truy nhập tới Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi điện thoại hoặc Fax. MegaVNN cho phép vừa sử dụng Internet trong khi vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời. Tương tự MegaVNN. Tốc độ VNN1260 chạy ở tốc độ cơ sở 56 kbps. MegaVNN có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 2 Mbps. Gấp 40 lần. Tốc độ đường lên và tốc độ đường xuống bằng nhau 2 Mbps. Khoảng cách sử dụng Khoảng cách thuê bao sử dụng Internet xa hơn. Khoảng cách sử dụng Internet của thuê bao có 1 giới hạn nhất định. Giống với MegaVNN. Ứng dụng Hạn chế 1 số dịch vụ gia tăng trên mạng. Có nhiều lợi thế khi phát triển các dịch vụ ứng dụng trên mạng như : Giáo dục và đào tạo từ xa, xem Video theo yêu cầu, trò chơi trực tuyến, nghe nhạc, hội nghị truyền hình... Giống với MegaVNN. Có cung cấp địa chỉ IP tĩnh. Thiết lập mạng riêng ảo trong và ngoài nước theo các IP có trước. Bảng 2-3: Ưu nhược điểm của mega wan 2.2. Các yêu cầu để triển khai Mega WAN có hiệu quả Chủ yếu có 4 yêu cầu chính như sau: Mạng WAN phải mềm dẻo, có khả năng đáp ứng được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai lam.doc
  • docx21 NVL.docx
  • docx184.docx
  • docxdau noi cac khu vuc.docx
  • docxdau noi switch.docx